You are on page 1of 31

I.

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NƯỚC MỸ TỪ THỜI KỲ


THUỘC ĐỊA ĐẾN KHI GIÀNH ĐỘC LẬP (1492-1775):
- Đặc điểm kinh tế và xã hội thuộc địa của Anh ở Mỹ

Lược đồ 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ


 Các vùng thuộc địa phía Bắc: thuận lợi cho việc chăn nuôi, đánh cá,
trồng các cây lương thực ở vùng này quyền sở hữu đất được thiết lập rõ
ràng để làm cơ sở cho việc thu thuế. Nguồn thu chính của chính quyền là
thuế đất, thuế thân và thuế tiêu thụ đặc biệt. Đáng cú ý là vùng này việc
giáo dục đã được chú trọng ngay từ thời kỳ đầu người di cư đến định cư.
 Các vùng thuộc địa ở miền Trung: là nơi sinh sống của các nông dân tự
do và các chủ áp trại (chủ yếu là người Anh, Hà Lan, Thụy Điển, Đức).
Vùng này thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, chăn nuôi ngựa và bò
sữa...Cùng với New England và Philadelphia là trung tâm đóng tàu biển
chính. Nguồn thu của chính quyền chủ yếu từ thuế đất và thuế thân.
 Các vùng thuộc địa phía Nam: đất đai màu mỡ thuận lợi cho trồng trọt
đặc biệt là trồng thuốc lá. Lao động trong vùng này phần lớn là những
người thuộc tầng lớp thấp nhất trong xã hội Anh di cư sang. Để thu hút
lực lượng lao động ấy, chính quyền cho phép những người làm thuê sau
khi hết hợp đồng được tự do và được cấp 20,23 ha. Từ giữa thế kỷ XVII,
lực lượng lao động trong đồn điền được bổ sung bằng người da đen (tuy
được mua với mức giá cao hơn người Anh nhưng đổi lại họ phải làm nô
lệ suốt đời, thậm chí cả con cháu của họ).
→ Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy sự phát triển của thương
nghiệp, gioa thông, thông tin, ngôn ngữ ( yêu cầu bức thiết của 13 thuộc địa
là được tự do phát triển sản xuất, buôn bán, mở mang kinh tế về phía Tây...)
nhưng bị chính quyền Anh ra sức kìm hãm.
- Chính sách của thực dân Anh
 Nô dịch và kiểm soát kinh tế Bắc Mỹ (cấm Bắc Mỹ sản xuất nhiều loại hàng
công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, ban hành chế dộ thuế khóa nặng nề,
không được tự do buôn bán với các nước khác...)
 Chính sách chia để trị
 Khôi phục và duy trì quan hệ sở hữu ruộng đất kiểu phong kiến.
- Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Bắc Mỹ

Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a (5-9 đến 26-10-1774)


 Nguyên nhân:
 Mâu thuẫn gay gắt giữa thuộc địa và chính quốc
 Diễn biến:
 Tháng 4-1775: cuộc chiến tranh giành độc lập đã bùng nổ ở Bắc Mỹ
 4-7-1776: Đại hội liên lục địa thông qua bản tuyên ngôn thành lập hợp
chủng quốc Hoa Kỳ
 3-9-1783: Anh chính thức công nhận nền độc lập của của Mỹ
 Kết quả:
 Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ kết
thúc vào năm 1783 với Hiệp định Paris, trong đó nước Anh chính
thức công nhận độc lập của Hoa Kỳ và định rõ biên giới của họ.
II. KINH TẾ NƯỚC MỸ THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRƯỚC ĐỘC
QUYỀN (1776-1865)
1. Mở rộng về diện tích, lãnh thổ:

Quá trình mở rộng lãnh thổ nước Mỹ trong thế kỷ XIX


Sau khi cuộc đấu tranh giành độc lập thắng lợi, nước Mỹ tăng cường mở rộng lãnh
thổ bằng nhiều phương pháp khác nhau:
- Lãnh thổ Louisiana ( xấp xỉ 2.144.510 km2) được mua lại từ Pháp năm 1803, làm
diện tích nước My tăng gấp đôi.
- Tây Ban Nha buộc phải tiến hành nhượng lại Florida vào năm 1819 sau khi chiến
tranh với Mỹ.
- Mỹ thực hiện chính sách “đồng hóa” và “dồn đuổi” dân da đỏ.
- Năm 1846, Mỹ đã dàn xếp và lấy được vùng Oregon
- Mỹ chiến tranh với Mêhicô (1846-1848) để mở rộng diện tích phía Tây Nam
(hiện nay là các bang California, Nevada, New Mexico,...)
→ Đến 1850, nước Mỹ đã có 48 bang và có diện tích rộng khoảng 8 triệu km2.
2. Các cách mạng công nghiệp và sự phát triển của kinh tế nước Mỹ (1776-
1865):
- Tiền đề:
* Về kinh tế:
 Mỹ tiếp tục bành trướng về phương diện lãnh thổ, với điều kiện đất đai rộng
lớn, tài nguyên dồi dào là một thuận lợi cho Mỹ khi bước vào CMCN
 Dòng dân nước ngoài tiếp tục chuyển dời đến nước Mỹ. Ngoài những người
đầu tư từ Anh sang, những người trung lưu có tiền để mua đất thì còn có rất
nhiều người di cư sang đây với bàn tay trắng, những nhờ sức lao động và các
chính sách khuyến khích định cư của chính phủ nên nhiều người đã trở
thành chủ đất. Đất đã chiếm tỉ lệ lớn trong tài sản của người dân (năm 1774,
tỷ lệ giá trị đất trong tổng tài sản mà người dân ở 13 vùng thuộc địa Bắc Mỹ
chiếm tới 68,4%). Đất đai có thể chuyển nhượng vì vậy nó chính là cơ sở thế
chấp nếu người sở hữu muốn vay vốn.
 Virginia tập trung trồng cây thuốc lá. New England khai thác nguồn thủy sản
dồi dào  phát triển đóng tàu và dịch vụ cảng biển. (Các chủ đồn điền,
những người nông dân sản xuất nôg nghiệp ở Virginia tập trung trồng cây
thuốc lá vì nó đem lại nhiều lợi nhuận hơn so với lúa mì. ở vùng New
England, cư dân đã nhanh chóng thấy được lợi thế từ vị trí địa lý và điều
kiện tự nhiên để tập trung khai thác nguồn hải sản dồi dào, từ đó phát triển
ngành đóng tàu phục vụ cho các hoạt động thương mại và xuất khẩu. Đồng
thời phát triển dịch vụ cảng biển tại các cảng lớn như Boston, Portsmouth,
và Newport)
 Nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu của Châu Âu mang theo vốn (do bán
tài sản ở quê hương) để di cư sang Mỹ. Họ còn mang cả những kỹ năng sản
xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp từ Châu Âu sang Mỹ.
Ngoài ra, việc chính phủ và các công ty phát hành trái phiếu ở Mỹ đã góp
phầ lớn huy động các nhà đầu tư ở Châu Âu.
 Thuận lợi: có tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nguồn vốn, lao động, kỹ
thuật từ nước ngoài.
 Điểm hạn chế: còn tồn tại chế độ nô lệ ở miền Nam (phần lớn đất đai ở lục
địa Bắc Mỹ nằm trong tay người Anh và người Pháp. Nhằm đáp ứng nhu
cầu lao động ngày càng tăng, những chủ đất da trắng đã thay thế nhân công
- hầu hết là những người da trắng nghèo nàn - sang một nguồn lao động rẻ
hơn, dồi dào hơn: Đó là nô lệ châu Phi)
*Về chính trị:
Khi Columbus tìm ra châu Mĩ, nhiều nước châu Âu lần lượt chiếm và chia nhau
châu lục mới này làm thuộc địa. Từ đầu thế kỉ XVII đến đầy thế khỉ XVIII, thực
dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa chủ mình ở Bắc Mĩ. Thực dân Anh tìm mọi
cách ngăn cản sự phát triển công, thương nghiệp của các thuộc địa này, như
cướp đoạt tài nguyên, đánh thuế nặng, độc quyền buôn bán. Các tầng lớp nhân
dân, tư sản, chủ đồn điền, công nhân, nô lệ đều đấu tranh chống ách thống trị
của thực dân Anh. Khi sự áp bức quá lớn thì sẽ có đấu tranh, giành lại độc lập,
tự do. Đối với Hoa Kỳ, khi chịu sự thống trị, áp bức, bóc lột quá nặng nề, nhân
dân nước Mỹ đã đứng lên đấu tranh. Thành quả của cuộc đấu tranh đó được thể
hiện qua bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776. Liên bang mới được
thành lập đã thiết lập các quy tắc pháp lý đối với các hoạt động kinh doanh và
ban hành các chính sách phát triển kinh tế của từng bang. Chính phủ liên bang
cũng nhìn thấy chỉ có cách mạng công nghiệp mới có thể giúp kinh tế Mỹ phát
triển vượt trội.
Bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776
- Tiến trình của cuộc cách mạng công nghiệp:
 Bắt đầu từ công nghiệp nhẹ (dệt, kéo sợi):

Ngành dệt của nước Mỹ lúc bấy giờ


năm 1793, Eli Whitney đã phát minh ra máy tách hạt bông, đây là cuộc
cách mạng cho ngành trồng bông ở miền Nam.
Trong khoảng thời gian 1811-1815, có 210 công ty đăng ký thành lập
nhưng khoảng một nửa số đó là các nhà máy sợi. Đến giai đoạn 1815-
1833, do vải được sản xuất sở các nhà máy dệt nên sản lượng vải bông
tăng nhanh (16%/năm). Năm 1816, chinh phủ áp đặt thuế nhập khẩu đối
với sản phẩm dệt nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước . Đến cuối
những năm 1830, máy dệt được chạy bằng turbine nước.
+ Năm 1831, Mỹ đã sản xuất được 175.000 tấn bông chiếm 47% lượng
bông hàng hóa của thế giới.
+ Giá trị bông thô xuất khẩu năm 1860 là 57%. Mỹ trở thành nước cung
cấp nguyên liệu cho ngành dệt của nhiều nước ở Châu Âu.
→ Năng suất dệt rất nhanh, vượt qua cả nước Anh.
 Sự phát triển công nghiệp nhẹ đã thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp
nặng như sản xuất sắt, sản phẩm từ sắt và các loại máy móc. Đến những
năm 1840, năng suất sản xuất sắt tăng gấp 4-5 lần so với trước do tăng
cường sử dụng than quặng khi mỏ than ở Pennsylvnia được phát hiện
(than quặng cũng được sử dụng nhiều cho các động cơ chạy bằng hơi
nước).
+ Sản lượng gang (1810 – 1850) tăng 9 lần
+Sản lượng thép (1810 – 1870) tăng 2 lần
+Sản lượng than tăng nhanh
+1850: khai thác 6 triệu tấn than
+1860: khai thác 14,3 triệu tấn than
+1870: khai thác 29,5 triệu tấn than
→ Việc máy móc phát triển cũng góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, nhờ
có một số thiết bị như lưỡi cày sắt, máy gặt McCormick. Trong vòng 20
năm, sản lượng các cây lương thực chủ yếu đã tăng khoảng hơn 2 lần.
máy gặt McCormick
 Sự mở mang của công nghiệp đã đặt ra nhu cầu phát triển giao thông vận
tải. Nhìn chung tốc độ xây dựng hệ thống giao thông nội địa khá nhanh
chóng, đặc biệt là đường sắt. Từ năm 1837, tất cả các đầu máy xe lửa
được sử dụng ở Mỹ đều do Mỹ chế tạo. Kênh đào Erie cùng với tuyến
đường sông Ohio, Tennessee, Missouri và Mississippi đã trở thành mạng
lưới vận chuyển quan trọng đối với kinh tế nội địa. Ngoài ra tàu thủy
chạy bằng hơi nước ở Mỹ được sử dụng phổ biến góp phần làm cho trọng
tải tàu buôn bán đường thủy của Mỹ tăng nhanh (từ 0,478 triệu tấn năm
1790 lên đến 5,354 triệu tấn năm 1860).
+1830: đoạn đường sắt đầu tiên dài 21 km được khánh thành ở Mỹ
+1850: độ dài đường sắt ở Mỹ là 14.500 km
+1860: Mỹ có 49.000km đường sắt
+1862: trọng tải tàu buôn của Mỹ đạt 2,4 triệu tấn
 Việc phát minh ra máy điện tín năm 1837 đã mở ra một chương mới
trong lĩnh vực thông tin.
+ 1837: phát minh ra máy điện tín của Samuel F. B. Morse đã mở ra một
chương mới trong lĩnh vực thông tin
máy điện tín của Samuel F. B. Morse

