You are on page 1of 10

PHẦN LỊCH SỬ

CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI


BÀI 7: LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
CÂU 1 (TRANG 40): Đề bài: Quan sát lược đồ 7.2, em hãy cho biết các thành thị của Lưỡng Hà cổ đại phân bố chủ yếu ở khu vực
nào?
Quan sát lược đồ 7.2, em có thể thấy các thành thị của Lưỡng Hà cổ đại chủ yếu phân bố ở lưu vực hai dòng sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.

CÂU 2 (TRANG 40): Đề bài: Thành tựu nào của người Lưỡng Hà cổ đại có ảnh hưởng đến ngày nay?
Thành tựu của người Lưỡng Hà ảnh hưởng đến ngày nay là Toán học.

CÂU 3 (TRANG 40): Đề bài: Kể tên những thành tựu xung quanh em có ứng dụng thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại?
- Thước đo độ.
- Đồng hồ.
BÀI 8: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
CÂU 1 (TRANG 45): Đề bài: Tại sao cư dân Ấn Độ tập trung sống ở vùng Bắc Ấn?
Cư dân Ấn Độ cổ đại sinh sống nhiều ở vùng Bắc Ấn là:
Khu vực Bắc Ấn là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng. Nơi đây hằng năm được bồi đắp phù sa, có sự tác động của gió mùa nên rất thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nên cư dân sống nhiều tại đây.

CÂU 2 (TRANG 45): Đề bài: Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biểu hiện như thế nào?
Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biểu hiện như sau:
- Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau.
- Những người thuộc đẳng cấp dưới phải phục tùng đẳng cấp trên.

CÂU 3 (TRANG 45): Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn mô tả một thành tựu của văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng đến Việt Nam.
Văn hóa của Ấn Độ ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Việt Nam đặc biệt đối vương quốc Champa. Tôn giáo Ấn Độ đã ảnh hưởng và chi phối
mạnh mẽ đến tình hình chính trị, văn hóa, xã hội của vương quốc này. Và nghệ thuật điêu khắc của Champa cũng không nằm ngoài sự chi
phối đó. Tôn giáo Ấn Độ đã cung cấp nguồn tư liệu cho các tác phẩm điêu khắc của Champa. Một trong những công trình nổi bật, biểu hiện
rõ ràng và chính xác nhất là các khu di tích tháp Chăm, hiện còn sót lại ở khu vực miền Trung Việt Nam.

BÀI 9: TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỶ VII


CÂU 1 (TRANG 52): Đề bài: Theo em, tại sao sông Hoàng Hà được coi là “sông Mẹ” của Trung Quốc? Từ đó, em hãy kể tên “sông
Mẹ” của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ.
- Sông Hoàng Hà được coi là sông Mẹ của Trung Quốc vì tầm quan trọng của Hoàng Hà đối với người Trung Quốc, điều này được thể
hiện như sau: Phù sa của sông Hoàng Hà màu mỡ, tạo nên một vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng
trọt khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy nơi đây đã trở thành cái nôi của văn minh Trung Quốc.
- Sông Mẹ của các quốc gia Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ.
SÔNG MẸ QUỐC GIA
SỐNG NIN AI CẬP

SÔNG Ơ-PHƠ-RÁT, SỐNG TI – GƠ – RƠ LƯỠNG HÀ

SÔNG ẤN, SÔNG HẰNG ẤN ĐỘ

CÂU 2 (TRANG 52: Đề bài: Em hãy nêu vai trò của nhà Tần đối với lịch sử Trung Quốc.
Nhà Tần có vai trò quan trọng đối với lịch sử Trung Quốc. Nhà Tần dưới sự lãnh đạo của Tần Thủy Hoàng đã chấm dứt tình trạng chia cắt,
thống nhất Trung Quốc vê mặt lãnh thổ, tiền tệ, đơn vị đo lường, chữ viết, đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ và lâu đời của văn minh
Trung Quốc.

CÂU 3 (TRANG 52): Đề bài: Theo em, việc phát minh ra kĩ thuật làm giấy có vai trò gì đối với xã hội ngày nay?
Việc phát minh ra giấy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với xã hội ngày nay:
- Giấy giúp chúng ta ghi chép những nội dung sự kiện và chính xác nhất với việc giữ gìn và bảo quản rất lâu những dữ liệu ấy.
- Góp phần tiết kiệm được nguồn nguyên vật liệu
- Giúp con người có thể ghi nhớ được các dữ liệu văn bản một cách chính xác và đầy đủ nhất.
BÀI 10: HY LẠP CỔ ĐẠI
CÂU 1 (TRANG 57): Đề bài: Em hãy cho biết những ngành kinh tế nào có thể phát triển mạnh ở Hy Lạp cổ đại? Tại sao?
- Vùng đất Hy Lạp cổ đại bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai ít màu mỡ, chỉ thích trồng cây nông nghiệp lâu năm như
nho, ô liu,…nên đã sản xuất những sản phẩm nổi tiếng rượu nho, dầu ô liu, đồ gốm, vải,…
- Hy Lạp có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho việc lập cảng hải cảng nên hoạt động mua bán và trao đổi rất phát triển. Họ bán những sản
phẩm nông nghiệp để nhập các mặt hàng thiết yếu như ngũ cốc, hạt tiêu, chà là, lúa mì từ vùng Lưỡng Hà,…. Như vậy, thủ công nghiệp
và thương nghiệp của Hy Lạp rất phát triển.

