You are on page 1of 10

Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực

Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi


1. Đặc điểm khí hậu, cảnh quan của châu Phi.
Khí hậu: phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm trong khu vực nội chí tuyến nên nền nhiệt cao, khí hậu khô nóng,
mang tính lục địa.
- Cảnh quan:
+ Gồm 4 dạng cảnh quan: rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới khô, xa van và xa van – rừng,
hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Cảnh quan chủ yếu là xa van và xa van – rừng ở phần lớn lãnh thổ trung tâm; hoang mạc và bán hoang mạc
chiếm diện tích lớn ở lãnh thổ phía Bắc (vĩ tuyến 15oB kéo dài hết lãnh thổ phía Bắc).
2. Hãy phân tích tác động của những vấn đề dân cư xã hội châu Phi tới sự phát triển kinh tế của châu lục
này.

- Dân số đông và tốc độ tăng dân số cao đã gây nhiều sức ép về vấn đề xã hội của châu Phi:

+ Đói nghèo: vấn đề đảm bảo an ninh lương thực gặp nhiều khó khăn trong khi điều kiện canh tác nông nghiệp
hạn chế .

+ Vấn đề nhà ở, y tế giáo dục gặp nhiều khó khăn: chất lượng đời sống nhân dân còn thấp, nhiều khu nhà ổ
chuột, dịch bệnh tràn lan, đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người dân châu Phi.

+ Gây sức ép về vấn đề giải quyết việc làm.

+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế.

+ Trình độ dân trí thấp, còn nhiều hủ tục.

+ Các cuộc xung đột tại Bờ Biển Ngà, Công –gô, Xu-đăng, Xô-man-li…cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.

3. Các nước châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác, bảo vệ tự nhiên?

- Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

- Áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn.

4. Một số vấn đề về dân cư và xã hội của Châu Phi

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao nên dân số tăng rất nhanh.

- Tuổi thọ trung bình thấp.

- Là châu lục được biết đến với nhiều dịch bệnh đặc biệt là HIV…

- Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa đk xoá bỏ

- Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật.

1
- Các nước nghèo ở châu Phi đang nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức về y tế, giáo dục, lương thực trên
thế giới thông qua các dự án chống đói nghèo, bệnh tật.

5. Một số vấn đề về kinh tế của Châu Phi


- Đa số các nước Châu Phi là những nước nghèo, kinh tế kém phát triển.

→ Nguyên nhân:

+ Hậu quả của sự thống trị lâu dài chủ nghĩa thực dân .

+ Xung đột sắc tộc, chính phủ yếu kém,….

+ Trình độ dân trí thấp…

- Bên cạnh đó, nền KT châu Phi cũng đang thay đổi tích cực.

6. Một số vấn đề về tự nhiên của Châu Phi


- Khí hậu: Khô nóng

- Cảnh quan chủ yếu: Hoang mạc, bán hoang mạc, xavan.

- Tài nguyên:

+ Giàu tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, kim cương, crom, khí tự nhiên, vàng, sắt…

+ Rừng chiếm diện tích ít phân bố chủ yếu quanh vùng xích đạo: rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm, rừng cận
nhiệt đới khô, xa van và xa van – rừng.

- Sông ngòi: tập trung chủ yếu quanh vùng xích đạo, có các sông lớn: sông Nin, sông Công – gô, sông Nigie,…

- Tuy nhiên sự khai thác tài nguyên quá mức làm cho tài nguyên bị cạn kiệt, nhiều khu vực bị hoang hoá…

- Giải pháp: Cần khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên và áp dụng các biện pháp thuỷ lợi.

Tiết 2: Một số vấn đề của Mĩ La tinh


I. Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội của Mĩ La Tinh
1. Tự nhiên
Loại cảnh quan chiếm diện tích lớn nhất ở Mĩ La tinh là rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm.
* Thuận lợi:

- Nhiều loại kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu

- Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả
nhiệt đới.

* Khó khăn:

- Khai thác nhiều.

- Việc khai thác chưa mang lại nhiều lợi ích.