+ Đến trước thời điểm Nội chiến các công ty điện tín hoạt động và quản
lý khoảng gần 80.500 km đường dây điện tín.
+Đường dây điện tín dưới biển vượt Đại Tây Dương được hoàn thành
vào năm 1858.
→ Thành công thu hút các nhà đầu tư tư nhân thành lập các công ty điện
tín và xây dựng hệ thống đường dây điện tín.
 Hệ thống ngân hàng thương mại được phát triển nhằm cung ứng tín dụng
cho các hoạt động kinh doanh và các dự án xây dựng hệ thống giao
thông. Quốc hội Mỹ cho phép thành lập Ngân hàng Bắc Mỹ vào năm
1781. Năm 1820 có hơn 200 ngân hàng thì tới năm 1836 đã có hơn 600
ngân hàng hoạt động.
- Đặc điểm:
CMCN Mỹ diễn ra mang tính quy luật như CMCN Anh nhưng đã nhanh
chóng chuyển sang phát triển CN nặng đồng thời diễn ra và hoàn thành
trong một thời gian ngắn
 Nguyên nhân
 Mỹ kế thừa kinh nghiệm từ CMCN Anh
 Mỹ có nguồn tài nguyên phong phú, có vị trí địa lý thuận lợi
 Mỹ biết tận dụng vốn, sức lao động, kỹ thuật từ châu Âu chuyển sang
cũng như nguồn lực từ các châu lục khác
 Trong tiến trình CMCN Mỹ, CN sớm tác động vào NN để tạo nên
sự gắn bó chặt chẽ giữa hai ngành với nhau. VD: ngành chế tạo
máy NN rất phát triển, năm 1855, nước Mỹ có 10.000 máy gặt các
loại
 CMCN Mỹ ban đầu chủ yếu dựa vào kỹ thuật của nước Anh, đến
những năm đầu TK XIX, đã có những phát minh kỹ thuật riêng.
VD: Từ 1851-1860: Mỹ có 23.140 phát minh sáng chế được ứng
dụng.
- Tác động của kinh tế xã hội:
 Cách mạng công nghiệp đã giúp nền kinh tế Mỹ vươn lên đứng hàng thứ 4
trong nền kinh tế thế giới vào giữa thế kỷ XIX
 Năm 1850, giá trị sản lượng công nghiệp tăng khoảng 5 lần so với
năm 1790
 Thu nhập quốc dân thực tế bình quân đầu người của Mỹ vào năm
1839 là 95 USD, đến năm 1859 là 130 USD
 Cơ cấu lao động có sự thay đổi
 Giai đoạn 1810-1850 lao động trong nông nghiệp giảm từ 84% xuống
còn 55% trong tổng số lao động.
 Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp tăng từ 3% lên 15%.
 Sự phát triển công nghiệp ở Mỹ đã thúc đẩy sự ra đời của những trung tâm
công nghiệp và thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh chóng.
 Đến giữa thế kỷ XIX, CMCN đã căn bản hoàn thành ở các bang phía Bắc:
 Năm 1850, giá trị sản lượng công nghiệp tăng 5 lần so với năm 1800
 Mỹ vươn lên đứng thứ 4 thế giới vào giữa thế kỷ XIX
 Năm 1870, Mỹ đứng thứ 2 thế giới
 Ở các bang phía Bắc
CMCN sớm tác động vào NN thúc đẩy sản xuất NN phát
triển. VD: Trong vòng 20 năm (1840-1860), sản xuất
lương thực ở các bang phía Bắc tăng 3 lần
 Ở các bang phía Nam
Sản xuất bông phát triển. VD: năm 1860, sản lượng bông xuất
khẩu chiếm gần 4/5.
→ Mỹ trở thành nước cung cấp nguyên liệu dệt cho ngành dệt
của các nước châu Âu.
Thuốc lá Virginia được coi là sản phẩm quý trên thị trường thế
giới.VD: từ 1850-1860, sản lượng thuốc là tăng 2 lần.
 Nông nghiệp Mỹ hình thành 2 hệ thống đối lập nhau:
+ Ở phía Bắc: nông nghiệp phát triển theo hướng trang trại tự do tư bản chủ
nghĩa.
+ Ở phía Nam: nô lệ đồn điền rất phát triển.
→ Có điểm chung là đều sản xuất hàng hóa nông phẩm và muốn bành
trương về phía Tây.
Ở phía Bắc Ở phía Nam
Về tầng lớp thống trị Tư bản nông nghiệp Chủ nô
Về hình thức hoạt động Trang trại Đồn điền
Về lực lượng lao động Lao động làm thuê Nô lệ
Về kỹ thuật Áp dụng kỹ thuật và sử Ít sử dụng máy móc,
dụng phổ biến các loại kỹ thuật, chủ yếu khai
máy móc nông nghiệp. thác và sử dụng sức lao
động của nô lệ

