You are on page 1of 11

Chương 1: Khái quát nội dung quy luật biện chứng giữa tồn

tại xã hội với ý thức xã hội


I. Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1. Tồn tại xã hội:
Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh
hoạt vật chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con người với tự
nhiên và giữa con người với nhau.
Trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ vật chất, kinh tế giữa con
người với nhau là hai quan hệ cơ bản. Những mối quan hệ này xuất hiện trong quá
trình hình thành xã hội loài người và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức xã hội.
Các yếu tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, gồm có:
- Phương thức sản xuất ra của cải vật chất của xã hội đó.
Ví dụ: Phương thức kỹ thuật canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo thành điều
kiện sinh hoạt vật chất truyền thống của người Việt Nam.
- Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, như: các điều kiện khí
hậu, đất đai, sông hồ,... tạo nên đặc điểm riêng có của không gian sinh tồn của
cộng đồng xã hội.
- Các yếu tố dân cư, bao gồm: cách thức tổ chức dân cư, tính chất lưu dân cư, mô
hình tổ chức dân cư,...
Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau tạo
thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó phương thức sản xuất vật
chất là yếu tố cơ bản nhất.
Ví dụ: Trong điều kiện địa lý tự nhiên nhiệt đới, gió mùa, nhiều sông ngòi,... tất yếu
làm hình thành nên phương thức canh tác lúa nước là thích hợp nhất đối với người
Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm qua. Để tiến hành được phương
thức đó, người Việt buộc phải co cụm lại thành tổ chức dân cư làng, xã, có tính ổn
định bền vững,...

2. Ý thức xã hội:
Ý thức xã hội là các phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội. Nó bao gồm những
quan điểm, tư tưởng, học thuyết cùng những tình cảm, phong tục tập quán truyền
thống của các cộng đồng xã hội trong các giai đoạn lịch sử xác định.
Ví dụ: Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, nhân đạo nhân nghĩa; truyền
thống hiếu học được truyền từ đời này sang đời khác. Ngoài ra Việt Nam có hệ thống
tư tưởng lớn và chi phối dân tộc Việt trong nhiều thế kỷ, nhất là phong kiến là tư
tưởng Nho giáo.
2.1. Biểu hiện của ý thức xã hội:

Sinh hoạt tư tưởng mang tính học thuật Sinh hoạt văn hóa của cộng đồng

Các tập tục và nếp sống

2.2. Kết cấu của ý thức xã hội:


a. Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận
- Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người
hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ
thống hóa, khái quát hóa.
- Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa, khái quát hóa
thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù,
quy luật…
- Ý thức xã hội thông thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống
hàng ngày, thường xuyên chi phối cuộc sống đó. Trình độ ý thức thông thường tuy
thấp hơn ý thức lý luận, nhưng tri thức kinh nghiệm phong phú của nó là tiền đề
quan trọng cho sự hình thành các lý thuyết khoa học.
b. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng
 Tâm lý xã hội
- Tâm lý xã hội là khái niệm chỉ toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán…
của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội hình thành dưới ảnh
hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó.
- Đặc điểm:
 Phản ánh một cách trực tiếp điều kiện sống hàng ngày của con người.
 Đây là sự phản ánh có tính tự phát, thường ghi lại những mặt bề ngoài của tồn tại
xã hội.
 Không có khả năng vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ xã
hội của con người.
 Vẫn còn mang tính kinh nghiệm, chưa được thể hiện về mặt lý luận, còn yếu tố trí
tuệ thì đan xen với yếu tố tình cảm.
- Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tâm lý xã hội trong
sự phát triển của ý thức xã hội.
 Hệ tư tưởng
- Hệ tư tưởng là khái niệm chỉ trình độ cao của ý thức xã hội, được hình thành khi
con người nhận thức sâu sắc về những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình.
- Đặc điểm:
 Được hình thành khi con người nhận thức sâu sắc về sự vật, hiện tượng
 Có khả năng đi sâu vào bản chất các mối quan hệ xã hội
 Được hình thành tự giác bởi các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định và
truyền bá trong xã hội
 Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan điểm, tư
tưởng (chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo…), kết quả của sự khái
quát hóa những kinh nghiệm xã hội.
c. Mối quan hệ giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng
Tuy là hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác nhau của ý thức xã hội, nhưng
tâm lý xã hội và hệ tư tưởng có mối liên hệ tác động qua lại với nhau. Chúng có
chung nguồn gốc là tồn tại xã hội, đều phản ánh tồn tại xã hội.
- Tâm lý xã hội có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở cho sự hình thành, truyền
bá, sự tiếp thu của con người đối với một hệ tư tưởng nhất định.
- Trái lại, hệ tư tưởng, lý luận xã hội làm gia tăng yếu tố trí tuệ cho tâm lý xã hội.
Hệ tư tưởng khoa học thúc đẩy tâm lý xã hội phát triển theo chiều hướng đúng
đắn, lành mạnh có lợi cho tiến bộ xã hội
- Tuy nhiên, hệ tư tưởng không ra đời trực tiếp từ tâm lý xã hội, không phải là sự
biểu hiện trực tiếp của tâm lý xã hội.
Ví dụ: Hệ tư tưởng Mác – Lênin không trực tiếp ra đời từ tâm lý xã hội của giai cấp
công nhân lúc đó đang tự phát đấu tranh chống giai cấp tư sản, mà là sự khái quát lý
luận từ tổng số những tri thức của nhân loại, từ những kinh nghiệm của cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân, và kế thừa trực tiếp các học thuyết kinh tế, xã hội và
triết học vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.
→ Như vậy, hệ tư tưởng liên hệ với tâm lý xã hội, chịu sự tác động của tâm lý xã hội,
nhưng nó không phải đơn giản là sự “cô đặc” của tâm lý xã hội.

II. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1. Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội.
- Tồn tại xã hội là cái thứ nhất, ý thức xã hội là cái thứ hai. Tồn tại xã hội nào
thì có ý thức xã hội ấy. Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm và
xu hướng biến đổi, phát triển của ý thức xã hội. Ý thức xã hội phản ánh cái logic
khách quan của tồn tại xã hội.
- Tồn tại xã hội thay đổi là điều kiện quyết định để ý thức xã hội thay đổi. Khi
tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất, thay đổi thì những từ tưởng, quan
điểm về chính trị, pháp luật và triết học sớm hay muộn cũng sẽ có những sự thay
đổi nhất định.
- Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội không giản đơn, trực tiếp mà thường
thông qua các khâu trung gian. Không phải bất kỳ tư tưởng, quan niệm, lý luận,
hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh
tế của thời đại, mà chỉ khi xét cho đến cùng mới thấy rõ những mối quan hệ kinh
tế được phản ánh, bằng cách này hay cách khác, trong các tư tưởng ấy. Như vậy,
sự phản ánh tồn tại xã hội của ý thức xã hội phải được xem xét một cách biện
chứng.
Ví dụ:
Xưa Nay

Xưa Nay

2. Tính độc lập tương đối ý thức xã hội.


2.1. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội.
Lịch sử xã hội loài người cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi rất lâu rồi, song ý
thức xã hội do xã hội đó sản sinh ra vẫn tiếp tục tồn tại. Điều này biểu hiện rõ nhất ở
các khía cạnh khác nhau của tâm lý xã hội như truyền thống, thói quen và nhất là tập
quán. Chính vì vậy, V.I.Lênin đã khẳng định, “sức mạnh của tập quán ở hàng triệu và
hàng chục triệu người là một sức mạnh ghê gớm nhất”.
→ Nguyên nhân của điều này chúng ta có thể kể đến là:
- Thứ nhất, do tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn của con
người nên tồn tại xã hội diễn ra với tốc độ nhanh hơn khả năng phản ánh của ý
thức xã hội.
- Thứ hai, do sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống và do cả tính bảo thủ
của hình thái ý thức xã hội. Hơn nữa, những điều kiện tồn tại xã hội mới cũng
chưa đủ để làm cho những thói quen, tập quán và truyền thống cũ hoàn toàn mất
đi.
- Thứ ba, ý thức xã hội gắn liền với lợi ích của những tập đoàn người, của các giai
cấp nào đó trong xã hội. Các tập đoàn hay giai cấp lạc hậu thường níu kéo, bám
chặt vào những tư tưởng lạc hậu để bảo vệ và duy trì quyền lợi ích kỉ của họ,
chống lại các lực lượng tiến bộ trong xã hội.
→ Vì vậy, muốn xây dựng xã hội mới thì nhất định phải từng bước xóa bỏ được
những tàn dư, những tư tưởng và ý thức xã hội cũ song song với việc bồi đắp, xây
dựng và phát triển ý thức xã hội mới. Tuy nhiên, khi thực hiện những nhiệm vụ này
thì không được nóng vội, không được dùng các biện pháp hành chính như đã từng xảy
ra ở các nước XHCN và cả ở nước ta nhiều năm trước đây.
2.2. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
- Triết học Mác thừa nhận rằng, ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội
nhưng cũng có thể vượt trước tồn tại xã hội. Thực tế là nhiều tư tưởng khoa học và
triết học trong những điều kiện nhất định có thể vượt trước tồn tại xã hội của thời
đại rất xa, hướng hoạt động thực tiễn của con người vào mục đích nhất định. Sở dĩ
ý thức xã hội có khả năng đó là do nó phản ảnh đúng được những mối liên hệ
logic, khách quan, tất yếu, bản chất của tồn tại xã hội. Lịch sử đã cho thấy nhiều
