You are on page 1of 23

CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN LỊCH SỬ LỚP 8

(5 cuốn)
I. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam(1897-
1913).
Câu 1: (5,0 điểm) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp (1897-
1914) đã tác động như thế nào đến kinh tế và xã hội Việt Nam?
Gợi ý:
Sau khi dập tắt được cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là
Hương Khê (1896), Thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác, bóc lột Việt Nam:
Kinh tế:
* Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền.
* Công nghiệp:
- Tập trung khai mỏ (than đá, kim loại quý).
- Xây dựng các cơ sở chế biến thực phẩm (Xay xát lúa gạo, đường, rượu, nước
mắm… ), sản xuất hàng tiêu dùng (Xà phòng, diêm, giấy, thủy tinh, dệt vải…), vật liệu
xây dựng (Gạch ngói, xi măng, sắt thép…)
* GTVT: Đầu tư xây dựng mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa vươn
ra khắp cả nước.
* Thương nghiệp: Pháp độc quyền buôn bán với thị trường Việt Nam.
* Tài chính, thuế khóa:
- Thành lập ngân hàng Đông Dương.
- Đặt thêm nhiều loại thuế mới.
Xã hội:
Dưới tác động của chương trình khai thác, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi, ngoài
những giai cấp, tàng lớp cũ, xuất hiện thêm nhiều giai cấp, tầng lớp mới:
* Địa chủ phong kiến: Đầu hàng làm tay sai cho Pháp, số lượng ngày càng đông, phân
hoá thành 2 bộ phận:
+ Bộ phận câu kết với đế quốc bóc lột nhân dân.
+ Bộ phận là địa chủ vừa và nhỏ, có tinh thần cách mạng.
* Nông dân: Cuộc sống cực khổ trăm bề, bị tước đoạt ruộng đất, chịu nhiều sưu cao,
thuế nặng và các phụ thu khác, bị phá sản trên quy mô lớn, trở thành tá điền trong các
đồn điền của Pháp, phu cao su, ra thành thị thì trở thành người ở, làm công trong các
nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ của tư bản Pháp. Dù ở đâu họ vẫn khổ cực, bần cùng,
không lối thoát. Thái độ: Căm ghét thực dân Pháp, có ý thức đấu tranh, sẵn sàng hưởng
ứng và tham gia cách mạng để đấu tranh giành tự do, no ấm.
* Tư sản:
Ra đời cùng sự phát triển của đô thị, họ là những nhà thầu-khoán, chủ đại lí. Hoạt động
chủ yếu: Kinh doanh buôn bán.
Bị thực dân chèn ép, kìm hãm, lệ thuộc, yếu ớt về kinh tế. Chưa dám tỏ thái độ hưởng
ứng, tham gia cuộc vân động cách mạng giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ
XX.
* Tiểu tư sản:
Là các chủ xưởng, buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp, học sinh. Cuộc sống bấp bênh.
Có ý thức dân tộc, đặc biệt là học sinh, nhà giáo, sinh viên. tích cực tham gia vào các
cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
* Công nhân:

1
Xuất thân từ nông dân, làm công ăn lương trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn
điền…Số lượng khoảng 10 vạn người (phát triển cùng sự phát triển của công thương
nghiệp và thuộc địa), sống tập trung.
Bị thực dân, phong kiến và tư sản bóc lột nên có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống
bọn chủ đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.
Tác động:
* Tích cực:
- Làm cho bộ mặt kinh tế – xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Các ngành công
nghiệp xuất hiện (khai mỏ, điện, nước, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng…), nhiều
đô thị mới ra đời (Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Vinh-Bến Thủy, Đà Nẵng, Sài
Gòn, Biên Hòa, Cần Thơ…), đường xá, cầu cống, mạng lưới thông tin liên lạc, bến cảng
được đầu tư xây dựng.
- Nhiều giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện: Tư sản, Tiểu tư sản thành thị, Công nhân
ra đời sẵn sàng tiếp thu cái mới, cái tiến bộ.
* Tiêu cực:
- Kinh tế Việt Nam càng bị bần cùng hóa và bị lệ thuộc nặng nề vào tư bản Pháp.
- Nhiều thứ thuế mới ra đời đè nặng lên vai người dân.
- Việt Nam trở thành nơi khai thác, bóc lột và bòn rút tài nguyên và là nơi tiêu thụ
hàng hóa cho mẫu quốc Pháp.
- Chính sách khủng bố, đàn áp của chính quyền càng làm cho mâu thuẫn giữa nhân
dân Việt Nam với thực dân Pháp trở nên sâu sắc.

Câu 2: (3 điểm) Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương?
Nhận xét.
Gợi ý:
Sơ đồ tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương

Liên bang Đông Dương


(Toàn quyền)

Bắc Kì Trung Kì Nam Kì Lào Campuchia


(Thống sứ) (Khâm sứ) (Thống đốc) (Khâm sứ) (Khâm sứ)

Đơn vị hành chính cấp tỉnh


(Công sứ)

Đơn vị hành chính cấp phủ, huyện


(Tri phủ, Tri huyện)

Đơn vị hành chính cấp xã,thôn


(Chánh tổng, Lí trưởng)

2
Nhận xét:
- Được tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới, thể hiện rõ âm mưu “chia để trị”.
- Các chức vụ quan trọng từ trung ương xuống đến cấp tỉnh đều do Pháp nắm, người
bản xứ chỉ được giữ những chức quan nhỏ từ cấp huyện trở xuống, đây là chính sách
“dùng người bản xứ trị người bản xứ”.
Câu 3(4 điểm): Cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX xã hội Việt Nam có những giai cấp,
tầng lớp nào? Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp đó
ra sao?
Gợi ý:
Giai cấp/ tầng Nghề nghiệp Thái độ chính trị, khả năng CM
lớp
Phát canh thu tô, cho vay Đã đầu hàng và câu kết làm tay sai
nặng lãi cho thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta
Địa chủ ở nông thôn.
- Có một số địa chủ vừa và nhỏ có
tinh thần yêu nước.
Làm ruộng, bị tước đoạt Căm thù đế quốc, phong kiến, sẵn
Nông dân ruộng đất, phá sản, chịu sàng đấu tranh để giành tự do và no
nhiều thứ thuế ấm.
Thầu khoán, đại lí, chủ Mong muốn có những thay đổi nhỏ để
xí nghiệp, chủ xưởng thủ dễ làm ăn chứ chưa dám tỏ thái độ
Tư sản
công, chủ hãng buôn bán hưởng ứng cuộc vận động cách mạng
giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX
Chủ các xưởng thủ công Có ý thức dân tộc, đặc biệt là nhà
nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ. giáo, thanh niên, học sinh, tích cực
Viên chức cấp thấp như tham gia vào cuộc vận động cứu nước
Tiểu tư sản
thông ngôn, nhà báo, thư đầu thế kỉ XX.
kí, giáo viên, học sinh,
sinh viên…
Làm công ăn lương Bị thực dân. phong kiến và tư sản bóc
trong các nhà máy, hầm lột nên sớm có tinh thần đấu tranh
Công nhân mỏ, đồn điền chống bọn chủ. Là giai cấp đóng vai
trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau
này.