CÂU 2 (TRANG 57): Đề bài: Theo ước tính, vào thế kỉ V TCN, ở thành bang A-ten có khoảng 400000 dân, trong đó đàn ông tự do
có quyền công dân chỉ khoảng 30 000 người. Em hãy tính xem có bao nhiêu phần trăm dân số có quyền công dân trong nhà nước
dân chủ A-ten.
Phần trăm dân số có quyền công dân trong nhà nước dân chủ A-ten là:
(30000 : 400000) x 100% = 7,5 (%)
Như vậy, số công dân nam có quyền dân chủ chỉ chiếm 7,5%. Tức là sự dân chủ của thành bang A-ten chỉ chiếm một số rất ít trong thành
phần dân số và chỉ những công dân nam trên 18 tuổi mới được giám sát và bầu cử còn phụ nữ , trẻ em thì không có quyền dân chủ.

CÂU 3 (TRANG 57): Đề bài: Quan sát logo của tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), em hãy cho
biết: Logo đó lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào của Hy Lạp cổ đại?
UNESCO sử dụng hình ảnh mô phỏng mặt tiền của Đền Thờ Parthenon làm biểu tượng của Tổ chức. Parthenon là một công trình kiến trúc
văn hoá Hy Lạp cổ đại, làm bằng đá cẩm thạch trắng, kiến trúc theo trường phái Doric nổi tiếng, nằm trong quần thể kiến trúc Ancropolis
trên đồi Athen, khởi móng từ năm 477 trước CN, được người cổ đại xếp hạng là một trong bảy kỳ quan văn hoá thế giới. Đây là một công
trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh loài người, là biểu tượng của vẻ đẹp lý tưởng, của sức mạnh trí tuệ và khả năng sáng tạo của con
người – thể hiện nội dung, tư tưởng và lòng khao khát cao cả rất gần gũi với những gì UNESCO đang vươn tới.

BÀI 11: LA MÃ CỔ ĐẠI


CÂU 1 (TRANG 61): Đề bài: Em hãy chỉ ra điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại:
- Đều được biển bao bọc xung quanh, phía Bắc đều được bao bọc bởi những dãy núi cao.
- Lòng đất có nhiều khoáng sản, thuận lợi cho sự phát triển của nghề luyện kim.
- Đường bờ biển dài, có nhiều vịnh cảng thuận tiện cho tàu bè ra vào trú đậu. Thuận lợi cho sự phát triển của sự trao đổi và mua bán hàng
hóa, do đó thương nghiệp rất phát triển.

CÂU 2 (TRANG 61): Đề bài: Vì sao nói: Nhà nước đế chế là nền quân chủ khoác áo cộng hòa?
Nhà nước đế chế là nền quân chủ khoác áo cộng hòa bởi:
Thời cộng hòa, viện nguyên lão có quyền tối thượng, họ đề xuất luật; quyết định hòa bình hay chiến tranh; đề cử quan chấp chính.
Tuy nhiên, sang thời kì Đế chế (năm 27 TCN), Hoàng đế đã thâu tóm quyền lực, viện nguyên lão khi đó chỉ còn là hình thức, không còn
quyền hành

CÂU 3 (TRANG 61): Đề bài: Theo em, những thành tự văn hóa nào của La Mã cổ đại vẫn được ứng dụng trong thời kì hiện đại?
LĨNH VỰC THÀNH TỰU VẬN DỤNG NGÀY NAY
- Luật 12 bảng, sau hoàn
LUẬT HỌC VÀ chỉnh thành luật La Mã - Các nước Âu Mĩ hiện nay đều xây dựng trên nền tảng luật 12 bảng.
LỊCH - Lịch caser - Lịch casrer là cơ sở để cải tiến và hoàn thiện lịch Công giáo ngày nay.

Cơ sở của 200 ngôn ngữ và chữ viết trên thế giới


CHỮ VIẾT VÀ - Chữ Latinh
- Chữ Latinh ngày nay vẫn là ngôn ngữ quốc tế
SỐ - Chữ số La Mã
- Chữ số La Mã ngày nay vẫn dùng để đánh đề mục lớn, đồng hồ,..
KIẾN TRÚC Mái vòm Nhà thờ, công trình công cộng
KĨ THUẬT Xi măng, bê tông Xây dựng công trình kiến trúc

CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X
BÀI 12: CÁC VƯƠNG QUỐC Ở ĐÔNG NAM Á TRƯỚC THẾ KỈ X
CÂU 1 (TRANG 66): Đề bài: Em hãy trình bày đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á.
Vị trí địa lí của Đông Nam Á:
- Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc.
- Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
- Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.