dự báo của các nhà tư tưởng lớn phải sau một thời gian, có thể ngắn hoặc rất dài,
mới được thực tiễn xác nhận. Nhiều dự báo của C.Mác đang trở thành sự thật
trong thời đại chúng ta đã hoàn toàn khẳng định điều đỏ.
- Chẳng hạn, dự báo tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đang được thực
tiễn của của cuộc cách mạng chuyển đổi công nghệ số, thời đại trí tuệ nhân tạo hay
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, thời đại tế tri thức xác nhận.
- Hay như Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng là một ví dụ điển hình khác. Chủ nghĩa
Mác-Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp cách mạng nhất của thời đại – giai cấp công
nhân, tuy ra đời vào thế kỷ XIX trong lòng chủ nghĩa tư bản nhưng đã chỉ ra được
những quy luật vận động tất yếu của xã hội loài người nói chung, của xã hội tư bản
nói riêng, qua đó chỉ ra rằng xã hội tư bản nhất định sẽ bị thay thế bằng xã hội
cộng sản.
2.3. Ý thức xã hội có tính kế thừa.
- Tiến trình phát triển đời sống tinh thần của xã hội loài người cho thấy rằng, các
quan điểm lý luận, các tư tưởng lớn của thời đại sau bao giờ cũng dựa vào những
tiền đề đã có từ các giai đoạn lịch sử trước đó. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen cũng
đã thừa nhận rằng, ngay cả chủ nghĩa cộng sản phát triển cũng trực tiếp bắt nguồn
từ chủ nghĩa duy vật Pháp… Và, “nếu trước đó không có triết học Đức, đặc biệt là
triết học Hêghen, thì sẽ không bao giờ có chủ nghĩa xã hội khoa học Đức, chủ
nghĩa xã hội duy nhất khoa học tồn tại từ trước đến nay.” Vì vậy, hoàn toàn hợp
quy luật rằng, chủ nghĩa Mác không chỉ đã tiếp thu tất cả những gì là tinh hoa
trong lịch sử văn minh nhân loại mà cònkế thừa trực tiếp từ nền triết học cổ điển
Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
- Trong sự phát triển của mình ý thức xã hội có tính kế thừa nên không thể giải thích
một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào trình độ, hiện trạng phát triển kinh tế và các
quan hệ kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, trình độ phát triển kinh tế của nước Pháp vào
thế kỷ XVIII kém xa nước Anh nhưng tư tưởng lý luận thì nước Pháp tiên tiến hơn
nước Anh nhiều. Tương tự như vậy, kinh tế nước Đức đầu thế kỷ XIX kém xa
nước Anh và nước Pháp nhưng nền triết học của nước Đức thì vượt xa hai nước
kia. Điều đó chứng tỏ rằng, sự phát triển của ý thức xã hội không phải bao giờ
cũng song hành với sự phát triển kinh tế và các quan hệ kinh tế.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong các xã hội có giai cấp thì các giai cấp khác nhau
sẽ kế thừa những di sản khác nhau của những giai đoạn trước. Giai cấp tiến bộ
đang lên sẽ chọn kế thừa những tư tưởng tiến bộ của thời đại trước, trái lại, giai
cấp lỗi thời, đi xuống bao giờ cũng chọn tiếp thu những tư tưởng và lý thuyết bảo
thủ, phản tiến bộ để cố gắng tìm cách duy trì sự thống trị của mình.
Ví dụ: Khi làm cách mạng tư sản chống phong kiến, các nhà tư tưởng tiên tiến của
giai cấp tư sản đã khôi phục những tư tưởng duy vật và nhân bản của thời cổ đại.
- Quan điểm của triết học Mác – Lênin về tính kế thừa của ý thức xã hội có ý nghĩa
to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tinh thần của xã hội xã hội chủ
nghĩa. V.I. Lênin nhấn mạnh rằng, văn hoá xã hội chủ nghĩa cần phải phát huy
những thành tựu và truyền thống tốt đẹp nhất của nền văn hoá nhân loại từ cổ chí