3. Cuộc nội chiến ở Mỹ (1861-1865):


 Nguyên nhân:
 Mâu thuẫn giữa hai hệ thống nông nghiệp đối lập nhau cả về kinh
tế và chính trị xã hội
 Mâu thuẫn giữa hai hệ thống nông nghiệp khi cả hai cùng muốn
bành chướng về phía Tây
 Mâu thuẫn giữa chính sách bảo hộ mậu dịch ở phía Bắc (thực chất
là bảo hộ CN) với chính sách mậu dịch tự do ở phía Nam
 Diễn biến
 Nội chiến Mỹ bùng nổ vào 4/1861 và kết thúc vào 4/1865
 Kết quả
 Chiến thắng thuộc về chủ tư bản chủ nghĩa phía Bắc
 Ý nghĩa
 Thủ tiêu chế độ nô lệ đồn điền phía Nam
 “ Luật giải phóng nô lệ” được ban hành ngày 1/1/1863 đã giải
phóng hơn 4 triệu lao động nô lệ da đen, là nguồn nhân lực quan
trọng bổ sung cho CN phát triển
→ Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn
nước Mỹ
 “Luật cư trú” được ban hành – đây là giải pháp dân chủ và tiến
bộ trong chính sách ruộng đất tạo điều kiện cho NN phát triển
theo hướng trang trại tư bản chủ nghĩa
 Chính sách bảo hộ mậu dịch được áp dụng trên phạm vi toàn
nước Mỹ.
III. KINH TẾ MỸ THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN (1865-NAY)
1. Thời kỳ bùng nổ kinh tế Mỹ (1865-1914)
 Nguyên nhân:
- Cuộc Nội chiến (1861-1865) kết thúc là nhân tố tích cực thúc đẩy nền kinh tế Mỹ
phát triển. Việc xóa bỏ chế độ đồn điền ở phía Nam đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa
tư bản trên toàn lãnh thổ nước Mỹ. Từ một nước phụ thuộc vào Châu Âu, Mỹ
nhanh chóng trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới.
- Sự phát triển của mạng lưới đường sắt: Đườg sắt được xây dựng trong thời kỳ
này đã mở ra trang lịch sử đối với kinh tế nước Mỹ.
- Thu hút vốn nước ngoài: năm 1869 đầu tư nước ngoài vào Mỹ là 1,5 tỷ USD, đến
năm 1914 là 7,2 tỷ USD
- Nguồn dân nhập cư từ các nước vào Mỹ làm gia tăng nhanh chóng lực lượng lao
động: Trong khoảng thời gian từ 1860 đến 1914 tăng gần gấp 3 lần. Làn sóng nhập
cư đã bổ sung nguồn lao động đông đảo cho sự phát triển của kinh tế Mỹ.
- Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật và công nghệ: Mỹ bắt đầu cấp bằng sáng chế
từ năm 1790 nhàm bảo vệ quyền sở hữu của các nhà sáng chế và khuyến khích
việc sáng chế. Số sáng chế được cấp giấy chứng nhận năm 1914 lên đến 40.000.
- Mở rộng sản xuất hàng loạt và sự hình thành các tổ chức kinh doanh lớn
- Mở rộng lãnh thổ và các hoạt động kinh tế ở nước ngoài.
2. Kinh tế Mỹ từ Chiến tranh thế giới thứ nhất đến hết Chiến tranh thế giới
thứ hai (1914-1945):
a) Kinh tế Mỹ giai đoạn 1914-1918 (Chiến tranh thế giới thứ nhất)
- Mỹ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất từ 4-1917, chiến tranh đã kích thích
nền kinh tế Mỹ phát triển. Khi mới tham gia chiến tranh, nền kinh tế Mỹ bị xáo
trộn do Mỹ thực hiện nền kinh tế chỉ huy ( ví dụ như việc quy định giá bán lương
thực cơ bản, chính phủ sẽ mua lại phần thặng dư để tích trữ; chính phủ qui định sản
lượng khai thác than và cố định giá...). Do tham chiến muộn nên đây là cơ hội cho
nền kinh tế Mỹ.
+ Sản phẩm công nghiệp tăng 1,7 lần
+ Sản phẩm nông nghiệp tăng 1,5 lần
+ Bán vũ khí và thiết bị cho các nước tham chiến thu được 35 tỷ USD lợi nhuận
- Sau chiến tranh Mỹ trở thành trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản chủ
nghĩa
- Mỹ là chủ nợ lớn nhất, riêng các nước Tây Âu vay nợ Mỹ là 7 tỷ USD.
→ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918, trong khi các nước Châu Âu
gần như rới vào nạn đói và bị tàn phá nặng nề thì kinh tế Mỹ tiếp tục được phát
triển.
b) Kinh tế Mỹ giai đoạn 1918-1933:
- Đây là giai đoạn nước Mỹ phải đương đầu với các cuộc khủng hoảng kinh tế chu
kỳ của thế giới tư bản, tiêu biểu là cuộc khủng hoảng 1929-1933
 Nguyên nhân:
o Chính sách của chính phủ không phù hợp trong bối cảnh cấu trúc
nền kinh tế Mỹ đã thay đổi
o Phân phối thu nhập không đều, công nghiệp tăng trưởng mạnh, nhưng
tiền lương thực tế tăng không nhanh nên sức mua không kịp với khả
năng sản xuất
o Cấu trúc của hệ thống ngân hàng yếu;
o Sự đổi mới trong công cụ tài chính trên thị trường chứng khoán khi mà
rất ít quy chế kiểm soát
o Hệ thống tài chính quốc tế có nhiều vấn đề bất cập…
 Hậu quả:
o Đầu tiên là sự sụp đổ của công nghiệp sản xuất thép, chứng khoán bị
giảm giá, khủng hoảng lan sang các ngành xây dựng, vận tải, thương
nghiệp, nông nghiệp
o Cuộc khủng hoảng 1929-1933 làm kinh tế Mỹ thụt lùi lại 10 năm
o GNP thực tế năm 1933 giảm 29% so với năm 1929, và chỉ còn bằng mức
năm 1923
o Sản xuất công nghiệp giảm 36%, 92 lò luyện thép với công suất 4 triệu
tấn/năm bị phá hủy
o 13 vạn công ty bị phá hủy
o Hơn 10.000 ngân hàng bị đóng cửa
o Thu nhập nông nghiệp giảm 50%
o Năm 1932, nước Mỹ với hơn 12 triệu người bị thất nghiệp (25% lực
lượng lao động).
c) Kinh tế Mỹ giai đoạn 1933-1939:
- Đây là giai đoạn Mỹ tiến hành điều chỉnh kinh tế, thông qua “đường lối kinh tế
mới” của Roosevelt
 Về hệ thống ngân hàng: ngân hàng thương mại phải tách khỏi ngân hàng
đầu tư, ngân hàng thương mại không được phép bảo lãnh phát hành
chứng khoán và cổ phiếu của công ty; các khoản vay mà thế chấp bằng
chứng khoán bị giới hạn...
 Về sản xuất nông nghiệp: nâng giá nông sản phẩm thông qua việc giảm
diện tích canh tác và chăn nuôi; trợ cấp cho những người trồng bông để
giảm cung; chính phủ sẽ mua lại một phần ngũ cốc, bông, thịt lợn, sữa
nhằm giúp cân bằng với cầu. Đồng thời cung cấp tín dụng cho các trang
trại với lãi suất cho vay và thời gian trả nợ dài.
 Về sản xuất công nghiệp: Cơ quan phục hồi công nghiệp quốc gia
(NIRA) được thành lập để khôi phục ngành công nghiệp thông qua việc
quy định nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng.
 Về phúc lợi xã hội: Đạo luật Cứu trợ Khẩn cấp của Liên bang được thông
qua. Những người có khả năng làm việc nhưng bị thất nghiệp dài hạn sẽ
được tuyển dụng vào làm việc trong các dự án của chính quyền bang và
được nhận mức lương tối thiểu. Những người không có khả năng làm
việc (vì tuổi tác, bệnh tật, phụ nữ có con nhỏ...) sẽ được trợ cấp.
 Về đầu tư chứng khoán: Năm 1934, Ủy ban giao dịch chứng khoán được
thành lập với mục đích bắt buộc công ty công bố thông tin đầy đủ đối với
việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu mới. Đánh giá rủi ro phải công khai,
thiết lập quy chế giao dịch để ngăn chặn việc làm giá của các môi giới.
 Về an sinh xã hội: Đạo luật An sinh Xã hội được thông qua tháng 8 năm
1935 nhằm giúp cho đời sống xã hội của người dân được cải thiện hơn.
 Kết quả: “Đường lối kinh tế mới” bước đầu góp phần khôi phục nền kinh tế,
tỷ lệ thất nghiệp giảm. Tuy nhiên, đến năm 1939 nhiều chỉ tiêu kinh tế vẫn
chưa đạt được so với mức trước khủng hoảng.
d) Kinh tế Mỹ giai đoạn 1939-1945 (Chiến tranh thế giới thứ hai):

