You are on page 1of 4

Tiết CT: 93, 94

CHIẾU DỜI ĐÔ
Lý Công Uẩn

I. Đọc- tìm hiểu chung:


1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung :
a. Tác giả:
Lý Công Uẩn (974-1028) tức là Lý Thái Tổ, vị vua khai sáng triều Lý, là vị vua
anh minh, có chí lớn, và lập nhiều chiến công
a. Tác phẩm:
- Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
- Chiếu được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu; được công bố và
đón nhận một cách trang nghiêm.
- Chiếu dời đô được viết bằng chữ Hán, ra đời gắn liền với sự kiện lịch sử trọng
đại: thành Đại La (Hà Nội ngày nay) trở thành kinh đô của nước Đại Việt dưới
triều Lý và nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.
c. Giải nghĩa từ:
d. Bố cục: 3 phần
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Nội dung:
a. Mục đích của việc dời đô:
- Quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La đã được trình bày với các lý lẽ
thuyết phục:
+ Các triều đại Trung Quốc:
Dời đô thuận mệnh trời, thuận ý dân.
Đất nước bền vững
+ Hai triều Đinh, Lê:
Không dời đô vì theo ý riêng mà chưa có cái nhìn đại cục, chưa nhìn xa trông
rộng
Khinh thường mệnh trời, không theo gương tiền nhân
Hậu quả: triều đại ngắn ngủi, nhân dân hao tốn, đất nước không phát triển
=> Việc định đô của các triều đại trong lịch sử Trung Quốc đã trở thành những sự
kiện lớn. Điều này chứng tỏ đây là một vấn đề đáng suy nghĩ và cho ta thấy bài
học về việc định đô có mối liên hệ đặc biệt với sự hưng thịnh của đất nước.
b. Địa thế của Đại La:
- Địa lý: trung tâm đất trời, đúng ngôi, đất bằng phẳng, cao, thoáng
- Chính trị, văn hóa: "chốn tụ hội của bốn phương"
=> Căn cứ vào tình hình thực tế, tác giả chỉ ra vị thế của Hoa Lư, của Đại La về
địa lí, phong thuỷ, chính trị, về sự sống muôn loài,... Từ đó, chỉ ra được ưu thế
của thành Đại La là “kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời”, ban bố về
việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long - một sự kiện lịch sử đối với đất nước ta.
c. Ý nghĩa của việc dời đô:
Chiếu dời đô thể hiện tầm nhìn về sự phát triển quốc gia Đại Việt, khát vọng
độc lập, thống nhất của một dân tộc có ý thức, có ý thức tự cường.
2. Hình thức:
- Gồm có 3 phần chặt chẽ.
- Giọng văn trang trọng, thể hiện suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của tác giả về một
vấn đề trọng đại của đất nước.
- Lựa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại:
+ Là mệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô không sử dụng hình thức mệnh lệnh.
+ Câu hỏi cuối cùng làm cho quyết định của nhà vua được người đọc, người nghe
tiếp nhận, suy nghĩ và hành động một cách tự nguyện.
3. Ý nghĩa văn bản:
Ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô tử Hoa Lư ra Thăng Long và nhận thức về vị
thế, sự phát triển đất nước của Lí Công Uẩn.
III. Luyện tập:
Chứng minh “Chiếu dời đô” có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục.

Tiết CT: 95
CÂU TRẦN THUẬT
I. Tìm hiểu chung:
*Đặc điểm hình thức và chức năng
a. Đặc điểm hình thức:
+ Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm.
+ Đôi khi câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng.
- Câu trần thuật được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
b. Chức năng:
- Chức năng chính: kể, thông báo, nhận định, miêu tả, …
- Chức năng khác: Ngoài ra, câu trần thuật còn có thể sử dụng để nhận xét, giới
thiệu, hứa hẹn…
* Lưu ý:
Phân biệt một số câu trần thuật (có sử dụng từ cầu khiến, từ nghi vấn, dấu chấm
than) với câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
II. Luyện tập:
Tiết CT: 96 CÂU PHỦ ĐỊNH
I. Tìm hiểu chung:
*Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
a. Về đặc điểm hình thức:
Câu phủ định thường có các từ phủ định như: không, chưa, chẳng, chả, không
phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)…
b. Chức năng:
- Dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó
xảy ra (câu phủ định miêu tả).
- Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).
Lưu ý:
Xét về mặt ý nghĩa: Câu chứa 2 từ ngữ phủ định thì mang ý nghĩa khẳng
định.
Phủ định + phủ định => nghĩa khẳng định
II/ Luyện tập:

You might also like