Câu 4: (4.0 điểm) Chính sách khai thác về kinh tế của Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỉ XX? Mục đích, tác động của chính sách đó đối với nền kinh tế nước
ta?
Gợi ý:
- Chính sách về kinh tế:
* Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền trồng lúa (Nam Kì) và
cây công nghiệp(cao su).
* Công nghiệp: Tập trung khai mỏ (than đá, kim loại quý).
- Xây dựng các nhà máy sản xuất Xi măng, Điện nước, hàng tiêu dùng(vải, xà phòng,
diêm, giấy, thủy tinh, đường…)
3
* GTVT: Xây dựng hệ thồng GTVT phục vụ cho bóc lột kinh tế, đàn áp phong trào
đấu tranh của nhân dân. Cụ thể:
+ Đường bộ vươn tới những nơi xa xôi , hẻo lánh.
+ Đường thuỷ: Kênh rạch ở Nam Kì được khai thác triệt để.
+ Đường sắt: năm 1912 có tổng chiều dài 2059 km.
* Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp đánh thuế
nhẹ hoặc miễn, hàng của nước khác đánh thuế nặng, hàng của Việt Nam chủ yếu xuất
khẩu sang Pháp, đánh thuế nặng vào các mặt hàng: muối, rượu, thuốc phiện.
* Tài chính-Thuế khóa:
- Thành lập ngân hàng Đông Dương
- Đặt thêm nhiều biểu thuế mới để vơ vét, bóc lột.
- Mục đích, tác động:
* Tích cực:
- Làm cho bộ mặt kinh tế – xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Các ngành công
nghiệp xuất hiện (khai mỏ, điện, nước, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng…), nhiều
đô thị mới ra đời (Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Vinh-Bến Thủy, Đà Nẵng, Sài
Gòn, Biên Hòa, Cần Thơ…), đường xá, cầu cống, mạng lưới thông tin liên lạc, bến cảng
được đầu tư xây dựng.
- Nhiều giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện: Tư sản, Tiểu tư sản thành thị, Công nhân
ra đời sẵn sàng tiếp thu cái mới, cái tiến bộ.
* Tiêu cực:
- Kinh tế Việt Nam càng bị bần cùng hóa và bị lệ thuộc nặng nề vào tư bản Pháp.
- Nhiều thứ thuế mới ra đời đè nặng lên vai người dân.
- Việt Nam trở thành nơi khai thác, bóc lột và bòn rút tài nguyên và là nơi tiêu thụ
hàng hóa cho mẫu quốc Pháp.
- Chính sách khủng bố, đàn áp của chính quyền càng làm cho mâu thuẫn giữa nhân
dân Việt Nam với thực dân Pháp trở nên sâu sắc.
Câu 5(5 điểm): Thực dân Pháp đã thực hiện Chính sách về kinh tế, văn hóa và giáo
dục như thế nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914). Mục đích
của việc thực hiện chính sách đó là gì?
Gợi ý:
Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần vương, về
cơ bản Thực dân Pháp đã bình định được tình hình Việt Nam. Năm 1897, Pháp bắt tay
vào chương trình khai thác thuộc địa ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.
* Kinh tế:
- Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền trồng lúa (Nam Kì) và cây
công nghiệp(cao su).
- Công nghiệp:
+ Tập trung khai mỏ (than đá, kim loại quý).
+ Xây dựng các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm: Xi măng, Điện
nước, vải, xà phòng, diêm, giấy, thủy tinh, đường…
- GTVT: Xây dựng hệ thống GTVT phục vụ cho bóc lột kinh tế, đàn áp phong trào đấu
tranh của nhân dân. Cụ thể:
+ Đường bộ vươn tới những nơi xa xôi , hẻo lánh.
+ Đường thuỷ: Kênh rạch ở Nam Kì được khai thác triệt để.
+ Đường sắt: năm 1912 có tổng chiều dài 2059 km.

4
- Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp đánh thuế
nhẹ hoặc miễn, hàng của nước khác đánh thuế năng, hàng của Việt Nam chủ yếu xuất
khẩu sang Pháp, đánh thuế nặng vào các mặt hàng: muối, rượu, thuốc phiện.
- Tài chính – Thuế khóa:
+ Thành lập Ngân hàng Đông Dương. Cho các công ty vay vốn để đầu tư khai
thác, sản xuất.
+ Nhiều loại thuế mới được đặt ra song song với các loại thuế đã có từ trước của
chế độ phong kiến.
*Văn hoá- Giáo dục:
- Thực hiện chính sách “ngu dân”. Duy trì chế độ giáo dục phong kiến, mở trường
học cùng một số cơ sở văn hoá- y tế, phục vụ cho các con em quan lại thực dân nhằm
tạo ra một lớp người bản xứ phục vụ cho việc cai trị của chúng trên đất nước ta.
* Mục đích:
- Khai thác bóc lột tối đa các nguồn lợi của Việt Nam, phục vụ cho nhu cầu phát triển
của kinh tế chính quốc.
- Qua chương trình khai thác, Thực dân Pháp muốn nắm chặt hơn thị trường Việt Nam –
một trong hai thuộc địa quan trọng nhất của Pháp – cùng An-giê-ri (châu Phi).
- Chính sách “ngu dân” về văn hóa còn làm cho nhân dân ta tối tăm, lạc hậu , sa ngã vào
các tệ nạn xã hội, từ đó xa rời nhiệm vụ cứu nước.
Câu 6: (4.0 điểm) Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở
Việt Nam đã làm xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới:
a. Nêu hiểu biết của em về các giai cấp, tầng lớp và thái độ của họ đối với cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc?
b. Sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đã tác động đến cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỉ XX như thế nào?
Gợi ý:
a. Các giai cấp, tầng lớp và thái độ của họ đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc?
Ở nông thôn:
* Địa chủ phong kiến: Đầu hàng làm tay sai cho Pháp, số lượng ngày càng đông, phân
hoá thành 2 bộ phận:
+ Bộ phận câu kết với đế quốc bóc lột nhân dân.
+ Bộ phận là địa chủ vừa và nhỏ, có tinh thần cách mạng.
* Nông dân: Cuộc sống cực khổ trăm bề, bị tước đoạt ruộng đất, chịu nhiều sưu cao,
thuế nặng và các phụ thu khác, bị phá sản trên quy mô lớn, trở thành tá điền trong các
đồn điền của Pháp, phu cao su, ra thành thị thì trở thành người ở, làm công trong các
nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ của tư bản Pháp. Dù ở đâu họ vẫn khổ cực, bần cùng,
không lối thoát. Thái độ: Căm ghét thực dân Pháp, có ý thức đấu tranh, sẵn sàng hưởng
ứng và tham gia cách mạng để đấu tranh giành tự do, no ấm.
Ở đô thị: (do đô thị phát triển nên phân hoá thành nhiều giai cấp, tầng lớp).
* Tầng lớp Tư sản:
Ra đời cùng sự phát triển của đô thị, họ là những nhà thầu-khoán, chủ đại lí. Hoạt động
chủ yếu: Kinh doanh buôn bán.

5
Bị thực dân chèn ép, kìm hãm, lệ thuộc, yếu ớt về kinh tế. Chưa dám tỏ thái độ hưởng
ứng, tham gia cuộc vân động cách mạng giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ
XX.
* Tầng lớp tiểu tư sản:
Là các chủ xưởng, buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp, học sinh. Cuộc sống bấp bênh.
Có ý thức dân tộc, đặc biệt là học sinh, nhà giáo, sinh viên. tích cực tham gia vào các
cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
* Giai cấp công nhân:
Xuất thân từ nông dân, làm công ăn lương trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn
điền…Số lượng khoảng 10 vạn người (phát triển cùng sự phát triển của công thương
nghiệp và thuộc địa), sống tập trung.
Bị thực dân, phong kiến và tư sản bóc lột nên có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống
bọn chủ đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.
b. Sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đã tác động đến cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỉ XX như thế nào?
- Những giai cấp và tầng lớp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân) có đặc điểm chung là
những giai cấp, tầng lớp tiến bộ, sẵn sàng tiếp thu cái mới đặc biệt là giai cấp công
nhân…
II. Xu hướng cứu nước mới của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa hai phong trào yêu nước
chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX và phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? (so
sánh về tư tưởng, mục tiêu, thành phần lãnh đạo, hình thức đấu tranh)
Gợi ý:
* Giống nhau:
- Đều thể hiện lòng yêu nước chống Pháp xâm lược và phong kiến tay sai, giành độc lập
dân tộc. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng đều thất bại.
* Khác nhau:
Nội Phong trào yêu nước cuối thế kỉ Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
dung so XIX
sánh
- Diễn ra dưới ngọn cờ phong kiến,- Đi theo phương hướng và tư
bị chi phối bởi ý thức hệ phong tưởng mới: Dân chủ tư sản. Người

kiến. Tư tưởng: giúp Vua cứu lãnh đạo sẵn sàng tiếp thu những
tưởng
nước. giá trị tiến bộ của trào lưu Dân chủ
tư sản.
- Đánh đuổi Pháp, khôi phục lại chế - Chống Pháp cùng bọn vua quan
Mục tiêu độ phong kiến có chủ quyền. để giành độc lập dân tộc, thực hiện
đổi mới đất nước (duy tân).
- Các văn thân sĩ phu yêu nước - Những nhà nho yêu nước tiến bộ
Lãnh thuộc giai cấp phong kiến và nông tiếp thu tư tưởng mới - dân chủ tư
đạo dân hạn chế về trình độvà tư duy. sản.

6
- Phong phú: Mở trường, lập hội, đi
Hình du học, xuất bản sách báo, vận
thức đấu - Khởi nghĩa vũ trang động nhân dân theo đời sống mới,
tranh bạo động, biểu tình (chống thuế ở
Trung Kì).

