You are on page 1of 2

III.

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
1.Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
-Tồn tại xã hội nào thì có ý thức xã hội ấy. Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc
điểm và xu hướng biến đổi, phát triển của ý thức xã hội.

+ Tồn tại xã hội là cơ sở hình thành, phát triển ý thức xã hội; Ý thức xã hội (đstt) ra đời,
tồn tại dựa trên cơ sở của tồn tại xã hội (đsvc) và phản ánh cái logic khách quan của tồn tại xã hội

+ Khi tồn tại xã hội ( nhất là phương thức sản xuất vật chất) biến đổi thì sớm hay muộn, tất
yếu cũng sẽ dẫn đến sự biến đổi của ý thức xã hội.

Ví dụ: Tâm lý ưa chuộng con trai, trọng nam khinh nữ thuộc về ý thức tinh thần của người
phương đông nhưng nó lại bắt nguồn từ chính tồn tại xã hội vì phương thức sản xuất truyền thống
của người Việt Nam cũng như các nước phương đông là sản xuất nông nghiệp gắn với nền văn
minh lúa nước( nhỏ lẻ, lạc hậu), trong sản xuất nông nghiệp con trai có sức khỏe dẻo dai bền bỉ
hơn làm được những công việc nặng nhọc nên tâm lý của ông bố, bà mẹ thời xưa luôn ưu ái con
trai hơn con gái.( Bên cạnh đó còn có 1 phần nhỏ là về tư tưởng nho giáo, các mối quan hệ họ
tộc).

+Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội không giản đơn, trực tiếp mà thường thông qua các
khâu trung gian. Sự phản ánh tồn tại xã hội của ý thức xã hội phải được xem xét một cách biện
chứng, không nên máy móc, siêu hình.

2. Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội.
+ Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội.
Ví dụ: Chế độ phong kiến đã không còn nhưng tư tưởng phong kiến thì vẫn chưa mất đi ta thấy
điều này qua việc nhiều phong tục, tập quán lạc hậu ở Việt Nam như: bắt vợ cướp vợ ở Sapa, hủ
tục ma chay,…( tảo hôn, hôn nhân cận huyết,...)
=>Nguyên nhân:
. Sự biến đổi nhanh chóng của tồn tại xã hội mà ý thức không thể phản ánh kịp
. Do sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống và do cả tính bảo thủ của
hình thái ý thức xã hội.
. Ý thức xã hội gắn liền với lợi ích của những tập đoàn người, của các giai cấp
nhất định trong xã hội.
=>Ý nghĩa: Vì vậy, muốn xây dựng xã hội mới thì nhất định phải từng bước xóa bỏ được
những tàn dư, những tư tưởng và ý thức xã hội cũ song song với kế thừa, giữ gìn, phát huy tư
tưởng, văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
+ Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
> Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng khoa học có thể vượt trước, dự báo sự phát
triển của tồn tại xã hội=> định hướng, chỉ đạo hoạt động của con người => thành công và ngược
lại.
Ví dụ: Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng là một ví dụ điển hình. Chủ nghĩa mác ra đời vào những
năm 40 của thế kỷ XIX bản thân Các mác Ăngghen đưa ra dự báo cuộc chiến tranh chủ nghĩa xã
hội và cách mạng vô sản tất yếu sẽ nổ ra, chủ nghĩa xã hội tất yếu sẽ giành thắng lợi, đến năm
1917 lời tiên đoán này đã trở thành hiện thực đó chính là cuộc Cách Mạng tháng 10 Nga năm
1917.
+Ý thức xã hội có tính kế thừa.
>Theo thời gian lịch sử, những quan điểm lí luận của mỗi thời đại được tạo ra dựa trên cơ
sở kế thừa những tài liệu lí luận của thời đại trước=> Nếu chỉ dựa vào những quan hệ
kinh tế hiện có thì sẽ không giải thích được 1 tư tưởng nào đó => Cần chú ý đến tư tưởng
lí luận trước đó nó đã kế thừa.
>Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ytxh cũng mang tính giai cấp.
>Giai cấp tiến bộ đang lên sẽ chọn kế thừa những tư tưởng tiến bộ của thời đại trước, trái
lại, giai cấp lỗi thời bao giờ cũng chọn tiếp thu những tư tưởng và lý thuyết bảo thủ, phản
tiến bộ để cố gắng tìm cách duy trì sự thống trị của mình.
Ví dụ :Trong quá trình phát triển của nước Việt Nam, ta đã đi thẳng từ thời kì phong kiến lên
xã hội chủ nghĩa là do Đảng ta cảm thấy 1 xã hội bình đẳng, tự do phù hợp với nhân dân Việt Nam
nên ta đã kế thừa những tiến bộ của mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô một bước nhảy vọt lên
thời kì xã hội chủ nghĩa.
+ Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội tác động tới tồn tại xã hội.
> Ở các thời đại lịch sử khác nhau, trong hoàn cảnh khác nhau, vai trò của các hình thái ý
thức xã hội không giống nhau nhưng chúng vẫn có sự tác động qua lại lẫn nhau.
Ví dụ: Ở Việt Nam thời Lý-Trần, Phật giáo có vị trí vô cùng quan trọng, chi phối các khía
cạnh của đời sống xã hội như các công trình kiến trúc( chùa 1 cột, tháp báo thiên), điêu khắc
( tượng Phật), nghệ thuật, văn học,...
+ Ý thức xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội.
> Tư tưởng, chính sách tiến bộ, phản ánh đúng hiện thực khách quan thúc đẩy xã hội phát triển
và ngược lại.
=> Cho thấy được tầm quan trọng của ý thức xã hội trong quá trình hình thành nền văn hóa
mới, con người mới.
Ví dụ : Chính sách khoán 10 trong nông nghiệp trước đây là “cú hích” mạnh mẽ cho sản xuất
nông nghiệp, hộ gia đình được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, nông dân được trao quyền sử
dụng đất và mức khoán lâu dài. Điều này đã thổi luồng gió mới làm cho năng suất lao động, hiệu
quả sản xuất nông nghiệp không ngừng gia tăng.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Nhận thức:
. Căn cứ vào tồn tại xã hội làm nảy sinh ra ý thức xã hội.
. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội.
+ Thực tiễn: Việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần phải:
.Tiến hành đồng thời 2 mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội (tồn tại xã hội là cơ bản nhất)
.Các lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần xã hội cũng tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến tồn
tại xã hội.

You might also like