You are on page 1of 8

Bài 1 : cuộc đấu tranh chống thực dân pháp của

Pơ tao Pui Ơi Át
1. Pơ tao Pui Ơi Át người tù trưởng Gia-rai chống Pháp
- Pơ tao Pui Ơi Át người tù trưởng có uy tin lớn sống ở
vùng sông Ayun ông đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa có
quy mô lớn và kéo dài nhiều năm làm cho Pháp khốn
đốn
- Năm 1904 , Ô Đăng Đan đến đồn Cheoreo âm mưu
xây dựng kế hoạch cho Pháp đóng chiếm vùng này .
-Ngày 7-4-1904 , Ô-đăng-đan bị Pơ tao Pui Ơi Át tổ
chức giết, khởi đầu cho phong trào chống Pháp của
người Jarai sau này
2. tao Pui Ơi Át lãnh đạo cuộc đấu tránh kháng chiến
chống Pháp.
- Cuối năm 1904 , thực dân Pháp tăng cường lực lượng
đánh chiếm làng và lúng bắt Pơ tao Pui Ơi Át .
- Pơ tao Pui Ơi Át cho quân rút vào thung lũng Ayun và
phát động kháng chiến lâu dài.
- Năm 1905 – 1907 phong trào diễn ra sôi nổi(cuộc
chiến phát triển mạnh ở Mang Yang , Pleiku, Chư Sê ,…)
- Cuối năm 1907 ,Pháp bắt đc Pơ tao Pui Ơi Át
=> cuộc khởi nghĩa suy yếu dần. * * Kết
quả : Thất bại .
* Nguyên nhân :
- Do chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tác
động đến cuộc sống của đồng vào dân tộc thiểu số - Thực
dân Pháp thì hành chính sách bình định mở rộng phạm vi lấn
chiếm.
* ý nghĩa :
- Thể hiện tinh thần yêu nước,đoàn kết , chiến đấu của
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đứng lên kháng
chiến chống Pháp.
- Góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định
của Pháp ở Tây Nguyên.
Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

- Đất nước ngày càng suy yếu

- Thực dân Pháp âm mưu mở rộng chiến tranh xâm lược

- Mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt

- Phong trào khởi nghĩa của nông dân bùng nổ dữ dội

 Trào lưu cải cách duy tân ra đời.


II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, đương
đầu với kẻ thù. Không chỉ vậy, các sĩ phu là những người thông thái, học rộng hiểu
sâu, được chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu – Mỹ và thành tựu của nền văn
hóa phương Tây.
- Ý tưởng của các nhà đề nghị cải cách mang tính : kịp thời ,cách mạng ,có những
nhận thức tiến bộ hơn ,……

 Trước tình trạng ngày một nguy khốn của đất nước, một số quan lại,
sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu
cải cách.
Thời gian Nhà cải cách, cơ quan đề Nội dung
nghị cải cách
Năm Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Mở cửa biển Trà Lí (Nam Định)
1868 Tế
Đinh Văn Điền Đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang và
khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh
quốc phòng
Năm Viện Thương bạc Mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền
1872 Trung để thông thương với bên ngoài
Năm Nguyễn Trường Tộ Gửi lên triều đình 30 bản điều trần, yêu
1863 đến cầu chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát
1871 triển công, thương nghiệp và tài chính,
chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải
tổ giáo dục
Năm Nguyễn Lộ Trạch Dâng hai bản “Thời vụ sách”, đề nghị chấn
1877 và hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ
1882 đất nước
 Điểm chung chính của những phong trào cải cách trên: yêu cầu đổi
mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa... của nhà nước phong
kiến.
* Nhà cải cách tiêu biểu: Nguyễn Trường Tộ
- Vì: Ông đã kiên trì gửi 30 bản điều trần đề cập đến 1 loạt vấn đề như chấn chỉnh
bộ máy quan lại, phát triển công, thương và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng
ngoại giao, cải tổ giáo dục -> Ông là người có công lớn trong việc tác động lên tư
tưởng phong kiến Nguyễn trong việc canh tân đất nước.

III. Kết quả của các đề nghị cải cách

* Kết cục: Không thực hiện được

* Nguyên nhân: (Hạn chế)

- Các đề nghị cải cách nói trên vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ
những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại:
giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân
dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

- Triều đình phong kiến Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn
cảnh, nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách, kể
cả những cải cách có khả năng thực hiện.

* Ý nghĩa:

- Dù không thành hiện thực, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây
tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và
phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết thức thời.