Tháng 12-1941, Mỹ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ tiếp tục giàu lên
sau chiến tranh. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, người Mỹ chưa bao giờ
nghĩ tới việc sẽ tham gia vào một cuộc chiến ở một nơi xa xôi bên kia bờ biển.
Tuy nhiên, sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, giới tài phiệt Mỹ nhận
ra mọi cuộc chiến tranh đều có thể tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho họ. Trong
cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mỹ hoàn toàn không chịu bất cứ một
tổn hại nào đáng kể do nằm tách biệt với phần còn lại của thế giới. Các cơ sở
công nghiệp quốc phòng của Mỹ không bị sứt mẻ một chút nào trong chiến
tranh, thậm chí còn mở rộng quy mô rất nhiều so với trước chiến tranh. Nhiều
cơ sở sản xuất dân sự trước chiến tranh thậm chí còn chuyển sang sản xuất
hàng quân sự do lợi nhuận khổng lồ mà nó mang lại. Chính phủ Mỹ đã khơi
dậy được lòng yêu nước của người dân, bán được hàng trăm tỷ USD tiền trái
phiếu chiến tranh để đầu tư tiền ra tiền tuyến.
o Từ năm 1940-1945 sản xuất công nghiệp tăng gấp đôi; GDP tăng hơn 2
lần từ 99,7 tỷ USD lên 211,9 tỷ USD.
o Sau chiến tranh thế giới II Mỹ chiếm hơn 50% sản xuất công nghiệp,
hơn 50% kim ngạch xuất nhập khẩu, gần 3/4 trữ lượng vàng.
→ Sau chiến tranh thế giới II, Mỹ giữ vai trò thống trị tuyệt đối trong
hệ thống kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Hệ quả này tồn tại tới tận bây
giờ khi Mỹ vẫn là quốc gia cung cấp nguồn tài chính cho rất nhiều lực
lượng vũ trang tự xưng trên khắp thế giới, đây chính là truyền thống của mỹ
từ chiến tranh thế giới thứ hai.

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NƯỚC MỸ TỪ THỜI KỲ


THUỘC ĐỊA ĐẾN KHI ĐỘC LẬP (1492-1775)
II. KINH TẾ NƯỚC MỸ THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRƯỚC ĐỘC QUYỀN
(1776-1865)
III. KINH TẾ MỸ THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN (1865-NAY)
1. Thời kỳ bùng nổ kinh tế Mỹ (1865-1914)
2. Kinh tế Mỹ từ Chiến tranh thế giới thứ nhất đến hết Chiến tranh thế giới thứ hai
(1914-1945)
2.1. Giai đọan 1914-1918 (CTTG 1)
2.2. Giai đoạn 1919-1929
2.3. Giai đoạn 1929-1939
2.4. Giai đoạn 1939-1945 (CTTG 2)