CÂU 2 (TRANG 66): Đề bài: Em hãy nêu những điểm tương đồng về vị trí của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
è Các vương quốc cổ (Quốc gia sơ kì) ở Đông Nam Á là các vương quốc tồn tại từ nhưng thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ VII
è Quan sát hình 12.2, có thể thấy điểm giống nhau về vị trí địa lí của các vương quốc cổ (Quốc gia sơ kì) ở Đông Nam Á:
§ Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc.
§ Các vương quốc ở Đông Nam Á đều được hình thành ở nơi đồng bằng cạnh các con sông lớn giàu phù sa thuận lợi cho người dân
trồng trọt, sinh sống. Hoặc ven biển, nơi thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản và giao lưu buôn bán với bên ngoài.

CÂU 3 (TRANG 66): Đề bài: Các vương quốc Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X trong bảng dưới đây có vị trí tương
ứng với các quốc gia Đông Nam Á ngày nay?
TÊN CÁC VƯƠNG QUỐC CỔ THUỘC LÃNH THỔ QUỐC GIA HIỆN NAY
Phù Nam Việt Nam
Chăm – pa Việt Nam
Đại Cồ Việt Việt Nam
Pa – gan Mi – an – ma
Chân Lạp Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam
Tu – ma – sic Xin – ga – po
Sri – Vi giay – a In – đô – nê – xi – a
Ka – lin – ga In – đô – nê – xi – a
Bu – tu – an (Butuan) Phi – líp – pin

CÂU 4 (TRANG 66): Đề bài: Sông Mê Công (Mekong) gắn bó với lịch sử của những vương quốc cổ nào ở Đông Nam Á? Những
vương quốc đó thuộc về các quốc gia nào ngày nay? Tham khảo thêm bản đồ 12.1 và lược đồ 12.2 cho câu trả lời của em.
Sông Mê Công gắn bó với lịch sử của những vương quốc cổ như: Phù Nam, Chân Lạp, Đốn Tốn.
Những vương quốc đó thuộc về các quốc gia ngày nay như:
§ Phù Nam => thuộc Việt Nam
§ Chân Lạp =>Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam
§ Đốn Tốn => Mianma, Thái Lan.
BÀI 13: GIAO LƯU THƯƠNG MẠI VÀ VĂN HOÁ Ở ĐÔNG NAM Á
TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X
CÂU 1 (TRANG 70): Đề bài: Dựa vào lược đồ 13.4, em hãy mô tả con đường giao thương chính từ Ấn Độ và Trung Quốc đến Đông
Nam Á?
- Các tuyến đường thương mại chính đi qua A-rap-xe út và vùng biển Địa Trung hải giúp gắn kết thương mại giữa Ấn Độ với các quốc
gia châu Phi. Con đường thương mại giữa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á chủ yếu bằng đường biển đi qua vịnh Ben-gan để tới Ran-
gun
- Từ Trung Quốc đến Đông Nam Á đi theo tuyến đường biển sau: Tuyền Châu => Champa=> Ka-lin-ga=> Don Ton
è Những tuyến đường biển không chỉ giúp phát triển thương mại mà nó còn thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau, tác động
trực tiếp tới sự ra đời và phát triển các vương quốc Đông Nam Á. Nhiều nét văn hóa đẹp được du nhập là có tầm ảnh hưởng như: đạo
Hin-đu giáo và Phật giáo,.... tạo nên một nền nghệ thuật, văn hóa độc đáo của khu vực.

CÂU 2 (TRANG 70): Đề bài: Nêu một ví dụ cho thấy sự sáng tạo của cư dân Đông Nam Á khi tiếp thu văn hóa Ấn Độ
Chữ Phạn được du nhập trở thành chữ viết chính nhiều vương quốc buổi đồng thành lập và người Đông Nam Á đã cải biên sáng tạo thành
chữ viết riêng như chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Mã lai cổ.

CÂU 3 (TRANG 70): Đề bài: Dựa vào lược đồ 13.4, đối chiếu với bản đồ 12.1, em hãy cho biết con đường thương mại ở Đông Nam
Á đi qua những vùng biển, đại dương nào ngày nay?
Con đường thương mại ở Đông Nam Á đi qua những vùng biển đại dương nào ngày nay: vùng biển Địa Trung Hải, biển A-rap, vùng biển
Ấn Độ Dương, biển Đông.

CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X
BÀI 14: NHÀ NƯỚC VĂN LANG, ÂU LẠC
CÂU HỎI 1 (TRANG 76)
NỘI DUNG NƯỚC VĂN LANG NƯỚC ÂU LẠC
Thời gian ra đời Thế kỉ VII TCN 208 TCN
Đứng đầu nhà nước Hùng Vương An Dương Vương
Kinh đô Phong Châu Phong Khê (Cổ Loa)

CÂU HỎI 2 (TRANG 76)


Đề bài: Em hãy cho biết các mốc thời gian sau gắn với những sự kiện lịch sử quan trọng nào của thời kì Văn Lang, Âu Lạc?
- Thế kỉ VII TCN, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã thu phục các bộ lác khác, lập ra Nhà nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu ( Việt Trì,
Phú Thọ)
- Năm 214 TCN, quân Tần ở phương Bắc đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc Việt
- Năm 208 TCN tướng giặc là Đồ Thư bị giết, quân Tần gặp nhiều khó khăn phải rút về nước
- Năm 179 TCN Âu Lạc bị sáp nhập vào Nam Việt
- Năm 1 CN Thời kì Bắc thuộc, mở ra các triều đại phong kiến Trung Quốc thay nhau cai trị nước ta suốt hơn 1000 năm sau.

CÂU HỎI 3 (TRANG 76)


Đề bài: Từ truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”, em hiểu thế nào về hai chữ “đồng bào và truyền thống “tương thân tương ái” của
người Việt?
Từ truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” có thể hiểu từ “Đồng bào”: tức là cùng sinh ra từ một bào thai có ý nghĩa tất cả chúng ta,
những người con đất Việt, đều mang chung một dòng máu, đều có chung cội nguồn của mình, đều là những người anh em ruột thịt một nhà
"Tương thân tương ái" nghĩa là mọi người cùng yêu thương, đùm bọc, sống hòa thuận, tình cảm với nhau bằng tình thương giữa
con người với con người. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng cố gắng giúp đỡ nhau, lá rách ít đùm lá rách nhiều mà không cần
mong đợi sự đền đáp. Truyền thống này đã được chúng ta thể hiện trông xuyên suốt trong chiều dài của lịch sử Việt Nam.

PHẦN ĐỊA LÝ
CHƯƠNG 2: TRÁI ĐẤT – HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI
BÀI 6: CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ
MỤC 1 (TRANG 128):
- Trục Trái Đất nghiêng một góc 66033' trên mặt phẳng quỹ đạo.
- Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất: từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồ).
- Thời gian Trái Đất quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm).

MỤC 2 (TRANG 128)


1. Sự luân phiên ngày đêm
- Điểm A không phải luôn là ban ngày và điểm B không phải luôn là ban đêm. Vì: Trái đất hình cầu và tự quay quanh trục nên mọi nơi
trên Trái Đất đều đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối.
- Hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất:
§ Do Trái Đất hình cầu nên chỉ có 1 nửa được Mặt Trời chiếu sáng. Nửa được chiếu sáng là ban ngày, nửa không được chiếu sáng
là ban đêm.
§ Do Trái Đất luôn vận động tự quay quanh trục nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm
vào bóng tối => Sự luân phiên ngày đêm.
2. Giờ trên Trái Đất
- Bề mặt Trái Đất được chia làm 24 múi giờ.
- Việt Nam thuộc múi giờ thứ 7.
- Múi giờ nước ta sớm hơn so với giờ GMT.
- Múi giờ của thành phố:
§ Hà Nội: 7.
§ Oa-sinh-tơn (Washington): -5.
§ Mát-xcơ-va (Moscow): 3.
§ Tô-ky-ô (Tokyo): 9.
3. Sự lệch hướng chuyển động
- Ở bán cầu Bắc, vật chuyển đổng theo hướng từ A đến B và từ C đến D bị lệch về phía bên phải so với hướng ban đầu.
- Ở bán cầu Nam, vật chuyển động theo hướng từ E đến F và từ O đến P bị lệch về phía bên trái so với hướng ban đầu.
- Theo chiều kinh tuyến, vật thể chuyển động sẽ bị lệch về bên phải ở bán cấu Bắc và lệch về bên trái ở bán cầu Nam so với hướng
chuyển động ban đầu.

BÀI TẬP 1 (TRANG 131)


- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng theo hướng từ tây sang đông, trục này nối liền 2 cực của Trái Đất và luôn nghiêng một
góc 66o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo.
- Thời gian Trái Đất quanh một vòng quanh trục là khoảng 24 giờ (một ngày đêm).

BÀI TẬP 2 (TRANG 131)

Sơ đồ hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất


BÀI TẬP 3 (TRANG 131)
- Anh: Múi giờ số 0.
- Việt Nam: múi giờ số 7.
è Anh cách Việt Nam 7 múi giờ.
è Buổi sáng, trước giờ đi học nếu Hoàng gọi điện cho bạn ở Anh thì khi ấy ở Anh đang là ban đêm, Hoàng sẽ vô tình phá vỡ giấc ngủ
của bạn.

BÀI 7: CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ
MỤC 1 (TRANG 132)
- Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
- Hình dạng quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất: hình elip.
- Thời gian Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ.
- Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất vào các ngày 21-3, 22-6, 23-9, 22-12 không đổi.
è Do khi chuyển động xung quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng một góc 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi hướng.

