You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

Môn: Địa lí
Khối: 11
BÀI 5. TIẾT 3 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU
VỰC TRUNG Á
I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á:
1/ Tây Nam Á
- Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Nam Á.
- Số quốc gia: 20
- Diện tích 7 triệu km2 với 313 triệu người.
- Ý nghĩa VT ĐL: Có VTĐL chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng.
- Tài nguyên: chủ yếu dầu khí tập trung quanh vịnh Pec-xich.
- Đặc điểm XH
+ Nơi ra đời của nhiều tôn giáo.
+ Phần lớn dân cư theo đạo Hồi.
2/ Trung Á
- Vị trí địa lý: Nằm ở Trung á
- Số quốc gia: 6.
- Diện tích: 5,6 triệu km2 với 61,3 triệu người
- Ý nghĩa VT ĐL: Nơi tiếp thu nhiều giá trị phương Đông vá phương Tây
- TNTN:
+ Khuc vực giàu có về tài nguyên dầu khí, sắt, đồng, thủy điện, than, urani…
+ Khí hậu khô hạn =>trồng bông và cây CN
+ Các thảo nguyên chăn thả gia súc
- Đặc điểm XH
+ Khu vực đa sắc tộc, mật độ DS thấp
+ Trừ Mông Cổ, đa số dân cư theo đaọ Hồi
II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ
- Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% TG => nguồn cung chính cho TG
=> trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc
2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố
- Nguyên nhân:
+ Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên
+ Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan
- Biểu hiện: xung đột dai dẳng của người Arab-Do thái
- Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng
BÀI 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
TIẾT 1 – TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ
1. Vị trí địa lí
a. Đặc điểm
- Nằm ở bán cầu Tây
- Nằm giữa 2 đại dương lớn ĐTD và TBD
- Tiếp giáp Ca-na-đa và khu vực Mĩ La tinh
b. Thuận lợi
- Tránh được sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh thế giới và làm giàu từ chiến
tranh
- Giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển và
đường bộ
- Thị trường và nguồn cung cấp tài nguyên rộng lớn
2. Lãnh thổ
- Gồm 3 bộ phận:
+ Phần trung lục địa Bắc Mĩ
+ Bán đảo A-la-xca
+ Quần đảo Ha-oai
II. Điều kiện tự nhiên

Các vùng Bán đảo A-la-xca, quần đảo Ha-oai

Đặc điểm
Địa hình, đất đai - Bđ A-la-xca: Đồi núi
- Qđ Ha-oai: Các đảo núi lửa, bãi biển

Khí hậu - Bđ A-la-xca: Khắc nghiệt


- Qđ Ha-oai: Mát mẻ
Tài nguyên - Dầu mỏ, khí tự nhiên

III. Dân cư
1. Gia tăng dân số
- Dân số đứng thứ 3 thế giới (313,8 triệu người 2012)
- Dân số tăng nhanh do nhập cư => đem lại nguồn lao động, vốn, tri thức
- Dân số Hoa Kì đang già đi
2. Thành phần dân cư
- Đa dạng:
+ Nguồn gốc từ châu Âu (83%)
+ Gốc Á và Mĩ La tinh tăng mạnh
+ Gốc Phi khoảng 33 triệu người
+ Dân Anh điêng còn khoảng 3 triệu người
3. Phân bố dân cư
- Tập chung chủ yếu:
+ Vùng Đông Bắc
+ Các thành thị
=> Dân cư có xu hướng chuyển từ Đông Bắc xuống phía Nam và ven TBD
TIẾT 2 – KINH TẾ
I. Quy mô nền kinh tế
- Từ năm 1890 Hoa Kì đã trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới về kinh tế
- GDP đạt 11667,5 tỉ USD (2004)
- GDP/người đạt 39.739 USD
II. Các ngành kinh tế
1. Dịch vụ
- Chiếm tỉ trọng cao 79,4% (2004)
a. Ngoại thương
- Kim ngạch xuất, nhập khẩu là 2344,2 tỉ USD chiếm 12% thế giới
- Nhập siêu tăng, 707,2 tỉ USD (2004)
b. Giao thông vận tải
- Hiện đại nhất thế giới
- Phát triển tất cả các loại đường:
+ Đường ôtô 6,43 triệu km (2004)
+ Đường sắt 226,6 nghìn km (2004)
+ Đường biển, đường ống cũng rất phát triển
c. Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch
- Tài chính – ngân hàng rất phát triển chi nhánh tỏa khắp toàn cầu
- Thông tin liên lạc hiện đại nhất thế giới, mạng lưới thông tin bao phủ toàn cầu,
nhiều vệ tinh và thiết lập hẹ thố
ng định vị toàn cầu (GPS)
- Du lịch rất phát triển, doanh thu 74,5 tỉ USD (2004)
2. Công nghiệp
- Là ngành tạo nguồn hàng chủ yếu của Hoa Kì
- Tỉ lệ sản lượng công nghiệp có xu hướng giảm
- Gồm 3 nhóm ngành:
+ Công nghiệp chế biến
+ Công nghiệp điện lực
+ Công nghiệp khai thác
- Nhiều sản phẩm công nghiệp có sản lượng lớn và thứ hạng cao
- Phân bố:
+ Công nghiệp truyền thống chủ yếu ở vùng Đông Bắc
+ Các ngành công nghiệp hiện đại ở phía Nam và ven Thái Bình Dương.

BÀI 7. TIẾT 1 – EU LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI
I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Sự ra đời và phát triển
- Sau chiến tranh TG II, các nước Tây Âu tăng cường liên kết nhằm tăng khả năng
cạnh tranh, thúc đây kinh tế phát triển.
- Năm 1951 thành lập cộng đồng Than và Thép châu Âu
- 1957: cộng đồng kinh tế châu Âu
- 1958: cộng đồng nguyên tử
- 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành cộng đồng châu Âu (EC)
- 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) qua hiệp ước Ma-xtrích tại Hà Lan
- Số lượng thành viên không ngừng tăng lên: Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007
là 27 nước
II. Vị thế của EU trong nền KT thế giới
1.EU- Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
- Hình thành nên thị trường chung và sử dụng cùng đồng tiền ơ-rô => EU trở thành
trung tâm KT hàng đầu TG
- EU dẫn đầu TG về GDP ( 31% GDP - năm 2004).
- Chiếm 26% trong sản xuất ô tô của thế giới.
- Chiếm 59 % trong viện trợ phát triển thế giới.
2. EU -Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
- KT EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu
- Các nước dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung 1 mức thuế
- EU dẫn đầu TG về thương mại ( chiếm 26,6% tỉ trọng xuất khẩu trong GDP và
37,7 % trong tỉ trọng xuất khẩu của thế giới- 2004)
- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển
- EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản

You might also like