You are on page 1of 3

Ngay khi chiếm toàn bộ Việt Nam, thực dân Pháp đã chú ý đến yếu tố “chia để trị” để phục

vụ kịp thời và đắc


lực cho công cuộc khai thác và bóc lột kinh tế. Việt Nam bị chia cắt làm 3 xứ: xứ Nam kỳ thuộc địa; xứ Trung kỳ bảo
hộ; xứ Bắc kỳ nửa bảo hộ. Pháp còn thành lập liên bang Đông Dương gồm Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Cao Miên và
Ai Lao; toàn bộ liên bang do do toàn quyền cai trị với những quyền dân sự và quân sự rộng rãi nhất. Liền sau đó, thực
dân Pháp đã bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa mà không từ một thủ đoạn nào.
Công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp được chia thành 2 giai đoạn:
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1884 – 1918)
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1939)

XA HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ
NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP

Về kinh tế:
Năm 1897, sau khi bình định được Việt Nam, Pôn Đume (Paul Doumer) – nguyên Bộ trưởng Bộ tài chính
Pháp được cử sang làm toàn quyền Đông Dương – đã thi hành chính sách khai thác thuộc địa rất tàn bạo ở Đông
Dương nói chung và Việt Nam nói riêng trên tất cả các lĩnh vực.
(Toàn quyền Đông Dương là người được Chính phủ Công hòa Pháp ủy cho mọi quyền hạn thay mặt cho
Chính phủ Cộng hòa Pháp ở Đông Dương, “Toàn quyền” lãnh đạo về mọi mặt: Chính trị, quân sự, kinh tế, luật pháp
được toàn quyền hành động.)
- Trong nông nghiệp:
Thực dân Pháp thực hiện hai chính sách: tập trung hóa ruộng đất và kìm hãm việc áp dụng khoa học, kỹ thuật
+ Về chính sách tập trung hóa ruộng đất: Thực dân Pháp đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cướp đoạt ruộng đất
của nông dân, như việc cho phép Thống đốc có quyền cho và bán ruộng đất của nông dân, đẩy nông dân vào cảnh
phiêu bạt dẫn đến việc ép triều đình nhà Nguyễn phải “nhượng” cho thực dân Pháp quyền “khai khẩn đất hoang” vào
năm 1897. Việc ban hành Nghị định cho phép Toàn quyền Đông Dương có quyền giao những lô đất dưới 1000ha cho
tư bản tư nhân Pháp vào năm 1913. Kết quả là, diện tích đất nằm trong tay tư bản tư nhân Pháp tăng nhanh, đạt 10.000
ha năm 1890 và tăng lên 470.000ha năm 1913. Như vậy, quyền sở hữu tối cao về ruộng đất ở Việt Nam từ vua chuyển
sảng nhà nước bảo hộ Pháp.
Ruộng đất mà Pháp chiếm đoạt được dùng để lập ra các đồn điền, phần lớn là đồn điền chuyên trồng lúa, tiếp đến là
các đồn điền cao su, cà phê, thuốc lá; chỉ có một số ít đồn điền Pháp sử dụng chuyên sản xuất chăn nuôi để cung cấp
thực phẩm cho người Pháp.
(Ngoài việc trực tiếp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, Pháp còn dùng ruộng đất để lôi kéo một bộ phận địa chủ
phản động làm tay sai đắc lực cho mình bằng cách tạo ra điều kiện để bọn địa chủ có quyền chiếm đoạt ruộng đất của
nông dân. Hậu quả, 5% dân số là địa chủ lại chiếm hơn 50% diện tích đất canh tác trong khi 90% dân số lúc bấy giờ là
nông dân chỉ chiếm chưa đến 20% diện tích đất canh tác ở Việt Nam. Đất được địa chủ phát canh thu tô nặng, nông
dân phải nộp 50% hoa lợi cho địa chủ và kèm theo nhiều khoản cống nộp khác gọi là địa tô phụ. Chính vì vậy, đời
sống nông dân rất cực khổ.)
+ Về chính sách kìm hãm việc áp dụng khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp: Mục đích của thực dân Pháp khi