MỤC 2 (TRANG 133)


Câu 1
Quan sát hình 7.1 và đọc thông tin trong bài, em hãy cho biết:
- Vào ngày 22 - 6, bán cầu Bắc hay bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn?
- Vào ngày 22 - 12, bán cầu Bắc hay bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn?
- Từ ngày 21 - 3 đến 23 - 9 ở bán cầu Bắc là mùa nóng hay mùa lạnh? Vì sao?
- Từ ngày 23 - 9 đến 21 - 3 ở bán cầu Nam là mùa nóng hay mùa lạnh? Vì sao?

- Vào ngày 22 - 6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn.
- Trong ngày 22-12 (đông chí), nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.
- Từ ngày 21 - 3 đến ngày 23 - 9 ở bán cầu Bắc là mùa nóng do Bán cầu Bắc ngả nhiều về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều nhiệt.
- Từ 23 - 9 đến ngày 21 - 3 ở bán cầu Nam là mùa nóng do Bán cầu Nam ngả nhiều về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều nhiệt.
Câu 2
Dựa vào hình 7.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định trục Trái Đất (Bắc - Nam) và đường phân chia sáng tối (ST).
- Cho biết:
§ Ngày 22 - 6, Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến nào? Thời điểm đó, ngày dài hơn đêm ở bán cầu Bắc hay bán cầu
Nam?
§ Ngày 22 - 12, Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến nào? Thời điểm đó, ngày dài hơn đêm ở bán cầu bắc hay bán cầu
Nam?

- Xác định trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối trên hình 7.2.
- Vào ngày 22 - 6, Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23o27′B, ngày dài hơn đêm ở bán cầu Bắc.
- Vào ngày 22 - 12, Mặt trời chiếu thẳng vào mặt đất ở vĩ tuyến 23o27′N, ngày dài hơn đêm ở bán cầu Nam.
- Vào ngày 22-12 (đông chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng vào mặt đất ở vĩ tuyến 23o27′ Nam, trên đường chí tuyến Nam, ngày dài hơn
đêm ở bán cầu Nam.
Câu 3
Quan sát hình 7.3 và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định các điểm A, B, C.
- So sánh độ dài giữa ngày và đêm ở các điểm A, B, C vào ngày 22 - 6 và 22 - 12.
- Rút ra kết luận về sự chênh lệch ngày đêm theo mùa từ kết quả so sánh trên.

- Xác định các điểm: Điểm A nằm trên xích đạo, điểm B nằm ở chí tuyến Bắc, điểm C nằm ở vòng cực Bắc.
- Ngày 22 - 6:
§ Điểm A có độ dài ngày, đêm bằng nhau.
§ Điểm B có ngày dài hơn đêm.
§ Điểm C là ban ngày (không có đêm).
- Ngày 22 - 12:
§ Điểm A có độ dài ngày, đêm bằng nhau.
§ Điểm B có đêm dài hơn ngày.
§ Điểm C là ban đêm (không có ngày).
=> Kết luận:
- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm
dài khác nhau.
- Càng xa xích đạo về phía hai cực sự chênh lệch độ dài ngày đêm càng rõ rệt.
- Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày, đêm dài ngắn như nhau.

BÀI LUYỆN TẬP (TRANG 134)


Khi thứ tự các mùa ở bán cầu Bắc là xuân, hạ, thu, đông thì các mùa ở bán cầu Nam diễn ra theo thứ tự lần lượt là thu, đông, xuân, hạ.

BÀI VẬN DỤNG (TRANG 134)


- Địa phương nơi em đang sinh sống mỗi năm có 4 mùa.
- Đó là những mùa xuân, hạ, thu, đông.
- Thời gian mỗi mùa thường kéo dài khoảng 3 tháng.

BÀI 8: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG NGOÀI THỰC TẾ


MỤC 1 (TRANG 135): Đề bài
Dựa vào hình 8.1, 8.2 em hãy cho biết các hướng chính trong la bàn.
Sử dụng la bàn để xác định:
- Hướng của phòng học (theo hướng thẳng nhìn từ phía trong phòng ra ngoài cửa ra vào).
- Hướng ngồi của học sinh (theo hướng nhìn của học sinh từ chỗ ngồi về phía bảng).
- Ghi kết quả và báo cáo.

- Các hướng chính trong la bàn là hướng đông (E), tây (W), bắc (N), nam (S). Ngoài ra còn có các hướng đông bắc (NE), tây bắc (NW),
đông nam (SE), tây nam (SW).
- Học sinh tự dựa theo hướng của mình để xác định, ghi kết quả và báo cáo.

MỤC 2 (TRANG 136): Đề bài


1. Câu chuyện đi đường
- Người em đã xác định hướng tây bằng cách dựa vào cách sờ vào thân cây, phiến đá để nhận biết độ ấm của vật và vật nào ấm hơn thì
phía đó hướng tây.
- Sau khi xác định được hướng tây, người em xác định các hướng còn lại bằng cách trước mặt là hướng tây thì bên phải là hướng bắc.
- Quy tắc xác định phương hướng ngoài thực tế (bằng cách quan sát Mặt Trời):
§ Theo quy luật tự nhiên, mặt trời luôn mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây.
§ Quay mặt về hướng Mặt Trời mọc chính là hướng đông, phía sau lưng chính là hướng Tây, hướng bắc ở bên trái và hướng nam ở
bên phải.
2. Xác định phương hướng ngoài thực tế
Học sinh dựa vào phần quy tắc xác định phương hướng ngoài thực tế (bằng cách quan sát Mặt Trời) phần 1 để xác định hướng cổng trường.

