You are on page 1of 18

-1-

Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……


Bài 9: TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VII
I. Điều kiện tự nhiên
- Thời cổ đại, người Trung Quốc ban đầu sống ven sông Hoàng Hà, sau đó mở rộng xuống
ven sông Trường Giang.
- Bên cạnh lũ lụt, hai con sông này đã mang lượng phù sa lớn, thuận lợi cho trồng trọt. Trên
cơ sở đó, nhà nước cổ đại đầu tiên của Trung Quốc ra đời.
II. Sơ lược quá trình thống nhất Trung Quốc và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời
Tần Thủy Hoàng
- Thời cổ đại Trung Quốc kéo dài hàng ngàn năm với hàng trăm tiểu quốc thường xuyên chiến
tranh lẫn nhau.
- Năm 221 TCN, Tần Doanh Chính thống nhất Trung Quốc và lên ngôi hoàng đế, hiệu là Tần
Thủy Hoàng, đặt nền móng cho sự phát triển về sau.
- Do sản xuất phát triển, các giai cấp mới xuất hiện. Quan hệ bóc lột của địa chủ với nông dân
hình thành. Chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.
- Sau 15 năm tồn tại, đến năm 206 TCN, nhà Tần sụp đổ.

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Người đã thống nhất Trung Quốc năm 221 TCN là
A. Lý Thế Dân. B. Tần Doanh Chính.
C. Thành Cát Tư Hãn. D. Chu Nguyên Chương.
Câu 2. Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành trên cơ sở mối quan hệ bóc lột giữa địa chủ
với
A. nô lệ. B. vua chúa. C. nông dân. D. công nhân.
Câu 3. Sau khi lên ngôi hoàng đế, Tần Doanh Chính lấy hiệu là
A. Đại Hãn. B. Hán Vương. C. Minh Thành Tổ. D. Tần Thủy Hoàng.
Câu 4. Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, giai cấp bóc lột là
A. nô lệ. B. lãnh chúa. C. nông dân. D. công nhân.
Câu 5. Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, giai cấp bị bóc lột là
A. nô lệ. B. lãnh chúa. C. nông dân. D. công nhân.

Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……


Bài 9: TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VII (T2)
III. Từ đế chế Nam - Bắc triều đến nhà Tùy
- Kế tiếp nhà Tần, nhà Hán cai trị hơn 4 thế kỉ, là triều đại phát triển rực rỡ ở Trung Quốc.
- Sau khi nhà Hán sụp đổ, Trung Quốc bước vào thời kì loạn lạc.
- Đến thế kỉ VI, nhà Tùy thống nhất đất nước, đặt cơ sở để chế độ phong kiếnTrung Quốc
phát triển mạnh.
IV. Những thành tựu văn minh tiêu biểu

BÀI GHI LỊCH SỬ 6 NĂM 2009-2010


-2-
- Tư tưởng tôn giáo: Có nhiều trường phái, tiêu biểu là Nho giáo của Khổng Tử đề cao tôn ti
trật tự, sự phục tùng của kẻ dưới với bề trên.
- Chữ viết: Chữ tượng hình, được khắc trên mai rùa, xương thú, chuông, thẻ tre, trúc…
- Văn học: Tác phẩm cổ nhất là Kinh Thi, do Khổng Tử sưu tập và điều chỉnh từ dân gian.
- Sử học: Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là công trình sử học đồ sộ thời cổ đại.
- Y học: Sớm phát triển. Họ biết chữa bệnh bằng thảo dược, bấm huyệt, châm cứu…
- Kĩ thuật: Có nhiều phát minh như: thiết bị đo động đất, dệt tơ lụa, làm giấy…
- Kiến trúc: Có nhiều công trình đồ sộ (cung điện, chùa, tháp, lăng tẩm, Vạn lí trường thành).

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Trung Quốc có chữ viết từ khá sớm, đó là
A. chữ Phạn. B. chữ La-tinh. C. chữ hình nêm. D. chữ tượng hình.
Câu 2. Một trong những tư tưởng tôn giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc là
A. Hồi giáo. B. Nho giáo. C. Phật giáo. D. Thiên chúa giáo.
Câu 3. Công trình kiến trúc nổi tiếng của Trung Quốc là
A. Ăng-co Vát. B. Kim Tự Tháp. C. chùa hang A-gian-ta. D. Vạn Lý Trường Thành.
Câu 4. Một trong những phát minh của Trung Quốc là
A. làm giấy. B. các con số từ 0 -9.
C. các công thức toán học. D. hệ số đếm lấy số 60 làm cơ sở.
Câu 5. Một số thành tựu y học của Trung Quốc thời phong kiến là
A. ướp xác, bấm huyệt. B. bấm huyệt, châm cứu.
C. phẩu thuật, châm cứu. D. phẩu thuật, bấm huyệt.

Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……


Bài 10: HY LẠP CỔ ĐẠI
I. Điều kiện tự nhiên
- Hy Lạp có đường biển dài, thuận lợi cho giao thương buôn bán.
II. Tổ chức nhà nước thành bang
- Hy Lạp cổ đại có nhiều thành bang độc lập, có lãnh thổ, quân đội, pháp luật, đồng tiền riêng,
tiêu biểu là nhà nước dân chủ ở A-ten.
- Vào thế kỉ V TCN, nhà nước A-ten gồm 4 cơ quan chính: Đại hội nhân dân, Hội đồng 10
tướng lĩnh, Hội đồng 500 và tòa án 6.000 người.

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Một trong những ngành kinh tế chính của Hy Lạp cổ đại là
A. trồng mì. B. trồng lúa C. trồng nho, ô liu. D. trồng các loại ngũ cốc.
Câu 2. Hy Lạp cổ đại là nhà nước theo thể chế
A. dân chủ. B. cộng hòa. C. quân chủ. D. phong kiến.

BÀI GHI LỊCH SỬ 6 NĂM 2009-2010


-3-
Câu 3. Hy Lạp cổ đại thuận lợi giao thương buôn bán với nước khác nhờ
A. có đường biển dài. B. diện tích lãnh thổ lớn.
C. có đường bộ thuận lợi. D. đât liền giáp với nhiều nước.
Câu 4. Ở Hy Lạp cổ đại tổ chức nhà nước thành bang, nghĩa là
A. có nhiều thành bang độc lập. B. một bang có nhiều nhà nước.
C. nhiều nhà nước hợp thành bang. D. nhiều bang phục tùng một nước.
Câu 5. Hy Lạp cổ đại có đường bờ biển dài, thuận lợi cho hoạt động
A. trồng lúa. B. buôn bán. C. làm thủ công. D. săn bắt thú rừng.

Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……


Bài 10: HY LẠP CỔ ĐẠI (T2)
III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
* Chữ viết: Người Hy Lạp sáng tạo gồm hệ thống chữ viết gồm 24 chữ cái.
* Văn học: Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me, nhiều vở
kịch của tác giả Ê-sin…
* Khoa học:
- Có nhiều nhà khoa học nổi tiếng như: Nhà toán học Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clit; nhà sử học Hê-
rô-đốt; nhà triết học Xô-crát, Pla-tông, A-ri-xtốt…
- Những thành tựu trên đã góp phần đặt nền móng cho khoa học phương Tây và thế giới.
* Kiến trúc và điêu khắc
- Kiến trúc: Có nhiều công trình còn tồn tại đến tận ngày nay như đền Pác-tê-nông, đền A-tê-
na, nhà hát Đi-ô-ni-xốt.
- Điêu khắc: Tượng thần Dớt, tượng nữ thần A-tê-na, tượng Vệ nữ thành Mi-lô…
- Hy Lạp còn nổi tiếng với những chiếc bình gốm có nghệ thuật hoàn hảo, phản ánh lịch sử và
đời sống của họ.

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Người Hy Lạp cổ đại sáng tạo ra hệ thống chữ viết đó là
A. chữ Phạn. B. chữ La-tinh. C. chữ hình nêm. D. hệ thống 24 chữ cái.
Câu 2. Công trình kiến trúc nổi tiếng của Hy Lạp thời cổ đại là
A. Ăng-co Vát. B. đền A-tê-na. C. Kim Tự Tháp. D. chùa hang A-gian-ta.
Câu 3. Nhiều công trình của Hy Lạp cổ đại còn tồn tại đến tận ngày nay như đền Pác-tê-nông,
đền A-tê-na, nhà hát Đi-ô-ni-xốt…vì
A. vật liệu dồi dào. B. có khí hậu thuận lợi.
C. họ có trình độ kiến trúc. D. nơi này đã bị lãng quên.
Câu 4. Những chiếc bình gốm của Hy Lạp cổ đại với nghệ thuật hoàn hảo đã phản ánh
A. lịch sử và đời sống của họ. B. sự phát triển kinh tế của họ.
C. nền tri thức khoa học của họ. D. tình hình thế giới lúc bấy giờ.

BÀI GHI LỊCH SỬ 6 NĂM 2009-2010


-4-
Câu 5. Khoa học ở Hy Lạp cổ đại khá phát triển với nhiều nhà khoa học nổi tiếng (Ta-lét, Pi-
ta-go, Ơ-clit, Hê-rô-đốt…) góp phần đặt nền móng cho
A. nghề thủ công ra đời. B. lao động trí tuệ ra đời.
C. thương nghiệp phát triển. D. khoa học phương Tây và thế giới.
Câu 6. Tượng thần Dớt, tượng nữ thần A-tê-na, tượng Vệ nữ thành Mi-lô…của Hy Lạp cổ đại
là thành quả của
A. trình độ điêu khắc. B. thành tựu khoa học.
C. giao thương buôn bán. D. phát triển nông nghiệp.

Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……


Bài 11: LA MÃ CỔ ĐẠI
I. Điều kiện tự nhiên
- Có hàng nghìn km bờ biển vừa thuận lợi cho giao thương buôn bán với các vùng lân cận,
vừa thuận lợi để chinh phục những vùng lãnh thổ mới.
II. Tổ chức nhà nước La Mã cổ đại
- Từ một thành bang nhỏ bé, La Mã mở rộng lãnh thổ trở thành một đế chế rộng lớn.
- Đầu thế kỉ II, lãnh thổ của La Mã bao gồm khu vực Địa Trung Hải, ven bờ Đại Tây Dương
và quần đảo Anh.
- Đầu thế kỉ VI TCN, La Mã không có vua, họ thiết lập hình thức nhà nước cộng hòa, mọi
chức vụ (của các gia đình giàu có) phải được bầu ra và cai trị dựa trên luật pháp.
- Từ năm 27 TCN, dưới thời Ốc-ta-vi-út, La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế,
quyền lực thuộc về hoàng đế.

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Việc buôn bán giữa La Mã cổ đại với các khu vực lân cận được thuận lợi là nhờ có
A. đường biển dài. B. lãnh thổ rộng lớn.
C. hệ thống đường bộ. D. biên giới giáp nhiều nước.
Câu 2. La Mã cổ đại dễ dàng chinh phục những vùng lãnh thổ mới là nhờ thuận lợi về
A. khí hậu. B. thời tiết. C. tài nguyên. D. giao thông.
Câu 3. La Mã cổ đại thiết lập hình thức nhà nước cộng hòa, nghĩa là mọi chức vụ
A. được chia đều. B. do vua chỉ định. C. do vua nắm giữ. D. phải được bầu ra.
Câu 4. Đầu thế kỉ II, vùng đất nào sau đây thuộc lãnh thổ của La mã cổ đại?
A. Bắc Mĩ. A. Đông Dương. C. Đông Nam Á. D. Địa Trung Hải.
Câu 5. Đầu thế kỉ II, vùng đất nào sau đây thuộc lãnh thổ của La mã cổ đại?
A. Đông Phi. B. Nam Mĩ. C. Quần đảo Anh. D. Đông Bắc Á.

Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……


Bài 11: LA MÃ CỔ ĐẠI (T2)
III. Thành tựu văn hóa tiêu biểu

BÀI GHI LỊCH SỬ 6 NĂM 2009-2010


-5-
* Chữ viết
- Trên cơ sở tiếp thu chữ của Hy Lạp, người La Mã tạo ra hệ chữ La-tinh, gồm 26 chữ cái, là
nền tảng cho hơn 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.
- Họ còn tạo ra hệ thống chữ số với 7 chữ cái cơ bản, gọi là số La Mã.
* Pháp luật: La Mã có hệ thống pháp luật tiến bộ nhất thời cổ đại, đặt nền tảng cho hệ thống
pháp luật ở các nước Âu - Mĩ sau này.
* Kiến trúc, xây dựng
- Có nhiều công trình độ sộ như đấu trường Cô-lô-sê, đền Pan-tê-ông, Khải hoàn môn..
- Họ còn xây dựng hệ thống cầu cống, đường sá…ngày nay vẫn còn được sử dụng.