Câu 2: (5,0 điểm) Đầu thế kỉ XX, những người yêu nước Việt Nam đã hăng hái lao
vào cuộc vận động cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Bằng kiến
thức đã học, em hãy:
a. Giải thích: Vì sao đầu thế kỉ XX những người yêu nước Việt Nam lại mạnh dạn đón
nhận những luồng tư tưởng mới và hăng hái đi theo con đường cứu nước mới?
b. Nêu những nét chính về hoạt động của phong trào Đông Du và cho biết mặt hạn chế,
tiến bộ trong tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu?
c. Chỉ rõ những nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước trên.
Gợi ý:
a. Giải thích:
- Về chủ quan:
+ Đầu thế kỉ XX các phong trào chống Pháp theo ngọn cờ phong kiến đã hoàn toàn thất
bại.
+ Triều đình phong kiến đã đầu hàng và cấu kết với thực dân Pháp..............
+ Công cuộc khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự
phân hóa sâu sắc, một số giai cấp và tầng lớp mới ra đời: Tư sản, tiểu tư sản, công
nhân…
- Về khách quan:
+ Đầu thế kỉ XX tư tưởng dân chủ tư sản Châu Âu qua sách báo mới từ Trung Quốc du
nhập vào Việt Nam.
+ Nhật Bản trở thành tấm gương cho những nhà yêu nước Việt Nam học tập và noi
theo.
+ Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà được độc lập và trở nên
giàu mạnh, các nhà yêu nước Việt Nam hăng hái đón nhận luồng tư tưởng mới và đi
tìm con đường cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
b. Nêu những nét chính về hoạt động của phong trào Đông Du:
- Năm 1904 Phan Bội Châu thành lập hội Duy Tân. Mục đích là lập ra một nước Việt
Nam độc lập. Đầu năm 1905 Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp đỡ khí giới và tiền bạc
để đánh Pháp, người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này.
Từ đó, Phan Bội Châu phát động thành viên tham gia phong trào Đông Du.
- Tháng 9- 1908, Nhật cấu kết với Thực dân Pháp trục xuất những người yêu nước Việt
Nam. Tháng 3-1909 Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật Bản, phong trào tan rã.
* Tiến bộ và hạn chế:
- Tiến bộ: Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiến bộ nhất phong trào cách mạng Việt
Nam đầu thế kỉ XX. Ông kiên quyết đánh Pháp giải phóng dân tộc rồi sau đó đưa nước
nhà tiến lên con đường TBCN. Đây là con đường tiến bộ lúc bấy giờ.
- Hạn chế: Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật đánh Pháp là chưa đúng đắn, còn
“ấu trĩ”, cách mạng muốn thành công không chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của nước
ngoài, mà cách mạng muốn thành công phải do nhân tố bên trong quyết định. Mặt
khác, Phan Bội Châu còn ảo tưởng về chủ nghĩa đế quốc.

7
c. Chỉ rõ những nguyên nhân thất bại.
- Thiếu sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, đường lối lãnh đạo chưa
đúng đắn (dựa vào Nhật đế đánh Pháp hay dựa vào Pháp để canh tân đất nước là điều
không thể thực hiện được...)
- Các phong trào yêu nước còn diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa có sự thống nhất, phối hợp
chặt chẽ, chưa tập hợp được rộng rãi các lực lượng của dân tộc, nhất là chưa tập hợp
đuợc 2 lực lượng cơ bản: công nhân và nông dân.
- Tương quan lực lượng hai bên chênh lệch. Các phong trào nổ ra khi thực dân Pháp
còn mạnh và đã bị Pháp đàn áp khốc liệt bằng nhiều thủ đoạn dã man....
Câu 3. (6,0 điểm) Trình bày những nét chính về phong trào Đông Du? Vì sao Phan
Bội Châu lại chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập và muốn dựa vào Nhật
Bản? Bài học học rút ra từ phong trào Đông Du là gì?
Gợi ý:
a. Nét chính của phong trào Đông Du:
– Năm 1904, các nhà yêu nước lập ra Hội Duy Tân do Phan Bội Châu đứng đầu. Mục
đích của Hội là lập ra một nước Việt Nam độc lập.
– Đầu năm 1905, Phan Phội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp khí giới, tiền bạc để đánh
Pháp. Người Nhật Bản chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này.
-Tiếp đó, Hội Duy tân phát động thành viên tham gia phong trào Đông Du. Lúc đầu,
phong trào Đông du hoạt động rất thuận lợi, số học sinh sang Nhật Bản có lúc lên tới
200 người.
– Đến đầu tháng 9/1908, thực dân Pháp câu kết với Nhật. Pháp cho Nhật vào buôn bán
ở Việt Nam, còn Nhật không cho các nhà yêu nước Việt Nam trú ngụ, nên nhà cầm
quyền Nhật trục xuất những người yêu nước Việt Nam.
– Tháng 3/1909, Phan Bội Châu buộc phảo rời Nhật Bản. Đến đây, Phan Bội Châu rút
ra bài học: “Đã là phường đế quốc dù da trắng hay da vàng thì chúng đều là một lũ cướp
nước như nhau”.
Phong trào Đông Du tan rã, Hội Duy tân ngừng hoạt động.
b. Phan Bội Châu chủ trương bạo động vũ trang và dựa vào Nhật để giành độc lập
vì:
– Phan Bội Châu cho rằng độc lập dân tộc là nhiệm vụ cần làm trước để đi tới phú
cường. Muốn giành được độc lập thì chỉ có con đường bạo động vũ trang (vì truyền
thống của dân tộc ta trong việc đấu tranh giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc cũng là đấu
tranh vũ trang, các cuộc khởi nghĩa…)
- Ông chủ trương lập ra Hội Duy tân với mục đích là lập ra một nước Việt Nam độc lập
bằng việc chuẩn bị lực lương, tuyên truyền yêu nước, liên kết quốc tế chống chủ nghĩa
đế quốc.
– Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để giành độc lập.
- Ông cho rằng: Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hóa (đồng văn, đồng chủng), lại đi
theo con đường tư bản châu Âu đã giàu mạnh lên, đánh thắng đế quốc Nga và thoát khỏi

8
đế quốc xâm lược nên có thể nhờ cậy được, nên ông quyết định xuất dương sang Nhật
(1905) cầu viện.
c. Bài học học rút ra từ phong trào Đông du.
– Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai “ đưa hổ cửa trước, rước
beo cửa sau” không thể dựa vào đế quốc để đánh đế quốc được.
– Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ hỗ trợ quốc tế chân
chính.
Câu 4. (4,0 điểm) Kể tên những phong trào yêu nước tiêu biểu trước chiến tranh thế
giới thứ nhất? Qua đó, em có nhận xét gì về phong trào yêu nước chống Pháp đầu
thế kỉ XX?
Gợi ý:
- Phong trào Đông du ( 1905-1909) do Phan Bội Châu đứng đầu.
- Đông kinh nghĩa thục ( 1907) của Lương Văn Can, Nguyễn Quyền…
- Cuộc vận động duy tân và phong trào chống thuế ở Trung kì (1908). Lãnh đạo là Phan
Châu Trinh và Huỳnh thúc Kháng.
Nhận xét:
- Mục đích: Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, kết hợp với cải cách xã
hội, xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa (theo hướng dân chủ tư sản)
- Chủ trương đường lối: giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ.
- Thành phần lãnh đạo: các nhà nho yêu nước tiến bộ, sẵn sàng tiếp thu tư tưởng mới:
dân chủ tư sản ( Phan bội Châu, Phan Châu Trinh...)
- Biện pháp đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang, duy tân cải cách với nhiều hình thức: đưa
học sinh du học; truyền bá tư tưởng mới, kết hợp xây dựng lực lượng trong nước với sự
giúp đỡ của bên ngoài......
- Các phong trào tiêu biểu: Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy Tân.
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân cùng tham gia.
- Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng dân chủ tư sản có nhiều tiến
bộ nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế ( dựa vào kẻ thù để cải cách, cầu viện...) là không
thích hợp với hoàn cảnh nước ta bấy giờ. Tuy nhiên, phong trµo ®· nªu cao tinh thÇn
yªu níc chèng x©m lîc Ph¸p cña nh©n d©n ta đầu thÕ kØ XX.
Câu 5. (4.0 điểm):Trình bày hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu trong phong
trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong con đường
cứu nước của ông.
Gợi ý:
* Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu
- 1904: Ông thành lập Hội Duy tân, mục đích lập ra một nước Việt Nam độc lập.
- 1905: Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp khí giới và tiền bạc đánh Pháp. Hội Duy Tân
phát động phong trào Đông du. Phong trào Đông du đã đưa 200 học sinh sang Nhật học
tập
- 9.1908: Thực dân Pháp câu kết với Nhật trục xuất những người yêu nước Việt Nam .
- 3.1909: Phan Bội Châu rời khỏi Nhật Bản. Phong trào tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt
động.
* Phân tích ưu điểm và hạn chế
9
- Ưu điểm:
+ Xác định đúng kẻ thù của dân tộc là: thực dân Pháp, từ đó đề ra nhiệm vụ cấp thiết
của cách mạng Việt Nam là đánh Pháp giành độc lập dân tộc.
+ Sử dụng biện pháp bạo động vũ trang.
+ Bước đầu hướng cách mạng Việt Nam ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời
đại.
- Hạn chế
+ Dựa vào Nhật nhưng không thấy rõ được bản chất đế quốc của Nhật.
Câu 6 (4.0 điểm): Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ
XX theo các nội dung sau: Phong trào; Thời gian; Người lãnh đạo; Tính chất, hình
thức