CHƯƠNG 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT, VỎ TRÁI ĐẤT


BÀI 9: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. ĐỘNG ĐẤT VÀ NÚI LỬA
MỤC 1 (TRANG 139)
Dựa vào hình 9.1, bảng 9.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết:
- Trái Đất gồm những lớp nào?
- Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất?

- Trái Đất gồm 3 lớp: Nhân, Man-ti và vỏ Trái Đất.


- Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất:
§ Lớp vỏ Trái Đất: dày 5 - 70 km ở trạng thái rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa không quá 1000oC.
§ Lớp Manti: dày gần 3 000 km, trạng thái vật chất từ quánh dẻo đến rắn, nhiệt độ khoảng từ 1 500oC đến 3700oC.
§ Lớp nhân: dày trên 3 000 km, trạng thái vật chất tồn tại từ lỏng đến rắn, nhiệt độ cao nhất khoảng 5 000oC.

MỤC 2 (TRANG 140): Đề bài: Dựa vào hình 9.3, em hãy:


- Cho biết lớp vỏ Trái Đất có các mảng kiến tạo lớn nào?
- Xác định nơi tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo đang xô vào nhau và giữa các mảng đang tách xa nhau.

- Lớp vỏ Trái Đất có 7 mảng kiến tạo lớn: mảng Phi, mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Âu – Á, mảng Bắc Mỹ, mảng Thái Bình Dương,
mảng Nam Mỹ và mảng Nam Cực.
- Hai mảng kiến tạo đang xô vào nhau:
§ Mảng Bắc Mỹ và mảng Thái Bình Dương;
§ Mảng Âu - Á và mảng Phi;
§ Mảng Âu Á - mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a;
§ Mảng Nam Mỹ và mảng Nam Cực;
§ Mảng Âu - Á và mảng Thái Bình Dương.
è Nơi tiếp giáp giữa các mảng đang xô vào nhau thể hiện bằng các đường màu đỏ (em tự xác định trên hình 9.3).
- Hai mảng kiến tạo đang tách xa nhau:
§ Mảng Bắc Mỹ và mảng Âu - Á;
§ Mảng Nam Mỹ và mảng Phi;
§ Mảng Nam Cực và mảng Phi;
§ Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và mảng Nam Cực.
è Nơi tiếp giáp giữa các mảng đang tách xa nhau thể hiện bằng các đường màu đỏ (em tự xác định trên hình 9.3).

MỤC 3 (TRANG 141): Đề bài


Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài, em hãy:
- Mô tả lại diễn biến, nguyên nhân và hậu quả của trận động đất.
- Xác định các vành đai động đất.

Diễn biến trận động đất:


- Khi mọi người đang làm việc thì các thiết rung lắc và rơi xuống đất vỡ tan.
- Thành phố đổ nát, thiếu nước, mất điện.
- Cường độ 7,8 độ richte, gây ra thương vong cho hàng nghìn người.
Nguyên nhân: do sự dịch chuyển của mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a về phía bắc dẫn đến va đập ở các chỗ nứt gãy và làm chấn động vùng núi
Hi-ma-lay-a.
Các vành đai động đất:
- Vành đai động đất ở phía tây châu Mĩ.
- Vành đai động đất giữa Đại Tây Dương.
- Vành đai động đất Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.
- Vành đai động đất ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê-rinh qua Nhật Bản đến Phi-lip-pin.

MỤC 4 (TRANG 142): Đề bài


1. Núi lửa
- Các vành đai núi lửa trên thế giới:
§ Vành đai núi lửa ở phía tây châu Mĩ.
§ Vành đai núi lửa phía đông Đại Tây Dương.
§ Vành đai núi lửa Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.
§ Vành đai núi lửa ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê-rinh qua Nhật Bản đến Phi- lip- pin.
- Núi lửa có thể phun trào là do các mảng kiến tạo va chạm hoặc tách rời nhau, vỏ Trái Đất bị rạn nứt khiến macma ở dưới sâu phun trào
ra bên ngoài Trái Đất.
- Việc núi lửa phun trào dẫn đến hậu quả:
§ Gây ra tổn thất lớn về người và tài sản.
§ Ảnh hưởng đến môi trường sống của con người như tro bụi và dung nham gây ô nhiễm môi trường, tiêu diệt các sinh vật.

2. Thông tin về động đất và núi lửa


- Thông tin về động đất và núi lửa có ở những nguồn: sách, báo, chương trình tivi, internet,...
- Những từ khóa thường được sử dụng để tìm thông tin về núi lửa và động đất như: núi lửa, động đất, thảm họa thiên nhiên,...

