You are on page 1of 7

CHỦ NGHĨA DUY

CHƯƠNG 3 : VẬT LỊCH SỬ

IV. Ý THỨC XÃ HỘI

 Tồn tại xã hội

Tồn tại xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ toàn bộ những sinh hoạt vật
chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội trong những giai đoạn lịch sử
nhất định

- Yếu tố cơ bản của TTXH


+ Điều kiện địa lý tự nhiên (vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, diện tích rừng,….)
 Tạo nên lối sống, văn hóa, phong tục tập quán
VD: miền núi có lối sống, phong tục khác vùng đồng bằng
+ Dân số và mật độ dân số (số lượng, trình độ, mật độ phân bố dân cư,…)
VD: mật độ dân cư đông, thưa thớt ảnh hưởng tới đời sống. VN có số
dân gần 100tr, mật độ phân bố dân cư đông, dân cư đang tiếp tục gia tăng =>
kế hoạch hóa gia đình. Hiện nay VN đang ở dân số vàng => động lực để
phát triển kinh tế.
+ Phương thức sản xuất vật chất (LLSX + QHSX)
VD: lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay khá đa dạng, không đồng đều,
tức nhiều trình độ => cần thiết phát triển kinh tế nhiều thành phần
 Vai trò quan trọng nhất là phương thức sản xuất vật chất
VD: Nhật Bản: điều kiện tự nhiên khó khăn hơn, dân số già => phương
thức sản xuất vật chất hiện đại => tác động đến các yếu tố khác và có sự
tăng trưởng, phát triển tốt
 Ý thức xã hội

Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ các mặt, các bộ phận khác nhau
của lĩnh vực tinh thần xã hội như quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng,
truyền thống… của cộng đồng xã hội, mà những bộ phận này nảy sinh từ tồn tại
xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong 1 giai đoạn phát triển nhất định

- Kết cấu của ý thức xã hội


 Tâm lý xã hội
VD: Tâm lý xã hội của người VN: thích nhiều con, “thêm con
thêm lộc”; tâm lý gắn kết gia đình, họ tộc, đạo hiếu
 Hệ tư tưởng xã hội
VD: Trong xã hội VN từ nhà Hậu Lê tới hết thời phong kiến, hệ
tư tưởng chi phối đời sống tinh thần xã hội là hệ tư tưởng Nho
giáo. Ngoài Nho giáo, có hệ tư tưởng Phật giáo. Hiện nay là hệ
tư tưởng của giai cấp công nhân giữ vai trò chủ đạo trong đời
sống tinh thần của xã hội
NOTE: Cách phân chia khác:
+ Dựa vào nội dung của ý thức xã hội
 Ý thức chính trị
 Ý thức pháp quyền
 Ý thức đạo đức
 Ý thức thẩm mỹ
 Ý thức tôn giáo
 Ý thức khoa học
 Ý thức triết học
+ Ý thức thông thường – ý thức lý luận
- Tính giai cấp của ý thức xã hội: biểu hiện ở cả tâm lý và hệ tư tưởng xã hội
 Mối quan hệ biện chứng giữa YTXH và TTXH

Quyết định
TTXH
TTXH YTXH
Tác động trở lại

<Vai trò quyết định của đời sống vật chất với đời sống tinh thần>
 Bắt nguồn từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo quan
điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

- Vai trò quyết định của TTXH:


 Cơ sở xuất phát: đời sống tinh thần của xã hội được hình thành và
phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất nên không thể tìm nguồn
gốc trong bản thân đời sống tinh thần
 Lấy đời sống hiện thực giải thích cho đời sống tinh thần
 Vai trò của TTXH
 TTXH như thế nào thì YTXH như thế đó
 Khi TTXH (đặc biệt là phương thức sản xuất vật chất) thay
đổi thì YTXH cũng biến đổi theo
VD: Phương thức sản xuất của xã hội truyền thống VN là phương thức
sản xuất nông nghiệp với nền văn minh lúa nước => phương thức sản
xuất nhỏ lẻ lạc hậu. Trong sản xuất nông nghiệp, cần sức lao động thì vai
trò của người đàn ông lớn hơn, ưu thế hơn => trong tâm lý người phương
Đông này sinh tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, tư tưởng thích nhiều con
 Khi đó TTXH (phương thức sản xuất vật chất) đã quyết định YTXH (tư
tưởng “trọng nam khinh nữ”), muốn giải thích YTXH phải tìm căn
nguyên từ TTXH
NOTE: Vẫn có sự tác động của ý thức tinh thần, tư tưởng Nho giáo, Phật
giáo, của các quan hệ họ tộc. Nhưng trước hết tư tưởng này bắt nguồn từ
TTXH
VD: sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên buộc con
người phải cần mẫn chăm chỉ, thức khuya dậy sớm; người Việt có truyền
thống yêu nước đoàn kết bắt nguồn từ TTXH ….
- Tính độc lập tương đối của TTXH:
 Thường lạc hậu
 Nguyên nhân:
+ TTXH thường biến đổi nhanh
+ Do tính bảo thủ của một số hình thái YTXH
+ YTXH mang tính giai cấp
 Ý nghĩa
+ Thường xuyên đấu tranh xóa bỏ tàn tư xã hội cũ
+ Kế thừa, giữ gìn, phát huy tư tưởng văn hóa tốt đẹp của dân
tộc
VD: Tư tưởng cá nhân, cục bộ truyền thống vẫn còn tồn tại trong
xã hội hiện nay, khi TTXH đã phát triển và nó vẫn tác động tới
đời sống tinh thần của xã hội => YTXH thường lạc hậu hơn
VD: Hiện nay vẫn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu, cản
trở sự tiến bộ của xã hội, hệ tư tưởng xã hội lạc hậu vẫn tồn tại:
tư tưởng Ngụy quân, ngụy quyền đến nay vẫn còn và vẫn có
người tung hô nó; hệ tư tưởng Nho giáo, hạn chế của Nho giáo
đến nay vẫn còn
VD: một số phần tử phản động ngụy quân, ngụy quyền không
chịu theo chế độ mới, ví dụ Hoàng Cơ Minh trước đây, tìm cách
liên hệ, móc nối từ bên ngoài xâm nhập vào lãnh thổ VN để lật
đổ chính quyền cách mạng (sau đó bị tiêu diệt); sự kiện Tây
Nguyên 2001 và sau đó nổ ra 2004...; giai cấp tư sản đang lên
(trong xã hội phong kiến suy tàn) sử dụng YTXH đó là chủ
nghĩa duy vật để chống duy tâm, tôn giáo nhưng khi xác lập địa
vị thống trị thì lại sử dụng duy tâm, tôn giáo để phục vụ địa vị
thống trị của chúng...
 Có thể vượt trước
 Biểu hiện:
+ Tư tưởng khoa học có thể vượt trước, dự báo sự phát triển của
TTXH (xuất phát từ TTXH)
+ Có những tư tưởng vượt trước là phản khoa học (xuất phát từ
ý muốn chủ quan)
VD: Tư tưởng của chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của
TK 19: trên cơ sở phân tích TTXH, Mác và Ăng ghen đưa ra dự
báo: chủ nghĩa xã hội, cách mạng vô sản tất yếu sẽ nổ ra và chủ
nghĩa xã hội tất yếu sẽ giành được thắng lợi. Đến 1917, lời dự
báo của Mác (dựa trên cơ sở phân tích mâu thuẫn trong lòng
CNTB) đã trở thành hiện thực.
VD: Tư tưởng của Mác đưa ra về sự phát triển của KHKT: Đến
một ngày nào đó, KH sẽ trở thành LLSX trực tiếp. Trên cơ sở
nghiên cứu về sự tác động của CM KHKT thời đó tới nền sản
xuất TBCN, ông đưa ra dự báo. Hiện nay, dự báo đó trở thành
sự thực (KH thẩm thấu vào mọi yếu tố của LLSX: quyết định
năng suất, chất lượng, hiệu quả,…)
VD: Ở VN, bí thư Kim Ngọc – chủ trương “Khoán trong nông
nghiệp” (cuối thập kỷ 60 – TK20) sau này trở thành một chính
sách của Đảng và NN ta – chính sách “Khoán 10”. Tư tưởng này
phù hợp với điều kiện thực tế của VN bởi chúng ta là 1 nước
nông nghiệp, trên cơ sở phân tích trình độ của người nông dân,
công cụ lao động => nếu gò ép hợp tác xã với ý thức tổ chức kỷ
luật như vậy, với chủ nghĩa cá nhân và tư hữu nhỏ như vậy sẽ
không thể phát huy được. Thực tế, nông nghiệp VN bứt phá do
nhiều cơ chế chính sách, nhưng đặc biệt là “Khoán 10”
VD: Tư tưởng vượt trước là phản khoa học: chủ trương phát
triển CN nặng thời kỳ trước đổi mới. Chủ trương đó muốn có
ngay CNXH, đưa QHSX lên quá cao => không phù hợp với thực
tiễn VN
 Ý nghĩa: Tư tưởng khoa học vượt trước có vai trò định hướng,
chỉ đạo hoạt động của con người => thành công và ngược lại

 Có tính kế thừa
 Biểu hiện:
+ Ý thức xã hội mới trước hết phản ánh tồn tại xã hội đương thời
+ YTXH mới tiếp thu cả YTXH cũ
 Ý nghĩa: Khi nghiên cứu các hình thái YTXH phải nghiên cứu
bối cảnh xuất hiện hình thái YTXH đó và cả những tư tưởng,
hình thái YTXH đã có từ trước
VD: Kế thừa cả cái tích cực và tiêu cực hạn chế => vận dụng:
điều chỉnh các mối quan hệ xã hội (giữa những người khác thế
hệ); tránh những xung đột

