You are on page 1of 3

1.

Cách mạng Hà Lan - Từ đầu thế kỷ XVI Nêđéclan là một trong những vùng kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất châu Âu.

- Giai cấp tư sản Nêđéclan ra đời, thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh. - Tháng 8 - 1566 nhân dân miền Bắc Nêđéclan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.

- Tháng 8-1567, vương triều Tây Ban Nha đem quân sang Ne dec lan, và đán áp dã man. - Tháng 4-1572 quân khởi nghĩa làm chủ các tỉnh phía Bắc.

- Tháng 1-1579 hội nghị U-trech tuyên bố thống nhất tiền tệ, đo lường và tổ chức quân sự, chính sách đối ngoại.

- Năm 1581 các tỉnh miền bắc thống nhất thành Các tỉnh liên Hiệp hay Hà Lan

- Năm 1609 Hiệp định đình chiến được ký kết, nhưng đến năm 1649 mới được công nhận độc lập.

Ý nghĩa: + Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc + Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Hà Lan phát triển. + Mở ra thời đại mới - bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.

Hạn chế: quan hệ sản xuất phong kiến còn tồn tại ở một số nơi, nhân dân không được hưởng quyền lợi về kinh tế, chính trị.

2. Cách mạnh tư sản Anh a. Tình hình nước Anh trước cách mạng Nguyên nhân gián tiếp:- Kinh tế: Đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu. - Xã hội: Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng

- Chính trị: Chế độ phong kiến kìm hãm sự lực lượng sản xuất TBCN -> Cách mạng bùng nổ Nguyên nhân trực tiếp: - Tháng 4-1640 Vua Sac lơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt- len.

- Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội.

- Sac lơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất bại phải chạy lên phía Bắc Luân Đôn chuẩn bị lực lượng phản công.

b. Diễn biến của cách mạng + Năm 1642 - 1648: nội chiến ác liệt (Vua - Quốc hội) + Năm 1649: xử tử vua, nước cộng hòa ra đời, cách mạng đạt đến đỉnh cao.+ 1653-1658: Crôm -oen lập nền độc tài (một bước tụt lùi)

+ Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.

c. Ý nghĩa - Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển. - Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.quân chủ lập hiến: vua "trị vì" mà không "cai trị" do không có thực quyền.

Quyền lực chính trị tập trung trong tay quốc hội lập hiến của giai cấp tư sản. Dù còn có những hạn chế nhất định song cách mạng tư sản Anh vẫn có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử thế giới.

I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG 1. Tình hình kinh tế xã hội a. Kinh tế - Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp + Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp. + Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.

- Công thương nghiệp phát triển + Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim) + Công nhân đông, sống tập trung + Buôn bán mở rộng với nhiều nước.

b. Chính trị * Trước cách mạng Pháp là một nước quân chủ chuyên chế , vua nắm mọi quyền .

* Xã hội: có 3 đẳng cấp:+ Đẳng cấp quý tộc: có mọi quyền, không đóng thuế + Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền, không đóng thuế

+ Đẳng cấp 3 gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị, làm ra của cải, không có quyền về chính trị, phải đóng thuế, và làm nghĩa vụ phong kiến. Nông dân chiếm 90%

dân số, tư sản đứng đầu đẳng cấp thư ba vì họ có học, có quyền lợi kinh tế, nhưng không có tiền. - Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng: Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lý lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển.Triết học ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng

cho một xã hội mới tương lai.

II. TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG 1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến - Ngày 5/5/1789 Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp thứ 3 phản đối.

- Ngày 14/7/1789, quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho cách mạng Pháp. - Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi (cả thành thị và nông thôn), chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập (Quốc hội lập hiến).

+ Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. + Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển. + Tháng 9 - 1791 thông qua hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập hiến).

- Vua Pháp tìm cách chống phá cách mạng, khôi phục lại chế độ phong kiến (xúi giục phản động trong nước, liên kết với phong kiến bên ngoài).

- Tháng 4/1792 chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo - Phổ. - Ngày 11/7/1792 Quốc hội tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước.

1. Cách mạng công nghiệp ở AnhAnh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp: + Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.+ Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc vì trong giai cấp tư sản.

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.+ Có hệ thống thuộc địa lớn.

Những phát minh về máy móc+ Năm 1764 Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni. + Năm 1769 Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.+ Năm 1779 Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.

+ Năm 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.+ Năm 1784 Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.

Luyện kim: năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép, năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.

Tàu thuyền, tàu hỏa dùng máy móc hơi nước đua nhau ra đời, công nghiệp toàn thế giới nhanh chóng bước vào "thời đại máy hơi nước".

Giao thông vận tải+ Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.+ Năm 1825 nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.

Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân.

Tại sao Cách mạng công nghiệp lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ?Những ngành này có truyền thống và phát triển mạnh ở Anh; thu hồi vốn nhanh, sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng.

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đứca. Pháp- Từ những năm 30 của thế kỷ XIX Cách mạng công nghiệp bắt đầu diễn ra và phát triển mạnh trong những năm 1850 - 1870.

- Tác động về kinh tế, xã hội:+ Kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ thứ 2 trên thế giới.+ Bộ mặt Pari và các thành phố khác thay đổi rõ rệt.

b. Đức- Cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX với tốc độ nhanh kỷ lục.

- Trong nông nghiệp: máy móc thâm nhập và được đưa vào sử dụng nhiều: máy cày, bừa, máy giặt, sử dụng phân bón.

- Đặc điểm: cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra với tốc độ phát triển nhanh, kỷ lục.

Vì sao Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức diễn ra muộn nhưng tốc độ lại nhanh?Nhờ tiếp thu kinh nghiệm từ phát minh của Anh, quá trình cải tiến kỹ thuật ở Pháp, Đức diễn ra khẩn trương hơn.

3. Hệ quả của cách mạng công nghiệpVề kinh tế+ Nâng cao năng suất lao động ,làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.

+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

Về xã hội+ Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.
+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản.

3. Nội chiến ở MĩSau chiến tranh giành độc lập ,Hoa Kỳ gồm 13 bang ven Đại Tây Dương .Giữa thế kỷ XIX lãnh thổ kéo dài tới bờ Thái Bình Dương , gồm 30 bang.

Tình hình Mĩ trước khi nội chiến+ Kinh tế Mĩ giữa thế kỷ XIX tồn tại theo 2 con đường: Miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, miền Nam phát triển kinh tế đồn điền dựa trên bóc lột sức lao động nô lệ.

+ Nông nghiệp miền Bắc và miền Tây kinh tế trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế phục vụ thị trường công nghiệp,miền Nam kinh tế đồn điền phát triển dựa trên sức lao động nô lệ làm giàu nhanh chóng cho giới chủ nô. Tuy nhiên, chế độ nô lệ đã cản trở nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Mâu thuẫn giữa tư sản và trại chủ nhỏ ở miền Bắc với chủ nô miền Nam ngày càng dẫn đến phong trào đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ nô lệ mở đường cho CNTB phát triển.

Nguyên nhân trực tiếp + Lin-côn ứng cử viên của Đảng Cộng hòa đại diện cho giai cấp tư sản và trại chủ miền Bắc trúng cử Tổng thống đe dọa quyền lợi các chủ nô ở miền Nam (vì Đảng Cộng hòa chủ trương bác bỏ chế độ nô lệ).

+ 11 bang phản đối tách khỏi Liên bang thành lập Hiệp bang mới có chính phủ, Tổng thống riêng và chuẩn bị lực lượng chống lại chính phủ Trung ương.

Diễn biến + Ngày 12/4/1861 nội chiến bùng nổ, ban đầu đội quân Liên bang kiên quyết và không sử dụng biện pháp triệt để nên bị thua liên tiếp.

+ Chính phủ Lin-côn thay đổi biện pháp tác chiến và có những biện pháp tích cực hơn. + Giữa năm 1862 ký sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư.

+ Ngày 01/1/1863 ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ nên hàng vạn nô lệ và người dân gia nhập quân đội Liên bang.

+ Ngày 09/4/1865 quân đội miền Bắc giành thắng lợi quyết định trong trận đánh thủ phủ Hiệp bang miền Nam (Xa-ra-tô-ga), nội chiến chấm dứt. thắng lợi thuộc về quân Liên bang.

Ý nghĩa+ Là cuộc Cách mạng tư sản lần thứ 2 ở Mĩ. + Xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. + Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau nội chiến.

I. Khái niệm vi sinh vậtVi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.

* Đặc điểm:- Cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào.- Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.- Sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.- Phân bố rộng.

II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng1. Các loại môi trường cơ bảna. Khái niệm: Môi trường là nơi sinh vật sống và sinh sản. Gồm có: môi trường tự nhiên và môi trường phòng thí nghiệm.

b. Các loại môi trường:Trong phòng thí nghiệm, căn cứ vào các chất dinh dưỡng, môi trường nuôi cấy được chia làm 3 loại cơ bản:- Môi trường dùng chất tự nhiên (gồm các hợp chất tự nhiên)

- Môi trường tổng hợp (gồm các chất có thành phần và số lượng đã biết)- Môi trường bán tổng hợp (gồm các hợp chất tự nhiên và các hợp chất đã biết thành phần) Chúng có thể ở dạng đặc hoặc dạng lỏng.