BÀI LUYỆN TẬP 1 (TRANG 143): Đề bài: Em hãy cho biết các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau không? Tại sao?
- Các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau.
- Giải thích: Động đất xảy ra khi có sự dịch chuyển mạnh của các mảng kiến tạo (xô vào nhau hoặc tách rời nhau), vỏ Trái Đất bị rạn nứt
khiến macma ở dưới sâu phun trào ra ngoài tạo thành các miệng núi lửa.

BÀI LUYỆN TẬP 2 (TRANG 143): Em hãy nêu tên của hai mảng kiến tạo xô vào nhau và tên của hai mảng kiến tạo tách xa nhau.
- Hai mảng kiến tạo xô vào nhau: mảng Nam Cực và mảng Nam Mỹ.
- Hai mảng kiến tạo tách xa nhau: Mảng Bắc Mỹ và mảng Âu – Á.

BÀI VẬN DỤNG (TRANG 143)


Đề bài: Em hãy lựa chọn 1 trong hai nhiệm vụ sau:
- Giả sử khi đang trong lớp học, nếu có động đất xảy ra, em sẽ làm gì?
- Em hãy tìm các thông tin về động đất và núi lửa trên thế giới hiện nay.

- Giả sử khi đang ở trong lớp học, nếu có động đất xảy ra, em sẽ tìm góc phòng để ngồi xuống chui xuống gầm bàn, tránh cửa kính, che
mặt và đầu bằng cặp sách.
- Các thông tin về động đất và núi lửa trên thế giới:
§ Núi lửa Merapi, một trong những núi lửa đang hoạt động mạnh nhất thế giới, tiếp tục phun trào dang nham nóng đỏ và gây ra hàng
trăm trận động đất nhỏ trên đảo Java, In-đô-nê-xi-a ngày 19/2/2021.
§ Đêm ngày 22/5/2021, ngọn núi lửa Mount Nyiragongo ở Cộng hòa Dân chủ Congo (cao 3 500 m) lần đầu tiên phun trào khiến ít
nhất 31 người thiệt mạng tại. Kể từ đó, khu vực này đã trải qua một loạt trận động đất và dư chấn (ít nhất 92 trận động đất và dư
trấn).

BÀI 10: QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH. KHOÁNG SẢN
CÂU HỎI MỤC 1 (TRANG 144)
Đề bài: Dựa vào nội dung trong bài và hình 10.1, em hãy cho biết:
- Thế nào là quá trình nội sinh và ngoại sinh?
- Bề mặt địa hình thay đổi như thế nào ở mỗi hình a, b, c?
- Hình nào là kết quả của các quá trình ngoại sinh và hình nào là kết quả của quá trình nội sinh?

- Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh:


§ Nội sinh là quá trình xảy ra do các tác nhân từ bên trong vỏ Trái Đất. Đó là các chuyển động kiến tạo, hoạt động núi lửa và động
đất.
§ Ngoại sinh là quá trình xảy ra do các tác nhân bên ngoài vỏ Trái Đất. Đó là các hiện tượng như nắng, mưa, nhiệt độ, dòng chảy bề
mặt,…
- Sự thay đổi bề mặt địa hình:
§ Hình a: Do sóng biển tác động đã làm thay đổi địa hình, làm tách rời mặt đất tạo thành các đảo nhỏ ven bờ.
§ Hình b: Do gió thổi vào các mỏm núi, thời gian dài khiến sườn núi dần dần bị ăn mòn, biến mất.
§ Hình c: Do các mảng kiến tạo va chạm với nhau tạo thành các ngọn núi và núi lửa, vỏ Trái Đất bị rạn nứt khiến macma ở dưới sâu
phun trào ra ngoài Trái Đất.
- Hình a, b là kết quả của quá trình ngoại sinh, hình c là kết quả của quá trình nội sinh.

CÂU HỎI MỤC 2 (TRANG 145)


Đề bài: Dựa vào hình 10.2, bảng 10.1 và nội dung trong bài, em hãy:
- Kể tên một số dạng địa hình phổ biến.
- Nêu một số đặc điểm của dạng địa hình núi.
- Cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.

- Một số dạng địa hình phổ biến: đồng bằng, đồi, cao nguyên, núi,...
- Đặc điểm của dạng địa hình núi: nhô cao rõ rệt trên mặt đất, gồm đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
- Điểm khác nhau giữa núi và đồi:
§ Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải, có độ cao không quá 200 m. Nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi.
§ Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, độ cao trên 500 m.
- Khác nhau giữa đồng bằng cao và cao nguyên:
§ Đồng bằng: thấp, độ cao dưới 200 m, bằng phẳng, không có sườn.
§ Cao nguyên: độ cao trên 500 m, sườn dốc, là dạng địa hình miền núi.

CÂU HỎI MỤC 3 (TRANG 147)


Đề bài: Quan sát hình 10.5 và thông tin trong bài:
- Em hãy cho biết các hình a, b, c, d là khoảng sản nào?
- Những khoáng sản này có công dụng gì?
- Hãy kể tên một vài loại khoáng sản khác mà em biết.