thực hiện chính sách kìm hãm chính là tận dụng tối đa độ phì của đất và sưc lao động rẻ mạt nhằm thu lợi nhuận cao.
Pháp chưa bao giờ đặt vấn đề kỹ nghệ hóa nông nghiệp ở Việt Nam, do đó kỹ thuật canh tác rất lạc hậu. Thực dân
Pháp vẫn duy trì lối bốc lột phong kiến kết hợp với lối cướp bóc của thực dân Pháp đã làm phá sản người nông dân,
kìm hãm sức sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, phần lớn lương thực (nhất là sản lượng gạo) đều dành cho xuất khẩu
vẫn tăng lên càng đẩy người dân vời cảnh đói kém triền miên.
- Trong công nghiệp:
Với mục đích khai thác các nguồn tài nguyên có tài năng ở thuộc địa để xuất khẩu và tìm kiếm thị trường tiêu
thụ hàng hóa công nghiệp ế thừa của chính quốc nên thực dân Pháp chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp khai thác
có thế mạnh và ra sức kiềm hãm sự phát triển của các ngành khai thác ở thuộc địa. Chúng chỉ tập trung vào các ngành
sản xuất những nguyên liệu, sản phẩm mà Pháp không có và không làm tổn hại đến công nghiệp của chính quốc, như
ngành khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm,…) và một số ít các cơ sở công nghiệp khác phục vụ cho đời sống của bộ máy
thống trị (điện, nước,...).
Ngành khai thấc mỏ được Pháp rất quan tâm vì có tiềm năng dồi dàovaf thu được lợi nhuận nhanh chóng. Tổng
số vốn mà Pháp đầu tư vào khai mỏ giai đoạn 1896 – 1914 là 249 triệu phrăng. Trong ngành mỏ, khai thác than chiếm
vịt trí quan trọng nhất với tổng sản lượng khai thác tăng từ 285.915 tấn (năm 1903) lên 500.000 tấn (năm 1913). Than
được tập trung ở những dễ khai thác, dễ kiểm soát, dễ bảo vệ như mỏ Hòn Gai, Đông Trièu,…Sau mỏ than, Pháp cũng
đã chú ý đến các mỏ kim loại khác như: mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), mỏ kẽm Tràng Đà, Chợ Đồn (Bắc Cạn, Thái
Nguyên), mỏ đồng ở Vạn Sài (Sơn La), mỏ sắt ở Thái Nguyên,…
Ngoài khai thác mỏ, các ngành công nghiệp khác rất ít ỏi. Chúng lập ra một số công ty cơ khí ở Hà Nội, Hải
Phòng những chủ yếu là lắp ráp, sửa chữa. Ngành điện phát triển hạn hẹp chỉ với một số nhà máy điện ở Hải Phòng
(năm 1892) và Hà Nội (năm 1894), chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. Công nghiệp nhẹ có quy mô nhỏ với
một số xí nghiệp sản xuất rượu, bia, xay xát gạo, chế biến lâm sản, diêm, dệt, giấy; đang chú ý có nhà máy rượu Đông
Dương (1900), nhà máy sợi Nam Định (1901).
Bên cạnh các xí nghiệp của thực dân Pháp, tư sản Việt Nam Cũng đã bỏ vốn để kinh doanh vào các ngành dệt,
xay xát lúa, sản xuất gạch,…nhưng quy mô nhỏ, bị lệ thuộc vào kinh doanh của Pháp. Các ngành thủ công nghiệp
Việt Nam như nghề dệt vải, kéo sợi, giấy, đường đều bị chèn ép, nhiều nghề bị phá sản, tàn lụi; chỉ có một số ngành
tồn tại được như đồ gốm, mỹ nghệ.
Nhìn chung, công nghiệp thời kì này tuy có phát triển hơn trước nhưng còn rất nhỏ bé và què quặt.
- Trong giao thông vận tải:
Pháp khá chú trọng đến việc xây dựng và mở rộng mạng lưới giao thông vận tải. Đường bộ được xây dựng đến
những khu vực đồn điền, hầm mỏ, bến cảng hay các vùng biên giới quan trọng, với các tuyến như Sài Gòn – Tây
Ninh, Vinh – Sầm Nưa, Hà Nội – Cao Bằng. Đường thủy được mở rộng ở các sông lớn như sông Hồng, sông Đồng
Nai,… với việc xây dựng một số câu băsc qua sông như Cầu Long Biên (Hà Nội), cầu tràng Tiền (Huế), cầu Bình Lợi
