You are on page 1of 3

Nước ta hiện nay đang trong quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa

“dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để đạt được mục tiêu này, cùng với việc thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế, chúng ta đồng thời phải xây dựng và phát triển đời sống tinh thần của
xã hội mà ý thức xã hội là một bộ phận cấu thành quan trọng. Vậy thì ý thức xã hội là gì? Ý thức
xã hội tác động đến tồn tại xã hội như thế nào? Để giải đáp câu hỏi này, xin mời cô và các bạn
cùng theo dõi bài thuyết trình của nhóm Philoso triết. Nội dung bài thuyết trình sẽ gồm 4 phần: 1.
Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản cấu thành tồn tại xã hội, 2. Ý thức xã hội và kết cấu
của ý thức xã hội, 3. Quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH, 4. Ý nghĩa phương pháp
luận
1. Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản cấu thành tồn tại xã hội
a) Khái niệm tồn tại xã hội:
– Tồn tại xã hội là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
b) Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội:
– Phương thức sản xuất vật chất: cách thức mà con người tạo ra của cải vật chất trong một giai
đoạn nhất định.
Ví dụ: Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
– Điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý: các tính chất khí hậu, đất đai, sông ngòi… tạo nên đặc
điểm tự nhiên riêng biệt của nơi nào đó.
– Điều kiện dân cư: dân số, mật độ dân số, cách thức tổ chức dân cư…
2. Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội
a) Khái niệm ý thức xã hội:
– Ý thức xã hội là phạm trù dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ
tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
– Ý thức xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, tâm lý, thói quen, phong tục,
truyền thống, tập quán,... của cộng đồng xã hội
Ví dụ: Truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam:
+ Truyền thống yêu nước
+ Tinh thần đoàn kết
+ Đức tính chăm chỉ, cần cù

b) Kết cấu của ý thức xã hội:


– Ta có thể tiếp cận kết cấu của ý thức xã hội từ những phương diện khác nhau đó là:
 Căn cứ theo nội dung và lĩnh vực phản ánh, ý thức xã hội sẽ bao gồm nhiều các hình thái
khác nhau như:
+ Ý thức chính trị
+ Ý thức pháp quyền
+ Ý thức đạo đức
+ Ý thức tôn giáo
+ Ý thức thẩm mỹ
+ Ý thức khoa học…
 Căn cứ theo trình độ phản ánh, ý thức xã hội bao gồm:
+ Ý thức xã hội thông thường
+ Ý thức lý luận
– Ý thức xã hội thông thường (hay ý thức thường ngày) là những tri thức, những quan niệm của
con người được hình thành một cách trực tiếp trong các hoạt động thực tiễn hằng ngày nhưng
chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa.
Ví dụ: Vào những ngày nắng chúng ta thường có xu hướng đi vào những nơi có bóng râm hoặc sử
dụng kem chống nắng. Khi nghe dự báo thời tiết báo mưa thì khi đi ra ngoài ta sẽ tự có ý thức
mang ô, áo mưa đi
– Ý thức lý luận (hay ý thức khoa học) là những tư tưởng, những quan điểm được hệ thống hóa,
khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng các khái niệm, phạm trù,
quy luật.
Ví dụ: Môn triết học mà chúng ta đang nghiên cứu đây chính là ý thức lý luận, nó được thể hiện
bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật.
 Căn cứ theo tính chất phản ánh đối với tồn tại xã hội, người ta còn phân ý thức xã hội
thành hai cấp độ:
+ Tâm lý xã hội
+ Hệ tư tưởng
– Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán… của con người, của
một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống
hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó.
Ví dụ: Các cuộc chiến tranh diễn ra trên thế giới đã dẫn cho ta đến tâm lý xã hội đó là lo sợ trước
sự an nguy của người dân trong vùng chiến tranh và sự phản đối chiến tranh.
Vào khoảng thời gian đại dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến nghiêm trọng thì chúng ta có tâm lý
xã hội là cẩn thận hơn trong việc phòng chống dịch bệnh, biểu hiện cụ thể là khi đi đâu cũng thấy
mọi người đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, hạn chế đến những nơi đông người,...
– Hệ tư tưởng là trình độ cao của ý thức xã hội, hình thành khi con người nhận thức sâu sắc hơn
về những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình; là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ
thống những quan điểm, tư tưởng (chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo…), kết quả
của sự khái quát hóa những kinh nghiệm xã hội.
Ví dụ: Từ nhà Lý–Trần là giai đoạn cực thịnh của hệ tư tưởng Phật giáo và có sức ảnh hưởng
nhiều nhất được biểu hiện qua việc nhiều chùa chiền được xây dựng. Hay thời hậu Lê đến cuối thế
kỉ XIX hệ tư tưởng Nho giáo là quốc giáo.
c) Tính chất giai cấp của ý thức xã hội:
– Trong xã hội có giai cấp thì ý thức xã hội mang tính giai cấp.
– Vì trong xã hội có những giai cấp khác nhau nên sẽ có những điều kiện sinh hoạt vật chất khác
nhau, lợi ích khác nhau nên ý thức xã hội cũng khác nhau.
– Tính giai cấp biểu hiện ở cả tâm lý xã hội lẫn ở hệ tư tưởng.
Ví dụ: Thói quen sinh hoạt hằng ngày của người sinh ra trong gia đình giàu có, quý tộc thì thường
cầu kỳ, sang chảnh,... Ngược lại, người sinh ra trong gia đình thuần nông thì sinh hoạt của họ rất
chân chất, giản dị.

You might also like