- Các loại khoáng sản trong hình:


§ Hình a: đá vôi.
§ Hình b: than đá.
§ Hình c: vàng.
§ Hình d: thạch anh.
- Công dụng: Nguyên liệu trong ngành xây dựng, làm chất đốt, trang sức,...
- Một số loại khoáng sản khác như sắt, titan, cát thủy tinh, đồng, chì, dầu mỏ,…

BÀI 1 PHẦN LUYỆN TẬP (TRANG 147)


Đề bài: Hãy phân biệt quá trình nội sinh và ngoại sinh trong quá trình hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
- Nội sinh:
§ Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
§ Thường làm cho bề mặt Trái Đất trở lên gồ ghề.
- Ngoại sinh:
§ Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
§ Tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.

BÀI 2 PHẦN LUYỆN TẬP (TRANG 147)


Đề bài: Cho biết độ cao tuyệt đối của các dạng địa hình chính.
Độ cao tuyệt đối của các dạng địa hình chính:
- Núi: trên 500 m so với mực nước biển.
- Cao nguyên: trên 500 m so với mực nước biển.
- Đồi: dưới 200 m so với nước biển.
- Đồng bằng: dưới 200 m so với nước biển.
BÀI 3 PHẦN LUYỆN TẬP (TRANG 147)
Đề bài: Tìm kiếm thông tin về hiện trạng khai thác một số loại khoáng sản mà em biết.
Hiện trạng khai thác quặng sắt ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố
không đều, tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc.
Trong tất cả các mỏ quặng sắt của Việt Nam, đáng chú ý nhất là có hai mỏ lớn đó là mỏ sắt Quý Xa ở Lào Cai và mỏ sắt Thạch
Khê ở Hà Tĩnh. Hàng năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ 300.000 – 450.000 tấn. Công suất khai thác của mỏ
hiện nay thấp hơn rất nhiều so với công suất thiết kế được phê duyệt. Công nghệ và thiết bị khai thác, chế biến ở mức trung bình, một số
thiết bị khai thác cũ và lạc hậu, nên công suất bị hạn chế và không đảm bảo khai thác hết công suất theo các dự án được phê duyệt.
Các mỏ cấp giấy phép tận thu không có thiết kế khai thác, hoặc có nhưng khi khai thác không theo thiết kế. Vì chạy theo lợi nhuận
trước mắt, các doanh nghiệp khai thác tận thu đã làm tổn thất tài nguyên (Không thu được quặng cám cỡ hạt từ 0 - 8 mm) và môi trường bị
ảnh hưởng.
Năng lực khai thác quặng sắt hiện nay có thể đáp ứng sản lượng là 500.000 tấn/năm. Thị trường quặng sắt hiện nay có tới 80% sử
dụng trong nước, chủ yếu là để luyện thép, còn 20% xuất khẩu.

BÀI VẬN DỤNG (TRANG 147)


Đề bài: Nơi em sinh sống thuộc dạng địa hình nào? Dạng địa hình này phù hợp với những hoạt động kinh tế nào.
Nơi em sinh sống thuộc dạng địa hình đồng bằng. Dạng địa hình này phù hợp với các hoạt động kinh tế: nông nghiệp (trồng lúa nước, hoa
màu; chăn nuôi lợn,...).

BÀI 11: THỰC HÀNH ĐỌC LƯỢC ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN VÀ LÁT CẮT ĐỊA HÌNH ĐƠN GIẢN
CÂU HỎI MỤC 1 (TRANG 148)
Đề bài: Dựa vào hình 11.2, em hãy:
- Xác định độ cao chênh lệch giữa hai đường đồng mức.
- Xác định độ cao của các điểm B, C, D, E trên lược đồ.
- So sánh độ cao đỉnh núi A1 và A2.
- Cho biết sườn núi từ A1 đến B hay từ A1 đến C dốc hơn?

- Độ cao chêch lệch giữa hai đường đồng mức: 100 - 200 m.
- Xác định độ cao của các điểm B, C, D, E trên lược đồ:
§ Điểm B: 0 m.
§ Điểm C: 0 m.
§ Điểm D: 600 m.
§ Điểm E: 100 m.
- So sánh độ cao đỉnh núi A1 và A2: A1 cao hơn A2 50 m.
- Sườn núi từ A1 đến B dốc hơn từ A1 đến C do các đường đồng mức từ A1 đến B gần nhau hơn các đường đồng mức từ A1 đến C.

CÂU HỎI MỤC 2 (TRANG 148)


Đề bài: Dựa vào hình 11.3, em hãy:
- Cho biết lát cắt lần lượt đi qua những địa hình nào?
- Trong các điểm A, B, C, điểm nào có độ cao thấp nhất và độ cao cao nhất.

- Lát cắt đi qua những địa hình: đồng bằng, cao nguyên.
- Trong các điểm A, B, C:
§ Điểm C có độ cao cao nhất.
§ Điểm A có độ cao thấp nhất.

You might also like