Thời
Phong trào Người lãnh đạo Tính chất, hình thức
gian
Đông Du 1905- Phan Bội Châu - Cứu nước bằng khởi nghĩa vũ trang,
1909 khôi phục nước Việt Nam độc lập.
- Đưa thanh niên đi du học ở Nhật, nhờ
Nhật giúp đỡ về vũ khí, lương thực để
chống Pháp.
Đông Kinh 1907 Lương Văn Can, - Vận động cải cách văn hoá-xã hội
nghĩa thục Nguyễn Quyền theo lối tư sản.
+ Mở trường dạy học
+ Các môn: Địa lí, Lịch sử, khoa học
thường thức.
+ Tổ chức các buổi bình văn, viết báo,
xuất bản sách báo.
Cuộc vận 1908 Phan Châu - Vận động, cải cách KT-VH-XH, làm
động Duy tân Trinh, Huỳnh cho Việt Nam phát triển giàu mạnh tiến
và phong trào Thúc Kháng tới giành độc lập dân tộc, cứu nước
chống thuế ở bằng con đường hoà bình thông qua cải
Trung Kì cách xã hội.
- Mở trường học.
- Xuất bản sách báo.
- Đả phá hủ tục lạc hậu.
- Tuyên truyền lối sống mới.

Câu 7 (4,0 điểm): Từ xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Nguyễn Tất Thành đầu thế kỷ XX, em hãy rút ra nhận xét ?
Gợi ý:
Đầu thế kỷ XX, các phong trào cứu nước theo ý thức hệ phong kiến do các văn thân,
sĩ phu lãnh đạo hay khởi nghĩa nông dân đều lần lượt bị thất bại do đã lỗi thời không
còn phù hợp với xu thế của thời đại dẫn tới cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng bế
tắc, khủng hoảng về tư tưởng, đường lối đòi hỏi phải có một con đường cứu nước mới
phù hợp.

10
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất mà Pháp tiến hành đã dẫn đến hệ quả: xã hội
Việt Nam bị phân hóa sâu sắc, từ đây xuất hiện thêm nhiều giai cấp và tầng lớp mới: tư
sản, tiểu tư sản, vô sản. Đây là những giai cấp, tầng lớp có học thức, có trình độ sẵn
sàng tiếp thu cái mới, cái tiến bộ của thế giới.
Trong khi xã hội Việt Nam đang bị phân hóa thì từ đầu thế kỉ XX, các tư tưởng dân
chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào Việt Nam qua sách báo Trung Quốc, mặt khác
con đường cải cách duy tân đất nước của Nhật Bản cũng đã kích thích nhiều nhà yêu
nước lúc bấy giờ muốn noi theo.
Từ đây bắt đầu xuất hiện các xu hướng cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam mà tiêu
biểu hơn cả là các xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Nguyễn
Ái Quốc.
Phan Bội Châu vận động quần chúng lập hội Duy Tân, mục đích nhằm lập ra một nước
Việt Nam độc lập, tranh thủ sự ủng hộ của các nước ngoài. Tổ chức bạo động đánh đuổi
Pháp, sau đó xây dựng một chế độ chính trị dựa vào dân theo tư tưởng cộng hoà.
Đầu 1905 hội Duy Tân phát động các thành viên tham gia phong trào Đông Du (Du
học ở Nhật), nhờ Nhật giúp đỡ về vũ khí, lương thực và đào tạo cán bộ cách mạng cứu
nước.
Lúc đầu phong trào hoạt động thuận lợi, số học sinh sang Nhật có lúc lên đến 200
người. Tháng 9/1908 Pháp câu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam.
Kết quả, tháng 3.1909, Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật sang Trung Quốc phong trào
thất bại, hội Duy Tân ngừng hoạt động.
Phan Châu Trinh định dùng những cải cách xã hội để canh tân đất nước, cứu nước
bằng con đường nâng cao dân trí và dân quyền, đề cao tư tưởng dân chủ tư sản, đòi
Pháp phải sửa đổi chính sách cai trị. Chủ trương phản đối bạo động (đi theo con đường
cải lương tư sản)
Chủ trương mở trường, diễn thuyết về xã hội và tình hình thế giới. Tuyên truyền, kêu
gọi, mở mang Công- Thương nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, đả phá các hủ tục lạc hậu, mê
tín dị đoan, bài trừ quan lại xấu…
Nguyễn Ái Quốc sinh ra vào thời buổi nước mất nhà tan, chứng kiến sự thất bại của
các phong trào yêu nước, được tiếp xúc với những nhà lãnh đạo cách mạng đương thời,
được sống trên mảnh đất quê hương có truyền thống chiến đấu bất khuất, tiếp thu truyền
thống gia đình, sẵn có lòng yêu nước thương dân, căm thù đế quốc xâm lược.
Tất cả những điều đó đã hun đúc ý chí quyết tâm và Người quyết chí ra đi tìm đường
cứu nước mới, khác với con đường của các bậc tiền bối (Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh), Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước
khác đã làm gì mà hùng cường như vậy, và sự thật đằng sau khẩu hiệu: “Tự do-Bình
đẳng-Bác ái” là gì, để từ đó về giúp đỡ đồng bào, cứu dân tộc.
Ngày 5/6/1911 Nguyễn Ái Quốc rời tổ quốc tại bến cảng Nhà Rồng làm phụ bếp cho
một tàu buôn của Pháp để có cơ hội sang các nước phương Tây. Người đã đi qua nhiều
nước đế quốc, tư bản, thuộc địa, phụ thuộc, làm nhiều nghề để kiếm sống. Trong thời
gian này, Người sống và làm việc gần gũi với nhiều người lao động ở nhiều nước, hiểu
rõ hoàn cảnh, nguyện vọng của họ trong cuộc đấu tranh giành dộc lập dân tộc, từ đó
người xác định được rõ Bạn-Thù.
Đây là cơ sở đầu tiên giúp Nguyễn Ái Quốc nhận thức được sự đoàn kết quốc tế giữa
các dân tộc bị áp bức trên thế giới, từ đó người có điều kiện tiếp thu quan điểm về giai
cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác- Lê nin.

11
Như vậy, qua chủ trương, đường lối cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và
Nguyễn Ái Quốc ta có thể thấy: Đường lối cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Chu
Trinh tồn tại nhiều ngộ nhận và sai lầm để rồi đi đến thất bại. Chỉ đường lối cứu nước
của Nguyễn Ái Quốc là duy nhất đúng và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử Việt
Nam bấy giờ. Cụ thể:
Những người lãnh đạo phong trào cách mạng đầu thế kỉ XX chưa thấy được mâu
thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, do đó
mà không xác định được đầy đủ kẻ thù cơ bản của Việt Nam là thực dân Pháp và địa
chủ phong kiến.
Thiếu phương pháp cách mạng đúng đắn, không đề ra được đường lối cách mạng phù
hợp.
Đường lối còn nhiều thiếu sót, sai lầm:
Phan Bội Châu dựa vào Đế quốc để đánh Đế quốc thì chẳng khác nào ”Đưa hổ cửa
trước, rước beo cửa sau”.
Phan Châu Trinh: Dựa vào Đế quốc để đánh Phong kiến thì chẳng khác gì “Cầu xin đế
quốc rủ lòng thương”.
Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường sang phương Tây, nơi được mệnh danh có tư
tưởng Tự do-Bình đẳng-Bác ái, có khoa học kĩ thuật, có nền văn minh phát triển.
Nguyễn Ái Quốc đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, đi vào phong trào quần chúng,
giác ngộ, đoàn kết họ đứng lên đấu tranh giành độc lập thực sự bằng sức mạnh của mình
là chính, Người luôn đề cao học tập, nghiên cứu lí luận và kinh nghiệm cách mạng mới
nhất của thời đại và Người đã bắt gặp chân lí cách mạng tháng Mười Nga, một lần nữa
cần khẳng định: đây là con đường cứu nước đúng đắn nhất đối với dân tộc Việt Nam.
Câu 8 ( 3,0 điểm ): Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa xu hướng
cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
Gợi ý:

Giống nhau:
- Cả hai đều là sĩ phu yêu nước mạnh dạn đón nhận tư tưởng dân chủ tư sản.
- Đều nhằm mục đích giải phóng dân tộc, đưa đất nước tiến lên con đường TBCN.
- Đều xác định lực lượng cách mạng là tất cả đồng bào nhưng không chỉ rõ lực lượng
nào là chủ yếu.
- Đều dựa vào đế quốc để thực hiện mục tiêu cách mạng.
- Cuối cùng đều thất bại.
Khác nhau:
+ Về phương pháp cách mạng: Phan Bội Châu tập trung người trung nghĩa để phát triển
thế lực, xúc tiến bạo động, cầu ngoại viện (Nhật); Phan Châu Trinh khai dân trí, chấn
dân khí, hậu dân sinh đưa đất nước lên phú cường – có ý dựa vào Pháp.
+ Về vấn đề xác định đối tượng cách mạng: Phan Bội Châu coi đế quốc thực dân là kẻ
thù duy nhất; Phan Châu Trinh tập trung chống nền quân chủ phong kiến.
+ Về ảnh hưởng: Hoạt động của Phan Bội Châu đã khuấy động lòng yêu nước, cổ vũ
tinh thần dân tộc; hoạt động của Phan Châu Trinh đã cổ vũ tinh thần học tập tự cường,
giáo dục tư tưởng chống các hủ tục phong kiến.
Câu 9: (5 điểm) Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện xu hướng cứu nước mới, em
hãy cho biết:

12
a. Điều kiện lịch sử dẫn đến sự xuất hiện xu hướng cứu nước mới.
b. Những điểm giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách.
c. Có sự đối lập giữa hai xu hướng này hay không? Vì sao?
Gợi ý:
a. Điều kiện lịch sử dẫn đến sự xuất hiện xu hướng cứu nước mới:
* Trong nước:
- Cuối thế kỉ XIX, phong trào Cần vương thất bại, chứng tỏ ngọn cờ yêu nước theo hệ
tư tưởng phong kiến đã lỗi thời...yêu cầu tìm một con đường cứu nước mới, một tư
tưởng cách mạng mới phù hợp với điều kiện lịch sử ...
- Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) đã làm
cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi...
- Một số sĩ phu yêu nước thức thời đã nhận thấy sự hạn chế của tư tưởng phong kiến, có
điều kiện tiếp xúc với những tư tưởng mới của thời đại... đã có sự chuyển biến về chính
trị cũng như tư duy kinh tế ... trong đó đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan
Châu Trinh...
* Thế giới:
Đầu thế kỉ XX thế giới có những biến đổi lớn ảnh hưởng đến nước ta:
+ Phong trào cải cách chính trị- văn hóa ở Trung Quốc gắn liền với những nhân vật như
Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc, tư
tưởng tiến bộ trong cách mạng tư sản Pháp ... đã ảnh hưởng đến các sĩ phu Việt Nam.
+ Đặc biệt, những duy tân của Nhật Bản sau 30 năm tiến hành đã đưa nước Nhật phát
triển mạnh mẽ, hùng cường...
b. Những điểm giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách.
- Giống nhau:
+ Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, mong muốn dân giàu, nước mạnh...
+ Đứng đầu là các văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ, chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân
chủ tư sản...
+ Đấu tranh để giành độc lập dân tộc nhưng cuối cùng đều thất bại.
- Khác nhau:
+ Xu hướng bạo động: chủ trương bạo động đánh Pháp, tổ chức lực lượng trong nước,
cầu viện bên ngoài, trước hết là Nhật Bản....
+ Xu hướng cải cách: Chủ trương cứu nước bằng việc nâng cao dân trí, dân quyền; nhấn
mạnh vấn đề cải cách dân chủ, thức tỉnh nhân dân...
c. Không có sự đối lập giữa xu hướng bạo động và xu hướng cải cách trong phong
trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Vì:
+ Cả hai xu hướng bạo động và cải cách đều xuất phát từ lòng yêu nước, đều kế thừa và
phát huy truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc…
+ Mục tiêu đấu tranh của hai xu hướng đều là cứu nước, cứu dân, kết hợp việc giành
độc lập dân tộc với xây dựng một xã hội tiến bộ theo hướng TBCN …
+ Sự xuất hiện hai xu hướng đều dựa trện sự tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản và ảnh
hưởng của các trào lưu tiến bộ từ bên ngoài. Hai xu hướng có thể chuyển hóa, kết hợp
với nhau và cùng tồn tại trong một khuynh hướng cứu nước …
Câu 10 (4,0 điểm) : So sánh điểm khác nhau giữa phong trào Đông du (1905-1909)
do Phan Bội Châu khởi xướng với phong trào Duy Tân (1906-1908) do Phan Châu
Trinh khởi xướng về: Nhiệm vụ và mục tiêu trước mắt, phương pháp và hình thức

13
đấu tranh, phương thức hoạt động, cơ sở xã hội, lực lượng tham gia. Nguyên nhân
của sự khác nhau đó.
Gợi ý:
* So sánh điểm khác nhau:
Nội dung Phong trào Đông Du (1905-1908) Phong trào Duy tân (1906-1908)
so sánh
Nhiệm vụ Đánh Pháp giành độc lập dân tộc Đánh đổ chế độ phong kiến, tiến
và mục rồi mới tiến hành canh tân đất hành cải cách canh tân đất nước,
tiêu trước nước. làm cho đất nước phú cường rồi
mắt mới đánh Pháp giành độc lập dân
tộc
Phương Vũ trang, bạo động, cầu viện nước Chủ trương bất bạo động, dựa vào
pháp và noài, dựa vào Nhật để dánh Pháp Pháp để cải cách, canh tân đất
hình thức nước, sau mới đánh Pháp giành
đấu tranh độc lập dân tộc.
Phương Bí mật, bất hợp Pháp, có tổ chức Công khai , hợp pháp, không xây
thức hoạt dựng các tổ chức chính trị mà chỉ
động đứng ra kêu gọi, hô hào
Cơ sở xã Dựa vào tầng lớp trên, quan lại cũ, Dựa vào tầng lớp dưới, những
hội những người giàu có người nghèo khổ, đặc biệt là nông
dân
Lực lượng Chủ yếu là thanh niên yêu nước Đông đảo các tầng lớp
tham gia sang Nhật học tập

* Nguyên nhân của sự khác nhau đó:


- Hoàn cảnh xuất thân, yếu tố quê hương, gia đình của Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh không giống nhau:
+ Phan Bội Châu sinh ra ở Nghệ An, nơi có truyền thống yêu nước chống xâm lược, nên
đề cao vấn đề dân tộc.
+ Phan Châu Trinh sinh ra ở Quảng Nam, nơi buôn bán thương nghiệp phát triển nên đề
cao vấn đề dân chủ.
- Đón nhận tư tưởng bên ngoài khác nhau:
+ Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng của tấm gương tự cường Nhật Bản, nên nảy sinh tư
tưởng dựa vào Nhật đánh Pháp.
+ Phan Châu Trinh ảnh hưởng tư tưởng của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu ở
Trung Quốc nên chủ trương dựa vào Pháp để canh tân đất nước.
- Khă năng nhận biết về thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra cho mõi ông khác nhau:
+ Phan Bội Châu nhìn thấy mâu thuẫn dân tộc.
+ Phan Châu Trinh nhìn thấy mâu thuẫn giai cấp.
III. Quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

Câu 1: (4 điểm) Tại sao nói hướng đi và cách tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái
Quốc là duy nhất đúng, bảo đảm cho cách mạng Việt Nam bắt gặp chân lý cứu nước
của thời đại sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Gợi ý:

