You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

BÀI THI HỌC PHẦN


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG


1. Ngày thi: 10/12/2021
2. Phòng thi: online
3. Số thứ tự: 72
4. Họ và Tên: Đào Thu Quỳnh
5. Mã sinh viên: 20D220182
6. Mã lớp học phần: 2151RLCP1211
7. Mã đề thi: 46

PHẦN 2: NỘI DUNG BÀI LÀM


Câu 1: (5 điểm)
1.1. Phần lý thuyết/lý luận
a. Lý luận sản xuất hàng hóa của C.Mác
Khái niệm sản xuất hàng hóa
Theo C.Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế, mà ở đó những người sản
xuất ra sản phẩm không nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà
để trao đổi, mua bán.
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội loài
người. Để nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển, C.Mác cho rằng cấn
hội đủ hai điều kiện sau:
Điều kiện thứ nhất: phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành,
các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất
thành những ngành, nghề khác nhau. Khi đó, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một số
sản phẩm nhất định. Trong khi nhu cầu của họ lại đòi hỏi nhiều loại sản phẩm. Để thỏa
mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.
Điều kiện thứ hai: Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất,
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa những người
sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích. Trong điều kiện đó, người này
muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải
trao đổi dưới hình thức hàng hóa. C.Mác viết: “chỉ có sản phẩm của những lao động tư
nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng
hóa”. Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để nền sản
xuất hàng hóa ra đời và phát triển.
1
Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất hiện khách
quan dựa trên sự tách biệt về quyền sở hữu. Xã hội loài người càng phát triển, sự tách
biệt về quyền sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được sản xuất ra càng phong phú.

b. Lý do Việt Nam phải phát triển nền kinh tế hàng hóa


Từ những phân tích trên, ta có thể thấy được những ưu thế của sản xuất hàng hóa
cũng như lý do vì sao Việt Nam phải phát triển nền kinh tế hàng hóa:
Thứ nhất, kinh tế hàng hóa tạo ra khả năng thỏa mãn tối đa các nhu cầu luôn phát
triển của con người. Từ đó, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất sẽ thúc đẩy sự phát
triển của nền sản xuất hàng hóa.
Thứ hai, kinh tế hàng hóa kích thích sự năng động, sáng tạo của con người.
Thứ ba, Thúc đẩy các quan hệ kinh tế: Phân công lao động sâu sắc hơn, giao lưu
kinh tế, văn hóa ngày càng phát triển. Từ đó, xã hội cũng ngày càng tiến bộ hơn.
=> Phát triển nền kinh tế hàng hóa cũng là phát triển đất nước. Do đó, Việt Nam
luôn cần phải phát triển nền kinh tế hàng hóa.

1.2. Liên hệ/vận dụng/giải pháp


Một số giải pháp để tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay:
Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là làm cho nó phù hợp
với các yêu cầu và nguyên tắc của kinh tế thị trường định hướng XHCN, làm cho nó
vâ ̣n hành thông suốt và có hiệu quả. Do đó, muốn hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN thì trước hết phải có sự thống nhất nhâ ̣n thức về kinh tế thị trường
định hướng XHCN.
Mô ̣t số điểm cần thống nhất là: cần thiết sử dụng kinh tế thị trường làm phương
tiện xây dựng chủ nghĩa xã hô ̣i; kinh tế thị trường là cơ sở kinh tế của sự phát triển
theo định hướng XHCN; kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế vừa tuân
theo quy luâ ̣t của kinh tế thị trường, vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và
bản chất của chủ nghĩa xã hô ̣i.
Tiếp tục nắm vững và xử lý các quan hê ̣ lớn
Quan hệ giữa ổn định, đổi mới và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị; giữa tuân theo các quy luâ ̣t thị trường và bảo đảm định hướng XHCN; giữa
phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất
XHCN; giữa Nhà nước, thị trường và xã hô ̣i; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn
hóa, thực hiện tiến bô ̣, công bằng xã hô ̣i, bảo vệ môi trường; giữa xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam XHCN; giữa đô ̣c lâ ̣p, tự chủ và hô ̣i nhâ ̣p quốc tế; giữa Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ; giữa thực hành dân chủ và tăng cường
pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hô ̣i.
Trong nhâ ̣n thức và giải quyết các quan hệ lớn, cần chú trọng hơn đến bảo đảm
định hướng XHCN; xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất tiến bô ̣, phù hợp; phát triển