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Người La Mã cổ đại sáng tạo ra hệ thống chữ viết đó là
A. chữ Phạn. B. chữ La-tinh. C. chữ hình nêm. D. chữ tượng hình.
Câu 2. Cùng với chữ viết, người La Mã cổ đại còn sáng tạo ra số La Mã với
A. 7 chữ cái. B. 24 chữ cái. C. 26 chữ cái. D. 60 chữ cái.
Câu 3. Nhiều công trình của La Mã cổ đại còn tồn tại đến tận ngày nay như đền Pác-tê-nông,
đền A-tê-na, nhà hát Đi-ô-ni-xốt…vì
A. vật liệu dồi dào. B. trình độ kiến trúc cao.
C. có khí hậu dễ bảo quản. D. nơi này bị bỏ hoang lâu.
Câu 4. So với các nhà nước cổ đại khác thì hệ thống pháp luật của La Mã cổ đại
A. tiến bộ nhất. B. lạc hậu nhất. C. yếu kém nhất. D. đơn giản nhất.
Câu 5. Hệ thống pháp luật ở La Mã cổ đại đã đặt nền tảng cho
A. sự ra đời của ngành luật sư trên thế giới.
B. quá trình thống nhất luật pháp trên thế giới.
C. sự ra đời của các bộ luật thành văn sau này.
D. hệ thống pháp luật ở các nước Âu - Mĩ sau này.

Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……


Chương 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN
THẾ KỈ X
Bài 12: CÁC VƯƠNG QUỐC CỔ Ở ĐÔNG NAM Á
I. Vị trí địa lí của Đông Nam Á
- Là khu vực khá rộng, nằm ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ
dương.
- Là cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ, giữa lục địa Á - Âu với châu Đại Dương.
II. Sự xuất hiện các vương quốc cổ từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII
- Từ đầu Công nguyên, một số vương quốc cổ lần lượt xuất hiện ở Đông Nam Á như Champa,
Phù Nam, Pê-gu…

BÀI GHI LỊCH SỬ 6 NĂM 2009-2010


-6-
- Trong 7 thế kỉ đầu Công nguyên, Phù Nam (ở Óc Eo, An Giang, Việt Nam) là vương quốc
phát triển nhất ở Đông Nam Á.

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Trong 7 thế kỉ đầu Công nguyên, vương quốc phát triển nhất ở Đông Nam Á là
A. Xiêm. B. Pa-gan. C. Chăm-pa. D. Phù Nam.
Câu 2. Vương quốc cổ Phù Nam thuộc địa phận nước nào ngày nay?
A. Băng-cốc, Thái Lan. B. An Giang, Việt Nam.
C. Ăng-co, Cam-pu-chia. D. Luông-pha-bang, Lào.
Câu 3. Một trong những vương quốc cổ xuất hiện ở Đông Nam Á đầu công nguyên là
A. Xiêm. B. Ba Tư. C. Chăm-pa. D. Đại Việt.
Câu 4. Một trong những vương quốc cổ xuất hiện ở Đông Nam Á đầu công nguyên là
A. Hạ. B. Liêu. C. Pê-gu. D. Việt Nam.
Câu 5. Một trong những vương quốc cổ xuất hiện ở Đông Nam Á đầu công nguyên là
A. Phù Nam . B. Mông Cổ. C. Vạn Xuân. D. Đại Nam .

Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……


Bài 12: CÁC VƯƠNG QUỐC CỔ Ở ĐÔNG NAM Á (T2)
III. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ
X
- Thế kỉ XII, Phù Nam sụp đổ, cùng với đó có nhiều quốc gia mới xuất hiện ở Mi-an-ma, In-
đô-nê-xi-a…
- Đầu thế kỉ X - sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc, người Việt giành được độc lập và xây dựng
một nhà nước phong kiến tự chủ.
- Sự xuất hiện và phát triển của các vương quốc phong kiến đã tạo cơ sở cho sự phát triển của
khu vực Đông Nam Á giai đoạn sau đó.

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Đến đầu thế kỉ X, dân tộc nào ở Đông Nam Á giành được độc lập, tự chủ?
A. Người Lào. B. Người Việt. C. Người Thái. D. Người Cam-pu-chia.
Câu 2. Đến đầu thế kỉ X, người Việt giành được độc lập sau hơn 1.000 năm
A. hòa bình. B. nội chiến. C. Bắc thuộc. D. chiến tranh.
Câu 3. Đến đầu thế kỉ X, người Việt giành được độc lập sau hơn 1.000 năm bị đô hộ bởi
A. phương bắc. B. Nhật Bản. C. đế quốc Mĩ. D. thực dân Pháp.
Câu 4. Thế kỉ XII, vương quốc nào ở Đông Nam Á bị sụp đổ?
A. Xiêm. B. Pa-gan. C. Phù Nam. D. Đại Việt.
Câu 5. Sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc, người Việt đã giành được độc lập tự chủ vào

BÀI GHI LỊCH SỬ 6 NĂM 2009-2010


-7-
A. thế kỉ X. B. thế kỉ XI. C. thế kỉ XII. D. thế kỉ XV.

Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……


Bài 13: GIAO LƯU THƯƠNG MẠI VÀ VĂN HÓA Ở ĐÔNG NAM Á MƯỜI THẾ KỈ
ĐẦU CÔNG NGUYÊN
I. Tác động của quá trình giao lưu thương mại
- Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, thuyền buôn của Trung Quốc, Ấn Độ, Địa Trung Hải đã
đến giao lưu buôn bán với Đông Nam Á.
- Có nhiều trung tâm buôn bán lớn ở Đông Nam Á như Óc Eo (Phù Nam), Trà Kiệu
(Champa)… bán lương thực, hồ tiêu, ngọc trai, san hô, trầm hương…
- Giao lưu thương mại thúc đẩy giao lưu văn hóa, tác động trực tiếp tới sự ra đời và phát
triển của các vương quốc cổ Đông Nam Á đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
II. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa
- Từ thế kỉ III, nhờ chiếm ưu thế buôn bán, Ấn Độ đã truyền bá nhiều lĩnh vực văn hóa vào
Đông Nam Á.
- Tôn giáo Ấn Độ được truyền vào và hòa quyện với tín ngưỡng bản địa:
+ Phật giáo truyền đến Phù Nam, các vương quốc trên đảo Su-ma-tra, đảo Gia-va, Pa-gan
(Miến Điện).
+ Hin-đu giáo truyền đến Champa, Chân Lạp.
- Chữ Phạn của Ấn Độ được các dân tộc Đông Nam Á tiếp thu, cải biến thành chữ viết riêng
của mình (như chữ Căm cổ, chữ Khơ-me, chữ Mã Lai cổ…).
- Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ cũng được nhiều dân tộc Đông Nam Á học hỏi, tiêu biểu là
khu đền tháp Mỹ Sôn, quần thể Bô-ru-bu-đua, Ăng-co-vát, Ăng-co-thom…
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, Đông Nam Á đã có sự giao lưu buôn bán với
A. Ai Cập. B. Mông Cổ. C. Lưỡng Hà. D. Trung Quốc.
Câu 2. Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, Đông Nam Á đã có sự giao lưu buôn bán với
A. Ấn Độ. B. Ba Tư. C. Mông Cổ. D. Thổ Nhĩ Kì.
Câu 3. Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, Đông Nam Á đã có sự giao lưu buôn bán với
A. Ly-by. B. Mê-xi-cô. C. An-giê-ri. D. Địa Trung Hải.
Câu 4. Một trong những trung tâm buôn bán lớn ở Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công
nguyên là
A. Óc Eo. B. Ăng-co. C. Tràng An. D. Ayutthaya.
Câu 5. Một trong những trung tâm buôn bán lớn ở Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công
nguyên là
A. Ăng-co. B. Trà Kiệu. C. Băng Cốc. D. Viên Chăn.

Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……


Chương 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN
ĐẦU THẾ KỈ X
Bài 14: NHÀ NƯƠC VĂN LANG, ÂU LẠC

BÀI GHI LỊCH SỬ 6 NĂM 2009-2010


-8-
I. Nhà nước Văn Lang
1. Sự ra đời nhà nước Văn Lang
- Cách đây khoảng 2.000 năm, người Việt cổ di cư trú xuống đồng bằng ven sông ở Bắc Bộ
và Bắc Trung Bộ, hình thành những bộ lạc lớn.
- Nhu cầu trị thủy, đối phó với lũ lụt và bảo vệ mùa màng đã thúc đẩy các bộ lạc liên kết với
nhau.
- Thế kỉ VII TCN, bộ lạc Văn Lang thu phục các bộ lạc khác, lập ra nhà nước Văn Lang.
2. Tổ chức nhà nước Văn Lang
- Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương.
- Ông chia cả nước thành 15 bộ, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
- Nhà nước Văn Lang chưa có quân đội và pháp luật.
- Khi có chiến tranh, nhà nước huy động thanh niên cả nước tập hợp cùng chiến đấu.

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Đứng đầu nhà nước Văn Lang là
A. Tù trưởng. B. Thục Phán. C. Tộc trưởng. D. Hùng Vương.
Câu 2. Nhà nước Văn Lang đóng đô ở
A. Cổ Loa (Hà Nội). B. Hoa Lư (Ninh Bình).
C. Lam Sơn (Thanh Hóa). D. Phong Châu (Phú Thọ).
Câu 3. Cách đây khoảng 2.000 năm, các bộ lạc người Việt bắt đầu có sự liên kết với nhau để
A. truyền tôn giáo. B. đối phó với lũ lụt.
C. thành lập nhà nước. D. khai thác tài nguyên.
Câu 4. Sau khi di chuyển xuống đồng bằng sinh sống, các bộ lạc người Việt cần phải liên kết
với nhau để
A. cùng trị thủy. B. phân chia lãnh thổ.
C. thống nhất quốc gia. D. xâm lược phương Bắc.
Câu 5. Vì chưa có quân đội nên khi có chiến tranh, nhà nước Văn Lang sẽ
A. chấp nhận đầu hàng. B. trốn đi nơi khác lánh nạn.
C. nhờ nước khác đưa quân giúp đỡ. D. huy động thanh niên cả nước chiến đấu.
Câu 6. Sau khi di cư xuống đồng bằng sinh sống, các bộ lạc người Việt đã liên kết với nhau
để
A. sản xuất vũ khí. B. thành lập nhà nước.
C. xâm lược phương Bắc. D. phát triển kinh tế tốt hơn.

Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……


Bài 14: NHÀ NƯƠC VĂN LANG, ÂU LẠC (T2)
II. Nhà nước Âu Lạc

BÀI GHI LỊCH SỬ 6 NĂM 2009-2010


-9-
- Năm 214 TCN, quân Tần ở phương Bắc xâm lược. Người Lạc Việt và người Tây Âu (Âu
Việt) do Thục Phán lãnh đạo đánh bại quân Tần xâm lược.
- Sau khi chống Tần thắng lợi, Thục Phán xưng là An Dương Vương, đổi tên nước thành Âu
Lạc, dời đô về Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
- Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn so với thời Văn Lang, vua có quyền thế hơn trong
việc trị nước.
- An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa bảo vệ vững chắc nước Âu Lạc.
- Năm 179 TCN, Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược và sáp nhận vào Nam Việt.

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Sau khi chống Tần thắng lợi, Thục Phán lên ngôi vua, đổi tên nước thành
A. Âu Lạc. B. Đại Việt. C. Vạn Xuân. D. Đại Cồ Việt.
Câu 2. Đứng đầu nhà nước Âu Lạc là
A. Tù trưởng. B. Thục Phán. C. Tộc trưởng. D. Hùng Vương.
Câu 3. Sau khi chống Tần thắng lợi, Thục Phán lên ngôi vua, xưng là
A. Hùng Vương. B. An Dương Vương.
C. Triệu Việt Vương. D. Bố Cái Đại Vương.
Câu 4. Nhà nước Âu Lạc đóng đô ở
A. Cổ Loa (Hà Nội). B. Hoa Lư (Ninh Bình).
C. Lam Sơn (Thanh Hóa). D. Phong Châu (Phú Thọ).
Câu 5. Năm 179 TCN, nhà nước Âu Lạc sụp đổ bởi
A. nạn dịch bệnh kéo dài. B. thiên tai mất mùa lâu dài.
C. sự xâm lược của Triệu Đà. D. sự tàn phá của thiên nhiên.
Câu 6. Một trong những nguyên nhân khiến nhà nước Âu Lạc bị Triệu Đà đánh bại do
A. không có quân đội.
B. chủ quan, lơ là phòng bị.
C. nhân dân không tham gia.
D. không có vũ khí chiến đấu.
Câu 7. So với Văn Lang, thì Âu Lạc có tổ chức bộ máy nhà nước
A. sơ sài hơn. B. lỏng lẻo hơn. C. chặt chẽ hơn. D. yếu kém hơn.
Câu 8. Thành Cổ Loa được An Dương Vương cho xây dựng có tác dụng
A. trị thủy, ngăn chặn lũ lụt.
B. bảo vệ vững chắc nước Âu Lạc.
C. mở rộng được kinh đô của đất nước.
D. làm biên giới lãnh thổ với nước khác.
Câu 9. So với Văn Lang, nhà vua ở Âu Lạc
A. ít quyền thế hơn. B. có quyền thế hơn.