14
- Cuối TK XIX- đầu XX, sau khi dập tắt phong trào Cần Vương, TD Pháp bắt đầu
khai thác thuộc địa, dẫn đến sự phân hoá giai cấp trong XH, làm nảy sinh các cuộc khởi
nghĩa của nhân dân đòi quyền sống, quyền tự do và chống chủ nghĩa thực dân.
- Đầu TK XX, các cuộc đấu tranh Duy Tân diễn ra trong một bối cảnh mới, các cuộc
vận động cách mạng có tính chất DCTS (Đông Du, ĐKNT, Duy Tân). Các phong trào
đều thất bại. Bộc lộ rõ sự khủng hoảng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức, giai
cấp lãnh đạo tiên tiến. Đặt cách mạng Việt Nam trước những yêu cầu, đòi hỏi cấp bách.
Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19.5.1890 trong một gia đình nhà Nho yêu nước ở Kim
Liên - Nam Đàn- Nghệ An.
Sinh ra vào thời buổi nước mất nhà tan, chứng kiến sự thất bại của các phong trào yêu
nước, được tiếp xúc với những nhà lãnh đạo cách mạng đương thời, được sống trên
mảnh đất quê hương có truyền thống chiến đấu bất khuất, tiếp thu truyền thống gia đình,
sẵn có lòng yêu nước thương dân, căm thù đế quốc xâm lược. Tất cả những điều đó đã
hun đúc ý chí quyết tâm và Người quyết chí ra đi tìm đường cứu nước mới.
Hướng đi và cách tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là duy nhất đúng vì:
- Khác với con đường của các bậc tiền bối (Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám,
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh), Người quyết định sang phương Tây, nơi có khẩu
hiệu Tự do-Bình đẳng-Bác ái để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác đã làm gì
mà hùng cường như vậy để từ đó về giúp đỡ đồng bào, cứu dân tộc.
- Nguyễn Ái Quốc đã đi qua nhiều nước đế quốc, tư bản, thuộc địa, phụ thuộc, làm
nhiều nghề để kiếm sống, tiếp xúc với nhiều hạng người khác nhau, bằng thực tế đó
Người đã thấy được nỗi thống khổ của nhân dân lao động và sự tàn ác vô nhân đạo của
CNTB. Từ đây Người đã nhận rõ được Bạn-Thù.
- Bằng vốn kiến thức tự học và tích lũy, NAQ tích cực tham gia hoạt động chính trị:
viết báo, dịch sách, tham dự các buổi mít tinh, hội họp…cũng chính từ đây NAQ đã bắt
gặp chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Như vậy, từ suy nghĩ đến hành động của bản thân có thể nói hướng đi và cách tìm
đường cứu nước của NAQ là duy nhất đúng cho cách mạng Việt Nam.
Câu 2: (3,0 điểm) Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Tóm tắt
hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến năm 1917?
Gợi ý:
- Nguyễn Tất Thành (sau này là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) sinh ngày 19/5/1890
trong một gia đình nhà Nho yêu nước quê tại xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ
An.
- Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp,
nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục song vẫn không đi đến
thắng lợi. Người tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh…nhưng không tán thành chủ trương, đường lối hoạt động của họ nên
quyết định đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
- Ngày 5/6/1911 với tên mới là Văn Ba, Người xin làm phụ bếp cho tàu buôn của
Pháp để có điều kiện sang các nước phương Tây nơi có khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do-
Bình đẳng-Bác ái” xem họ làm thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình. Hành trình ra đi
tìm đường cứu nước đưa Người qua nhiều nước châu Á,châu Âu, châu Phi, châu Mĩ,
châu Đại Dương làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống, Người có điều kiện tiếp xúc
với giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước.

15
- Cuối năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi, từ Anh, Người
trở lại Pháp để hoạt động. Tại Pháp, Người tham gia hoạt động trong Hội những người
Việt Nam yêu nước , viết báo, tài liệu tuyên truyền, tranh thủ các diễn đàn, các buổi mít
tinh để tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam. Sống và hoạt
động trong phong trào công nhân Pháp...Người đã rút ra một số kết luận quan trọng thể hiện
trong chuyển biến lập trường tư tưởng: ở đâu giai cấp công nhân cũng là bạn, ở đâu chủ nghĩa
đế quốc cũng là thù; Muốn giải phóng dân tộc phải biết tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân
quốc, đoàn kết các giai cấp tầng lớp, đặc biệt giai cấp vô sản quốc tế ...
- Những hoạt động này tuy mới chỉ bước đầu, song có ý nghĩa to lớn, giúp Người sớm tiếp
cận chân lí cứu nước của thời đại, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam: con
đường cách mạng vô sản, hướng theo cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại....

IV. Khu vực Mĩ La-tinh.


Câu 1 (2,0 điểm). Nét nổi bật của Mĩ La tinh từ sau năm 1945? Tại sao từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực này được ví như: “lục địa bùng cháy” ?
Gợi ý:
Nét nổi bật của Mĩ La tinh từ sau năm 1945:
- Mĩ La tinh là một khu vực rộng lớn trải dài từ Mê-hi-cô ở Trung Mĩ xuống tận cực
Nam của châu Mĩ gồm 23 quốc gia với tổng diện tích khoảng 21 triệu km2. Khác với
châu Á, châu Phi, nhiều nước Mĩ La tinh giành được độc lập từ rất sớm (đầu thế kỉ
XIX) từ thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tuy nhiên, đầu thế kỉ XX, khu vực này
lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “cái sân sau” của đế quốc Mĩ.
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cách mạng chống đế quốc Mĩ phát
triển mạnh mẽ ở khu vực Mĩ La tinh. Mở đầu là cách mạng Cu-ba(1959), tiếp đó là
phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra sôi nổi ở nhiều quốc gia. Tiêu biểu như: Bô-li-vi-
a, Cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa, Vê-nê-xu-ê-la, Chi-lê…Kết quả, chính quyền độc tài thân
Mĩ ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc-dân chủ được thành lập.
- Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nhiều nước Mĩ La tinh đã thu
được những thành tựu quan trọng: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt
chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực về
hợp tác phát triển kinh tế…Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Mê-hi-cô đã trở thành những nước
Công nghiệp mới (NIC). Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình kinh tế, chính trị ở
nhiều nước Mĩ La tinh lại gặp khó khăn: tình trạng mất ổn định chính trị kéo dài ở một
số quốc gia, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, nợ nước ngoài gia tăng…
Tại sao từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực này được ví như: “lục địa bùng
cháy”:
- Mĩ La tinh được mệnh danh là “lục địa bùng cháy” bởi từ những năm 60 đến những
năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh vũ trang chống đế quốc Mĩ và các chế độ
độc tài thân Mĩ đã bùng nổ quyết liệt ở nơi đây. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa vũ trang
chống chế độ độc tài thân Mĩ của nhân dân Cu-ba (1952-1959).
Câu 2: (3,0 điểm): Hãy nêu những biến đổi nổi bật của Mỹ La Tinh từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai và những nét khác biệt về tình hình chung của phong trào đấu
tranh của Mỹ La Tinh so với châu Á và châu Phi .
Gợi ý:
Những nét nổi bật:

16
- Mĩ La tinh là một khu vực rộng lớn trải dài từ Mê-hi-cô ở Trung Mĩ xuống tận cực
Nam của châu Mĩ gồm 23 quốc gia với tổng diện tích khoảng 21 triệu km2. Khác với
châu Á, châu Phi, nhiều nước Mĩ La tinh giành được độc lập từ rất sớm (đầu thế kỉ
XIX) từ thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tuy nhiên, đầu thế kỉ XX, khu vực này
lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “cái sân sau” của đế quốc Mĩ.
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cách mạng chống đế quốc Mĩ phát
triển mạnh mẽ ở khu vực Mĩ La tinh. Mở đầu là cách mạng Cu-ba(1959), tiếp đó là
phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra sôi nổi ở nhiều quốc gia. Tiêu biểu như: Bô-li-vi-
a, Cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa, Vê-nê-xu-ê-la, Chi-lê…Kết quả, chính quyền độc tài thân
Mĩ ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc-dân chủ được thành lập.
- Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nhiều nước Mĩ La tinh đã thu
được những thành tựu quan trọng: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt
chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực về
hợp tác phát triển kinh tế…Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Mê-hi-cô đã trở thành những nước
Công nghiệp mới (NIC). Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình kinh tế, chính trị ở
nhiều nước Mĩ La tinh lại gặp khó khăn: tình trạng mất ổn định chính trị kéo dài ở một
số quốc gia, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, nợ nước ngoài gia tăng…
Những nét khác biệt:
- Trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Á, Phi đều là thuộc địa của các
nước đế quốc do đó sau chiến tranh thế giới thứ hai mục tiêu đấu tranh của các nước
này là lật đổ ách thống trị của đế quốc, thực dân để giành lại độc lập.
- Các nước Mĩ La- Tinh tuy giành độc lập từ rất sớm nhưng lại phụ thuộc vào Mĩ và trở
thành "sân sau" của Mĩ nên mục tiêu đấu tranh của các nước này là đấu tranh thoát khỏi
sự lệ thuộc vào Mĩ.
Câu 3: (3.0 điểm) Phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba từ 1945 – 1959 diễn ra như
thế nào? Vì sao nói: "Cuba là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ
Latinh"?
Gợi ý:
* Phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba từ 1945 – 1959:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự giúp đỡ của Mĩ, tháng 3/1952 Tướng Ba-ti-xta
làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba….
+ Không cam chịu chế độ độc tài tàn bạo, các tầng lớp nhân dân Cuba đã bền bỉ tiến
hành cuộc đấu tranh giành chính quyền. Mở đầu cho một giai đoạn mới của cuộc đấu
tranh vũ trang là sự kiện ngày 26/7/1953, ….. Cuộc tấn công không giành được thắng
lợi nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn
đảo với một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới-trẻ tuổi, đầy nhiệt tình và kiên cường.
+ Sau gần 2 năm bị giam cầm, năm 1955 Phi-đen đã sang Mê-hi-cô tiếp tục cuộc đấu
tranh. ….
+ Được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân, các lực lượng cách mạng ngày càng lớn
mạnh và phong trào đấu tranh lan rộng trong cả nước. Từ cuối 1958, các binh đoàn cách
mạng do Phi-đen làm Tổng chỉ huy đã liên tiếp mở các cuộc tấn công.
+ Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài bị lật đổ. Cách mạng thắng lợi, chấm dứt ách thống trị
của chính quyền tay sai. Cuba là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ-la-
tinh.
* Cuba là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc MĩLatinh vì:

17
- Cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba chống lại chế độ độc tài Ba-ti-xta (hình thức điển
hình cho chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mĩ) nổ ra từ rất sớm, ngày từ năm 1953.
- Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang - là hình thức đấu tranh cao nhất của các
cuộc cách mạng.
- Lãnh đạo cuộc đấu tranh là Phi-đen - Ông là biểu tượng cho tinh thần đấu tranh kiên
cường, bất khuất và sẵn sàng đối phó mọi âm mưu và hành động của Mỹ.
- Kết quả: Ngày 1/9/1959, cách mạng Cuba giành thắng lợi, chế độ độ tài Ba-ti-xta bị lật
đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời, đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ
nghĩa.
- Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ-la-tinh. Là
nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng Mĩ Latinh...
Câu 4. (4,5 điểm): Sự kiện lịch sử nào đánh dấu bước phát triển của phong trào cách
mạng ở khu vực Mĩ La tinh? Em hãy trình bày sự phát triển của phong trào cách
mạng ở Mĩ La tinh từ sau sự kiện đó đến nay.
Gợi ý:
Cuộc cách mạng của nhân dân Cu Ba giành được thắng lợi ngày 1/1/1959 là sự kiện lịch
sử đánh dấu bước phát triển của phong trào cách mạng ở khu vực Mĩ Latinh.
Sự phát triển của phong trào cách mạng ở Mĩ Latinh từ sau sự kiện đó đến nay.
- Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX,một cao trào đấu tranh đã
bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh và được ví như “Lục địa bùng cháy” trong phong trào
cách mạng.
Đấu tranh diễn ra ở nhiều nước như: Bôlivia, Vê-nê-xu-ê-la, Cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa
…. Chính quyền phản động đã bị lật đổ, chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập và
tiến hành nhiều cải cách tiến bộ, tiêu biểu như ở Chi Lê và Nicaragoa….
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ Latinh đã thu được
nhiều thành tựu quan trọng: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị,
tiến hành cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát
triển kinh tế….
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX đến nay: do nhiều nguyên nhân (như những biến
động ở Liên Xô và Đông Âu, sự tăng cường chống phá cách mạng ở Mĩ latinh của
Mĩ…), tình hình kinh tế chính trị ở nhiều nước Mĩ Latinh lại gặp nhiều khó khăn, …..
Câu 5: (4.0 điểm) Tại sao nói sau chiến tranh thế giới II Cu Ba là lá cờ đầu trong
phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh? Em hiểu biết gì về mối quan hệ Việt
Nam- Cu Ba?
Gợi ý:
*Cu Ba là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh:
- Khái quát về đất nước Cu-Ba...
- Được sự giúp đỡ của Mĩ, tháng 3/1952: tướng Ba-ti-xta làm đảo chính thiết lập chế độ
độc tài quân sự ở Cu-Ba. Chính quyền Ba-ti-xta đã xóa bỏ hiến pháp tiến bộ....
- Nhân dân Cu-Ba đã bền bỉ đấu tranh giành lại chính quyền, ngày 26/7/1953: 135
thanh niên yêu nước Cu-Ba do Phi-đen Cat-xtơ-rô đã chỉ huy tấn công vào pháo đài
Môn-ca-đa. Tuy thất bại nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã thức tỉnh tinh thần yêu nước
của nhân dân...

18
- Sau hai năm bị giam cầm: năm 1955 được trả tự do Phi-đen sang Mê-hi-cô, tại đây
ông đã thành lập tổ chức lấy tên là “phong trào 26/7”, tập hợp các chiến sĩ yêu nước,
luyện tập quân sự chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.
- Tháng 11/1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước đáp tàu Gran-ma trở về tổ quốc.
Khi lên bờ tỉnh Ô-ri-en-tê thì bị đánh dữ dội, chỉ còn lại 12 trong đó có Phi-đen....
- Được sự giúp đỡ của nhân dân, các lực lượng cách mạng ngày càng lớn mạnh và
phong trào đấu tranh vũ trang lan rộng khắp cả nước. Từ cuối 1958 các binh đoàn cách
mạng do Phi-đen làm tổng chỉ huy liên tiếp mở các cuộc tấn công trên khắp các mặt
trận.
- Ngày 1/1/1959 chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, cách mạng Cu-Ba thắng lợi
* Ý nghĩa:
+ Cách mạng Cu-Ba thắng lợi chứng minh chân lí thời đại độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội.
+ Là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh, cắm mốc đầu tiên của
chủ nghĩa xã hội ở Tây bán cầu.
+ Làm thất bại mưu đồ thôn tính Cu-Ba của Mĩ
+ Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
* Quan hệ Việt Nam- Cu-Ba:
- Trong kháng chiến chống Mĩ, Phi-đen Ca-xtơ-rô là nguyên thủ nước ngoài duy nhất
đã vào tuyến lửa Quảng Trị để động viên nhân dân ta. Phi đen và nhân dân Cu Ba luôn
ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam “Vì Việt Nam Cu-Ba sẵn sàng hiến
cả máu”...
- Cu-Ba đã gửi chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu bệnh sốt rét, mổ cho các thương binh ở
chiến trường. Sau năm 1975 Cu-Ba giúp nhân dân Việt Nam xây dựng thành phố Vinh,
bệnh viện Cu-Ba ở Đồng Hới (Quảng Bình)...
Câu 6: (4 điểm)Vì sao nói Cu-Ba là “hòn đảo anh hùng”? Cơ sở nào xây đắp nên
tình hữu nghị Việt Nam – Cu Ba?
a. Cu Ba là hòn đảo anh hùng vì:
* Trong chiến đấu chống chế độ độc tài Ba-ti-xta (1953 – 1959):
– 1953, được Mĩ giúp, Batixta đã thiết lạp chế độ độc tài quân sự, thi hành nhiều
chính sách phản động…-> nhân dân Cu Ba bền bỉ đấu tranh.
– 26/7/1953, Phi đen lãnh đạo 135 thanh niên tấn công pháo đài Môn-ca-đa, mở đầu
thời kì đấu tranh vũ trang.
– Mặc dù lực lượng chênh lệch, gặp nhiều khó khăn nguy hiểm, nhưng từ năm 1956
– 1958, phong trào cách mạng lan rộng khắp cả nước và chuyển sang thế phản công.
– Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ. Cách mạng giành thắng lợi, chấm
dứt ách thống trị của chính quyền tay sai. Cu Ba là lá cờ đầu trong phong trào giải
phóng dân tộc ở Mĩ la tinh
* Trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1959 – nay)
– Từ 1959 -1961, Cu Ba tiến hành cải cách dân chủ. Là nước đầu tiên ở Tây bán cầu
tuyên bố tiến lên chủ nghĩa xã hội (1961) giữa vòng vây của Mĩ.
– Từ 1961 đến nay, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã họi đạt nhiều thành tựu…Mặc
dù bị Mĩ bao vây cấm vận, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ nhưng Cu
Ba vẫn kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, những thành tựu trong chiến đấu và trong xây dựng bảo vệ tổ quốc đã
chứng minh rằng Cu Ba là “hòn đảo anh hùng”

19
b. Cơ sở tình hữu nghị Việt Nam CuBa:
– Trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc có chung kẻ thù. Sau khi giành độc lập;
Cùng mục tiêu và lí tưởng xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Cùng chung sự lãnh đạo
cuả Đảng cộng sản.
– Việt Nam và Cu Ba đã có nhiếu sự ủng hộ giúp đỡ nhau trong công cuộc chống kẻ
thù chung, Phi đen từng nói: “Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến cả máu của mình”.
Ngày nay, quan hệ hai nước ngày càng bền chặt, thắm thiết tình anh em…

V. Nước Mĩ.
Câu 1: (5,0 điểm) Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành
nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu
đồ bá chủ thế giới..." (Bài 8 - SGK Lịch sử 9):
a. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh.
b. Bằng những dẫn chứng (số liệu) cơ bản hãy chứng minh cho sự giàu mạnh đó của
nước Mĩ.
c. Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, "tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng
kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa". Em hãy nêu những
nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm.
Gợi ý:
a. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh.
+ Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình
Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá.
+ Trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho
các nước tham chiến, thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh
nhất thế giới.
+ Do đất nước không có chiến tranh nên thu hút được nhiều nhân tài, nhiều nhà
khoa học trên thế giới về sinh sống và làm việc. Thừa hưởng những thành tựu khoa học
- kĩ thuật thế giới. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
vào sản xuất.
b. Chứng minh cho sự giàu mạnh đó của nước Mĩ.
+ Sản lượng công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế
giới (56,47% - 1948).
+ Sản lượng nông nghiệp: Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh,
Pháp, Tây Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại.
+ Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới (24.6 tỉ USD).
+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ
khí nguyên tử.
c. Nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm:
+ Sự cạnh tranh của các nước đế quốc khác. Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên
mạnh mẽ ngày cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
+ Kinh tế không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
+ Chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại,
tốn kém và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.