3. Kinh tế Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1973)


3.1. Kế hoạch viện trợ của Mĩ
Sau CTTG II, các nước Tây Âu và Nhật Bản đều bắt đầu công cuộc khôi
phục kinh tế trong điều kiện khó khăn thiếu thốn, đất nước bị tàn phá nặng
nề. (Mĩ ném 2 quả bom xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của
Nhật Bản làm khoảng 150 ngàn - 230 ngàn người chết).
Đứng trước tình hình đó, Mỹ đã gánh lấy trách nhiệm giúp đỡ các nước Tây
Âu và Nhật Bản khôi phục kinh tế thông qua các chương trình viện trợ.
Mĩ có tốt đến vậy ko? Việc viện trợ cho Tây Âu và Nhật Bản xuất phát từ
chiến lược mở rộng thị trường, khống chế các quốc gia này, chống lại các
nước XHCN với âm mưu làm bá chủ thế giới của Mĩ. Cụ thể:
 Mỹ thực hiện kế hoạch Marshall viện trợ cho Tây Âu (12,5 tỷ USD – tính
đến 12-1951. Mỹ yêu cầu các nước nhận viện trợ dùng tiền viện trợ để mua
hàng hóa của Mỹ, phải xóa bỏ hàng rào thuế quan, mở cửa thị trường cho
Mỹ. Mỹ cũng dành sự quan tâm đến các quốc gia thuộc địa của Tây Âu.
Nhờ đó, từ năm 1946-1951 Mỹ thu được 30 tỷ USD. Mỹ đã khống chế các
ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp hóa chất, công nghiệp ô tô, có khí
chinhs xác ở Tây Âu
 Bên cạnh thị trường Tây Âu, Mỹ còn tìm cách xâm nhập và bành trướng
vào thị trường các nước châu Á, Phi, Mỹ Latinh thông qua các chương
trình, viện trợ cho các nước đang phát triển. Bởi đây là khu vực cung cấp
nguồn tài nguyên khoáng sản cho sự phát triển công nghiệp ở Mỹ, là thị
trường tiêu thụ máy móc kỹ thuật và hàng tiêu dùng.
 Còn đối với Nhật Bản, quốc gia mà Mỹ đang chiếm đóng, Mỹ cũng có chính sách
viện trợ và nâng đỡ, dưới danh nghĩa “quỹ cứu tế khu vực chiếm đóng”. Mỹ viện
trợ và cho Nhật Bản vay với tổng số tiền là 2,3 tỷ USD. Đối mặt với một trật tự
thế giới mới, Mỹ đã tìm cách biến quốc đảo này trở thành “bức tường thành”
chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á.
→ Đúc kết: Không có gì là miễn phí cả :v
→ Kết quả là: nền kinh tế Mĩ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Cụ thể:
 Công nghiệp
 Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới
(56,5% năm 1948).
 Ngành công nghiệp ô tô quay lại sản xuất ô tô với thành công lớn, nhiều ngành
công nghiệp mới như hàng không và điện tử phát triển nhảy vọt.
 Nông nghiệp
 Sản lượng nông nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh, bằng 2 lần tổng sản
lượng của Anh, Pháp, CHLB Đức, Ý, Nhật cộng lại (1949).
 Tài chính
 Nắm ¾ trữ lượng vàng trên toàn thế giới, 50% số tàu bè đi lại trên biển. Là nước
chủ nợ thế giới.
 Đi đầu trong việc thành lập Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới - những tổ
chức được hình thành nhằm bảo đảm một nền kinh tế quốc tế tư bản chủ nghĩa
công khai.
 Nền kinh tế Mỹ trong những thập niên 50, 60 chiếm gần 40% tổng sản
phẩm kinh tế thế giới.

3.2. Giai đoạn 1951-1973


 Nhìn chung, kinh tế Mỹ vẫn phát triển tương đối nhanh, nhưng có chậm hơn so
với Tây Âu và Nhật Bản
- Tốc độ tăng GDP bình quân của Mỹ những năm 1953-1973 là 3,3% ( Nhật:
9,8%, Pháp: 5,5%, Tây Đức: 4,6%...)
 Mỹ vẫn là cường quốc có ưu thế về kinh tế, tài chính, tiền tệ, KHKT, nhưng vị trí
tương đối của Mỹ trong thế giới tư bản chủ nghĩa giảm sút liên tục
 Sản xuất công nghiệp giảm từ 48,7% năm 1950 xuống còn 37,8% năm
1970, năm 1975 chỉ còn 35,9%
 Xuất khẩu của Mỹ đầu những năm 1950 chiếm 1/3 xuất khẩu của thế giới,
đến những năm 1970 chỉ chiếm 16% xuất khẩu của thế giới
 Xuất hiện tình trạng thâm hụt ngân sách và có xu hướng gia tăng, đồng
USD bị mất giá
Vì sao nên nỗi?
 Nguyên nhân sự sụt giảm tương đối địa vị kinh tế của Mĩ
 Thiệt hại do chi phí chiến tranh quá nhiều (chính sách chạy đua vũ trang:
chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam (tiêu tốn ~352 tỷ USD))
 Tốc độ tăng năng suất lao động giảm sút. (chi tiêu quân sự → thâm hụt
ngân sách nặng nề → nợ Chính phủ tăng → ảnh hưởng đầu tư khu vực kinh
tế tư nhân)
 Lợi thế so sánh giảm xuống do tiền lương cao. Những năm 1960, tiền lương
Mĩ = 3 lần các nước Tây Âu = 10 lần NB → Giảm sức cạnh tranh hàng hóa
Mỹ và hạn chế tích lũy (ai cũng lương cao → ai cũng đủ sức mua các mặt
hàng → giảm cạnh tranh)
 Đầu tư trong nước tăng tương đối chậm, đầu tư ra nước ngoài tăng mạnh từ
55,4 tỷ USD năm 1950 lên 264,6 tỷ USD cuối 1973.
 Đồng đôla Mỹ bị mất giá, hai lần phá giá đồng đôla (18-12-1971, USD
giảm giá 7,89%; 13-2-1973, USD giảm 10% . Điều này dẫn đến sự tan rã
của hệ thống tiền tệ Bretton woods, kéo theo thị trường tài chính quốc tế rơi
vào trạng thái bất ổn định
 Phương pháp quản lý Taylor trong quản lý công nghiệp không còn phát huy
tác dụng từ những năm 1970. (Đây là phương pháp quản lí chỉ chú trọng
khai thác tối đa sức lao động và cường độ lao động của công nhân → con
người chứ ko phải sức trâu sức bò mà ko biết mệt :v)

 Đánh giá vị thế:


 Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, nắm
ưu thế hơn hẳn về kinh tế tài chính trên toàn thế giới.
 Trong thời gian 15 năm sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Mỹ
đã có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và củng cố được vị thế
của mình với tư cách là quốc gia giàu có nhất thế giới.
 Tuy nhiên, các nước Tây Âu và Nhật cũng đã bắt đầu vươn
lên thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm với Mỹ về nhiều mặt,
cùng với đó là sự sụt giảm tương đối về vị thế kinh tế của Mĩ
đầu những năm 70.
4. Kinh tế Mỹ từ 1974 đến 2000
4.1. Giai đoạn 1974-1982
 Đặc điểm kinh tế
 Kinh tế Mỹ phát triển chậm chạp và không ổn định
 GDP bình quân đạt 2,3% ( Nhật Bản: 4,7%)
 Khủng hoảng kinh tế đi liền với khủng hoảng cơ cấu, khủng
hoảng nguyên liệu năng lượng, khủng hoảng tài chính, tiền tệ
 Lạm phát, thất nghiệp gia tăng

