You are on page 1of 5

Nghị luận trung đại là những tác phẩm văn học cổ ảnh hưởng từ các thể loại từ văn

chương
Trung Quốc như chiếu, biểu, hịch, cáo, ...Tuy nhiên nội dung tư tưởng đậm chất dân tộc và thê
hiện tinh thần yêu nước sâu sắc.

Một số tác phẩm nghị luận trung đại: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta (Trích
“Đại cáo bình Ngô)

A. CHIẾU DỜI ĐÔ
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT

Tác giả Lý Công Uẩn (974 –1028) vốn là người khoan hòa, nhân thứ, được lòng muôn dân, có
tài thao lược, có chí lớn, lập được nhiều chiến công, văn võ toàn tài. Ông là con người
của 2 triều đại (Lê sơ – nhà Lý)
Năm 1010 lên ngôi vua, lấy hiệu là Thuận Thiên.
Hoàn Ra đời năm Canh Tuất (1010) khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, bày tỏ ý định dời đô từ
cảnh Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội)
sáng tác
Thể loại Chiếu
- Là thể văn chương cổ ảnh hưởng từ TQ
- Viết bằng văn xuôi, văn bần, biền ngẫu
- Thường do vua ban
- Thể hiện tư tưởn chính trị lớn, ban bố mệnh lệnh hưởng tới vận mệnh đất
nước.
Phương Nghị luận (chính)
thức bđ
Mục Thuyết phục dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La (Hà Nội)
đích
Kết cấu Cơ sở của việc rời đô – Những lí do chọn thành Đại La làm kinh đô mới – Thông báo
quyết định dời đô

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT


Phần 1. Cơ sở của việc rời đô

 Phần đầu của Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã đưa ra những cơ sở lí lẽ chặt chẽ, thuyết
phục, giàu tính trí tuệ để khẳng định: việc dời đô là vấn đề cấp bách của lịch sử để
phát triển đất nước muôn đời
- Cơ sở thứ nhất: tác giả khẳng định việc dời đô không phải hiếm thấy trong lịch sử,
thậm chí khi dời đô mang đến vận nước lâu dài, phồn thịnh
+ Nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô: Nhà Thương hay nhà Ân vốn là triều đại
đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử ở TQ, nó tồn tại từ TKXVII đến XI TCN
+ Nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô – một triều đại nối tiếp nhà Thương, trước
thời nhà Tần, tồn tại khoảng XI đến 256 TCN.
=> Mở đầu cho bài chiếu, tác giả đã dẫn những minh chứng có thật trong sử sách được
muôn đời thừa nhận, là cơ sở vững chắc cho luận điểm: dời đô là một việc lớn có ý nghĩa
quyết đến sự hưng thịnh của QG.
- Mục đích: để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên
kính mệnh trời, dưới theo ý dân
 Cách lập luận thuyết phục bởi dẫn chứng cụ thể, xác thực. Đó là những bằng chứng từ
lịch sử không thể chối cãi. Nghệ thuật liệt kê được sử dụng trong những câu đầu làm
phong phú và đầy đủ cho lập luận, tạo ra giọng điệu sôi nổi, nhiệt huyết của người viết.
Việc dời đô của các triều đại là tất yếu, là kết quả của các yếu tố thiên thời – địa lợi –
nhân hòa, vì thế mà tạo nên sự hưng thịnh của quốc gia lâu dài.
- Cơ sơ thứ 2. Hậu quả của việc khinh thường mệnh trời
+ Hai nhà Đinh, Lê theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không nói theo việc cũ
Thương, Chu, cứ chịu yên đóng đô, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ
tổn hao, muôn vật không hợp. Nghệ thuật liệt kê những vế câu ngắn, dồn dập đã phân tích
sâu sắc hậu quả tất yếu khi không tuân theo mệnh trời, không theo ý dân. Hậu quả của việc
không dời đô là đau xót, nghệ thuật liệt kê khiến câu văn giàu tính nhịp điệu, gợi ra giọng
điệu xót xa.
 Cơ sở thực tiễn rất thuyết phục, giúp người nghe thấy được sự cần thiết của việc dời đô.
Việc dời đô là quyết định hệ trọng dựa trên quá trình suy xét, ngẫm tính có căn cứ khách
quan, chuẩn xác qua quy luật lịch sử
 LCU rất am hiểu về lịch sử, thời vận.
- Cơ sở thứ 3. Nơi dự tính chuyển đến là thành Đại La – nơi hội tụ đủ các điều kiện để
vận nước dài lâu
+ Thành Đại La vốn là kinh đô cũa của Cao Vương
+ Địa thế: là nơi trung tâm trời đất , có thể rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông
tây, tiện núi sông, mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không
sống khổ tối tăm, chỗ hội tụ quan yếu bốn phương
 Lý Công Uẩn đã đưa ra những lí lẽ chuẩn xác, có sự phân tích tỉ mỉ, lập luận phong
phú để khẳng định mảnh đất Đại La là nơi thiên thời – địa lợi – nhân hòa.
Nghệ thuật lập luận: đan xen giữa những lí lẽ giàu trí tuệ là những cách diễn đạt giàu cảm
xúc khi thi khâm phục với những bậc tiền nhân thông tuệ sáng suốt, lúc lại xót xa khi thấy
vận nước ngắn ngủi, nhưng cả đoạn trích toát lên phong thái, giọng điệu tự tự về sự chọn
lựa của mình
 LCU là vị vua anh minh, sáng suốt, hiểu biết có tài thao lược và tầm nhìn xa trông rộng,
có mục đích lớn lao vì vận mệnh lâu dài đất nước.
 Tài – tâm – tầm

Liên hệ: “Đại Việt không nơi nào hơn được nơi này. Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt,
sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể
là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền.”
(Ngô Sĩ Liên – Đại Việt sử kí toàn thư)
BÀI TẬP VỀ NHÀ. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Kể tên
các văn bản em biết cũng sử dụng phương thức biểu đạt đó.
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích trên.
Câu 3. Chỉ ra một câu ghép và phân tích cấu tạo của câu ghép trong đoạn trích.
Câu 4. Xét theo mục đích nói, câu: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy mà định
chỗ ở, các khanh nghĩ thế nào? là câu gì? Vì sao em xác định được?
Câu 5. Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 6. Từ nội dung đoạn trích, hãy viết đoạn văn theo kiểu lập luận tổng – phân – hợp làm
rõ vấn đề: Lý Công Uẩn là một vị vua yêu nước, tài ba và có tầm nhìn chiến lược sâu
sắc.

You might also like