20
+ Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội là nguồn gốc gây nên sự
không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ.
Câu 2: (3.0 điểm) “Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành
nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo
đuổi mưu đồ bá chủ thế giới...”. (Bài 8 - SGK Lịch sử 9. tr33). Em hãy cho biết:
a. Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ công khai tham vọng làm bá chủ thế
giới?
b. Em hãy nêu những thành công và thất bại của Mĩ trong việc thực hiện chính sách
đối ngoại sau thế chiến thứ hai.
Gợi ý:
Vì Mĩ dựa vào ưu thế về tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự:
- Ra khỏi thế chiến hai, Mĩ đã trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới:
- Công nghiệp: Trong những năm 1945-1950 Mĩ chiếm hơn 50 % sản lượng công
nghiệp toàn thế giới.
- Nông nghiệp: Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước
Anh, Pháp, Tây Đức, Ý và Nhật cộng lại.
- Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới. Là chủ nợ duy nhất trên thế giới. 50%
tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ.
- Về quân sự: Có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, độc quyền vũ khí nguyên
tử.v.v….
Như vậy, những thập niên đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ vươn lên chiếm ưu
thế về mọi mặt trong thế giới tư bản. Trở thành trung tâm kinh tế -tài chính duy nhất
trên thế giới.
Những thành công và thất bại của Mĩ trong ………
Với thế mạnh về kinh tế và quân sự sau thế chiến 2, Mĩ công khai bày tỏ tham vọng làm
bá chủ thế giới. Giới cầm quyền Mĩ đề ra “ Chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các
nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị
trên toàn thế giới.
- Để thực hiện được mưu đồ đó, Mĩ tiến hành “viện trợ”, lôi kéo, khống chế các nước
nhận viện trợ, thành lập các khối quân sự xâm lược, gây chiến tranh xâm lược….
- Mỹ đã đạt được 1 số mưu đồ như: lôi kéo các nước nhận viện trợ của Mĩ, thành lập các
khối quân sự xâm lược như: SEATO ở Đông Nam Á. NATO ở châu Âu .v.v..
- Nhưng Mĩ cũng gặp những thất bại nặng nề mà tiêu biểu nhất là thất bại của Mĩ trong
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ( 1954-1975)
- Ngày nay, dựa vào sự tăng trưởng liên tục trong 10 năm (1991-2000) và sự vượt trội
về 1 số lĩnh vực, Mĩ đang ráo riết thiết lập trật tự thế giới “ đơn cực” do Mĩ chi phối và
khống chế. Nhưng giữa tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có khoảng
cách không nhỏ.
Câu 3 (5,0 điểm): Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973, nền kinh tế Mĩ
phát triển như thế nào? Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó. Theo em,
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của nước Mĩ?
Gợi ý:
* Sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh:

21
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, vươn lên
chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản, trở thành trung tâm kinh tế, tài
chính duy nhất của toàn thế giới:
- Biểu hiện:
+ Mĩ thu được 114 tỉ USD lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí.
+ Công nghiệp: năm 1948 chiếm 56,47% sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp 5 nước: Anh, Pháp, Đức, Italia,
Nhật cộng lại.
+ Tài chính: chiếm 3/4 trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất của thế giới.
+ Quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới với các loại vũ khí hiện đại,
độc quyền về vũ khí hạt nhân.
* Nguyên nhân của sự phát triển:
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao, năng
động sáng tạo.
+ Nhờ chiến tranh thế giới thứ hai, buôn bán vũ khí cho hai bên để kiếm lời…
+ Áp dụng thành tựu KH - KT vào sản xuất, điều chỉnh sản xuất, cải tiến kĩ thuật,
nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm…
+ Trình độ quản lý trong sản xuất và tập trung tư bản rất cao.
+ Vai trò điều tiết của nhà nước, đây là nguyên nhân quân trọng tạo nên sự phát triển
kinh tế Mĩ.
+ Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: chính sách thu hút các nhà khoa học, người
lao động có trình độ cao đến với Mĩ, điều kiện quốc tế thuận lợi. Mĩ không bị chiến
tranh thế giới thứ hai tàn phá, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình
Dương bao bọc và che trở, nước Mĩ có điều kiện yên bình để sản xuất. Vì vậy, sau chiến
tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản chủ
nghĩa.
* Việt Nam có thể học tập:
- Áp dụng thành tựu KHKT vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản
phẩm, tăng sức cạnh tranh. Trước mắt, phải đầu tư cho giáo dục, nâng cao trình độ dân
trí, có thể tiếp cận với công nghệ mới...
- Học tập ở cách thức điều hành, quản lí sản xuất và kinh doanh. Những người lãnh
đạo phải thường xuyên quan tâm đến sản xuất, không quan liêu, xa rời thực tiễn...
- Có chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ phù hợp để nâng cao ý thức trách nhiệm của
người lao động, nhất là với các nhà khoa học...
Câu 4. (3 điểm) Những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau 1945?
Gợi ý:
Chính sách đối ngoại của Mĩ sau 1945:
- Sau chiến tranh thế giới thứ II, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu”
nhằm chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự
thống trị trên toàn thế giới.
- Mĩ đã tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối
quân sự gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược…Tuy đã thực hiện được một số mưu đồ,
nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại của Mĩ trong cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam.

22
- Sau khi trật tự thế giới “hai cực” bị phá vỡ, Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách,
liệu pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ chi phối và khống chế. Nhưng
giữa tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có khoảng cách không nhỏ.

VI. Chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.
Câu 1: Về tình hình tranh chấp trên Biển Đông hiện nay, người phát ngôn Bộ ngoại
giao Việt Nam luôn khẳng định: Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lí và bằng chứng
lịch sử của mình về quyền chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bằng kiến thức đã học em hãy cho biết:
a. Những nước nào liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa với Việt Nam?
b. Cơ sở pháp lí và bằng chứng lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa
và Hoàng Sa là gì?

Câu/ý Nội dung gợi ý Điểm


a. Những nước liên quan gồm: Trung Quốc, Mỗi ý đúng 0,25đ
Phi-líp-pin, Bru-nây, Ma-lay-xi-a.
b. - Cơ sở pháp lí: Công ước của Liên hợp 0,5đ
quốc(UNCLOS) năm 1982 về luật biển.
- Bằng chứng lịch sử: Sự quản lý mang tính liên
tục của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế 0,5đ
kỉ XVI đến thế kỉ XIX…

Câu 2: (2,5 điểm). Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ thế kỉ XV
đến thế kỉ XVIII diễn ra như thế nào?
Quá trình xác lập chính quyền biển đảo của Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:
- Thế kỉ X: Cư dân ven biển tiếp tục khai thác biển, lập nghiệp góp phần đấu tranh
chống ngoại xâm.
- Thế kỉ XI-XIV:
+ Cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) trở thành thương cảng Quốc tế thời Lý - Trần.
+ Các cửa biển như: Hội Triều (Thanh Hoá), Hội Thống (Hà Tĩnh) cũng trở thành trung
tâm buôn bán với nước ngoài.
- Thế kỉ XV:
+ Triều Lê sơ tiếp tục mở rộng khai phá vùng đất phía nam, duy trì buôn bán với nước
ngoài qua các thương cảng và giữ vững chủ quyền cả trên đất liền, vùng biển, các đảo
lớn.
+ Vương triều Vi-giay-a (Vương quốc Chăm Pa) tiếp tục phát triển thương mại đường
biển qua các thương cảng Đại Chiêm, hải khẩu (Quảng Nam), Tân Châu (Bình Định).

23

You might also like