2. Dân cư và xã hội
- Dân cư còn nghèo đói.
2
- Thu nhập giữa người giàu và nghèo có sự chênh lệch rất lớn.

- Đô thị hóa tự phát → đời sống dân cư khó khăn => ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết vấn đề xã hội và phát
triển kinh tế.

II. Một số vấn đề về kinh tế của Mĩ La Tinh


- Đa số các nước có tốc độ phát triển kinh tế không đều.

- Kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài.

- Nợ nước ngoài lớn.

- Nguyên nhân:

+ Tình hình chính trị không ổn định.

+ Các thế lực bảo thủ cản trở sự phát triển xã hội.

+ Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ.

- Hiện nay, các quốc gia Mĩ Latinh tập trung củng cố bộ máy nhà nước, phát triển giáo dục, cải cách kinh tế,
quốc hữu hoá 1 số ngành kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá đất nước…

1. Vì sao các nước Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở
khu vực này vẫn cao?

Nguyên nhân là do:

- Cuộc cải cách ruộng đất không triệt để đã tạo điều kiện cho các chủ trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác,
dân nghèo không có ruộng đất để canh tác.

- Các nước này duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, các thế lực bảo thủ của Thiên Chúa giáo
tiếp tục cản trở sự phát triển xã hội.

- Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ nên các nước Mĩ Latinh phát triển
kinh tế chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì.

2. Những nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế các nước Mĩ La tinh phát triển không ổn định?

Nguyên nhân là do:

- Cuộc cải cách ruộng đất không triệt để đã tạo điều kiện cho các chủ trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác,
dân nghèo không có ruộng đất để canh tác.

- Các nước này duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, các thế lực bảo thủ của Thiên Chúa giáo
tiếp tục cản trở sự phát triển xã hội.

- Tình hình chính trị không ổn định tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế và đầu tư nước ngoài giảm mạnh.

- Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ nên các nước Mĩ Latinh phát triển
kinh tế chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì.

3
- Quá trình cải cách kinh tế vấp phải sự phản kháng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu
có ở các quốc gia Mĩ La tinh này.

Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

1. Tây Nam Á
- Diện tích: 7 triệu km2.

- Dân số: 313 triệu người (2005).

a. Vị trí địa lý:


Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có
vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.

b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:


- Khí hậu: nói chung khô, vai trò của biển không đáng kể. Cảnh quan khô hạn có sự phân hoá.

- Thuỷ văn: mạng lưới sông thưa, ngắn, ít nước.

- Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ tập trung quanh vịnh Pec-xich.

c. Đặc điểm xã hội:


- Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh.

- Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái mất ổn định.

2. Trung Á
- Diện tích: 5,6 triệu km2.

- Số dân: 61,3 triệu người.

a. Vị trí địa lý:


- Nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp biển hay đại dương nào, án ngữ trên con đường tơ lụa. Có vị trí
chiến lược về quân sự, kinh tế.

- Bao gồm các nước: Ca-dăc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tat-gi-ki-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Mông Cổ.

b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:


- Khí hậu khô hạn. Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên.

- Thuỷ văn: thưa thớt, có 2 hồ lớn: Aran, Bankhat.

- Khu vực giàu có về tài nguyên: dầu mỏ, khí tự nhiên, than, đồng, uranium…

c. Đặc điểm xã hội:


Là khu vực đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân theo đạo đạo Hồi cao (trừ Mông Cổ). Là nơi giao thoa
của văn hoá phương Đông và phương Tây.

II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
1. Vai trò cung cấp dầu mỏ
- Tây Nam Á và Trung Á đều có trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm hơn 50% TG.

4
- Là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

- Trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.

2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố
- Nguyên nhân:

+ Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên.

+ Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, tôn giáo cực đoan.

- Thể hiện: xung đột dai dẳng của người Ả- rập và người Do Thái.

- Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng.

1. Nhận xét về khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á.

- Nhận xét:

Qua biểu đồ, nhận thấy Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác rất lớn, sản lượng cao nhất trong các khu vực
(21356,6 nghìn thùng/ngày).

Chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới, Tây Nam Á là khu vực cung cấp phần lớn lượng dầu thô trên thị
trường thế giới.

2. Các quốc gia lớn nhất, nhỏ nhất (về diện tích, dân số) ở từng khu vực và xác định vị trí địa lí, lãnh thổ của
chúng trên bản đồ (hoặc Atlat Địa lí thế giới).

* Khu vực Tây Nam Á:


- Quốc gia có diện tích lớn nhất: A-rập Xê-út. Quốc gia có diện tích nhỏ nhất: Ba-ranh.
- Quốc gia có dân số lớn nhất: Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia có dân số nhỏ nhất: Ba-ranh

Vị trí của các quốc gia:

- A-rập Xê-út: nằm trên bán đảo A-rap.


+ Phía Tây giáp Biển Đỏ.

+ Phía Bắc giáp các quốc gia: Gioocđani, I-rắc, Cô-oet,.

+ Phía Tây giáp vịnh Pecxich, Cata, các tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất.

+ Phía Nam giáp Yemen, Ooman.

- Ba-ranh: là một quốc đảo nằm ở phía Tây vịnh Pecxich, phía Đông lãnh thổ A-rập Xê-ut.

- Thổ Nhĩ Kì:

+ Phía Bắc giáp Biển Đen

+ Phía Tây và phía Nam giáp Địa Trung Hải, Xi-ri

+ Phía Đông giáp các quốc gia: Grudia, Ac-mê-ni-a, I-ran, I-rắc.

* Khu vực Trung Á:


5
- Quốc gia có diện tích lớn nhất: Ca-dắc-xtan. Quốc gia có diện tích nhỏ nhất: Tát-gi-ki-xtan.

- Quốc gia có dân số lớn nhất: U-dơ-bê-ki-xtan. Quốc gia có dân số nhỏ nhất: Mông Cổ.

Vị trí của các quốc gia:

-Ca-dắc-xtan: nằm hoàn toàn trong vùng ôn đới (vĩ độ 40 – 600B).


+ Phía Bắc giáp Liên Bang Nga.

+ Phía Đông giáp Trung Quốc

+ Phía Tây giáp Biển Ca-xpi.

+ Phía Nam giáp biển Aran và các quốc gia: U-dơ-bê-ki-xtan, Cư-rơ-gu-xtan.

- Tát-gi-ki-xtan: nằm sâu trong nội địa, không tiếp giáp biển.

+ Phía Bắc giáp Cư-rơ-gu-xtan.

+ Phía Tây giáp U-dơ-bê-ki-xtan.

+ Phía Đông giáp Trung Quốc.

+ Phía Nam giáp các quốc gia: Ap-ga-ni-xtan, Paki-xtan.

- U-dơ-bê-ki-xtan:

+ Phía Bắc và phía Tây giáp biển Aran và Ca-dắc-xtan.

+ Phía Nam giáp Tuốc-mê- ni-xtan.

+ Phía Đông giáp Tát-gi-ki-xtan

- Mông Cổ: nằm sâu trong nội địa châu Á, khí hậu khắc nghiệt

+ Phía Bắc giáp Liên Bang Nga.

+ Phía Đông và phía Nam giáp Trung Quốc.

Cho bảng số liệu dưới đây

6
a) Tính tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt theo nhóm cây trồng (1990 = 100%).

b) Dựa vào số liệu đã tính được, hãy vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ các đường biểu
diễn tốc độ tăng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng.

c) Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi giá trị sản
xuất của ngành trồng trọt. Sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương
thực và phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới?

 Bài giải chi tiết:


Tốc độ tăng giá trị của sản xuất trồng trọt theo nhóm cây trồng (lấy năm 1990 =
100%).