 Tác động qua lại giữa các hình thái YTXH trong quá trình phát triển
 Biểu hiện
+ Các hình thái YTXH đều có nguồn gốc từ TTXH
+ Mỗi hình thái YTXH khác nhau về hình thức phản ánh,
phương diện phản ánh nên không thể thay thế nhau
MR: Ở 1 thời đại, sẽ có 1 hình thái YTXH nổi lên, chi phối các
hình thái YTXH khác. Và nó cũng sẽ tác động mạnh mẽ trở lại
với TTXH
 Ý nghĩa: Khi phân tích 1 hình thái YTXH không chỉ chú ý tới
điều kiện kinh tế - xã hội đã sinh ra nó, những yếu tố mà nó đã
kế thừa, mà còn phải chú ý tới sự tác động của nó tới hình thái
YTXH khác
 Liên hệ:
+ Thời kỳ Lý – Trần: tác động của Phật giáo, Nho giáo, văn hóa
truyền thống => Phật giáo chi phối đời sống tinh thần của xã hội
+ Thời nhà Lê: Phật giáo vẫn tồn tại, tác động nhưng từ nhà Hậu
Lê trở đi, Nho giáo lại chi phối đời sống tinh thần của xã hội, lại
là hệ tư tưởng chính thống
+ Ngày nay, đời sống tinh thần của xã hội VN bị tác động bởi
nhiều yếu tố, tư tưởng, quan niệm, nhưng cái đang chi phối hiện
nay là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân – chính là tư tưởng Hồ
Chí Minh, chủ nghĩa Mác – Lenin. Đảng đã xác định: tư tưởng
Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác – Lenin là tư tưởng chủ đạo chi
phối đời sống tinh thần của xã hội. Bởi nhờ có hệ tư tưởng này,
chúng ta mới giải phóng được dân tộc, mới có đất nước như
ngày nay => Đảng ta lấy đó làm hệ tư tưởng, làm kim chỉ nam
cho mọi hành động
 MR: Thời kỳ cổ đại ở Hy Lạp, có sự tác động lẫn nhau của các hình thái
YTXH nhưng thời kỳ đó triết học và nghệ thuật lại phát triển và chi phối
các hình thái YTXH khác. Thời kỳ trung cổ ở Tây Âu, triết học không
chi phối mà cái chi phối đời sống tinh thần lúc bấy giờ là tôn giáo, giáo
hội, nhà thờ. Nền triết học lúc bấy giờ cũng không còn là nền triết học tự
nhiên thời cổ đại, mà trở thành triết học kinh viện.

 Tác động trở lại của TTXH


 Biểu hiện: Tư tưởng, chính sách tiến bộ, cách mạng, phản ánh đúng hiện
thực khách quan thúc đẩy xã hội phát triển và ngược lại
VD: Nhờ phát huy được truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết mà
vượt qua được khó khăn, trong đó có đại dịch (làm từ thiện, hy sinh vì
cộng đồng…) => tích cực
VD: Chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ: công ti Việt Á vơ vét từ tiền kit xét
nghiệm nâng giá => thiệt hại NN, người dân => ảnh hưởng đến y tế, đến
sự phát triển kinh tế xã hội => tiêu cực
 Ý nghĩa:
+ Phát huy vai trò của tư tưởng tiến bộ, CM, khoa học,..
+ Đẩy mạnh CMXH lĩnh vực tư tưởng, văn hóa,…
+ Thấy tầm quan trọng của YTXH trong quá trình hình thành nền văn
hóa mới và con người mới
 Liên hệ: chính sách Khoán trong NN, chính sách hạn điền hiện nay một
phần nào đó đang hạn chế nền nông nghiệp chuyển sang sản xuất lớn

 Ý nghĩa phương pháp luận


- Để nhận thức đúng đắn các hiện tượng thuộc đời sống tinh thần
 Căn cứ vào TTXH làm nảy sinh ra YTXH
 Tính độc lập tương đối của YTXH so với TTXH
- Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần phải:
 Tiến hành đồng thời trên cả 2 mặt TTXH và YTXH (thay đổi
TTXH là cơ bản nhất)
VD: Muốn xóa bỏ tư tưởng xã hội cũ, lạc hậu; trước tiên cần
thay đổi TTXH, trong đó quan trọng nhất là thay đổi phương
thức sản xuất vật chất. Muốn xóa bỏ tư tưởng tùy tiện tự do, vô
tổ chức, vô kỷ luật; cần xác lập 1 phương thức sản xuất tiến bộ,
LLSX hiện đại, QHSX tiến bộ phù hợp => tư tưởng, tác
phong, thói quen, lối sống cũ sẽ dần bị xóa bỏ. Tính tùy tiện tự
do sẽ mất đi (phương thức sản xuất hiện đại hơn => những
người làm việc không đúng giờ giấc sẽ bị trừ lương, đuổi
việc,…)
MR: Cùng với thay đổi TTXH cũng cần thay đổi cả YTXH:
tuyên truyền giáo dục (nâng cao trình độ dân trí), vận động, xử
phạt,….
 Các lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần của xã hội (với những điều
kiện xác định) => cũng tạo nên sự biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong
TTXH

You might also like