 Nguyên nhân
 Đầu tư cho kinh tế tăng chậm: Thời kỳ khủng hoảng kinh tế 1974-1975 đầu
tư tư bản cố định giảm 16,6%. Do:
 Điều kiện thực hiện tái sản xuất tư bản không thuận lợi (lạm phát,
thất nghiệp…)
 Lạm phát tiền tệ giai đoạn 1973-1983 thường xuyên ở mức hai con
số 10-20% làm nản lòng giới đầu tư, họ hạn chế đầu tư vào SX và
dần chuyển vốn đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh chứng khoán. Đầu
tư vào SX giảm mạnh, trong khi đó ngân sách chi cho quốc phòng và
quân sự ngày càng tăng (Mĩ chạy đua vũ trang với Liên Xô trong
chiến tranh lạnh)
 Do tác động của cuộc khủng hoảng nguyên liệu 1974-1975 và khủng hoảng năng
lượng 1979-1982. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng vọt đáng lo ngại của
lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp.
 Thị trường trong nước và nước ngoài bị thu hẹp. Vì thu nhập thực tế của ng lao
động giảm mạnh (lạm phát tăng, giá cả tăng nhanh), buộc người tiêu dùng phải tự
điều tiết nhu cầu có khả năng thanh toán, làm thị trường trong nước bị thu hẹp.
Bên cạnh đó, việc mất đi Đông Dương cùng sự canh tranh gay gắt của NB và Tây
Âu, và cả các cuộc đấu tranh giành chủ quyền của các nước đang phát triển. Tất cả
đã gây nên sự thu hẹp thị trường nước ngoài của Mĩ.
→ Đánh giá: Địa vị kinh tế của Mỹ tiếp tục giảm tương đối so với Nhật Bản và
Tây Âu. Mặc dù Mỹ vẫn là cường quốc số một trên thế giới nhưng vị trí kinh tế
của Mỹ đã giảm xuống do sự đình trệ kéo dài của nền kinh tế.
4.2. Giai đoạn 1983-1990
Dẫn: Sự sụt giảm của nền kinh tế Mĩ trên trường quốc tế đã đặt Mĩ trước những
thách thức về việc cơ cấu lại nền kinh tế, buộc Mĩ phải có những biện pháp điều
chỉnh kinh tế:
 Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng thành tựu cách mạng KH&CNghe,
đẩy nhanh quá trình cơ khí hóa và tự động hóa quá trình sản xuất
 Đổi mới tổ chức và quản lí trong công nghiệp
 Tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và thu hút đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài
 Phát triển mạnh các công ty xuyên quốc gia
 Chính phủ thực hiện nhiều chính sách nhằm ổn định xã hội kích thích sản
xuất phát triển như: các khoản trợ cấp, bảo hiểm thất nghiệp, khuyến khích
mở các xí nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư cho giáo dục và hỗ trợ việc làm…
→ Sự điều chỉnh lại nền kinh tế giúp cho sức mạnh kinh tế và vị thế của
Mỹ bắt đầu hồi phục. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về kinh tế – tài
chính, nhưng tỷ trọng kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm hơn so
với trước.
4.3. Giai đoạn 1990-2000
 Đặc điểm.
 Về kinh tế:
- Ở thời Tổng thống Clinton (1993 - 2001), kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển
trở lại.
- Mỹ tạo ra 25% giá trị sản phẩm của toàn thế giới, chiếm 30,5% GDP của
thế giới.
- Năm 2000, GDP của Mĩ là 10 251 tỉ USD.
- Bình quân GDP đầu người là 36 329 USD (năm 2000)
- Có vai trò chi phối trong hầu hết các tổ chức kinh tế-tài chính thế giới như:
WTO, IMF, G7, WB..
 Khoa học-kĩ thuật: Mĩ vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ (chiếm tới 1/3 số lượng bản
quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới)
 Về chính trị và đối ngoại: Sau khi tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (1989) và
trật tự thế giới hai cực Ianta tan rã (1991), Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn
cực”, trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo thế giới.
→ Ở giai đoạn này, nền kinh tế Mỹ phát triển xen kẽ suy thoái ngắn, nhưng vẫn là
nước đứng đầu thế giới.

5. Kinh tế Mỹ từ 2001 - nay


5.1. Giai đoạn 2001- 2010
 Đầu năm 2001: Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 cho thấy nước Mĩ bị giáng
một đòn mạnh mẽ vào nền kinh tế. Sự kiện khủng bố thảm khốc ngày
11/9/2001 tại Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York đã tạo nên 1
cơn địa chấn không chỉ cho nước Mĩ mà còn cho toàn thế giới. Sự kiện này
cũng đã đưa nước Mĩ rơi vào thời kì khó khăn mới:
 Tốc độ tăng trưởng năm 2002 đạt 2,2% (2001 là 1,1%)
 Tỉ lệ thất nghiệp cao (5,9%), năm 2002
 Thâm hụt thương mại ở mức cao (khoảng 420 tỷ USD) - 2002
→ Suy thoái kinh tế Mĩ đầu những năm 2000
 Mĩ thực hiện các cuộc chiến tranh chống khủng bố ở Iraq 2004 và Afghanistan.
can thiệp vào Trung Đông, Đông Âu, Bắc Á,… Các cuộc chiến này đã tiêu tốn của
Mĩ khoảng 6 nghìn - 7 nghìn tỉ USD.
 2007-2009: Khủng hoảng tài chính ở Mỹ, gây nên cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu
2007-2008. Cuộc khủng hoảng đã gây ra mất việc làm hàng triệu người và suy
thoái kinh tế trên toàn thế giới. Các ngành công nghiệp như bất động sản, ngân
hàng và sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề. Hậu quả của khủng hoảng đã khiến nhiều
ngân hàng và tổ chức tài chính phá sản hoặc phải được cứu trợ, trong đó đáng chú
ý nhất là sự phá sản của Lehman Brothers - ngân hàng đầu tư thành lập năm 1844
- là một trong năm định chế tài chính cho vay lớn nhất nước Mỹ khi đó. Thị
trường chứng khoán và thị trường bất động sản giảm giá mạnh, gây ra sự mất lòng
tin và sụp đổ của nhiều công ty.
→ Cho tới cuối thập niên đầu thế kỷ XXI, nước Mỹ vẫn được thừa nhận là siêu
cường có sức mạnh vượt trội trên tất cả các mặt và đang đóng vai trò nổi trội trong
các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, vị thế của Mỹ đã có phần suy giảm so với thập niên
90 của thế kỷ trước. Bên cạnh các nguyên nhân gây thiệt hại cho nền kinh tế Mĩ, vị
thế kinh tế Mĩ còn bị giảm sút bởi sự nổi lên nhanh chóng của các cường quốc như
Trung Quốc, Ấn Độ, Nga…
5.2. Giai đoạn 2011-nay
 Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung 2018: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
chính thức nổ ra vào tháng 7/2018, khi mức thuế 25% của Mỹ với 34 tỷ USD
hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực. Sự trả đũa lẫn nhau và
những tuyên bố cứng rắn từ hai bên cho thấy viễn cảnh kéo dài của cuộc chiến
này. Trong những thập kỷ qua, khi siêu cường Mỹ gặp những khó khăn, rắc rối
cả về đối nội và đối ngoại thì Trung Quốc trỗi dậy với một tốc lực đáng kinh
ngạc. Trong khi sức mạnh và vị thế của Mỹ có chiều hướng suy giảm, không có
một quốc gia nào thực hiện chiến lược bứt phá mà đạt được những bước tiến vượt
bậc như Trung Quốc. Giờ đây, Trung Quốc là nền kinh tế thứ hai thế giới và
đang muốn vượt Mỹ để trở thành cường quốc số một trong tương lai không xa.
 Nước Mĩ thời kì Covid: Trong thời kì COVID-19 gây nên sự suy thoái kinh tế trên
toàn cầu, những điều vốn được coi là sức mạnh của Mỹ thì nay lại trở thành
điểm yếu bởi chính phủ không được quản lý một cách tập trung, chính trị bị chia
rẽ sâu sắc... Những phản ứng của Mỹ trong đại dịch COVID-19 đã phá vỡ hình
ảnh một quốc gia dân chủ, cũng như khả năng quản trị của họ. Việc Mỹ trở thành
nước có nhiều ca nhiễm và tử vong vì dịch bệnh COVID-19 nhiều nhất thế giới
khiến uy tín quốc tế của Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng sự thất bại này
còn kéo theo một hậu quả nhãn tiền khác, đó là hình ảnh bấy lâu nay của nước
Mỹ như một quốc gia lãnh đạo thế giới, một đối tác đáng tin cậy, giờ đây cũng
lung lay.