- Đồng thời, các tư tưởng cải cách ấy cũng đã góp phần vào việc chuẩn bị cho sự
ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
Chương II: Xã hội VN từ năm 1897 -> 1918
Chủ đề: Những chuyển biến về kinh tế xã hội ở VN và phong trào
yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX->1918
Nội dung 1: Chính khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về
kinh tế, xã hội ở Việt Nam
1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ( 1897 – 1914 )
a. Tổ chức bộ máy nhà nước
- Pháp sáp nhập Việt Nam , Lào, Campuchia thành Liên bang Đông dương.
- Ở mỗi vùng của Việt Nam theo 1 chế độ chính trị riêng,thực hiện chính sách “chia để trị”
- Bắc kì là xứ nửa bảo hộ , Trung kì theo chế độ bảo hộ ,Nam kì theo chế độ thuộc địa .
- Người Pháp cai trị đến tận tỉnh,huyện.
=> Bộ máy chính quyền của Pháp chặt chẽ với tay sâu đến tận các địa phương trong bộ
máy cai trị có sự kết hợp giữa chính quyền thực dân với chính quyền phong kiến tăng
cường áp bức, bóc lột của Pháp ở Đông dương
b. Chính sách kinh tế
- Nông nghiệp: Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền.
- Công nghiệp: Khai thác mỏ (than, kim loại) và dầu tư 1 số ngành như xi-măng, điện , chế
biến gỗ…
- Thương nghiệp: hàng hóa Pháp nhập vào Việt Nam giảm hoặc miễn thuế,riêng hàng hóa nước
khác đánh thuế cao.
 Độc chiếm thị trường Việt Nam
- Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống giao thông vận tải (đường bộ,đường sắt...),
tăng cường việc bóc lột kinh tế
* Mục đích và hậu quả chính sách kinh tế của Pháp
- Mục đích: Vơ vét sức người sức của nhân dân ta để làm giàu cho tư bản Pháp
- Hậu quả:
+ Nền kinh tế Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc
+ Nông nghiệp giậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng
+ Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt
-Chuyển biến kinh tế
+ Xuất hiện đồn điền, mở cơ sở sản xuất công nghiệp nhẹ, đường sắt…
c. Chính sách văn hóa giáo dục
- Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì giáo dục của thời phong kiến
- Về sau, Pháp mở 1 số cơ sở y tế, văn hóa, trường học mới.
=> Mục đích : Thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị
Nội dung 2: Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt
Nam
1. Bảng thống kê tình hình giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối
thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Giai cấp, tầng lớp Đặc điểm Thái độ đối với độc lập dân
tộc
Giai cấp địa chủ Đã đầu hàng, làm chỗ dựa tay Địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh
phong kiến ( đã có từ sai cho thực dân Pháp, cấu thần yêu nước.
trước ) kết với Pháp để bóc lột nhân
dân.
Giai cấp nông dân Số lượng đông đảo, bị áp bức Sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các
( đã có từ trước ) bóc lột nặng nề. Một bộ phận cuộc đấu tranh giành độc lập dân
mất ruộng đất, phải vào làm tộc.
việc trong các hầm mỏ, đồn
điền.
Giai cấp công nhân Phần lớn xuất thân từ nông dân, Có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ
làm việc trong các đồn điền, chống giới chủ nhằm cải thiện
hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp. đời sống.

Tầng lớp tư sản Đã xuất hiện và có nguồn gốc từ Chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng
các nhà thầu khoang, chủ xí hay tham gia vào các cuộc vận
nghiệp, chủ xưởng thủ công, chủ động cứu nước.
hàng buôn bị chính quyền thực
dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn
ép.
Tầng lớp tiểu tư sản Bao gồm chủ các xưởng thủ Có ý thức đấu tranh, tích cực tham
công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, gia các cuộc vận động cứu nước.
viên chức cấp thấp và những
người làm nghề tự do  cuộc
sống bấp bênh.

* Chuyển biến dưới tác động cuộc khai thác địa chủ lần 1 của thực dân
Pháp: Xuất hiện thêm một số giai cấp, tầng lớp mới: giai cấp công nhân, tầng
lớp tư sản dân tộc, tầng lớp tư sản mại bản.
2. Xu hướng mới trong cuộc vân động giải phóng dân tộc
- Vảo ngững năm đầu thế kỉ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản ở Châu Âu được truyền bá vảo
nước ta với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới , những tri thức Nho học tiến bộ của
nước ta đao lao vào cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản.

? Liên hệ giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có điểm gì khác so với
trước đây.
Những điểm khác của giai cấp công nhân ngày nay so với giai cấp công dân trước
kia là:
- Giai cấp công nhân nước ta hiện nay tăng nhanh về số lượng, đa dạng về
cơ cấu và ngành nghề.
- Chất lượng cuộc sống của giai cấp công nhân đã được cải thiện đáng kể
- Giai cấp công nhân hiện nay đang được trẻ hóa, trình độ học vấn, chuyên
môn nghề nghiệp từng bước được nâng lên.
- Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội, là lực lượng sản xuất ra của cải vật chất cho đất nước.

You might also like