You are on page 1of 63

Chương 2

KINH TẾ NƯỚC MỸ
Nội dung
2.1. Kinh tế thuộc địa Bắc Mỹ trước ngày
giành được độc lập (1776)
2.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ CNTB trước độc
quyền (1776-1865)
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ chủ nghĩa tư bản
độc quyền (1865 đến nay)
2.1. Kinh tế thuộc địa Bắc Mỹ trước ngày giành
được độc lập (1776)
2.1.1 Quá trình hình thành thuộc địa vùng Bắc Mỹ

Người Mỹ bản địa là những người thổ dân đến định cư khoảng 25-
20 nghìn năm trước từ Châu Á qua eo biển Bering. Họ trồng trọt,
săn bắn và sống thành bộ lạc, ít có mối liên hệ với các dân tộc
thuộc lục địa khác.
Sau “phát kiến địa lý vĩ đại” của Christopher Columbus vào năm
1492, “Tân Thế giới”- Châu Mỹ đã được khám phá.
2.1. Kinh tế thuộc địa Bắc Mỹ trước ngày giành
được độc lập (1776)
2.1.1 Quá trình hình thành thuộc địa vùng Bắc Mỹ

Làn sóng nhập cư ồ ạt từ Châu Âu sang Bắc Mỹ bắt đầu vào đầu
những năm 1600.
Đến cuối thế kỷ XVII người Anh đã xây dựng được 13 vùng đất thực
dân, trải dài từ ven biển Đại Tây Dương đến dãy Appalaches với dân
số khoảng 4 triệu người.
2.1. Kinh tế thuộc địa Bắc Mỹ trước ngày giành
được độc lập (1776)
2.1.1 Quá trình hình thành thuộc địa vùng Bắc Mỹ

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và kết cấu kinh tế - xã hội, thuộc địa
Bắc Mỹ được chia làm ba vùng khác nhau:
- Vùng thuộc địa miền Bắc (New England) gồm các bang New
Hampshine, Massachusetts, Rhode Island, Connecticut. Điều kiện
tự nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng thương
mại và công nghiệp khá phát triển.
2.1. Kinh tế thuộc địa Bắc Mỹ trước ngày giành
được độc lập (1776)
2.1.1 Quá trình hình thành thuộc địa vùng Bắc Mỹ

- Vùng thuộc địa miền Trung (các bang New York, New Jersey,
Pensylvania, Delaware), là vùng đất hết sức phì nhiêu, rất thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Vùng thuộc địa ở miền Nam ( thuộc các bang Maryland, Virginia,
North Caralina, South Carolina, Georgia), phát triển kinh tế đồn
điền trồng cây công nghiệp.
2.1. Kinh tế thuộc địa Bắc Mỹ trước ngày giành
được độc lập (1776)
2.1.1 Quá trình hình thành thuộc địa vùng Bắc Mỹ
Đến thế kỷ XVIII, mô hình phát triển theo khu vực ở các vùng thuộc
địa của Anh ở Bắn Mỹ đã trở nên rõ ràng hơn.
- Các bang thuộc địa miền Bắc phát triển công thương nghiệp.
- Các bang thuộc địa miền Nam phát triển các đồn điền sản xuất và xuất
khẩu cây công nghiệp.
- Các bang thuộc đia miền Trung xuất khẩu nông phẩm và lông thú
2.1. Kinh tế thuộc địa Bắc Mỹ trước ngày giành
được độc lập (1776)
2.1.2 Chính sách thống trị, khai thác thuộc địa Bắc
Mỹ của Chính phủ Anh