kim trên cơ sở thế giới quan mác-xít.
2.4. Sự tương tác nội tại của các hình thái ý thức xã hội
a. Ý thức chính trị
- Hình thái ý thức chính trị là hình thái ý thức chỉ xuất hiện và tồn tại trong các xã
hội có giai cấp và nhà nước. Nó phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội
giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia, cũng như thái độ của các giai cấp
đối với quyền lực nhà nước.
- Hệ tư tưởng chính trị của một giai cấp nhất định phản ánh trực tiếp tập trung lợi
ích giai cấp của giai cấp ấy.
Hệ tư tưởng chính trị gắn với các tổ chức chính trị.
b. Ý thức pháp quyền
- Ý thức pháp quyền là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản
chất và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã
hội và công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong
xã hội, cùng với nhận thức và tình cảm của con người trong việc thực thi luật pháp
của Nhà nước.
- Cũng như ý thức chính trị, ý thức pháp quyền ra đời cùng với nhà nước. Giữa hai
hình thái này có sự gần nhau về cả nội dung và hình thức.
c. Ý thức đạo đức
- Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái xúc cảm tâm
lý chung của các cộng đồng người về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm,
hạnh phúc, công bằng… và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử
giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội.
Trong tiến trình phát triển của xã hội đã hình thành những giá trị đạo đức mang
tính toàn nhân loại, tồn tại trong mọi xã hội và ở các hệ thống đạo đức khác nhau.
d. Ý thức khoa học
- Ý thức khoa học vừa là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một hiện tượng xã hội
đặc biệt.
- Là hệ thống tri thức phản ánh chân thực dưới dạng lôgic trừu tượng về thế giới đã
được kiểm nghiệm qua thực tiễn.
Hình thức biểu hiện chủ yếu của tri thức khoa học là phạm trù, định luật, quy luật.
- Tri thức khoa học thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác, hình thành các
khoa học tương ứng với từng hình thái ý thức đó.
Ví dụ: Ý thức chính trị và chính trị học, ý thức đạo đức và đạo đức học, ý thức nghệ
thuật và nghệ thuật học, ý thức tôn giáo và tôn giáo học.
e. Ý thức nghệ thuật
- Ý thức nghệ thuật là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con người trong quan hệ
với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo Cái Đẹp. Trong các hình thức hoạt động
thưởng thức và sáng tạo Cái Đẹp thì nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao nhất của
ý thức thẩm mỹ.
Nghệ thuật chân chính gắn bó với đời sống hiện thực của nhân dân; là nhân tố
thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ xã hội thông qua việc đáp ứng những nhu cầu thẩm mỹ
của con người.
f. Ý thức tôn giáo
- Nói về bản chất của tôn giáo, Ph. Ăng-ghen viết: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua
chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người, của những lực lượng ở
bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những
lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.
Ý thức tôn giáo với tính cách là hình thái ý thức xã hội bao gồm tâm lý tôn giáo và
hệ tư tưởng tôn giáo.
- Ý thức tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thực hiện chức năng chủ yếu của
mình là chức năng đền bù – hư ảo trong một xã hội cần đến sự đền bù – hư ảo.
Chức năng đó làm cho tôn giáo có một đời sống lâu dài, một vị trí đặc biệt trong xã
hội.

