You are on page 1of 12

CHỦ ĐỀ: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

Câu 1: Công cụ sản xuất chủ yếu của các quốc gia cổ Phương Đông là
A. tre, gỗ, đá.
B. đồng thau, đá, tre và gỗ.
C. sắt .
D. đá và đồng đỏ.
Câu 2: Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện đầu tiên ở đâu
A. Ven bờ biển.
B. Lưu vực các con sông lớn ở châu Phi, châu Á.
C. Nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi
D. Trung du và miền núi.
Câu 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian nào?
A. Thiên niên kỉ IV - III TCN
B. Thiên niên kỉ IV – III
C. Thiên niên kỉ III - IV TCN
D. Thiên niên kỉ V - IV TCN
Câu 5: Vua ở Ai Cập được gọi là
A. Pha-ra-ôn
B. En-xi
C. Thiên tử
D. Thần thánh dưới trần gian
Câu 6: Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là
A. Chữ tượng ý
B. Chữ La-tinh
C. Chữ tượng hình
D. Chữ tượng hình và tượng ý
Câu 7: Tầng lớp đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất ở các quốc gia cổ đại phương
Đông là
A. Nô lệ
B. Nông dân công xã
C. Nông dân tự do
D. Nông nô
Câu 8: Điền vào chỗ chấm (.....) câu sau đây sao cho đúng:
"...................... là ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp".
A. Chữ viết
B. Lịch pháp và Thiên văn học
C. Toán học
D. Chữ viết và lịch
Câu 9: Giai cấp có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của xã hội Phương Đông cổ đại là
A. Nô lệ B. Chủ nô C. Nông dân công xã D. Quý tộc
Câu 10: Nhà toán học nào sau đây không phải là nhà toán học cổ đại Phương Tây
A. Ta lét. B. Ơ cơ lít C. Tổ Xung Chi D. Pi ta go
Câu 11: Con người bước vào thời kì văn minh từ khi nào?
A. TNK IV – III TCN B. TNK II TCN
C. Những năm đầu Công Nguyên D. TNK I TCN
Câu 12: Lịch của người Phương Đông sáng tạo ra là.
A. Nông lịch (Âm lịch) B. Lịch công giáo
C. Lịch vạn niên D. Lịch dương
Câu13: Nhà nước Phương Đông cổ đại được tổ chức theo thể chế gì
A. quân chủ lập hiến B. dân chủ
C. quân chủ chuyên chế D. cộng hòa
Câu14: Lịch của người Phương Tây cổ đại là
A. Lịch âm B. Nông lịch C. Dương lịch D. Lịch vạn niên
Câu 15: Bản chất của nền dân chủ ở Phương Tây cổ đại là gì
A. Dân chủ thực sự B. Dân chủ hẹp hòi C. Dân chủ chủ nô D. Dân chủ quá trớn
Câu 16: Kinh tế chủ đạo của Phương Tây cổ đại là.
A. buôn bán nô lệ
B. nông nghiệp trồng lúa nước
C. Thủ công nghiệp và buôn bán bằng đường biển
D. nông nghiệp trồng cây lâu năm
Câu 17: Kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ Phương Đông là gì
A. nông nghiệp hiện đại B. thủ công nghiệp
C. Nông nghiệp trồng lúa nước. D. thương mại đường biển
Câu 18: Chữ viết do người Phương Đông sáng tạo là chữ viết ..
A. Tượng hình B. Chữ số La Mã C. Tượng Thanh D. A,B,C
Câu 19: Cư dân nước nào phát minh ra số O
A. Ả Rập B. Ai Cập C. Ấn Độ D. Trung Quốc
Câu 20: Ngành kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì
A. Nông nghiệp lúa nước.
B. Làm đồ gốm, dệt vải
C. Chăn nuôi gia súc.
D. Buôn bán giữa các vùng
Câu 21: Vì sao ngành nông nghiệp phát triển sớm và có vai trò quan trọng ở các quốc gia cổ đại
phương Đông
A. Sử dụng công cụ bằng sắt sớm
B. Do các dòng sông mang phù sa bồi đắp
C. Nhân dân cần cù lao động
D. Các ngành kinh tế khác chưa có điều kiện phát triển.
Câu 22: Công việc nào đã khiến cư dân phương Đông cổ đại gắn bó,ràng buộc với nhau trong tổ
chức công xã
A. Trồng lúa nước
B. Trị thuỷ
C. Chống giặc ngoại xâm
D. Sản xuất thủ công nghiệp
Câu 23: Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại phương Đông, cư dân nước nào thạo về số học? Vì
sao?
A. Trung Quốc. Vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc
B. Ai Cập. Vì phải đo diện tích phù sa bồi đắp
C. Lưỡng Hà. Vì phải đi buôn bán xa
D. Ấn Độ. Vì phải tính thuế.
Câu 24: Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập rất giỏi về hình học?
A. Phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình kiến trúc
B. Phải đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân
C. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua
D. Phải tính toán trong quá trình xây dựng các công trình kiến trúc
Câu 25: Nhà nước Phương Đông cổ đại ra đời trên những cơ sở
A. Kinh tế thương mại đường biển phát triển
B. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước
C. Buôn bán nô lệ
D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, cclđ bằng kim loại xuất hiện sớm, nhu cầu làm thủy lợi, chống
ngoại xâm
Câu 26: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Đông
A. Địa chủ - nông dân công xã B. Địa chủ - nông dân lĩnh canh
C. Quí tộc – nông dân công xã D. Quí tộc – nông dân lĩnh canh
Câu 27: Các công trình kiến trúc của các quốc gia cổ đại phương Đông thể hiện
A. Sự nguy nga tráng lệ B. Sự giàu có của các quốc gia
C. Uy quyền của vua chuyên chế. D. Đời sống tinh thần phong phú
Câu 28: Đặc điểm chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là :
A. Quân chủ lập hiến B. Quân chủ chuyên chế C. Dân chủ cộng hòa D. Dân
chủ chủ nô
Câu 29 : Những quốc gia cổ đại đầu tiên ra đời
A. Trên lưu vực các dòng sông lớn B. Ở các vùng núi cao
C. Ven biển Địa Trung Hải D. Ở các thung lũng
Câu 30: Trong xã hội chiếm nô ở Địa Trung Hải, thứ hàng hóa quan trọng bậc nhất là gì
A. sản phẩm nông nghiệp B. gia súc C. sản phẩm thủ công nghiệp
D. nô lệ
Câu 31: Vai trò của nông dân công xã trong xã hội phương Đông cổ đại là
A. Những người làm nghề tự do B. Những người tạo ra sản phẩm để
nuôi sống xã hội
C. Lực lượng đông đảo trong xã hội D. Lực lượng sản xuất chính nuôi sống
xã hội
Câu 32: Thể chế chính trị của thị quốc là
A. Chuyên chế cổ đại B. Dân chủ chủ nô C. Dân chủ tư sản D. Cộng hòa Liên
bang
Câu 33 : Ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông của cư dân phương Đông cổ đại là ?
A. Buôn bán với các nước khác B. Phát triển nghề thủ công
C. Chăn nuôi gia súc, làm gốm, dệt vải, trao đổi sản phẩm D. Làm nông, trồng lúa nước
Câu 34: Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại được hình thành trên những vùng đất
nào?
A. Đồng bằng
B. Cao nguyên
C. Núi và cao nguyên
D. Núi
Câu 35: Ngành kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải
A. Nông nghiệp
B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
C. Thương nghiệp
D. Trồng trọt và chăn nuôi
Câu 36: Người Hi Lạp và Rô-ma đã đưa các sản phẩm thủ công nghiệp bán ở đâu
A. Khắp các nước phương Đông
B. Khắp thế giới
C. Khắp Trung Quốc và Ấn Độ
D. Khắp mọi miền ven biển ĐịaTrung Hải.
Câu 37: Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, lực lượng nào là lao động chính làm ra của
cải nhiều nhất cho xã hội
A. Chủ nô
B. Nô lệ
C. Kiều dân
D. Bình dân
Câu 38: Trong xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hi Lạp và Rô-ma có hai tầng lớp cơ bản nào?
A. Chủ nô và bình dân
B. Chủ nô và kiều dân
C. Chủ nô và nô lệ
D. Chủ nô và nông dân công xã
Câu 39: Ngoài nô lệ là lực lượng đông nhất, trong xã hội Hi Lạp và Rô-ma còn có lực lượng nào
cũng chiếm tỉ lệ khá đông
A. Nông dân
B. Thương nhân
C. Thợ thủ công
D. Bình dân
Câu 40: I-li-at và Ô-đi-xê là bản anh hùng ca nổi tiếng của nước nào thời cổ đại
A. Hi Lạp
B. Ai Cập
C. Rô-ma
D. Ấn Độ
Câu 41: Tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới “Người lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ nữ Mi lô” là của
nước nào?
A. Hi Lạp
B. Ấn Độ
C. Trung Quốc.
D. Rô-ma
Câu 42: Cư dân Địa Trung Hải sống tập trung chủ yếu ở
A. nông thôn B. miền núi C. thành thị D. trung du
Câu 43: Đặc điểm của Thị quốc ở Địa Trung Hải là gì?
A. Quốc gia có thành thị
B. Mỗi thành thị là một quốc gia
C. Cư dân sống chủ yếu ở thành thị
D. Mỗi thành thị có nhiều quốc gia
Câu 44: Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng nhất ở các thị quốc trong các quốc gia cổ đại Địa
Trung Hải?