→ Đánh giá vị thế của Mỹ.


 Kinh tế Mỹ vẫn duy trì được là đầu tàu kinh tế của thế giới.
 Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước (liên minh châu Âu,
Canada, Mexico, Trung Quốc, Nhật Bản)
 Thông qua hệ thống tài chính dựa trên USD, Mỹ kiểm soát nền tài chính thế giới.
Đến năm 2020, USD vẫn duy trì vị thế thống trị nền kinh tế thế giới
 Đứng đầu bảng xếp hạng “Các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới” năm 2022 là
Mỹ. US News & World Report gọi Mỹ là "cường quốc kinh tế và quân sự thống
trị nhất thế giới"
 Mặc dù bị ảnh hưởng lớn và suy thoái thời kì đại dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế
Mĩ đã nhanh chóng phục hồi và đạt được những sự tăng trưởng vượt trội
 GDP Mĩ vẫn đứng vị trí top 1 thế giới và chiếm khoảng 25% tổng GDP của thế
giới.

Tuy nhiên với sự phát triển ngày một mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc trong những năm
gần đây, kinh tế Mỹ đang đứng trước nhiều nguy cơ bị soán ngôi “bá chủ” mà mình đã
nắm giữ trong rất nhiều năm. Cùng với đó, việc hàng loạt các ngân hàng lớn ở Mỹ sụp đổ
(Silicon Valley, Signature và First Republic…) chỉ trong vòng 2 tháng của năm 2023 đã
được nhận định rằng “Cú sốc đối với các ngân hàng Mỹ củng cố đánh giá rằng Mỹ có
thể rơi vào suy thoái trước các nền kinh tế lớn khác”, chiến lược gia trưởng Ebrahim
Rahbari của Citigroup nhận định. Mĩ đã có những động thái nhằm ổn định lại hệ thống tài
chính trong nước, nhưng cũng ko thể phủ định những sự bất ổn về mặt kinh tế đã làm cho
vị thế của Mĩ giảm bớt so với trước đây.
6. Đánh giá chung
Nền kinh tế Mỹ là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp theo hướng kinh tế thị
trường với kỹ nghệ, mức độ công nghiệp hóa và phát triển cao. Đây không chỉ là nền
kinh tế phát triển mà còn đứng đầu thế giới về GDP danh nghĩa và thứ hai thế giới về
giá sức mua. Kinh tế Mỹ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên nền kinh tế toàn cầu, dễ thấy
rằng đồng Đô La Mỹ (USD) là đồng tiền được sử dụng phổ biến nhất trong các giao
dịch quốc tế và là nguồn dự trữ ngoại tệ của hầu hết các quốc gia, được bảo đảm bằng
nền khoa học công nghệ tiên tiến, quân sự vượt trội, niềm tin vào khả năng trả nợ của
chính phủ Mỹ,... Ngoài Mỹ còn là thị trường tài chính lớn và ảnh hưởng nhất toàn cầu,
thị trường chứng khoán New York-NYSE hiện là thị trường có mức vốn hóa lớn nhất.
Có thể thấy, sự ảnh hưởng của Mỹ lên kinh tế thế giới là rất lớn, trong 5 cuộc đại khủng
hoảng kinh tế toàn cầu thì có tới 2 lần xuất phát điểm tại Mỹ và lan ra các nước khác:
Đại suy thoái (1929-1933) có nguồn gốc là sự sụp đổ thị trường chứng khoán phố Wall
và Khủng hoảng tài chính (2007-2008) bắt nguồn từ sự kiện “nổ” bong bóng nhà đất ở
Mĩ. Với sự phát triển thần kì của các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương những
năm gần đây, đặc biệt là Trung Quốc, Hoa Kì đang đứng trước mối lo ngại bị mất đi vị
thế cường quốc kinh tế số 1 thế giới. Tuy nhiên, với những nỗ lực phát triển hiện nay
cùng tiềm lực vốn có của Mĩ, thì liệu trong tương lai, vị trí cường quốc số 1 thế giới sẽ
vẫn là của Mĩ, hay sẽ rơi vào tay của 1 quốc gia hùng mạnh khác? ….. Thời gian sẽ trả
lời….

You might also like