2. Các kiểu dinh dưỡnga. Khái niệm kiểu dinh dưỡngKiểu dinh dưỡng là cách thức vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng và cacbon để tổng hợp các chất sống.

b. Các kiểu dinh dưỡngDựa vào nhu cầu của vi sinh vật về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, người ta chia các hình thức dinh dưỡng thành 4 kiểu:

- Quang tự dưỡng: vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn cacbon là CO2.- Hóa tự dưỡng: vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là chất vô cơ và nguồn cacbon là CO2.

- Quang dị dưỡng: vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn cacbon là chất hữu cơ.- Hóa dị dưỡng: vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là chất hữu cơ và nguồn cacbon là chất hữu cơ.

→ VSV có kiểu dinh dưỡng tương đối phong phú khác với các sinh vật khác.

III. Hô hấp và lên menKhi môi trường có O2: vi sinh vật tiến hành hô hấp hiếu khíKhi môi trường không có O2: vi sinh vật tiến hành lên men hoặc hô hấp kị khí.

1. Hô hấp:a. Hô hấp hiếu khíHô hấp hiếu khí là quá trình ôxi hóa các phân tử hữu cơ mà chất nhận electrôn cuối cùng là ôxi phân tử tạo sản phẩm là 36 (hay 38) ATP, CO2 và H2O.

C6H12O6 + 6CO2 → 6CO2 + 6H2O + 36 (hay 38) ATP * Nơi xảy ra:- Ở sinh vật nhân sơ: diễn ra trên màng sinh chất.

- Ở sinh vật nhân thực: diễn ra ở màng trong ti thể.

Hô hấp không hoàn toàn: Xảy ra khi môi trường thiếu một số nguyên tố vi lượng làm rối loạn trao đổi chất ở giai đoạn kế tiếp với chu trình Crep thu được những sản phẩm ngoài mong đợi…

b. Hô hấp kị khí Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohiđrat để thu năng lượng cho tế bào, chất nhận electrôn cuối cùng là một phân tử vô cơ không phải là ôxi.

VD: Chất nhận electrôn cuối cùng trong hô hấp nitrat là NO3-. VD: vi khuẩn phản nitrat hóa. Trong hô hấp sunphat là SO42-. VD: vi khuẩn phản sunphat hóa.

2. Lên men Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trên tế bào chất, chất cho và chất nhận electrôn là những phân tử hữu cơ. VD: lên men rượu, lên men lactic…

I. CHẤT HOÁ HỌC1. Chất dinh dưỡng- Các chất hữu cơ như cacbonhiđrat, prôtêin, lipit … là các chất dinh dưỡng.

- Các ng tố vi lượng như Zn, Mn, Mo,. có tdụng điều hoà áp suất thẩm thấu và hoạt hoá các enzyme.- Các chất hữu cơ như axít amin, vitamin, … với hàm lượng rất ít nhưng rất cần thiết cho vi sinh vật song chúng k có khả năng tự tổng hợp đc gọi là nhân tố sinh trưởng

- vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố dinh dưỡng gọi là vi sinh vật khuyết dưỡng, vi sinh vật tự tổng hợp được gọi là vi sinh vật nguyên dưỡng.

2. Chất ức chế sự sinh trưởng - Sinh trưởng của vi sinh vật có thể bị ức chế bởi nhiều loại hoá chất tự nhiên cũng như nhân tạo, con người đã lợi dụng các hoá chất này để bảo quản thực phẩm cũng như các vật phẩm khác và để phòng trừ các vi sinh vật gây bệnh.

- Một số chất diệt khuẩn thường gặp như các halogen: flo, clo, brom, iod; các chất oxy hoá: perocid, ozon, formalin…

II. CÁC YẾU TỐ VẬT LÍ1. Nhiệt độ

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hoá bên trong tế bào do đó cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của VSV.

- Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt chia thành 4 nhóm VSV: ưa lạnh (< 15oC), ưa ấm (20 - 40oC), ưa nhiệt (55 - 65oC), ưa siêu nhiệt (85 - 110oC).

2. Độ ẩm - Nước cần thiết cho sinh trửơng và chuyển hoá vật chất của VSV. Nước là dung môi hòa tan các enzyme, các chất dinh dưỡng và tham gia trong nhiều phản ứng chuyển hoá vật chất quan trọng.

3. Độ pH- Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm của màng, hoạt động chuyển hoá vật chất, hoạt tính enzyme, sự hình thành ATP. - Dựa vào pH thích hợp chia vi sinh vật thành 3 nhóm: nhóm ưa axít (pH = 4 - 6), nhóm ưa trung tính (pH = 6 - 8), nhóm ưa kiềm (pH > 9).