Chính sách diệt chủng đối với người da đỏ và khuyến khích di dân
từ Anh qua vùng đất mới.
Chính quyền Anh ban hành những chính sách vừa khai thác, vừa
kiềm tỏa để vùng thuộc địa Bắc Mỹ không phát triển lớn mạnh hơn
chính quốc:
-Cấm đưa vào Bắc Mỹ những phát minh, sáng chế….
2.1. Kinh tế thuộc địa Bắc Mỹ trước ngày giành
được độc lập (1776)
2.1.1 Chính sách thống trị, khai thác thuộc địa Bắc
Mỹ của Chính phủ Anh
-Bắc Mỹ chỉ được sản xuất bán thành phẩm như gang, đường
thô…
-Các vùng thuộc địa không được trao đổi trực tiếp với nhau mà
chỉ trao đổi qua nước Anh.
Năm 1699, Nghị viện Anh ban hành luật cấm xuất cảng len và
hàng len từ Mỹ.
2.1. Kinh tế thuộc địa Bắc Mỹ trước ngày giành
được độc lập (1776)
2.1.2. Chính sách thống trị, khai thác thuộc địa Bắc
Mỹ của Chính phủ Anh
- Đánh thuế cao đối với hàng hóa của các nước Châu Âu nhập vào Bắc
Mỹ
- Từ 1551 – 1761, Nghị viện Anh đã ban hành trên 125 điều, quy định điều
chỉnh việc buôn bán ở thuộc địa
- Khôi phục và củng cố quan hê sở hữu ruộng đất kiểu phong kiến của
Anh ở Bắc Mỹ.
2.1. Kinh tế thuộc địa Bắc Mỹ trước ngày giành
được độc lập (1776)
2.1.2. Chính sách thống trị, khai thác thuộc địa Bắc
Mỹ của Chính phủ Anh
Đạo luật hàng hải (1561) quy định:
• Tất cả các hoạt động thương mại của Bắc Mỹ phải được
chuyên chở bằng tàu được sản xuất, sở hữu và chỉ huy bởi
người Anh.
• Các hoạt động thương mại của nước ngoài với thuộc địa của
Anh phải được thực hiện thông qua cảng của nước Anh.
• Quy định danh mục mặt hàng sản xuất ở thuộc địa chỉ được
xuất khẩu sang Anh như thuốc lá, đường, bông, các loại gỗ …
2.1. Kinh tế thuộc địa Bắc Mỹ trước ngày giành
được độc lập (1776)
2.1.2. Chính sách thống trị, khai thác thuộc địa Bắc
Mỹ của Chính phủ Anh
Do yêu cầu phát triển, kinh tế Bắc Mỹ cũng xuất hiện một số nhân tố mới.
q Thứ nhất, công nghiệp dệt phát triển khá sớm, đến giữa thế kỷ XVII nghề dệt len đã
phổ biến trong các CTTC.
q Thứ hai, nghề đóng tàu được tiến hành trong điều kiện thuận lợi, nên đã phát triển
rất mạnh mẽ. Đến cuối thế kỷ XVIII, 1/3 trọng tải tàu biển của Anh được đóng tại Bắc
Mỹ.
q Thứ ba, ngành luyện kim bắt đầu được phát triển. Giữa thế kỷ XVIII, đã có 4 xí
nghiệp luyện kim ( cắt thép và cán thép), 5 lò nấu thép.
2.1. Kinh tế thuộc địa Bắc Mỹ trước ngày giành
được độc lập (1776)
2.1.2. Chính sách thống trị, khai thác thuộc địa Bắc
Mỹ của Chính phủ Anh
- Sự thống trị của Anh ở Bắc Mỹ khiến cho mâu thuẫn giữa thực dân Anh
và người dân Bắc Mỹ ngàng càng tăng lên
-Các cuộc tranh chấp với nước Anh về thuế khoá và các vấn đề gia tăng.
- Từ tháng 4/1775, tính chất của cuộc đấu tranh thay đổi, trở thành cuộc
đấu tranh giành độc lập (hay Cách mạng dân tộc) của các vùng thuộc địa
Bắc Mỹ.
2.1. Kinh tế thuộc địa Bắc Mỹ trước ngày giành
được độc lập (1776)
2.1.3. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân
Bắc Mỹ
- Nguyên nhân: Mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân Bắc Mỹ với chính
sách thống trị của thực dân Anh.
- Diễn biến: Nổ ra từ 1775; Tuyên ngôn độc lập (04/07/1776) đây là mốc
lịch sử ghi nhận sự ra đời của một quốc gia mới; Ngày 3/9/1783, Anh
chính thức công nhận chủ quyền độc lập của Hoa Kỳ (Điều ước Paris);
Hiến pháp đầu tiên của Hoa Kỳ được thông qua (1787);
2.1. Kinh tế thuộc địa Bắc Mỹ trước ngày giành
được độc lập (1776)
2.1.3. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân
Bắc Mỹ
- Ý nghĩa và những hạn chế:
Thủ tiêu những hình thức chiếm hữu ruộng đất phong kiến và các danh
vị quốc tế.
Chế độ nô lệ đồn điền miền Nam vẫn không bị thủ tiêu
2.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ CNTB trước độc quyền (1776 - 1865)
2.2.1. Công cuộc bành trướng mở rộng diện tích lãnh thổ

Sau khi giành được độc lập dân tộc, Bắc Mỹ thiết lập chế độ công hoà.
Điều này đã có tác dụng mạnh mẽ tới sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
tại Mỹ
Chính quyền Mỹ cũng tăng cường mở rộng lãnh thổ kể từ sau khi giành
được độc lập.
2.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ CNTB trước độc quyền (1776 - 1865)
2.2.1. Công cuộc bành trướng mở rộng diện tích lãnh thổ

- Đuổi dân bản xứ đi những vùng xa xôi hơn và chiếm đất của họ.
- Chiến tranh thôn tính nhiều vùng đất Bắc Mỹ vốn là thuộc địa của Tây
Ban Nha, Hà Lan, Pháp như vùng Texas, Origan, Lusiana…
- Mỹ mua Alaska từ Nga (1867), sáp nhập Hawaii và Puerto Rico vào
Mỹ (1898).
18
2.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ CNTB trước độc quyền (1776 - 1865)
2.2.2. Cách mạng công nghiệp

Điều kiện, tiền đề:


- Chính trị, xã hội: 1776, 1861 – 1865
- Tích lũy nguyên thủy TBCN:
• Kế thừa được nguồn vốn của Anh, do những người dân “di thực” mang sang.
• Dựa trên cơ sở khai thác vùng đất mới, cướp bóc, diệt chủng người bản xứ.
• Nhân lực dồi dào từ nô lệ da đen và người dân “di thực”.
• Làm giàu do việc cung cấp vũ khí, lương thực và vật dụng khác trong chiến
tranh ở châu Âu.
• Vay nợ (chủ yếu Anh).
• Thực hiện bảo hộ mậu dịch.
19
2.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ CNTB trước độc quyền (1776 - 1865)
2.2.2. Cách mạng công nghiệp
Diễn biến:
- Cách mạng công nghiệp của Mỹ được bắt đầu từ các bang nước Bắc
từ cuối thế kỷ XVIII, sau đó mới lan ra trên toàn nước Mỹ.

- Bắt đầu từ ngành dệt: Đến giữa những năm 1820, các khung dệt gỗ
được thay thế bằng sắt, bộ phận truyền lực bằng dây curoa. Đến cuối
những năm 1830, những máy dệt sử dụng sức nước chạy bằng bánh xe
quay được thay thế bằng turbine nước. Năng suất dệt vượt nước Anh tuy
chất lượng dệt vải chưa bằng. Máy may được phát minh năm 1841.

- Sự phát triển của công nghiệp nhẹ đã thúc đẩy sự phát triển của công
nghiệp nặng như sản xuất sắt, sản phẩm từ sắt và máy móc các loại.
20
2.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ CNTB trước độc quyền (1776 - 1865)
2.2.2. Cách mạng công nghiệp
Diễn biến:

- Công nghiệp phát triển đã cung cấp nhiều máy móc công cụ cho nông
nghiệp, làm năng suất số lượng tăng nhanh chóng. Trong 20 năm (1840 -
1860), số lượng cây lương thực chủ yếu (lúa mì, ngô, yến mạch) các bang
miền Bắc tăng khoảng 2 lần. Năm 1860, 4/5 sản lượng bông của Mỹ được xuất
khẩu. Từ 1820 – 1850, sản lượng gạo xuất khẩu tăng 3 lần. Từ 1850 - 1860,
sản lượng thuốc lá xuất khẩu tăng 2 lần.
Sự phát triển và mở mang công nghiệp đặt ra nhu cầu phát triển giao thông
vận tải. Mỹ bắt đầu có đường bộ thu phí, phát triển GTVT đường song, xây
dựng kênh đào, đường sắt. Chiều dài đường sắt: 1830: 21 km; 1840: 4535 km
(châu Âu 23.000 km); 1850: 14.500 km; 1860: 49.397 km (vượt châu Âu).
21
2.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ CNTB trước độc quyền (1776 - 1865)
2.2.2. Cách mạng công nghiệp
Diễn biến:

Cuộc cách mạng trong thông tin cũng bắt đầu: Phát minh máy điện tín (1837),
máy vô tín điện (1842). Đường dây điện tín đến thời điểm nội chiến dài 80.500
km, năm 1858, đường dây điện tín dưới biển vượt Đại Tây Dương hoàn thành.