BÀI GHI LỊCH SỬ 6 NĂM 2009-2010


- 10 -
C. không có quyền hành. D. nắm quyền mong manh.
Câu 10. Lực lượng quân sự của Âu Lạc so với Văn Lang thì
A. yếu hơn. B. kém hơn. C. mạnh hơn. D. mỏng hơn.

Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……


Bài 15: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI KÌ VĂN LANG, ÂU LẠC
I. Đời sống vật chất
- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc có hoạt động kinh tế phong phú:
+ Nông nghiệp: trồng lúa nước, trồng dâu nuôi tằm, hoa màu, chăn nuôi, đánh cá…với công
cụ sản xuất bằng đồng, thau, chậu, bình gốm...
+ Thủ công: đồ gốm, dệt vải, làm nhà, đóng thuyền phát triển.
+ Luyện kim: đúc đồng, rèn sắt xuất hiện và ngày càng tinh xảo.
- Thức ăn: cơm, nếp, rau, cua, tôm, cá.. biết sử dụng mâm, bát có trang trí hoa văn.
- Đi lại chủ yếu bằng thuyền.
- Ở nhà sàn có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn hình mui thuyền.
- Trang phục: nam đóng khố ở trần, nữ mặc váy, đi chân đất. Họ cắt tóc ngắn, búi to hoặc tết
đuôi sam. Khi có lễ hội, họ đội mũ cắm lông chim, đeo trang sức...
II. Đời sống tinh thần
- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc có đời sống tinh thần giản di, hòa hợp với tự nhiên.
- Trong lễ hội có trò đấu vật, đua thuyền, nhảy múa, ca hát bên tiếng khèn, sáo, trống, chiêng..
- Họ thờ cúng tổ tiên, các vị thần tự nhiên (thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời...).
- Người chết được chôn trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây. Mộ của người giàu còn được
chôn theo công cụ và đồ trang sức quý giá.
- Người Việt có tục nhuộm răng, xăm mình duy trì đến thế kỉ XIII, XIV.

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Kinh tế nông nghiệp chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là
A. trồng lúa. B. trồng nho. C. trồng ô liu. D. trồng ngũ cốc.
Câu 2. Cư dân Văn Lang, Âu Lạc ở
A. lều. B. nhà sàn. C. nhà trệt. D. hang động.
Câu 3. Một trong những tục lệ của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là
A. cà răng. B. xăm mình. C. che kín mặt. D. hỏa táng người chết.
Câu 4. Cư dân Văn Lang, Âu Lạc có tục lệ
C. căng tai. A. nhuộm răng. C. che kín mặt. D. hỏa táng người chết.
Câu 5. Trong đời sống tinh thần, cư dân Văn Lang, Âu Lạc biết
C. đi dép. A. diễn kịch. C. thờ cúng tổ tiên. D. hỏa táng người chết.

BÀI GHI LỊCH SỬ 6 NĂM 2009-2010


- 11 -
Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……
Bài 16:
CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA VIỆT NAM THỜI KÌ BẮC THUỘC
1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
1. Tổ chức bộ máy cai trị
- Phong kiến phương Bắc chia nước ta thành các Quận, Châu.
- Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ phương Bắc cai trị đến cấp huyện.
2. Chính sách bóc lột về kinh tế
- Cướp đất, sản vật quý, hương liệu, vàng bạc và độc quyền về muối và sắt..
- Chế độ thuế khóa và lao dịch nặng nề.
3. Chính sách đồng hóa
- Nhà Hán đưa người Hán sang ở chung với người Việt.
- Xóa bỏ tập quán của người Việt, ép ta theo phong tục, tập quán của họ.
- Truyền Nho giáo, chữ Hán vào nước ta.

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, chính quyền phong kiến phương Bắc tổ chức
cai trị đến tận
A. cấp Phủ. B. cấp Châu. C. cấp Quận. D. cấp Huyện.
Câu 2. Thời kì Bắc thuộc, để đồng hóa dân tộc ta, chính quyền phong kiến phương Bắc đã cố
gắng
A. thể hiện thái độ thân thiện. B. xóa bỏ tập quán người Việt.
C. giúp nhân dân ta sống tốt hơn. D. phát triển kinh tế cho nhân dân.
Câu 3. Thời kì Bắc thuộc, để đồng hóa dân tộc ta, chính quyền phong kiến phương Bắc đã cố
gắng
A. có thái độ thân thiện. B. truyền tư tưởng nho giáo.
C. giúp nhân dân ta sống tốt hơn. D. phát triển kinh tế cho nhân dân.
Câu 4. Trong quá trình cai trị nước ta, chính quyền phương Bắc ra sức dạy chữ Hán nhằm
mục đích
A. dễ dàng cai trị hơn. B. thể hiện sự thân thiện.
C. cho người dân thông minh. D. giúp đất nước ta phát triển.
Câu 5. Trong thời kì Bắc thuộc, nhà Hán thường đưa người Hán sang ở chung với người Việt
nhằm tạo ra những thế hệ
A. thiện chiến hơn. B. thông minh tháo vát.
C. khỏe mạnh, nhanh nhẹn. D. mang dòng máu người Hán.
Câu 6. Trong thời kì Bắc thuộc, chính quyền phương Bắc ép ta theo phong tục, tập quán của
chúng là để
A. đồng hóa dân tộc ta. B. tạo ra sự giao lưu văn hóa.

BÀI GHI LỊCH SỬ 6 NĂM 2009-2010


- 12 -
C. làm phong tục ta phong phú hơn. D. giúp dân tộc ta mở mang hiểu biết.
Câu 7. Trong thời kì Bắc thuộc, chính quyền phong kiến phương Bắc độc quyền về sắt là vì
A. để sản xuất công cụ được tốt hơn. B. sắt là kim loại quý hiếm, có giá trị.
C. đề phòng dân tộc ta chế tạo vũ khí. D. nhân dân ta không có nhu cầu sử dụng.
Câu 8. Ở thời Bắc thuộc, chính quyền phong kiến phương Bắc độc quyền về muối nhằm
A. đẩy giá của mặt hàng này lên. B. kìm hãm sự phát triển người dân.
C. làm cho mặt hàng này được dồi dào. D. đáp ứng nhu cầu sử dụng của chúng.

Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……


Bài 16:
CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA VIỆT NAM THỜI KÌ BẮC THUỘC (T2)
II. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội
1. Những chuyển biến về kinh tế
- Nông nghiệp lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò đã phổ biến.
- Một số nghề thủ công mới xuất hiện như: làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền…
- Chính quyền đô hộ độc quyền ngoại thương với Giava, Ấn Độ…
2. Những chuyển biến về xã hội
- Các Lạc tướng, Lạc hầu, hào trưởng người Việt có uy tín trong nhân dân nhưng vẫn bị chính
quyền đô hộ chèn ép.
- Nông dân bị cướp ruộng đất, tô thuê nặng nề...trở thành nông dân lệ thuộc hoặc nô tì.
- Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là giữa nhân dân ta với chính quyền phương Bắc. Khi có
điều kiện, người Việt lại đứng lên lật đổ ách đô hộ, để giành độc lập.

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Trong thời kì Bắc thuộc, phần lớn nông dân nước ta bị cướp đất trở thành
A. địa chủ vừa và nhỏ. B. người buôn bán nhỏ.
C. thợ làm nghề thủ công. D. nông dân lệ thuộc, nô tì.
Câu 2. Trong thời kì Bắc thuộc, các Lạc tướng, Lạc hầu, hào trưởng người Việt có uy tín
trong nhân dân nhưng vẫn bị
A. mất hết tài sản. B. trở thành nô tì cực khổ.
C. biến thành nông dân nghèo. D. chính quyền đô hộ chèn ép.
Câu 3. Trong thời kì Bắc thuộc, hoạt động ngoại thương ở nước ta
A. không có. B. được tự do thực hiện.
C. do nhân dân ta kiểm soát. D. bị chính quyền đô hộ độc quyền.
Câu 4. Phần lớn nông dân nước ta thời Bắc thuộc bị trở thành nông dân lệ thuộc hoặc nô tì vì
A. thiếu công cụ lao động. B. kĩ thuật canh tác lạc hậu.
C. bị cướp đất, tô thuế nặng nề. D. hạn hán lũ lụt thường xuyên.

BÀI GHI LỊCH SỬ 6 NĂM 2009-2010


- 13 -
Câu 5. Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa
A. người giàu với người nghèo. B. người miền núi với người đồng bằng.
C. người kinh với người dân tộc thiểu số. D. nhân dân ta với chính quyền phương Bắc.
Câu 6. Kinh tế nông nghiệp nước ta thời Bắc thuộc có sự chuyển biến trong việc sử dụng
A. thuốc trừ sâu. B. sức kéo trâu bò. C. sức voi kéo cày. D. sức người cày cấy
Câu 7. Nghề thủ công nghiệp nước ta thời Bắc thuộc có sự chuyển biến với sự xuất hiện
A. nghề làm giấy. B. nghề dệt vải. C. nghề làm gốm. D. nghề đúc đồng.
Câu 8. Nghề thủ công nghiệp nước ta thời Bắc thuộc có sự chuyển biến với sự xuất hiện
A. nghề rèn sắt. B. nghề đánh cá. C. nghề đúc tiền. D. nghề nuôi tằm.

Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……


Bài 17: ĐẤU TRANH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC THỜI BẮC
THUỘC
1. Đấu tranh bảo tồn văn hóa dân tộc
- Trước âm mưu đồng hóa của phương Bắc, người Việt vẫn luôn có ý thức giữ gìn văn hóa
của cha ông, như:
+ Nghe - nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.
+ Duy trì những tín ngưỡng truyền thống (thờ cúng tổ tiên, các vị thần tự nhiên...)
+ Bảo tồn các phong tục, tập quán (nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, làm bánh chưng...)
2. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc, phát triển văn hóa Việt
- Thời Bắc thuộc, người Việt vừa bảo tồn văn hóa truyền thống, vừa tiếp thu có chọn lọc giá
trị văn hóa bên ngoài:
+ Tiếp thu Phật giáo, Đạo giáo và hòa quyện vào văn hóa dân gian.
+ Tiếp thu chữ Hán và dùng âm Việt để đọc, hình thành vốn từ Hán - Việt ngày nay.
+ Tiếp thu kĩ thuật tiến bộ: làm giấy, dệt lụa, bón phân bắc trong trồng trọt...

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Trước âm mưu đồng hóa của phương bắc, người Việt đã
A. không tiếp thu gì từ phương Bắc. B. ý thức giữ gìn văn hóa của cha ông.
C. mất đi phong tục tập quán của mình. D. tiếp thu những gì phương Bắc truyền vào.
Câu 2. Thời Bắc thuộc, trước hành động truyền bá văn hóa của phương bắc, người Việt đã
A. chấp nhận buông xuôi mọi thứ. B. không tiếp thu gì từ phương Bắc.
C. tiếp thu có chọn lọc cho phù hợp. D. tiếp thu hết những gì của phương bắc.
Câu 3. Thời Bắc thuộc, người Việt đã tiếp thu một số yếu tố văn hóa từ phương bắc như
A. phật giáo. B. hồi giáo. C. thiên chúa giáo. D. Ấn Độ giáo.
Câu 4. Một trong những kĩ thuật tiến bộ của phương bắc được người Việt tiếp thu thời Bắc
thuộc là
A. làm giấy. B. làm gốm. C. làm súng. D. làm đồng hồ.

BÀI GHI LỊCH SỬ 6 NĂM 2009-2010


- 14 -
Câu 5. Người Việt đã tiếp thu được một trong những kĩ thuật tiến bộ thời Bắc thuộc như
A. làm nhà sàn. B. chăn nuôi gia súc.
C. trồng dâu nuôi tằm. D. bón phân trong trồng trọt.

Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……


Bài 18: CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRƯỚC THẾ KỈ X
I. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40 - 43)
II. Khởi nghĩa Bà Triệu (Năm 248)
III. Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân (Năm 542 - 603)
- Nguyên nhân: Nhà Lương cai trị tàn bạo làm nhân dân bất bình.
- Diễn biến:
+ Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, chiếm thành Long Biên, làm chủ Giao Châu.
+ Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế), đặt tên nước Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô
Lịch, xây chùa Khai Quốc, đúc tiền riêng...
+ Năm 545, Nhà Lương sang xâm lược, Triệu Quang Phục được Lý Nam Đế trao quyền, đã tổ
chức kháng chiến ở đầm Dạ Trạch (Hưng Yên) và thắng lợi.
+ Năm 550, Triệu Quang Phục xưng vương (Triệu Việt Vương).
+ Năm 603, nhà Tùy xâm lược, nước Vạn Xuân sụp đổ.
IV. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (Năm 713 - 722)
V. Khởi nghĩa Phùng Hưng (Khoảng năm 776 - 791)

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ vào thời gian nào?
A. Năm 248. B. Năm 542. C. Năm 713. D. Mùa thu năm 40.
Câu 2. Sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên làm vua, đóng đô ở
A. Hoa Lư. B. Vạn Kiếp. C. thành Long Biên. D. cửa sông Tô Lịch.
Câu 3. Sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên làm vua, lấy hiệu là
A. Lý Thái Tổ. B. Lý Nam Đế. C. Lý Thái Tông. D. Lý Thánh Tông.
Câu 4. Sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên làm vua, đặt tên nước là
A. Đại Việt. B. Việt Nam. C. Vạn Xuân. D. Đại Cồ Việt
Câu 5. Sau khi Lý Bí qua đời, người kế nhiệm Lý Bí tổ chức kháng chiến thắng lợi là
A. Ngô Quyền. B. Phùng Hưng. C. Mai Thúc Loan. D. Triệu Quang Phục.

Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……


Bài 19: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X
I. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương
1. Họ Khúc xây dựng nền tự chủ

BÀI GHI LỊCH SỬ 6 NĂM 2009-2010


- 15 -
- Cuối thế kỉ IX, nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ đánh chiếm thành Đại La và
tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
- Năm 906, nhà Đường buộc phải phong chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ.
- Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều cải cách tiến bộ,
đặt nền móng cho việc xây dựng một nhà nước độc lập, tự chủ.
2. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ
- Năm 930, quân Nam Hán xâm lược nước ta, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đấu
tranh.
- Từ làng Ràng (Thiệu Dương, Thanh Hóa), ông đánh chiếm Đại La, đánh tan quân tiếp viện.
- Sau khi đánh tan quân Nam Hán. Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ.
II. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết chủ tướng Dương Đình Nghệ và cầu cứu Nam Hán.
- Ngô Quyền đã giết kẻ phản bội Kiều Công Tiễn và chuẩn bị chống ngoại xâm.
- Năm 938, quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy, tiến vào cửa sông Bạch Đằng.
- Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử quân giặc vượt qua bãi cọc ngầm.
- Đợi khi nước triều rút. Ngô Quyền hạ lệnh phản công. Giặc rút chạy, va vào bãi cọc làm
thuyền vỡ, Hoằng Tháo tử trận.
- Trận Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra một thời kì mới trong lịch sử
dân tộc ta - thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Năm 938, Ngô Quyền đã tổ chức chống quân Nam Hán thắng lợi ở
A. Chi Lăng. B. Xương Giang. C. sông Như Nguyệt. D. sông Bạch Đằng.
Câu 2. Năm 390, Dương Đình Nghệ đã lãnh đạo nhân dân chống lại quân xâm lược nào?
A. Tần. B. Tống. C. Đường. D. Nam Hán.
Câu 3. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nước ta, trận Bạch Đằng lần thứ nhất (năm
938) do ai chỉ huy?
A. Lê Hoàn. B. Ngô Quyền. C. Trần Hưng Đạo. D. Lý Thường Kiệt.
Câu 4. Trong trận Bạch Đằng năm 938 chống quân Nam Hán, Ngô Quyền đã đóng bãi cọc
ngầm kết hợp với
A. bão lũ. B. khí hậu. C. thời tiết. D. thủy triều.
Câu 5. Năm 938, quân Nam Hán lấy cớ gì để đưa quân vào xâm lược nước ta?
A. Vào buôn bán. B. Vào phong chức tước.
C. Giúp đỡ Kiều Công Tiễn. C. Vào đặt quan hệ bang giao.
Câu 6. Trong trận Bạch Đằng năm 938, đoàn thuyền của quân Nam Hán gặp nạn là do
A. gặp trận bão lớn. B. va vào bãi cọc ngầm.
C. thuyền cũ, tự hư hỏng. D. đi vào vùng nước nông.
Câu 7. Quân Nam Hán thất bại trong trận Bạch Đằng năm 938 là do
A. lực lượng quá ít. B. bệnh tật quá nhiều.

BÀI GHI LỊCH SỬ 6 NĂM 2009-2010


- 16 -
C. gặp bất lợi về thời tiết. D. trúng kế của Ngô Quyền.
Câu 8. Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt
A. thời kì độc lập. B. thời Bắc thuộc.
C. thời kì phong kiến. D. nạn ngoại xâm vĩnh viễn.
Câu 9. Với chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đã mở ra thời kì
A. lệ thuộc. B. độc lập vĩnh viễn.
C. độc lập, tự chủ lâu dài. D. thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 10. Năm 938, Ngô Quyền đã dựa vào yếu tố nào để bày kế chống giặc ngoại xâm?
A. Khí hậu. B. Thời tiết. C. Luồng gió. D. Thủy triều.

Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……


Bài 20: VƯƠNG QUÔC CHĂM-PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X
I. Sự ra đời và quá trình phát triển của vương quốc cổ Chăm-pa
- Năm 192, Khu Liên lãnh đạo nhân dân huyện Tượng Lâm (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định ngày nay) khởi nghĩa, giành được quyền tự chủ, lập nước với tên gọi là Lâm Ấp. Từ thế
kỉ VII, gọi là Chăm-pa.
II. Kinh tế và tổ chức xã hội
- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò.
- Họ còn biết khai thác lâm sản (vàng, bạc, ngà voi, sừng tê, trầm hương...).
- Ngoài ra còn có nghề đánh bắt cá và trao đổi sản vật với thuyền buôn nước ngoài.
=> Sự đa dạng của nhiều ngành nghề đã tạo nên một xã hội với nhiều tầng lớp khác nhau, từ
quý tộc đến thường dân.