(Sài Gòn),… Bên cạnh đó, Pháp còn xây dựng một số cnagr lớn như cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng, cảng Hải Phòng,…
nối liền tuyến đường biển giữa Việt Nam với Pháp và nhiều nước trên thế giới. Song song với việc xây dựng các tuyến
đường biển, Pháp còn thành lập các công ty tàu biển như công ty Lăngstanh, Giăngduypuy, Rocsơ. Đồng thời, Pháp
cũng ưu tiên xây dựng các tuyến đường săt chuyên chở hàng hóa, nguyên liệu như tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho
(năm 1885), Hà Nội – Lạng Sơn (1902), Hà Nội – Vinh (1905),…
Rõ ràng, mạng lưới giao thông mà thực dân Pháp xây dựng chủ yếu phục vụ cho mục đích chính trị, kinh tế,
quân sự của Pháp chứ không phải nhằm phục vụ lợi ích của người dân Việt Nam. Đại bộ phận người Việt vẫn phải sử
dụng phương tiện vận tải cổ truyền, lạc hậu do giá cước quá đắt đỏ, mật độ đường giao thông vẫn thưa thớt và phân bố
chủ yếu ở đồng bằng, ven biển hoặc gần các cơ sở khai thác của Pháp; chất lượng đường giao thông kém, phương tiện
ít, cũ kỹ và lạc hậu.
- Trong thương nghiệp:
Pháp nắm độc quyền về thương nghiệp, nhất là ngoại thương và thực hiện chính sách trao đổi hàng hóa không
ngang giá. Việt Nam phải bán cho Pháp những loại hàng hóa mà Pháp cần, không được xuất sang nước khác, như
nguyên liệu thô, nông lâm sản, đặc biệt là gạo. Đồng thời, Việt Nam phải mua vào những hãng hóa mà Pháp ế thừa,
chất lượng thấp hơn các sản phẩm cùng loại của các nước khác, bao gồm chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng như vải,
đồ hộp, bột mì (chủ yếu phục vụ cho bộ máy cai trị). Riêng các loại máy móc phục vụ cho sản xuất chiếm tỷ lệ rất nhỏ
trong tổng giá trị hàng nhập khẩu (chỉ chiếm 1,5% - năm 1915)
Bên cạnh đó, Pháp còn đánh thuế cao hàng hóa của các nước khác vào Việt Nam (thuế từ 25 – 130%), nên tỷ lệ
hàng hóa Pháp trong hàng nhập khẩu tăng nhanh, từ 37% (năm 1894) lên 50% (năm 1989). Việc nhập khẩu hàng hóa
càng làm cho nghề truyền thống ở Việt Nam bị phá sản, kinh tế ngày càng lệ thuộc vào Pháp. Pháp mở rất nhiều công
ty thương mại ở khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam như công ty Đơni, Đêcua, Cabô, Bôilăng Đơri,… Trong cán cân
thương mại, Việt Nam thường là nước xuất siêu và chính xuất siêu mạnh cho thấy nhân dân Việt Nam càng bị bòn rút
đến tận xương tủy.
Tiêu cực:
- Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị bốc lột cùng kiệt;
- Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, nông dân bị bốc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất;phải đi làm đồn điền cho bọn tư
bản, thực dân, đời sống hết sức cực khổ.
- Công nghiệp phát triển nhỏ giọt (thiếu hẳn công nghiệp nặng) và đó cũng là nền kinh tế của bọn thực dân.
- Việt Nam trở thành thị trường cung cấp nguyên – nhiên liệu và thị trường độc chiếm của Pháp
Tích cực:
- Những yếu tố của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam, so với nền kinh tế
phong kiến, có nhiều tiến bộ, của cải vật chất sản xuất được nhiều hơn, phong phú hơn.
- Thành thị theo hướng hiện đại ra đời
- Bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hóa, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Nhiều công trình giao thông vận tải (cầu, đường xá, kênh rạch,…), công trình kiến trúc được xây
dựng
- Đặc biệt là việc khai phá ra mảnh đất Đà Lạt

ĐÀ LẠT:

You might also like