- Hệ thống Ngân hàng thương mại được phát triển nhằm cung ứng tín dụng
cho nền kinh tế. Năm 1781, Quốc hội Mỹ cho phép thành lập Ngân hàng Bắc
Mỹ ( Bank of North America ). Năm 1787, ở Mỹ có 3 ngân hàng, đến 1801 có
32 ngân hàng, năm 1811: 115 ngân hàng, 1820: hơn 200 ngân hàng và 1836:
600 ngân hàng.
22
2.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ CNTB trước độc quyền (1776 - 1865)
2.2.2. Cách mạng công nghiệp
Đặc điểm Cách mạng công nghiệp:

Ngoài những đặc điểm chung như các nước khác, CMCN ở Mỹ có 1 số đặc
điểm nổi bật:
- Diễn ra với tốc độ nhanh chóng: Giá trị sản lượng công nghiệp tăng 5 lần từ
1810 – 1850 ( 200 triệu USD à 1 tỷ USD ).
- Nước Mỹ có thuận lợi về vốn và kỹ thuật khi thực hiện CMCN.
- CMCN gắn với phát triển hệ thống đường sắt.
- CMCN gắn với phát triển nông nghiệp (1790: máy cày bằng gang; 1825: máy
cày bằng sắt dùng phổ biến; 1831: máy cắt cỏ; 1833: máy gặt đập; 1855:
10.000 máy các loại trong nông nghiệp … ).
- Chính phủ thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch trong quá trình CMCN.
23
2.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ CNTB trước độc quyền (1776 - 1865)
2.2.3. Nội chiến 1861 – 1865

Nguyên nhân:

• Mâu thuẫn giữa Quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa và Quan hệ sản xuất
tiền tư bản ( hệ thống trang trại tự do TBCN ở phía Bắc và hệ thống đồn
điền kiểu chiếm hữu nô lệ ở miền Nam)
• Mâu thuẫn trong chính sách kinh tế giữa các bang miền Bắc và các bang
miền Nam.
24
2.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ CNTB trước độc quyền (1776 - 1865)
2.2.3. Nội chiến 1861 – 1865
Diễn biến:

Thời gian này lực lượng tiến bộ lãnh đạo Bắc Mỹ ban hành 2 đạo luật quan trọng:

• Luật về cư trú (5/1862): Các công dân Mỹ có thể được nhận một mảnh đất ở miền
Tây với diện tích 160 acres không mất tiền, sau 5 năm được công nhận sở hữu (
Trước đó phải mua với diện tích lớn 340 acres ).
• Luật “giải phóng nô lệ” (1/1863): thu hút đông đảo nô lệ da đen vào cuộc chiến đấu
chống chủ đồn điền ở miền Nam. Trong thời gian nội chiến đã có khoảng 500 ngàn
người da đen bỏ trốn khỏi các đồn điền và tham gia chiến đấu, khoảng 37.000
người hy sinh.
• Nội chiến kết thúc 4/1865, gây thiệt hại về vật chất khoảng 4,8 tỷ USD, khoảng
600.000 người bị chết và 500.000 người bị thương.
25
2.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ CNTB trước độc quyền (1776 - 1865)
2.2.3. Nội chiến 1861 – 1865

Ý nghĩa:

Nội chiến đã có ý nghĩa to lớn: mang lại thắng lợi cho phát triển sản xuất
TBCN; thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại tiếp
tục phát triển; đồng thời chính sách “ Mậu dịch tự do” đã được thay thế bằng
chính sách “ Bảo hộ mậu dịch”.

K.Marx: “ Việc thủ tiêu chế độ nô lệ là một sự kiện kiệt xuất trong lịch sử của
phong trào giải phóng”.
26
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.1.Thời kỳ phát triển “ bùng nổ” của nền kinh tế (1865 –
1913)
Sản xuất công nghiệp của Mỹ tăng rất nhanh, đến năm 1913, giá trị SXCN
của Mỹ đã bằng giá trị SXCN của Anh, Pháp, Đức cộng lại. Chỉ trong vòng
30 năm, SXCN của Mỹ từ vị trí thứ 4 đã vươn lên vị trí số 1 thế giới.
Cơ cấu ngành CN chuyển dịch quan trọng, sản lượng CN nặng chiếm 40%
(1870 – 1880) đến cuối thế kỷ XX đạt 50%. Trong thời gian từ 1860 – 1910,
giá trị gia tăng của tất cả các ngành chế tạo tăng 9,5 lần, trong đó ngành chế
tạo máy tăng gần 20 lần, ngành sản xuất sắt, thép tăng 8 lần. (Tỷ trọng
ngành chế tạo của Mỹ chiếm 35,8% của cả thế giới).
27
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.1.Thời kỳ phát triển “ bùng nổ” của nền kinh tế (1865 –
1913)
Từ 1870-1913, diện tích gieo trồng lúa mì tăng 4 lần. Năm 1870, giá trị sản
lượng nông nghiệp đạt 2,5 tỷ USD, đến năm 1913 tăng lên 10 tỷ USD. Nước
Mỹ cung cấp 90% bông, 25% lúa mạch trên thế giới.
- Năng suất lao động trong nông nghiệp tăng nhanh chóng: Năm 1890, nhờ
sử dụng máy móc 1 người nông dân có thể chăm sóc 135 acre (54,6 ha) so
với 7 acre (2,8 ha) trước đây; số thời gian lao động bình quân để sản xuất 1
lượng sản phẩm nông nghiệp năm 1900 giảm xuống ½ so với năm 1840.
28
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.1.Thời kỳ phát triển “ bùng nổ” của nền kinh tế (1865 –
1913)

