You are on page 1of 3

I.

LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LÊ NIN VỀ NGƯỜI LAO


ĐỘNG VÀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
1. Lực lượng sản xuất là gì?
Lực lượng sản xuất là khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên, thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con
người.
C. Mác cho rằng, lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người
trong quá trình cải biến giới tự nhiên. Khi tiến hành sản xuất vật chất, con người
dùng những công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật
chất phục vụ những nhu cầu thiết yếu của mình. Trong quá trình đó, con người
nắm bắt được những quy luật của tự nhiên, biến giới tự nhiên từ chỗ hoang sơ,
thuần phác trở thành “thế giới thứ hai” với sự tham gia của bàn tay và khối óc của
con người.

Lực lượng sản xuất tạo ra tiền đề vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người. Nó cũng là tiêu chí cơ bản để đánh giá sự tiến bộ xã hội trong mỗi giai
đoạn lịch sử nhất định. Chính vì vậy, trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C. Mác
khẳng định: “Lịch sử chẳng qua chỉ là sự tiếp nối của những thế hệ riêng rẽ trong
đó mỗi thế hệ đều khai thác những vật liệu, những tư bản, những lực lượng sản
xuất do tất cả những thế hệ trước để lại; do đó, mỗi thế hệ một mặt tiếp tục cái hoạt
động được truyền lại, trong những hoàn cảnh đã hoàn toàn thay đổi, và mặt khác,
lại biến đổi những hoàn cảnh cũ bằng một hoạt động hoàn toàn thay đổi”

Ở triết học duy vật lịch sử, khái niệm " Lực lượng sản xuất” còn là quá trình sản
xuất trong đời sống xã hội, con người chinh phục giới tự nhiên bằng tổng hợp tất
cả các sức mạnh hiện thực của mình. Lực lượng sản xuất còn biểu hiện mối qh
giữa người với giới tự nhiên.
2.Các nhân tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất:
Khi bàn đến lực lượng sản xuất, C. Mác cũng chỉ ra những yếu tố cơ bản cấu thành
nên nó, đó là người lao động và tư liệu sản xuất. Theo ông, để cải biến giới tự
nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất, người lao động cần phải có một sức mạnh tổng
hợp. Nếu tư liệu sản xuất là điều kiện cần của quá trình sản xuất vật chất thì người
lao động chính là chủ thể, đóng vai trò quyết định sự phát triển của sản xuất.
Ngoài việc bàn đến hai yếu tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất, C. Mác cũng
đề cao, coi trọng vai trò của khoa học đối với sản xuất vật chất nói chung và với sự
phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng. Theo C. Mác, tri thức khoa học đã làm
cho tư bản cố định như nhà xưởng, máy móc được dùng trong sản xuất chuyển hóa
đến một mức độ nhất định nào đó thì trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nói
cách khác, tri thức khoa học được ứng dụng, được vật hóa thành máy móc, thành
công cụ sản xuất và được người lao động sử dụng trong quá trình sản xuất, do đó,
nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:

Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một trong
những nguyên lý cơ bản, cốt lõi của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là quan hệ cơ bản
của toàn xã hội, quyết định sự vận động phát triển của lịch sử xã hội loài người.
Mối liên hệ này do C. Mác phát hiện ra và được trình bày trong nhiều tác phẩm của
ông, trong đó, tập trung nhất ở “Hệ tư tưởng Đức”, “Sự khốn cùng của triết học”,
Lời tựa cuốn “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, Bộ “Tư bản luận” và
nhiều tác phẩm khác.
Trong Lời tựa cuốn “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, C. Mác đã chỉ
rõ rằng, “trong sự sản xuất ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất
định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất,
những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng
sản xuất vật chất của họ. Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các
quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của
con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức
của họ. Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật
chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay - đây chỉ là
biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó - mâu thuẫn với những quan hệ
sở hữu, trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Không
một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà
hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển, và những
quan hệ sản xuất mới cao hơn cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều
kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng xã hội cũ”.
Sau này, chính V.I. Lênin trong quá trình nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn
chỉ đạo cách mạng cũng đi đến kết luận: “… chỉ có đem quy những quan hệ xã hội
vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của
những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan
niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
Và dĩ nhiên là không có một quan điểm như thế thì không thể có một khoa học xã
hội được”.
Từ những tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen, Lênin có thể tóm lược những
nội dung cốt lõi của mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất như
sau:
Một là, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai thành tố cơ bản cấu thành
nên phương thức sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, ràng buộc
lẫn nhau trong quá trình sản xuất xã hội. Mỗi phương thức sản xuất hay quá trình
sản xuất xã hội không thể tiến hành được nếu thiếu một trong hai thành tố trên.
Trong đó, lực lượng sản xuất chính là nội dung vật chất, kỹ thuật, công nghệ của
quá trình này còn quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức kinh tế của quá trình
đó.
Hai là, trong mỗi phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết
định. Tính quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất được thể
hiện trên hai mặt thống nhất với nhau: lực lượng sản xuất nào thì quan hệ sản xuất
đó và cũng do đó mà khi lực lượng sản xuất thay đổi thì cũng tất yếu đòi hỏi phải
có những thay đổi nhất định đối với quan hệ sản xuất.
Ba là, quan hệ sản xuất luôn có khả năng tác động ngược trở lại, đối với việc bảo
tồn, khai thác, sử dụng và phát triển lực lượng sản xuất. Quá trình tác động trở lại
của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất có thể diễn ra với hai khả năng: tác
động tích cực hoặc tiêu cực. Lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, trong khi
đó quan hệ sản xuất lại có tính ổn định tương đối, vì nó gắn với các thiết chế xã
hội, lợi ích của giai cấp cầm quyền. Chính vì thế mà Các Mác đã khẳng định:
“Tổng hợp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà người ta gọi là những
quan hệ sản xuất, là xã hội, và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào một giai đoạn
phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo riêng biệt. Xã hội cổ
đại, xã hội phong kiến, xã hội tư bản đều là tổng thể quan hệ sản xuất như vậy, mỗi
tổng thể đó đồng thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử
nhân loại”.
Bốn là, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là quan hệ
mâu thuẫn biện chứng, tức là mối quan hệ thống nhất của hai mặt đối lập. Sự vận
động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là đi
từ sự thống nhất đến mâu thuẫn và một khi mâu thuẫn được giải quyết thì tái thiết
lập sự thống nhất mới; quá trình này lặp đi lặp lại trong lịch sử tạo ra quá trình vận
động phát triển của phương thức sản xuất.
Tài liệu kham khảo
[1].C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1993; tập 13;
tr 14 -.15.
[2].VVI. Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, : Những “người bạn dân” là
thế nào, t.1, tr.163.
[3].C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Tập 6, trang 553.

You might also like