You are on page 1of 4

I .

Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803), hiệu Hy Doãn.

- 1775, ông đỗ tiến sĩ giữ chức Đốc đồng trấn Kinh Bắc.

- 1788, Lê – Trịnh sụp đổ, ông theo Tây Sơn, làm Lại bổ thị lang sau thăng Binh bộ Thượng thư.

 Thông minh, chính trực, có nhiều đóng góp tích cực cho triều đại Tây Sơn.
2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh ra đời: Vào khoảng 1788 - 1789, khi Quang Trung mới lên ngôi.

- Thể loại: Chiếu là một thể văn nghị luận chính trị - xã hội của thời trung đại, là một loại công văn
nhà nước do nhà vua ban hành dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân.

- - Bố cục

- Phần 1: “Từng nghe…người hiền vậy”: Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.

- Phần 2: “Trước đây….của trẫm hay sao?” : Thực trạng đất nước cùng với nhu cầu của thời
đại.

- Phần 3: Đoạn còn lại: Đường lối cầu hiền của nhà vua.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Mục đích và đối tượng hướng tới của văn bản

* Mục đích: Kêu gọi những người hiền tài của nhà Lê ra cộng tác với triều đại mới Tây Sơn do vua Quang
Trung đứng đầu để chung tay xây dựng đất nước.

* Đối tượng: Các sĩ phu Bắc Hà - những người có học, có tài, từng gắn bó với triều Lê – Trịnh, bất hợp
tác, chống lại nhà Tây Sơn.

* Những khó khăn của người viết trong việc thuyết phục:

- Thái độ cố chấp : nếp nghĩ “tôi trung không thờ hai chủ” đã ăn sâu vào ý thức của người sĩ phu
→ họ đi ở ẩn.

- Nỗi lo sợ triều đại mới sẽ thanh trừng để tiêu diệt→ họ giữ thái độ im lặng.

- Sự nghi ngờ: triều đại mới của vua Quang Trung chưa được xem là chính thống→ họ chưa có
thiện cảm.

2. Nghệ thuật lập luận của văn bản

Luận đề: Chiêu mộ người hiền tài ra giúp vua xây dựng đất nước

Đoạn 1:
+ Luận điểm: Theo lẽ phải: người hiền tài cần phát huy tài năng, vai trò của mình trong cuộc
sống.

→ Nêu chân lí phổ quát.

+ Lí lẽ: “Người hiền xuất hiện ở đời thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về
ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử…. sinh ra người hiền vậy”

Đoạn 2:

Luận điểm: Nhiều kẻ sĩ đang lánh đời, trong khi nhà vua rất mong mỏi hiền tài.

→ Thực trạng ứng xử của người hiền và sự mong mỏi khẩn thiết của nhà vua.

Lí lẽ: Trước đây thời thế suy vi, kẻ sĩ trốn tránh việc đời là điều dễ hiểu.

Nhưng nay đất nước thống nhất, nhà vua mong mỏi, kẻ sĩ vẫn chưa lộ diện.

Bằng chứng: “Kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường
phải kiêng dè, không dám lên tiếng; có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông…”

Yếu tố bổ trợ: - Thuyết minh: Về sự lánh đời của sĩ phu Bắc Hà.

- Biểu cảm: Tâm trạng mong mỏi, sự trăn trở của nhà vua ‘ghé chiếu lắng nghe”, “ngày đêm mong
mỏi”…

Đoạn 3:

Luận điểm: Những khó khăn của buổi đầu xây dựng triều đại mới và sự cần thiết phải có người hiền tài
ra giúp nước.

→ Lí do và mục đích cầu hiền.

Lí lẽ: Một cái cột không thể chống đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp
trị bình… Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này…?

Bằng chứng: “Buổi đầu của nền đại định công việc vừa mới mở ra. Kỉ cương nơi triều chính còn nhiều
khiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan….”

Yếu tố bổ trợ: Thuyết minh về tình hình khó khăn của đất nước buổi đầu tạo lập.

Biểu cảm: Tâm trạng lo lắng của nhà vua “Trẫm nơm nớp lo lắng, ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh”…

Đoạn 4:

Luận điểm: Cách thức chiêu mộ và sử dụng hiền tài.

→ Giải pháp, cách thức cầu hiền.

Lí lẽ: Trước đây hiền tài nên ẩn náu. Nay trời đất thanh bình là lúc hiền tài gặp hội gió mây.

Bằng chứng: Dâng sớ tâu bày, tiến cử, tự tiến cử…

Yếu tố bổ trợ: Thuyết minh: Các hình thức chiêu mộ hiền tài.
* Nhận xét về luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và các yếu tố bổ trợ: Việc phối hợp các yếu tố biểu cảm,
thuyết minh với lí lẽ, bằng chứng sắc bén khiến nội dung trở nên rõ ràng, tường minh, tăng thêm sức
thuyết phục, tác động mạnh vào lí trí và tình cảm của người đọc.

3. Sức thuyết phục của bài chiếu và tình cảm của người viết

- Sức thuyết phục của bài chiếu:

+ Luận đề thể hiện tư tưởng đúng đắn, tiến bộ: Cần người hiền tài giúp vua, giúp nước.

+ Các luận điểm rõ ràng, mạch lạc , có quan hệ chặt chẽ.

+ Lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, thái độ chân thành, thấu hiểu lòng người, mời gọi tha
thiết.

- Tình cảm của người viết: Ngô Thì Nhậm gửi gắm những khát vọng lớn lao: muốn thuyết phục
hiền tài vượt qua những e dè nghi ngại, đồng tâm hợp lực cùng vua xây dựng triều đại mới, làm
cho đất nước ngày càng vững mạnh.

→ Tư tưởng tiến bộ.

III. Tổng kết

1. Nội dung

• Qua bài chiếu, ta hiểu hơn về tầm vóc của vua Quang Trung.

• Ngoài ra bài chiếu còn làm nổi bật tài năng văn chương của Ngô Thì Nhậm

2. Nghệ thuật

• Từ ngữ, hình ảnh: Sử dụng thành công các điển tích, điển cố; hình ảnh ẩn dụ; từ ngữ giàu sức gợi
tạo cảm giác trang trọng cho lời kêu gọi.

• Sử dụng câu hỏi tu từ; cách nói sùng cổ; lời văn ngắn gọn, súc tích; tư duy sáng rõ, lập luận chặt
chẽ kết hợp với tình cảm tha thiết, lời lẽ khiêm nhường, chân thành.

* BÀI HỌC Ý NGHĨA TỪ BÀI CHIẾU

- Nhận thức: Thời đại nào người hiền tài cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất
nước.

- Thái độ: Cần biết quý trọng người hiền tài.

- Hành động: Cầan có chính sách đãi ngộ hiền tài; có chính sách, đường lối để phát hiện, bồi
dưỡng nhân tài, đặc biệt chú trọng đầu tư cho giáo dục, xem giáo dục là quốc sách hàng đầu.

You might also like