Từ năm 1870, kim ngạch xuất khẩu đạt 451 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu
đạt 462 triệu USD, đến năm 1914, các con số lần lượt là 2.532 triệu USD (
tăng 4,6 lần) và 1.991 triệu USD ( tăng 3,3 lần).
- Cán cân thương mại đã chuyển từ thâm hụt sang thặng dư từ 1874 ( trừ
năm 1887 và 1888).
- Xuất khẩu tư bản được cải thiện: 1869 đạt 0,1 tỷ USD; 1914 đạt 5 tỷ USD.
29
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.1.Thời kỳ phát triển “ bùng nổ” của nền kinh tế (1865 –
1913)

Thời kỳ 1865-1913 cũng là thời kỳ chuyển biến của CNTB từ tự do cạnh


tranh sang độc quyền ở Mỹ. Quá trình “Trust hoá” đã bao trùm nhiều lĩnh
vực kinh tế.
Sự phối hợp giữa các tập đoàn tư bản độc quyền công nghiệp và độc
quyền trong ngân hàng đã hình thành nên tư bản tài chính. Hai tập đàn tư
bản tài chính Rockefeller và Morgan đã nắm giữ 1/3 tổng số tài chính của
nước Mỹ
30
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.1.Thời kỳ phát triển “ bùng nổ” của nền kinh tế (1865 –
1913)
Nguyên nhân:
- Tác động tích cực của cuộc nội chiến kết thúc (1861 – 1865).
- Sự phát triển của mạng lưới đường sắt: chi phí vận chuyển trung bình một hành
khách/dặm là 2,44 xen, 1 tấn hàng hóa/dặm là 2,58 xen năm 1859 đã giảm xuống
còn 1,94 xen và 0,75 xen năm 1910.
- Thu hút vốn nước ngoài: Năm 1869 đầu tư nước ngoài vào Mỹ đạt 1.5 tỷ USD,
năm 1914 là 7,2 tỷ USD. Riêng đường sắt, Anh đã đầu tư vào Mỹ đạt 3 tỷ USD
năm 1913
31
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.1.Thời kỳ phát triển “ bùng nổ” của nền kinh tế (1865 –
1913)

Nguyên nhân:
- Nguồn dân nhập cư vào Mỹ tăng nhanh chóng: Từ 1860 – 1914, dân số Mỹ
gấp gần 3 lần từ 31,5 triệu người lên 92,4 triệu người (1910) và 99,1 triệu người
(1914), trong đó số người nhập cư ròng hơn 24,9 triệu người, chủ yếu từ châu
Âu.
- Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật và công nghệ: Số sáng chế được cấp
chứng nhận bình quân những năm 1860 là 12.000, tăng lên trung bình 25.000
những năm 1880 và lên đến 40.000 năm 1914.
- Mở rộng sản xuất hàng loạt và sự hình thành các tổ chức kinh doanh lớn.
32
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.1.Thời kỳ phát triển “ bùng nổ” của nền kinh tế (1865 –
1913)
Nguyên nhân:
- Mở rộng lãnh thổ và hoạt động kinh tế ở nước ngoài: Cuối thế kỷ XIX, Mỹ trở thành nước
công nghiệp hàng đầu nên có nhu cầu thị trường và lãnh thổ từ bên ngoài. Thời kỳ này
Mỹ đã:
• Mua Alaska từ Nga (1867)
• Cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha (1898) giúp Mỹ giành được Puerto
Rico, Guam, Philippines.
• Năm 1898, Hawaii được sát nhập vào Mỹ nhằm gia tăng ảnh hưởng vùng
Caribbean.
• Chiếm Panama (1903), CH Đôminica (1905, 1916), Nicaragoa (1912) và Haiti
(1915).
• Năm 1900, Mỹ thỏa thuận với các nước phương Tây phân chia thị trường Trung
Quốc.
33
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ trong và giữa hai cuộc chiến
tranh thế giới (1914 - 1945)
v 1914 - 1918: Mỹ trở thành trung tâm kinh tế trên thế giới