2
văn hóa, thực hiện tiến bô ̣ và công bằng xã hô ̣i, bảo vệ môi trường; bảo vệ Tổ quốc
XHCN; giữ vững đô ̣c lâ ̣p, tự chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Hoàn thiê ̣n đồng bộ thể chế phát triển
Hoàn thiện toàn diện, đồng bô ̣ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hô ̣i, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng
trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng, hoàn thiện đồng bô ̣ thể chế phát triển phù hợp
với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hô ̣i nhâ ̣p; phát triển đồng bô ̣ và tạo ra sự
liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh
doanh; có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nông nghiệp; đẩy mạnh
nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bô ̣ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo,
nhất là những thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0, thực hiện chuyển đổi số quốc
gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của
nền kinh tế.
Hoàn thiện đồng bô ̣ hệ thống pháp luâ ̣t, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh
mẽ dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng cường pháp
chế, bảo đảm kỷ cương xã hô ̣i, trước hết là sự gương mẫu tuân theo pháp luâ ̣t, thực
hành dân chủ XHCN của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trâ ̣n Tổ quốc Việt
Nam và tổ chức chính trị-xã hô ̣i các cấp, của cán bô ̣, đảng viên; tăng cường đại đoàn
kết toàn dân tô ̣c.
Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả. Tâ ̣p trung ưu
tiên hoàn thiện đồng bô ̣, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luâ ̣t pháp, cơ
chế, chính sách, tạo lâ ̣p môi trường đầu tư kinh doanh thuâ ̣n lợi, lành mạnh, công bằng
cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; huy đô ̣ng, quản lý và sử dụng
có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính, hợp tác công - tư;
đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám
sát, kiểm soát quyền lực bằng hệ thống pháp luâ ̣t. Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng
kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bô ̣, công bằng xã hô ̣i trong từng bước,
từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường.
Quản lý phát triển xã hô ̣i có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hô ̣i, an
ninh con người; thực hiện tiến bô ̣ và công bằng xã hô ̣i; xây dựng môi trường văn hóa,
đạo đức xã hô ̣i lành mạnh, văn minh; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chất
lượng dân số, gắn dân số với phát triển; quan tâm đến mọi người dân, bảo đảm chính
sách lao đô ̣ng, việc làm, thu nhâ ̣p, thực hiện tốt phúc lợi xã hô ̣i, an sinh xã hô ̣i. Không
ngừng cải thiện toàn diện đời sống vâ ̣t chất và tinh thần của nhân dân.
Hoàn thiện thể chế về vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự
tham gia của các tổ chức quần chúng vào quá trình phát triền kinh tế - xã hô ̣i. Vai trò
lãnh đạo của Đảng thể hiện ở chỗ chỉ đạo nghiên cứu lý luâ ̣n và tổng kết thực tiễn để
xác định rõ, cụ thể và đầy đủ hơn mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc
biệt những nô ̣i dung định hướng XHCN để tạo ra sự đồng thuâ ̣n trong xã hô ̣i.
Đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước. Vai trò kinh
tế của Nhà nước thể hiện rõ ở chỗ phát huy mặt tích cực và hạn chế, ngăn ngừa mặt
3
trái của cơ chể thị trường, tạo điều kiện thuâ ̣n lợi để nền kinh tế thị trường phát triển
theo định hướng XHCN và hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quốc tế có hiệu quả.
Các tổ chức dân cư, tổ chức chính trị - xã hô ̣i, tổ chức xã hô ̣i, nghề nghiệp và
nhân dân có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế trị trường định hướng XHCN.
Để phát huy vai trò của họ, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện luâ ̣t pháp, cơ chế, chính
sách, tạo điều kiện để các tổ chức và nhân dân tham gia tích cực và có hiệu quả vào
quá trình hoạch định, thực thi, giám sát thực hiện luâ ̣t pháp, các chủ trương phát triển
kinh tế-xã hô ̣i.
Hoàn thiê ̣n nhân tố con người, vì con người là khởi nguồn của mọi sự phát
triển
Cần phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đâ ̣m đà bản sắc dân tô ̣c để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nô ̣i sinh, đô ̣ng lực phát
triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa.
Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hô ̣i thuâ ̣n lợi nhất để khơi
dâ ̣y truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tô ̣c, niềm tin, khát vọng phát triển đất
nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là
trung tâm, mục tiêu và đô ̣ng lực phát triển quan trọng nhất của đất nước.
Để có thể phát triển nhân tố con người thì giáo dục là nô ̣i dung quan trọng không
thể bỏ qua. Nghị quyết Đại hô ̣i XIII của Đảng đã chỉ rõ, cần phải tạo đô ̣t phá trong đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
thu hút và trọng dụng nhân tài.
Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của Cách mạng
công nghiệp 4.0 vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hô ̣i, chú trọng mô ̣t số ngành, lĩnh
vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm đô ̣ng lực cho tăng trưởng theo tinh thần
bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở mô ̣t số lĩnh vực so với khu vực và thế giới.

Câu 2: Bài tập (5 điểm)


2.1. Diễn giải
Ta có:
- Tổng tư bản đầu tư = k
- Tư bản bất biến = c = 80.000.000 €
- Tư bản khả biến = v = 1/5 * k
=> c = 4/5 * k
=> c = 4v <=> v = c/4
=> v = 80.000.000 € /4 = 20.000.000 €
- Giá trị thặng dư = m = v * 250% = 20.000.000 € * 2,5 = 50.000.000 €
=> Giá trị mới = v + m = 20.000.000 € + 50.000.000 € = 70.000.000 €

2.2. Đáp số
Giá trị mới = 70.000.000 €

You might also like