– Công thức tính:

Lấy năm đầu tiên làm năm gốc ta có:

Hình 4: Công thức tính


tốc độ tăng trưởng
– Áp dụng công thức

+ Khi lấy năm 1990 làm năm gốc và tốc độ tăng trưởng năm 1990 = 100% thì:

Hình 5:
Áp dụng công thức giải bài tập
⟹Tương tự, chúng ta có thể tính kết quả trong bảng sau:

Hình 6:
Bảng kết quả
b) Vẽ biểu đồ:

7
– Khoảng cách năm không đều

Lưu ý: tên biểu đồ, chú giải, đơn vị đầy đủ

1.Sự tham gia của những lực lượng khủng bố và sự can thiệp của các thế lực bên ngoài đã
khiến cho tình trạng nghèo đói ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á ngày càng tăng.
2.Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là
dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng.
3.Tây Nam Á tiếp giáp với 3 châu lục (Châu Á, Châu Âu, Châu Phi), tiếp giáp với 2 lục địa (Lục
địa Á – Âu, Lục địa Phi), là nơi án ngữ đường giao thông từ Ấn Độ Dương sang Đại Tây Dương
và là khu vực có dầu mỏ ở nhiều nơi nhưng tập trung nhiều ở vùng Vịnh Péc-xích.
4. Đặc điểm nào sau đây của khu vực Trung Á mà khu vực Tây Nam Á không có?
Nằm hoàn toàn trong nội địa
Giải thích:

- Cả hai khu vực Trung Á và Tây Nam Á đều có vị trí địa – chính trị chiến lược, tài nguyên dầu
mỏ giàu có, chịu ảnh hưởng sâu rộng của đạo Hồi.

8
- Về vị trí tiếp giác với Trung Á nằm sâu trong nội địa, bốn mặt đều giáp đất liền; Tây Nam Á
nằm trên bán đảo A-ráp, tiếp giáp biển Địa Trung Hải, biển Đỏ, Ấn Độ Dương và vịnh
Pecxich. Đây là điểm khác biệt giữa 2 khu vực.

5. Trung Á là khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt,…),
có khí hậu khô hạn, trên các thảo nguyên thuận lợi cho thăn thả gia súc.
6. Để thể hiện sản lượng dầu thô khai thác ở một số khu vực của thế giới năm 2003 (nghìn
thùng/ngày), biểu đồ nào sau đây là thích hơp nhất?
BD cột
7. Quốc gia nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á?
ả rập xê út

8.Trung Á có nền văn hóa phong phú, tiếp thu cả giá trị văn hóa của phương Đông và phương
Tây nhờ vào
Có con đường tơ lụa
Giải thích: Con đường tơ lụa nối liền Trung Quốc (phương Đông), đi qua khu vực Trung Á tới
các nước châu Âu. Không đơn thuần là con đường thương mại, đây còn là con đường thương
mại lớn nhất thế giới thời cổ đại và được coi như cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây.
Khu vực Trung Á nằm ở vị trí trung chuyển của con đường tơ lụa nên được tiếp thu nhiều giá
trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây.
9. Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo đạo Hồi.
10. Vùng núi cao của Nam Mĩ phân bố ở dọc phía tây.
11. Đồng bằng Pam-pa có cảnh quan chính là thảo nguyên và thảo nguyên rừng.
12. Loại cảnh quan chiếm diện tích lớn nhất ở Mĩ La tinh là rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm.
13. Cảnh quan không có Mĩ La tinh là đài nguyên.
14. Cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm có diện tích lớn ở Mĩ La tinh vì có đường xích đạo
chạy qua gần giữa khu vực
15. Ở Mĩ La tinh, rừng rậm xích đạo và nhiệt đới ẩm tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng A-ma-
dôn. A-ma-dôn được mệnh danh là “lá phổi xanh” của thế giới và có rừng nhiệt đới điểm hình
nhất trên thế giới.
16. Khoáng sản chủ yếu ở Mĩ La tinh là quặng kim loại, kim loại quý và nhiên liệu
17. Mĩ La tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc là do có khí hậu nóng
ẩm và nhiều đồng cỏ
9
18. Nhân tố quan trọng làm cho Mĩ La tinh có thế mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả
nhiệt đới là có khí hậu nhiệt đới

10

You might also like