Mỹ tiếp tục giàu lên, kinh tế phát triển nhanh chóng: giá trị sản lượng ngành công
nghiệp chế tạo tăng khoảng 2,4 lần (1914 – 1919), giá trị sản lượng nông nghiệp
tăng 1.5 lần; các tổ chức lũng đoạn của Mỹ thu lợi từ chiến tranh 35 tỷ USD.
Mỹ đạt được bước ngoặt trong XK tư bản. Từ chỗ vay nợ 3,7 tỷ USD (1914), đến
chỗ chủ nợ với khoản cho vay 12,6 tỷ USD (1920). Tính đến năm 1919, Chính phủ
các nước nợ ròng của Chính phủ Mỹ lên đến 9,6 tỷ USD ( khoảng 1/6 GNP của Mỹ),
trong đó Anh nợ 4 tỷ, Pháp 2,7 tỷ, Italia 1,6 tỷ, Nga 0,2 tỷ USD.
34
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ trong và giữa hai cuộc chiến
tranh thế giới (1914 - 1945)
v Kinh tế Mỹ giai đoạn 1919-1938
Khủng hoảng kinh tế chu kỳ 1920 – 1921 làm nền kinh tế Mỹ chựng lại ( do giá
sản phẩm nông nghiệp sau chiến tranh giảm mạnh, nhiều trang trại phá sản),
nhưng sau đó đã phục hồi và phát triển nhanh chóng. Tư bản Mỹ tập trung đầu tư
vào các ngành như hóa chất, kỹ thuật điện, Radio, đặc biệt công nghiệp xe hơi …
• Năm 1913, Mỹ mới có 485 ngàn xe hơi, đến 1929 đã SX được 5,4
triệu chiếc ( bình quân 1,29 hộ sở hữu 1 xe hơi).
• Từ 1914 – 1929, sản lượng thép của Mỹ tăng từ 23 triệu lên 50 triệu
tấn.
• Năm 1920 có 246.000 máy kéo được sử dụng trong nông nghiệp, thì
đến năm 1930 là 920.000, tăng hơn 270%.
35
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ trong và giữa hai cuộc chiến
tranh thế giới (1914 - 1945)
v Kinh tế Mỹ giai đoạn 1919-1938:
Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế
Mỹ. Đầu tiên, ngành SX thép phát triển chậm, suy giảm. Đến giữa năm 1929,
các chứng khoán bị giảm giá, nhiều công ty phá sản. Cuộc khủng hoảng lan
sang các ngành xây dựng, vận tải, thương nghiệp, nông nghiệp … Từ Mỹ, cuộc
khủng hoảng lan sang Anh, Đức, Pháp, Nhật. Cuộc khủng hoảng có sức tàn phá
ghê gớm. Năm 1932 so với 1928 công nghiệp Mỹ giảm 1/2, nền kinh tế thụt lùi 20
năm, 12 triệu người thất nghiệp. Từ 1930 – 1933, có hơn 9000 ngân hàng bị phá
sản ( chiếm 1/3 số NH ở Mỹ vào thời điểm 1929).
36
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ trong và giữa hai cuộc chiến
tranh thế giới (1914 - 1945)
v Kinh tế Mỹ giai đoạn 1919-1938:
Nguyên nhân:
(i) Chính sách kinh tế của Chính phủ không phù hợp với bối cảnh cấu trúc nền kinh tế Mỹ
đã thay đổi;
(ii) Phân phối thu nhập không đều; (iii) Cấu trúc hệ thống ngân hàng yếu.

Để đối phó với khủng hoảng, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã đề ra “


đường lối kinh tế mới “ (1933) với nội dung: (i) Trợ giúp hệ thống NH; (ii)
Phục hồi sản xuất CN, NN; (iii) Trợ cấp và an sinh xã hội.
“ Đường lối kinh tế mới” bước đầu góp phần khôi phục nền kinh tế, tỷ lệ thất
nghiệp năm 1934 là 21%, năm 1938 là 19%. Tuy nhiên, đến năm 1939 nhiều
chỉ tiêu kinh tế vẫn chưa đạt so với năm trước khủng hoảng.
37
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ trong và giữa hai cuộc chiến
tranh thế giới (1914 - 1945)
v Kinh tế Mỹ giai đoạn 1939-1945:
Nền kinh tế của Mỹ tiếp tục phát triển: sản lượng công nghiệp tăng 2 lần, nhất là sản xuất
phục vụ chiến tranh tăng 50 lần. GTSX nông nghiệp năm 1944 gấp xấp xỉ 2,5 lần năm 1939.
Từ 1939 – 1944, GDP theo giá hiện hành tăng từ 90 tỷ USD lên 219,7 tỷ USD.
. Nguyên nhân:
Mỹ không bị ảnh hưởng chiến tranh trong khi tiếp tục kiếm lời qua kinh doanh vũ
khí: SX vũ khí của Mỹ chiếm 45% sản lượng vũ khí của tất cả các nước tham chiến,
thu lợi từ chiến tranh 117,2 tỷ USD.
38
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ trong và giữa hai cuộc chiến
tranh thế giới (1914 - 1945)
v Kinh tế Mỹ giai đoạn 1939-1945:.
Nguyên nhân:
• Tư bản lũng đoạn Mỹ lợi dụng tình hình chiến tranh để bóc lột lao động. Những năm 1939
- 1945, tổng số thuế của Liên bang tăng lên hơn 8 lần; thuế đánh vào thu nhập cá nhân
tăng khoảng 19 lần.
• Vai trò của CNTB nhà nước, nếu chiến tranh thế giới lần I, tỷ trọng đầu tư của tư bản nhà
nước chỉ chiếm 8%, thì chiến tranh thế giới lần II, đầu tư tư bản dựa vào ngân sách nhà
nước chiếm tới 71,8% (đạt trên 15,7 tỷ USD).
Sau CTTG lần II, nước Mỹ chiếm hơn 50% SXCN, gần 3/4 dự trữ vàng, gần 1/3 lượng XK tư
bản thế giới, hầu như các nước tư bản đều là con nợ của Mỹ. Mỹ vươn lên vị trí thống trị
trong nền kinh tế tư bản thế giới.
39
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.3. Kinh tế thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần II (1945 -
1973)
v Bối cảnh:
Cuộc Cách mạng Khoa học Kỹ thuật chuyển sang giai đoạn 3 với những
thay đổi to lớn của lưc lượng sản xuất.
Cuộc chiến tranh lạnh và chiến tranh cục bộ diễn ra căng thẳng trên bình
diện thế giới.
Sau CTTG lần II, nước Mỹ chiếm hơn 50% SXCN, gần 3/4 dự trữ vàng, gần
1/ lượng XK tư bản thế giới, hầu như các nước tư bản đều là con nợ của
3

Mỹ. Mỹ vươn lên vị trí thống trị trong nền kinh tế tư bản thế giới.
40
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.3. Kinh tế thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần II (1945 -
1973)
v Đặc điểm của nền kinh tế Mỹ:
Sau chiến tranh thế giới II, Mỹ tiếp tục phát triển nền kinh tế cả về chiều rộng và
chiều sâu:
(i) TNQD tăng trung bình 3%/năm (1965 – 1975), GDP/người tiếp tục tăng khá
nhanh: 11.672 USD (1950), 13.847 USD (1960) và 19.557 USD (1972);
(ii) NSLĐ tiếp tục tăng, từ những năm 1950 đến giữa những năm 1970, khoảng 2/3
mức tăng trưởng của SXCN là do NSLĐ;
(iii) Tích lũy và đầu tư tư bản của nền kinh tế đạt mức cao, Tỷ lệ tích lũy tư bản
trong GDP của Mỹ là 15,3% (1964 – 1973), đầu tư tư nhân của Mỹ từ năm 1953
đến năm 1973 tăng gấp 4 lần, từ 54,5 tỷ USD lên 228,6 tỷ USD.
41
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.3. Kinh tế thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần II (1945 -
1973)
v Nguyên nhân phát triển:

• Tăng cường mở rộng ảnh hưởng chính trị, quân sự và kinh tế ra bên ngoài nhằm mở
rộng thị trường, đầu tư phát triển. Kế hoạch Marshall viện trợ cho châu Âu, tư bản Mỹ
thu lời 30 tỷ USD; Viện trợ và cho Nhật Bản vay 2,3 tỷ USD.
• Trong vòng 23 năm kể từ sau CTTG II, Mỹ đã viện trợ cho các nước đang phát triển
khoảng 100 tỷ USD, qua đó mở rộng ảnh hưởng và quan hệ thương mại, đầu tư tại các
quốc gia Á – Phi – Mỹ Latinh.
• Mỹ tăng cường đầu tư cho giáo dục, KHCN và tiếp tục thu hút chất xám từ các nước.
42
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.3. Kinh tế thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần II (1945 -
1973)
v Nguyên nhân phát triển:
• Đẩy mạnh quân sự hóa và chạy đua vũ trang:
Tỷ trọng đầu tư NS cho quốc phòng cao hơn các nước khác: 14% (1950 –
1953); 12% (1954 – 1963); 9% (1964 – 1972); tổng chi tiêu cho quốc phòng
tăng liên tục: 12,1 tỷ USD (1950); 41,3 tỷ USD (1960); 66,7 tỷ (1967); 74,4
tỷ USD (1972, gấp 6 lần).
Chi phí cho R&D liên quan đến quốc phòng chiếm tỷ lệ vượt trội, chiếm 80%
chi tiêu R&D của Chính phủ (1951 – 1960) và 50% (1961 – 1973).
Trong thập kỷ 1950, 1960, lĩnh vực CNQP của Mỹ thu hút khoảng 1/3 số
lượng công nhân và 62% đội ngũ khoa học – kỹ thuật.
43
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.3. Kinh tế thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần II (1945 -
1973)
v Nguyên nhân phát triển:
• Thực hiện chính sách tiền lương và phúc lợi xã hội cho:
Tiền lương danh nghĩa tăng khá nhanh: Tiền lương thực tế theo giờ năm 1948:
2,77 USD, đến 1973: 4,29 USD.
Chi cho an sinh xã hội (trợ cấp hưu ≥ 65 tuổi, BHYT ≥ 65 tuổi, người tàn tật, tai
nạn lao động) năm 1972 là 46,9 tỷ USD gấp 4 lần 1960 (10,8 tỷ USD) và gấp
23,5 lần 1952 (1,98 tỷ USD).
Thực hiện nhiều biện pháp kích cầu như cho vay tiêu dùng.
44
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.3. Kinh tế thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần II (1945 -
1973)
v Nguyên nhân phát triển:
• Thực hiện chính sách tiền lương và phúc lợi xã hội cho:
Tiền lương danh nghĩa tăng khá nhanh: Tiền lương thực tế theo giờ năm
1948: 2,77 USD, đến 1973: 4,29 USD.
Chi cho an sinh xã hội (trợ cấp hưu ≥ 65 tuổi, BHYT ≥ 65 tuổi, người tàn
tật, tai nạn lao động) năm 1972 là 46,9 tỷ USD gấp 4 lần 1960 (10,8 tỷ
USD) và gấp 23,5 lần 1952 (1,98 tỷ USD).
Thực hiện nhiều biện pháp kích cầu như cho vay tiêu dùng.
• Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp:
45
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.3. Kinh tế thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần II (1945 -
1973)
Cũng trong thời kỳ này, nền kinh tế Mỹ cũng rơi vào tình trạng khó khăn trì trệ;
địa vị nền kinh tế Mỹ có sự suy giảm tương đối so với các nước tư bản khác.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm hơn so với các nước tư bản khác.
SXCN của Mỹ tăng 2 thập kỷ tăng 2,5 lần, trong khi Nhật tăng 17 lần, Ý 5
lần, CHLB Đức 4,4 lần, Pháp 3,3 lần; Tốc độ tăng NSLĐ cũng giảm dần,
NSLĐ bình quân ngành CN giai đoạn 1951 – 1965 là 3,2%, đến giai đoạn
1965 – 1973 chỉ còn 2,4%/năm.
- Từ năm 1948 – 1974, nền kinh tế Mỹ diễn ra 7 cuộc khủng hoảng kinh tế:
1948 – 1949, 1953 – 1954, 1957 – 1958, 1960 – 1961, 1967 – 1968, 1969 –
1970, 1973 – 1974.
- Tình trạng lạm phát và thất nghiệp khá nghiêm trọng
46
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865
đến nay)
2.3.3. Kinh tế thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần II (1945 -
1973)
- Thâm hụt cán cân thanh toán: (i) Những năm 1950, 1960 hiện tượng xuất siêu
giảm dần, đến thập kỷ 1970 bắt đầu phải nhập siêu; (ii) Thâm hụt NS gia tăng:
1,3% (1960 – 1965), tăng lên 9,1% (1976). Đồng thời, đồng USD bị mất giá,
trong vòng 3 năm Mỹ phải 2 lần phá giá đồng USD (lần 1, ngày 18/12/1971, đồng
USD giảm giá 7,89%; lần 2, ngày 13/2/1973, đồng USD giảm giá 10%).
- Bao cấp cho đồng minh, chi phí cho các cuộc chiến tranh, đã làm suy giảm nước
Mỹ. Riêng chi phí cho chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) là 49,9 tỷ USD, chiến
tranh Việt Nam (1964 – 1973) là 136,3 tỷ USD.
- Địa vị kinh tế của Mỹ đã có sự giảm sút trong tương quan với các trung tâm kinh
tế khác, Mỹ không còn giữ vai trò “thống trị” như trước.
47
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền
(1865 đến nay)
2.3.4. Kinh tế Mỹ thời kỳ hậu chiến tranh lạnh (1974 –
2000)
v Giai đoạn 1974 – 1982:
Từ giữa thập kỷ 1970 đến đầu thập kỷ 1980, nền kinh tế Mỹ phát triển chậm và
không ổn định.
Tăng trưởng kinh tế ở mức thấp: 3,4% (1975 – 1980); 1,9% (1981); -2,5% (1982,
GNP); lạm phát đạt mức 2 con số;
- KHKT diễn ra dồn dập, đặc biệt là KH nguyên liệu và năng lượng 1974 – 1975.
1979 – 1982.
- Thị trường trong và ngoài nước đều bị thu hẹp.
48
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền
(1865 đến nay)
2.3.4. Kinh tế Mỹ thời kỳ hậu chiến tranh lạnh (1974 –
2000)
v Giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế (1983 – 2000):
Để đối phó với những khó khăn và suy giảm của nền kinh tế, trong thập niên 1980,
1990 Chính phủ Mỹ đã có nhiều chính sách cải cách và tái cấu trúc nền kinh tế.
- Cải cách kinh tế vĩ mô, đặc biệt điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế gắn với sự phát
triển của cuộc CM KHCN: (i) Tổng chi trên có đầu tư từ NS nhà nước (655,2 tỷ
USD, chiếm 23% GDP năm 1981; 844,4 tỷ USD, chiếm 19,2% GDP năm 1985
và 1.230 tỷ USD = 21% GDP, năm 1991); (ii) Tiếp tục tăng chi cho GD & ĐT,
mở rộng trợ cấp cho an sinh xã hội; (iii) Chú trọng phát triển các ngành CN mũi
nhọn như công nghệ sinh học, CN vũ trụ, công nghệ tin học, CN vật liệu mới ...
49
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền
(1865 đến nay)
2.3.4. Kinh tế Mỹ thời kỳ hậu chiến tranh lạnh (1974 –
2000)
v Giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế (1983 – 2000):
- Đẩy mạnh đầu tư cho R&D, đồng thời nhập khẩu các CN hiện đại từ
nước ngoài, chú trọng chất lượng sản phẩm.
- Đổi mới công nghệ gắn liền với đổi mới tổ chức quản lý trong công ty,
chú trọng phát triển các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Chính phủ
có chính sách ưu đãi tín dụng cho các DN nhỏ và vừa.
- Tiếp tục đầu tư cho quốc phòng, bán vũ khí. Từ 1981 – 1988 Mỹ đã chi
1830 tỷ USD cho các chương trình quân sự; 1985 – 1989 Mỹ xuất khẩu
vũ khí trị giá 53 tỷ USD ( Pháp 16 tỷ, Anh 8 tỷ, Ý 2 tỷ).
- Tình hình kinh tế giai đoạn 1983 – 2000 có nhiều chuyển biến tích cực.
Nền kinh tế vượt qua giai đoạn khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế khá ổn
định, trung bình khoảng 3,2%/năm, tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp đã được
kiểm soát, thâm hụt ngân sách giảm.
50
Bảng 1. Tình hình kinh tế Mỹ 1990 – 2000
51
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền
(1865 đến nay)
2.3.4. Kinh tế Mỹ thời kỳ hậu chiến tranh lạnh (1974 –
2000)
v Giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế (1983 – 2000):
- NSLĐ xã hội của Mỹ tăng bình quân 2,5%/năm, gấp 2 lần giai đoạn 1970 – 1990, trong khi
Đức chỉ = 86% và Nhật chỉ = 78% của Mỹ. Thực tế, Mỹ là nước dẫn đầu về CNTT hiện đại
và trở thành xã hội bước vào thời đại tin học hóa toàn diện, tiên tiến nhất thế giới.
- Cơ cấu kinh tế của Mỹ cũng có sự thay đổi rất tích cực, tỷ trọng các ngành dịch vụ đã chiếm
75% tổng sản phẩm xã hội, trong đó ưu thế của ngành dịch vụ kỹ thuật cao ngày càng
khẳng định rõ rệt.
- Ngoại thương có bước phát triển mạnh mẽ cả về tốc độ và quy mô: tổng kim ngạch ngoại
thương năm 1991 đạt 93 tỷ USD, năm 1995: 1.335,7 tỷ USD và năm 1996 đạt 1.389,6 tỷ
USD.
- Vị thế nền kinh tế cũng được nâng lên đáng kể. Đến cuối năm 1999 GDP của Mỹ đạt 9.050
tỷ USD, vượt mức của toàn EU là khoảng 8000 tỷ USD và Nhật Bản trên 4000 USD.
52
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền
(1865 đến nay)
2.3.4. Kinh tế Mỹ thời kỳ hậu chiến tranh lạnh (1974 –
2000)

v Giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế (1983 – 2000):


Bên cạnh những thành tựu nổi bật, nền kinh tế Mỹ cũng tồn tại không ít khó khăn:

- Thâm hụt thương mại lớn;

- Nợ Chính phủ liên bang cao;

- Cạnh tranh kinh tế trên bình diện quốc tế gay gắt.


53
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền
(1865 đến nay)
2.3.5. Kinh tế Mỹ thời kỳ 2000-2010

Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, nền kinh tế Mỹ đã bị chấn động bởi các sự kiện
lớn:
- Mở đầu cho giai đoạn này chính là sự suy thoái đầu năm 2000. Được châm
ngòi bởi sự đổ vỡ của cuộc “khủng hoảng dot com”, Sự đổ vỡ hàng loạt của
các công ty trong cuộc "khủng hoảng dot com", tạo ra một làn sóng phá sản của
các công ty công nghệ và tin học.
- Kinh tế Mỹ tiếp tục bị giáng một đòn mạnh khi vụ khủng bố ngày 11/9/2001 nổ
ra, bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố của nước Mỹ và cộng đồng thế giới.
- Cuộc chiến Irắc (2004) và sự can thiệp của Mỹ ở Trung Đông, Đông Âu, Bắc Á…
- Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới xuất phát từ Mỹ (2008 -2009).
v Khủng hoảng kinh tế tài chính 2007-2008
Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế tài chính

