You are on page 1of 4

NỘI DUNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ II

MÔN : ĐỊA LÝ – K11

BÀI 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Nằm ở Trung và Đông Á.
- Diện tích lớn thứ tư thế giới (sau LB Nga, Canađa và Hoa Kì)
- Khoảng 200 B 530 B, khoảng 730 Đ 1350 Đ và giáp 14 nước.
- Giáp Thái Bình Dương, đường bờ biển dài khoảng 9000 km.
- Cả nước có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương
- Hai đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao
Đánh giá:
- Thuận lợi: thiên nhiên đa dạng, thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các nước trong khu
vực và thế giới, phát triển kinh tế biển.
- Khó khăn: quản lí đất nước, nhiều thiên tai, bão, lũ lụt, hạn hán,…
II. Dân cư - xã hội
1. Dân cư
- Dân đông nhất thế giới 1/5 dân số thế giới
=> Nguồn lao động dồi dào, thị trường lớn, sức ép việc làm...
- Có hơn 50 dân tộc, người Hán chiếm chủ yếu.
- Tỉ lệ dân số thành thị tăng nhanh.
- Gia tăng dân số tự nhiên giảm do thực hiện chính sách dân số 1 con. Hiện nay chính sách đã được nới
lỏng.
=> Hậu quả chính sách một con: mất cân bằng giới tính, thiếu lao động trong tương lai, vấn đề xã hội...
- Dân cư phân bố không đều.
+ Tập trung đông ở miền Đông, thưa thớt miền Tây.
+ Tỷ lệ dân nông thôn chiếm cao hơn thành thị.
2. Xã hội
- Trung Quốc chú ý đầu tư cho giáo dục
- Tỉ lệ người biết chữ đạt gần 90%
- Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, nhân lực chất lượng cao.
- Trung Quốc có nền văn minh lâu đời, nhiều công trình kiến trúc, phát minh nổi tiếng.
III. KINH TẾ
1. Khái quát
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới (8%/ năm)
- Tổng GDP năm 2004 đứng thứ 7 thế giới. Nay đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kì
- Thu nhập bình quân đầu người tăng.
2. Các ngành kinh tế
a. Công nghiệp
* Biện pháp phát triển:
- Chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường
- Chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, thành lập các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.
- Hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất công nghiệp, ứng dụng KHKT mới.
- Chính sách công nghiêp mới. Tập trung chủ yếu phát triển 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu,
sản xuất ô tô và xây dựng.
- Phát triển công nghiệp ở nông thôn.
* Kết quả:
- CN chiếm 40,5% GDP (2019)
- Cơ cấu ngành CN đa dạng
- Thu hút vốn FDI lớn hàng đầu thế giới.
- Phát triển mạnh các ngành CN kĩ thuật cao, phóng tàu vũ trụ Thần Châu.
- Nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới: than, thép, xi măng...
- Giải quyết > 100 triệu việc làm, 20% hàng hóa cho nông thôn.
* Phân bố:
- Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông, thưa thớt ở phía Tây. Hiện nay có xu
hướng mở rộng qua phía Tây.
b. Nông nghiệp
* Biện pháp phát triển:
- Giao quyền sử dụng đất cho nông dân
- Miễn thuế nông nghiệp
- Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, lai tạo giống mới, áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất,
phòng chống thiên tai, sử dụng máy móc thiết bị,…
* Kết quả:
- Năng suất cao, một số nông sản đứng đầu thế giới về sản lượng.
- Hàng hóa đa dạng, xuất khẩu thu ngoại tệ.
- Trồng trọt vẫn còn chiếm ưu thế hơn chăn nuôi.
- Cây lương thực chiếm vị trí quan trọng.
- Bình quân lương thực đầu người vẫn còn thấp.
* Phân bố: phát triển mạnh phía Đông, chậm phía Tây.
3. Mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam
- Quan hệ có từ lâu đời, trên nhiều lĩnh vực theo phương châm 16 chữ vàng : ‘Láng giềng hữu nghị,
hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”
- Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng.

BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á


I. Tự nhiên
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Nằm ở phía Đông Nam của châu Á, gồm 11 quốc gia.
- Giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với Ô-xtrây-li-a
- Gồm các đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển
Ý nghĩa:
- Thuận lợi giao lưu kinh tế với khu vực và thế giới.
- Có vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng phát triển kinh tế biển.
- Có vị trí địa chính trị rất quan trọng, đây là nơi giao thoa các nền văn hóa lớn và cũng là nơi các
cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
2. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á
a. Thuận lợi
- Khí hậu nóng ẩm, đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc => thuận lợi phát triển nền
nông nghiệp nhiệt đới (thâm canh cây lúa nước, chuyên canh cây CN)
- Vùng biển rộng lớn ( trừ Lào không giáp biển) => Phát triển các ngành kinh tế biển.
- ĐNA nằm trong vành đai sinh khoáng vì thế nhiều khoáng sản => phát triển công nghiệp
- ĐNA có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn => phát triển lâm nghiệp
b. Khó khăn
- Xảy ra nhiều thiên tai, động đất, sóng thần, núi lửa,…
- Diện tích rừng ngày càng thu hẹp do khai thác quá mức, khoáng sản khai thác không hợp lí.
II. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Dân đông, mật độ dân số cao, 124 người/km2
- Gia tăng dân số tự nhiên còn cao, hiện nay có xu hướng giảm.
- Cơ cấu dân số trẻ ( người lao động chiếm 50%)
- Phân bố dân cư không đều: nhiều ở đồng bằng, ven biển; ít ở vùng núi cao.
Đánh giá:
- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn
- Khó khăn: lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế nên ảnh hưởng đến việc
làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Xã hội
- Nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo
- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới
- Nhiều nét tương đồng về văn hóa, phong tục.
III. KINH TẾ
1. Nông nghiệp
Có nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng.
a. Trồng lúa nước
- Là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực
- Sản lượng ngày càng tăng: Indonesia, Thái Lan, Việt Nam.
- Điều kiện phát triển
+ Tự nhiên: khí hậu, đất, nước,…
+ Kinh tế xã hội: dân cư - lao động, kinh nghiệm, thị trường,…
- Khó khăn: nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, sâu bệnh, thị trường bấp bênh.
b. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả
- Điều kiện
+ Tự nhiên: đồi núi, khí hậu nóng ẩm
+ Kinh tế xã hội: dân cư, lao động, thị trường, kinh nghiệm
+ Khó khăn: thiên tai
- Phân bố:
+ Cao su, cà phê, hồ tiêu được trồng nhiều ở: Thái Lan, Indonesia, Malaxia, Việt Nam,…
+ Cây lấy dầu, lấy sợi được trồng nhiều nơi.
+ Cây ăn quả được trồng nhiều ở hầu hết các nước.
c. Chăn nuôi đánh bắt nuôi trồng thủy sản
- Chăn nuôi: trâu bò, lợn, cừu, dê, gia cầm. Số lượng đàn gia súc lớn nhưng chưa trở thành ngành
chính
- Thủy sản: sản lượng đánh bắt thủy sản liên tục tăng
- Điều kiện phát triển
+ Diện tích đồng cỏ lớn
+ Có nguồn thức ăn phong phú: sản xuất nông nghiệp, thủy sản, chế biến tổng hợp
+ Diện tích mặt nước lớn, nhiều ngư trường lớn, khí hậu thuận lợi, nước biển lớn
+ Lao động đông, nhiều kinh nghiệm, thị trường lớn.
- Phân bố: Indonesia, Thái Lan, Philiphin, Malayxia, Việt Nam
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA
(MỖI CÂU 2,5Đ )

Câu 1: Lý thuyết
Câu 2: Dựa vào bảng số liệu xác định dạng biểu đồ (tròn, đường, cột, kết hợp) nhận xét hoặc xác định
tên biểu đồ (cơ cấu, tốc độ tăng trưởng….) và nhận xét.
XÁC ĐỊNH DẠNG BIỂU ĐỒ
Yêu cầu Thể hiện CƠ Thể hiện TỐC Thể hiện HAI đối Các trường hợp
thể hiện CẤU (số ĐỘ TĂNG tượng có đơn vị khác còn lại
năm ≤ 3)
TRƯỞNG nhau (số năm > 3)

Dạng Tròn Đường Kết hợp Cột


biểu đồ

XÁC ĐỊNH TÊN BIỂU ĐỒ


Dạng biểu đồ Tròn Đường ( Năm đầu tiên 100%) Kết hợp và cột

Tên biểu đồ Thể hiện Thể hiện TỐC ĐỘ TĂNG Căn cứ ý nghĩa của
CƠ CÂU TRƯỞNG đơn vị trên trục tung

Nhận xét biểu đồ hoặc bảng số liệu


- Nhận xét khái quát chung.
- Nhận xét sự tăng giảm của các đối tượng theo thời gian, so sánh các đối tượng.
- Giải thích.
- Nhận xét phải kèm số liệu dẫn chứng.
Câu 3: Đọc bản đồ
Nhận xét và giải thích sự phân bố của đối tượng địa lí.
Câu 4: Đọc tư liệu (Pisa)

……………………… .CHÚC CÁC EM THI TỐT…………………………..

You might also like