2.5. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội ảnh hưởng tới
tồn tại xã hội.
Thông thường, trong mỗi thời đại, tuỳ theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có những
hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu tác động và chi phối các hình thái ý
thức xã hội khác. Điều này nói lên rằng, các hình thái ý thức xã hội không chỉ chịu sự
tác động quyết định của tồn tại xã hội, mà còn chịu sự tác động lẫn nhau. Mối liên hệ
và tác động lẫn nhau đó giữa các hình thái ý thức xã hội làm cho mỗi hình thái ý thức
xã hội có những tính chất và những mặt không thể giải thích trực tiếp được bằng các
quan hệ vật chất.
Ví dụ: Ở Hy Lạp cổ đại, triết học và nghệ thuật đóng vai trò đặc biệt to lớn; còn ở
Tây Âu trung cổ thì tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt tinh thần xã hội như
triết học, đạo đức, nghệ thuật, chính trị, pháp quyền. Bên cạnh đó, trong sự tác động
lẫn nhau giữa các hình thái ý thức, ý thức chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng. Ý
thức chính trị của giai cấp cách mạng định hướng cho sự phát triển theo chiều hướng
tiến bộ của các hình thái ý thức khác. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, những
hoạt động tư tưởng như triết học, văn học nghệ thuật… mà tách rời đường lối chính trị
đúng đắn của Đảng sẽ không tránh khỏi rơi vào những quan điểm sai lầm, không thể
đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
2.6. Ý thức xã hội tác động ngược trở lại tồn tại xã hội
Sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội của các hình thái ý thức xã hội mạnh hay yếu
còn phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể; vào các quan hệ kinh tế vốn là cơ
sở hình thành các hình thái ý thức xã hội; vào trình độ phản ánh và sự xâm nhập của ý
thức xã hội vào quần chúng cả chiều sâu, chiều rộng; và đặc biệt là vào vai trò lịch sử
của giai cấp đại diện cho ngọn cờ tư tưởng đó. Do đó, cần phân biệt ý thức xã hội tiến
bộ với ý thức xã hội lạc hậu, cản trở sự tiến bộ xã hội. Ta có thể kết luận, ý thức xã
hội, với tính cách là thể thống nhất độc lập, tích cực tác động ngược trở lại lên tồn tại
xã hội nói riêng và lên đời sống xã hội nói chung.
→ Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý
thức xã hội chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển của ý thức xã hội và của
đời sống tinh thần xã hội nói chung. Nó bác bỏ mọi quan điểm siêu hình, máy móc,
tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

YTXH có khả năng tác động trở lại TTXH

** Ý nghĩa phương pháp luận:


- Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời
sống xã hội. → Vì vậy công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải được
tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
- Cần quán triệt rằng, thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý
thức xã hội.
Mặt khác, cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất
yếu dẫn đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược lại,
những tác động của đời sống tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định cũng có
thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội.
Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời sống tinh thần của xã hội xã hội
chủ nghĩa trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật chất tiểu nông truyền
thống và xác lập, phát triển được một phương thức sản xuất mới trên cơ sở thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tài liệu tham khảo
https://prezi.com/p/t9sjieoxoidi/quan-he-bien-chung-giua-ttxh-va-ytxh/?
fbclid=IwAR00G1dTX1MyvcbyId99VO9Bg0nh9ShnG0DnXLAqNV8yaMk7tD4Em
2lswSY
https://toploigiai.vn/cac-hinh-thai-y-thuc-xa-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-
vat-lich-su
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-dai-hoc-quoc-gia-ha-
noi/triet-hoc-mac-lenin/ton-tai-xa-hoi-va-y-thuc-xa-hoi/23278809

You might also like