- Nghiệp vụ chứng khoán hóa

- Cho vay dưới chuẩn

- Bong bóng bất động sản


v Khủng hoảng kinh tế tài chính 2007-2008
Diễn biến của cuộc khủng hoảng

2007

- Tháng 08/2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ phải làm thủ tục xin
phá sản, một số khác thì rơi vào tình trạng mất giá cổ phiếu.
- Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiến hành giảm lãi suất cho vay qua đêm
liên ngân hàng từ 5,25% xuống 4,75%. Ngân hàng Trung ương châu
Âu đã bơm 205 tỷ Dollar Mỹ vào thị trường tín dụng để nâng cao
mức thanh khoản.
- Tháng 12/2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn.
v Khủng hoảng kinh tế tài chính 2007-2008
Diễn biến của cuộc khủng hoảng

2008

• 15/9/2008: Lehman Brothers, tổ chức tài chính lớn nhất và lâu đời
nhất tại Mỹ sụp đổ. Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm;
American International Group - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới
mất khả năng thanh toán.
• 4/10/2008: Chính phủ Mỹ công bố dành 250 tỉ USD trong gói giải cứu
700 tỉ USD để rót vào các ngân hàng lớn.
• Chính phủ vẫn hướng đến giải pháp mua lại nợ xấu ngân hàng,
không mua cổ phần.
v Khủng hoảng kinh tế tài chính 2007-2008
Tác động của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế Mỹ

• Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản.


• Tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này tính tới 6/12/2008 đã lên tới 6,7%, mức cao
nhất trong vòng 15 năm qua.
• Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. Điều này làm cho xuất khẩu
của Hoa Kỳ bị thiệt hại.
• Xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng xuất
khẩu ở Đông Á.
• Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác động nghiêm
trọng cả về tài chính lẫn kinh tế.
• Khu vực các nước sử dụng đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế
đầu tiên kể từ ngày thành lập.
v Khủng hoảng kinh tế tài chính 2007-2008
Tác động của cuộc khủng hoảng đến thế giới

• Xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông Á.
• Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác động nghiêm trọng cả về tài
chính lẫn kinh tế.

• Khu vực các nước sử dụng đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ
ngày thành lập.
• Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu về dầu mỏ cho sản xuất và
tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm. Điều này lại làm cho các nước xuất khẩu dầu mỏ
bị thiệt hại.

• Khủng hoảng giá lương thực toàn cầu.

• Nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới gặp phải đợt mất giá chứng khoán nghiêm trọng.
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865 đến nay)
2.3.5. Kinh tế Mỹ thời kỳ 2010-nay
v Kinh tế Mỹ dần dần hồi phục sau khủng hoảng tài chính
2007-2008
• Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu cho thấy nền kinh
tế Mỹ chưa phục hồi hoàn toàn.
- Vào tháng 12 năm 2014, tỷ lệ nợ công đã chiếm hơn
100% GDP.
- Thất nghiệp ở mức 7,4% vào cuối tháng 7/2013 vẫn
cao hơn rất nhiều so với mức trung bình 4,6% trong
hai năm trước khủng hoảng, 2006 - 2007. Tới tháng
10/2017, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ mức cao 10%
xuống còn 4,1%. Lĩnh vực sản xuất phục hồi thiếu bền
vững.
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865 đến nay)
2.3.5. Kinh tế Mỹ thời kỳ 2010-nay

v Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và những ảnh


hưởng đến nền kinh tế Mỹ
• Ngày 22/3/2018: Chiến tranh thương mại
Mỹ – Trung Quốc chính thức nổ ra.
• Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối
với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ (để ngăn chặn hành vi
thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ từ
Trung Quốc).
• Đáp trả hành động của Mỹ, ngày 2/4/2018, Bộ Thương mại Trung
Quốc đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ...
• Từ đó đến nay, sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn
nhất thế giới đã vượt qua biên giới hai nước và tác động mạnh
mẽ tới nền kinh tế toàn cầu.
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865 đến nay)
2.3.5. Kinh tế Mỹ thời kỳ 2010-nay

v Đại dịch Covid và những ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ

• Các gói kích thích khổng lồ của chính phủ Mỹ


- Gói cứu trợ đầu tiên trị giá 900 tỉ USD được thông qua vào cuối tháng
12/2020 cấp cho mỗi người Mỹ 600 USD. Trong tháng 3/2021, một gói
cứu trợ mới trị giá 1.900 tỉ USD cũng được thông qua và cấp thêm cho
mỗi người 1.400 USD.

- Fed có thể tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng để hỗ trợ
phục hồi. Ngoài việc hạ lãi suất về 0-0,25% và duy trì cho đến nay, Fed
đã chi gần 4 nghìn tỷ USD để mua tài sản, nâng giá trị bảng cân đối kế
toán của ngân hàng trung ương này lên gần 8 nghìn tỷ USD.
• .
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865 đến nay)
2.3.5. Kinh tế Mỹ thời kỳ 2010-nay

v Đại dịch Covid và những ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ

• Theo báo cáo được Cục Nghiên cứu kinh tế Mỹ công bố ngày 29/6,
GDP nước này đã bất ngờ sụt giảm tới 1,6% trong 3 tháng đầu năm
2022 so cùng kỳ năm ngoái.

• Ngày 22/7, S&P Global cũng cho biết chỉ số PMI tổng hợp sản xuất của
Mỹ sơ bộ trong tháng 7 đã giảm nhiều hơn dự kiến, từ mức 52,3 của
tháng 6 xuống 47,5 (dưới 50), cho thấy hoạt động kinh doanh của nền
kinh tế số 1 thế giới đang trên đà đi xuống.
2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865 đến nay)
2.3.5. Kinh tế Mỹ thời kỳ 2010-nay

v Đại dịch Covid và những ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ

• Lạm phát cao, chi tiêu của người tiêu dùng đang suy yếu và việc Cục
Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay nâng lãi suất để kiểm soát lạm
phát là cơ sở để ngày 12-7 vừa qua Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh
báo rằng việc tránh một cuộc suy thoái kinh tế ở Mỹ ngày càng“khó
khăn hơn”, đồng thời một lần nữa cắt giảm dự báo tăng trưởng của
nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2022 và 2023.

You might also like