4. Ánh sáng- Ánh sáng có tác dụng chuyển hoá vật chất trong tế bào và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh trưởng của VSV. - Các bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật như: tia tử ngoại, tia gamma, tia X.

5. Áp suất thẩm thấu - Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên msc gây nên áp suất thẩm thấu. Vì vậy khi đưa vi sinh vật vào trong môi trường có nồng độ cao thì vi sinh vật sẽ bị mất nước dẫn đến hiện tượng co nguyên sinh làm chúng không phân chia được.

1. Khái niệm virut Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (kích thước từ vài chục đến vài trăm nm).

* Đặc điểm cơ bản của virut: - Kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi điện tử. - Cấu tạo rất đơn giản, chỉ chứa một loại axit nuclêic là ADN hay ARN. - Kí sinh nội bào bắt buộc.

2. Phân loại - Cơ sở phân loại: + Axit nucleic + Cấu trúc vỏ capsit + Vỏ ngoài (có hay không có)

- Có 2 nhóm lớn: + Virut ADN. VD: virut đậu mùa, virut viêm gan B, virut Hecpet... + Virut ARN. VD: virut cúm, virut viêm não Nhật Bản, HIV…

II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN Cấu tạo đơn giản gồm 2 thành phần: - Hệ gen: + Cấu tạo: Chỉ gồm 1 ADN hoặc 1 ARN chuỗi đơn hoặc chuỗi kép. + Chức năng: Hệ gen giúp virut nhân lên, tổng hợp thành phần cấu tạo đặc trưng của nó
trong tế bào chủ. - Vỏ bọc prôtêin (capsit): + Cấu tạo từ các đơn vị prôtein gọi là capsôme. + Chức năng: Bảo vệ virut.

- Một số virut có thêm vỏ ngoài. + Cấu tạo vỏ ngoài là lớp kép lipit và prôtêin. + Mặt vỏ ngoài có các gai glicôprôtein làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào. + Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần.

III. HÌNH THÁI1. Cấu trúc xoắn:- Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. Có hình que, hình sợi, hình cầu… VD: Virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại, virut cúm, sởi…

2. Cấu trúc khối:- Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện. Gồm 20 mặt tam giác đều. VD: Virut bại liệt…

3. Cấu trúc hỗn hợp: - Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn. VD: Phagơ…
1. Sự hấp phụ- Gai glicôprôtêin của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt tế bào à virut bám vào tế bào.

2. Xâm nhập- Đối với virut động vật: virut đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic. - Đối với phagơ: enzim lizôzim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nuclêic vào, vỏ nằm bên ngoài.

3. Sinh tổng hợp- Virut sử dụng nguyên liệu và enzim của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và các loại prôtêin cho mình.

4. Lắp ráp - Lắp ráp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo thành virut hoàn chỉnh.

5. Giải phóng - Virut phá vỡ tế bào vật chủ để ồ ạt chui ra ngoài. - Khi virut nhân lên nhưng không làm tan tế bào gọi là chu trình tiềm tan - Khi virut nhân lên làm tan tế bào gọi là chu trình sinh tan.

II. HIV/AIDS 1. Khái niệm về HIV - HIV (Human Immunodeficiency Virus) là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV do Robert Gallo và Luc Montagnie phân lập ở Pháp năm 1983.

- HIV gây nhiễm và phá hủy 1 số tế bào của hệ thống miễn dịch cơ thể (Limphô T- CD4) à cơ thể mất khả năng miễn dịch à vi sinh vật cơ hội tấn công à gây bệnh cơ hội.

2. Ba con đường lây truyền HIV - Qua đường máu. - Qua đường tình dục. - Từ mẹ sang con.

3. Ba giai đoạn phát triển của bệnh - Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn cửa sổ: 2 tuần - 3 tháng, không có triệu chứng. - Giai đoạn không triệu chứng: 1-10 năm. Số lượng tế bào T - CD4 giảm dần.

- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Xuất hiện các bệnh cơ hội: sốt, tiêu chảy, viêm da, ung thư… chết.

4. Biện pháp phòng ngừa Cho đến nay chưa có thuốc phòng và chữa HIV. Hiện nay có nhiều thuốc như AZT, DDC, DDI... có tác dụng làm chậm sự phát triển của HIV nhưng chưa hữu hiệu và có nhiều phản ứng phụ. Phương

pháp điều trị kết hợp các loại thuốc tuy có hiệu quả bước đầu nhưng rất tốn kém.

- Hiểu biết về HIV/AIDS. - Sống lành mạnh. - Vệ sinh y tế.- Loại trừ tệ nạn xã hội.

You might also like