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Quốc gia đầu tiên của Chăm-pa do Khu Liên thành lập thế kỉ II có tên là
A. Đồ Bàn. B. Lâm Ấp. C. Nhật Nam. D. Giao Châu.
Câu 2. Người có công trong việc lập ra nước Lâm Ấp (nước đâu tiên của Chăm-pa) là
A. Chế Cũ. B. Chế Mân. C. Khu Liên. D. Pha Ngừm.
Câu 3. Kinh tế nông nghiệp chính của cư dân Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X là
A. trồng lúa. B. trồng nho. C. trồng ô liu. D. trồng ngũ cốc.
Câu 4. Trong đời sống kinh tế, cư dân Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X biết
A. lai tạo giống. B. bón phân bắc.
C. sử dụng hóa chất. D. sử dụng sức kéo trâu bò.
Câu 5. Trong hoạt động kinh tế, cư dân Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X không có nghề nào
sau đây?
A. Đánh bắt cá. B. Làm rượu nho, ô liu.
C. Khai thác lâm thổ sản. D. Trao đổi với nước ngoài.

BÀI GHI LỊCH SỬ 6 NĂM 2009-2010


- 17 -
Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……
Bài 20: VƯƠNG QUÔC CHĂM-PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X (T2)
III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
- Từ thế kỉ IV, người Chăm-pa có chữ viết riêng, trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn của Ấn Độ.
- Hai tôn giáo của Ấn Độ (Bà-la-môn và Phật giáo) được du nhập vào Chăm-pa.
- Âm nhạc và múa để phục vụ tôn giáo đã tạo ra một tầng lớp nhạc công, vũ nữ.
- Có nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc nổi tiếng của Champa tồn tại đến ngày nay.
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Chữ viết của Chăm-pa là loại chữ cơ sở tiếp thu từ
A. chữ Phạn. B. chữ La-tinh. C. chữ hình nêm. D. chữ tượng hình.
Câu 2. Chữ viết của Chăm-pa được hình thành trên cơ sở tiếp thu chữ từ
A. Ấn Độ. B. La Mã. C. Lưỡng Hà. D. Trung Quốc.
Câu 3. Một trong những tôn giáo của Án Độ được du nhập vào Chăm-pa là
A. Nho giáo. B. Đạo giáo. C. Phật giáo. D. Hồi giáo.
Câu 4. Tôn giáo nào sau đây được du nhập vào Chăm-pa từ Ấn Độ?
A. Đạo giáo. B. Đạo tin lành. C. Bà-la-môn giáo. D. Thiên chúa giáo.
Câu 5. Từ thế kỉ II đến thế kỉ X, phần lớn các tôn giáo ở Chăm-pa đều được du nhập từ
A. Ấn Độ. B. La Mã. C. Lưỡng Hà. D. Trung Quốc.

Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……


Bài 21: VƯƠNG QUÔC CỔ PHÙ NAM
I. Qúa trình thành lập, phát triển và suy vong của Phù Nam
- Vương quốc cổ Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I, với các thành thị ven sông sát biển.
Trong đó thương cảng ở Óc Eo (An Giang ngày nay) là quan trọng nhất.
II. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội
1. Hoạt động kinh tế
- Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp trồng lúa.
- Ngoài ra, còn có nghề thủ công và giao lưu buôn bán trao với người Ấn Độ, Trung Quốc, Ả
Rập, Mã Lai… ở các cảng thị, đặc biệt là Óc Eo.

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Vương quốc cổ Phù Nam ra đời với trung tâm ở
A. Óc Eo, An Giang. B. Ninh Kiều, Cần Thơ.
C. Hội An, Quảng Nam. D. Đồ Bàn, Quảng Nam.
Câu 2. Kinh tế nông nghiệp chính của cư dân Phù Nam từ thế kỉ I đến thế kỉ VII là
A. trồng lúa. B. trồng nho. C. trồng ô liu. D. trồng ngũ cốc.
Câu 3. Bên cạnh nông nghiệp, cư dân Phù Nam từ thế kỉ I đến thế kỉ VII còn có hoạt động
kinh tế

BÀI GHI LỊCH SỬ 6 NĂM 2009-2010


- 18 -
A. Trồng dâu nuôi tằm. B. Làm rượu nho, ô liu.
C. Khai thác lâm thổ sản. D. Trao đổi với nước ngoài.
Câu 4. Cư dân Phù Nam từ thế kỉ I đến thế kỉ VII không buôn bán trao đổi với thương nhân
A. Ả Rập. B. Ấn Độ. C. Hy Lạp. D. Trung Quốc.

Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……


Bài 21: VƯƠNG QUÔC CỔ PHÙ NAM (T2)
2. Tổ chức xã hội
- Xã hội Phù Nam có nhiều tầng lớp: Quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
III. Một số thành tựu văn hóa
- Văn hóa Phù Nam mang đậm đời sống sông nước như: ở nhà sàn, làm nhà trên kênh rạch,
xây thành thị ở vùng đất nổi, đi lại chủ yếu bằng ghe, thuyền…
- Chữ Phạn của Ấn Độ cũng được du nhập vào Phù Nam.
- Hai tôn giáo của Ấn Độ (Hin-đu giáo và Phật giáo) được du nhập vào Phù Nam.
- Âm nhạc và múa để phục vụ tôn giáo đã tạo ra một tầng lớp nhạc công, vũ nữ.
- Có nhiều văn bia, nhiều tượng phật bằng đá, đồng, gỗ vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Chữ viết của Phù Nam từ thế kỉ I đến thế kỉ VII là loại chữ cơ sở tiếp thu từ
A. chữ Phạn. B. chữ La-tinh. C. chữ hình nêm. D. chữ tượng hình.
Câu 2. Chữ viết của Phù Nam từ thế kỉ I đến thế kỉ VII là được hình thành trên cơ sở tiếp thu
chữ từ
A. Ấn Độ. B. La Mã. C. Lưỡng Hà. D. Trung Quốc.
Câu 3. Một trong những tôn giáo của Án Độ được du nhập vào Phù Nam từ thế kỉ I đến thế kỉ
VII là
A. Nho giáo. B. Đạo giáo. C. Phật giáo. D. Hồi giáo.
Câu 4. Tôn giáo nào sau đây được du nhập vào Phù Nam (khoảng thời gian từ thế kỉ I đến thế
kỉ VII) từ Ấn Độ?
A. Đạo giáo. B. Hin-đu giáo. C. Đạo tin lành. D. Thiên chúa giáo.
Câu 5. Từ thế kỉ II đến thế kỉ X, phần lớn các tôn giáo ở Chăm-pa đều được du nhập từ
A. Ấn Độ. B. La Mã. C. Lưỡng Hà. D. Trung Quốc.

BÀI GHI LỊCH SỬ 6 NĂM 2009-2010

You might also like