You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I

Câu 1: Trình bày cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh vào cuối thế kỉ XVIII? Tác động
của cuộc cách mạng công nghiệp đối với nước Anh?
Trả lời: - Từ những năm 60 của thế kỷ XVIII, Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách
mạng công nghiệp với việc phát minh ra máy móc trong ngành dệt.
+ Năm 1764, Giêm-Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni, năng suất tăng lên 8 lần. Năm
1769, Ac-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước
+ Năm 1785 Ac-crai-tơ chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.
+ Năm 1784 Giêm-Oát phát minh ra máy hơi nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thúc đẩy các
ngành kinh tế khác ra đời như: ngành dệt luyện kim, khai thác mỏ, tiêu biểu là ngành giao thông
vận tải
- Nhờ cách mạng công nghiệp, Anh sớm diễn ra quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ, thủ
công sang sản xuất lớn bằng máy móc, là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hóa. Từ một nước
nông nghiệp, Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là “công xưởng’’ của thế
giới.
Câu 2: Vì sao vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản lại thoát khỏi nguy cơ trở
thành thuộc địa và trở thành một nước tư bản công nghiệp?
Trả lời: - Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng
nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây đang tìm cách xâm nhập.
- Đầu năm 1868, sau khi lên ngôi Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách:
+ Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ
sở hạ tầng, đường sá, cầu sống…
+ Về chính trị xã hội: Xác lập quyền thống trị của quý tộc tư sản, ban hành hiến pháp 1889, thiết
lập chế độ quân chủ lập hiến.
+ Về quân sự: Tổ chức huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ
quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.
+ Về giáo dục: Thi hành chế độ giáo dục bắt buộc, chú trọng khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu
tú du học phương Tây.
- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Nhật Bản trở thành một nước tư bản công nghiệp phát triển.
Câu 3: Nêu nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất? Nêu hậu quả, tính chất của
cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Theo em, Chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động tích
cực gì?
Trả lời: * Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh:
- Sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa.
- Hình thành hai khối quân sự đối lập nhau:
+ Khối Liên minh: Đức – Áo – Hung – I-ta-li-a (1882).
+ Khối Hiệp ước: Anh - Pháp – Nga (1907).
- Hai khối ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh để chia lại thuộc địa làm bá chủ thế
giới.
- Hậu quả: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường
xá, cầu cống, nhà máy bị phá huỷ hoàn toàn, chi phí chiến tranh khoảng 85 tỉ đô la.
- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận nhất là Mĩ. Bản đồ chính trị thế
giới đã được phân chia lại. Tuy nhiên ở giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, phong trào cách
mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười
Nga.
- Tính chất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa đối với cả hai phe tham chiến.
- Tác động tích cực của Chiến tranh thế giới thứ nhất: - Phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới lên cao, nhất là sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, đưa những người bị áp bức
vào con đường giải phóng dân tộc và xã hội.
Câu 4: Trình bày cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Đối với thế giới, cách mạng
tháng Mười Nga có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời: - Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích tiếp tục làm cuộc cách mạng dùng bạo lực lật đổ Chính
phủ lâm thời giành chính quyền về tay các Xô viết. Trong khi đó, Chính phủ lâm thời của giai cấp
tư sản lại xem cuộc cách mạng đã thành công, tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc.
- Đầu tháng mười không khí cách mạng bao trùm trong cả nước. Lê-nin từ Phần Lan bí mật trở về
Pê-tơ-rô-grát để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng.
- Diễn biến:
- Đêm 24 -10 (6-11), cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân cách mạng làm chủ toàn thành phố.
- Đêm 25 – 10 (7/11), Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ lâm thời, bị
đánh chiếm. Chính phủ tư sản lâm thời bị sụp đổ.
- Đầu 1918, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga giành thắng lợi trong cả nước.
- Ý nghĩa lịch sử của cach mạng tháng Mười Nga dối với thế giới.
- Làm thay đổi to lớn cục diện thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho
cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Câu 5: Trình bày Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925) của
nước Nga
Trả lời:
- Tình hình nước Nga sau chiến tranh:
+ Nền kinh tế bị tàn phá nặng.
+ Dịch bệnh, nạn đói tràn lan.
+ Bạo loạn xảy ra nhiều nơi.
- Tháng 3-1921 đề ra chính sách kinh tế mới.
Nội dung: Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực, thay vào đó bằng chế độ thu thuế lương thực, thực
hiện tự do mua bán, cho phép tư nhân mở xí nghiệp nhỏ, mở chợ, khuyến khích tư bản nước
ngoài vào đầu tư.
Tác dụng: + Nền kinh tế được phục hồi nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện.
+ Tạo tiền đề để Liên Xô bước vào công cuộc xây dựng CNXH.
Câu 6: Trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á
cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX? Tại sao các phong trào đều bị thất bại?
Trả lời: * Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước ĐNÁ:
- In-đô-nê- xi -a: Cuối thế kỉ XIX nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm
1905, tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu truyền bá chủ nghĩa Mác chuẩn bị cho sự ra đời của
Đảng cộng sản (1920).
- Phi-lip-pin: Cách mạng 1896-1898, do giai cấp tư sản lảnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha
giành thắng lợi dẫn đến thành lập nước cộng hòa nhưng sau đó Mĩ thôn tính.
- Cam-Pu-Chia: Khởi nghĩa của A-Cha-Xoa lãnh đạo ở Ta-Keo (1863-1866) và cuộc khởi nghĩa
của nhà sư Pu-Côm-Pô ở Cra-Chê (1866-1867).
- Lào: Năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khet tiến hành khởi nghĩa vũ trang.
Cùng năm đó, khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, kéo dài đến năm 1907 mới bị dập tắt.
- Việt Nam: Sau khi triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần vương bùng nổ quy tụ nhiều cuộc
khởi nghĩa lớn (1885-1896). Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài
gần 30 năm (1884-1913), gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp.
* Nguyên nhân thất bại: Thực dân phương Tây đang mạnh, phong kiến suy yếu không lãnh đạo
được phong trào đấu tranh, thiếu tổ chức, đường lối, lực lượng lãnh đạo.

You might also like