A. Thị dân
B. Thương nhân
C. Nô lệ
D. Bình dân
Câu 45: Năm 476, đế quốc nào ở Địa Trung Hải một thời oai hùng, bị sụp đổ
A. Đế quốc Hi Lạp B. Đế quốc Rô-ma
C. Đế quốc Ba Tư D. Thị quốc A-ten
Câu 46: Nước nào đi đầu trong việc hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt trời? Vì sao?
A. Rô-ma, Do sản xuất thủ công nghiệp phát triển.
B. Hi Lạp. Vì đi biển nhiều.
C. Hi Lạp. Nhờ buôn bán giữa các thị quốc
D. Ba Tư. Do khoa học - kỹ thuật phát triển
Câu 47. Đặc trưng của xã hội chiếm nô là gì
A. Chủ nô chiếm hữu nhiều nô lệ
B. Xã hội chỉ có hoàn toàn nô lệ
C. Xã hội chủ yếu dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ
D. Chủ nô bắt bớ, buôn bán nô lệ
Câu 48: Những công trình kiến trúc tạo nên dáng vẻ “oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết
thực” đó là đặc điểm nghệ thuật của quốc gia cổ đại nào?
A. Hi Lạp
B.Ấn Độ
C. Trung Quốc
D. Rô-ma
TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Câu 1. Nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc vào thời gian nào?
A. 230 TCN
B. 221 TCN
C. 219 TCN
D. 206 TCN
Câu 3. Chế đô ̣ phong kiến Trung Quốc đã phát triển tới đỉnh cao dưới triều đại nào?
A. Hán
B. Đường
C. Minh
D. Thanh
Câu 4. Triều đại đầu tiên ở Trung Quốc đã cho mở các khoa thi để tuyển chọn quan lại là nhà
A. Hán
B. Tùy
C. Đường
D. Tống
Câu 5. Người đã sáng lâ ̣p ra triều Minh ở Trung Quốc là
A. Lưu Bang
B. Lý Uyên
C. Triê ̣u Khuông Dẫn
D. Chu Nguyên Chương
Câu 6. Mầm mống của quan hê ̣ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiê ̣n ở Trung Quốc vào
A. đầu thế kỉ VIII dưới triều nhà Đường
B. đầu thế kỉ XI dưới triều nhà Tống
C. đầu thế kỉ XVI dưới triều nhà Minh
D. đầu thế kỉ XVIII dưới triều nhà Thanh
Câu 7. Triều đại phong kiến đã thực hiê ̣n xóa bỏ các chức quan trung gian ở trung ương như thừa
tướng, thái úy và thay vào đó là các thượng thư phụ trách các bô ̣ là
A. nhà Đường B. nhà Tống C. nhà Minh D. nhà Thanh
Câu 8. Triều đại nhà Thanh sau khi thành lâ ̣p đã đă ̣t kinh đô tại
A. Hàm Dương
B. Trường An
C. Nam Kinh
D. Bắc Kinh
Câu 9. Trong lĩnh vực tư tưởng, người đầu tiên đă ̣t nền móng cho tư tưởng Nho giáo là
A. Khổng Tử
B. Mạnh Tử
C. Tuân Tử
D. Lão Tử
Câu 10. Tác giả của tiểu thuyết Thủy Hử là
A. La Quán Trung
B. Thi Nại Am
C. Tào Tuyết Cần
D. Tư Mã Thiên
Câu 11. Ai là người đặt nền móng cho nền sử học phong kiến Trung Quốc
A. Lý Thời Trân
B. Tổ Xung Chi
C. Tư Mã Thiên
D. Trương Hành
Câu 12. Chế độ ruộng đất thực hiện dưới thời Đường có tên gọi là gì
A. Công điền
B. Quân điền
C. Tịch điền
D. Đinh điền
Câu 13. Yếu tố nào sau đây không phải là biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của chế độ phong
kiến dưới thời Đường
A. Bộ máy cai trị được hoàn chỉnh
B. Xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN
C. Kinh tế phát triển toàn diện.
D. Lãnh thổ được mở rộng.
Câu 14. Nét nổi bật của kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh là
A. quan hệ sản xuất phong kiến đạt đến đỉnh cao.
B. quan hệ sản xuất TBCN phát triển mạnh.
C. xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất TBCN.
D. xuất hiện nhiều trung tâm kinh tế lớn
Câu 15. Nguyên nhân khiến mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa thời Minh không thể phát triển
được
A. Do nhà nước phong kiến tìm cách hạn chế
B. Do các nước không buôn bán với Trung Quốc
C. Do các sản phầm của Trung Quốc không được cải tiến
D. Do nhà Minh suy sụp
Câu 16. Vì sao Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là cơ sở lí luận của chế độ phong kiến Trung Quốc
A. Nho giáo ra đời sớm
B. Nho giáo là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến
C. Nho giáo đề cao sự bình đẳng
D. Nho giáo xây dựng nên một xã hội ổn định
Câu 17. Cuộc khởi nghĩa nào đã làm sụp đổ nhà Minh
A. Khởi nghĩa Hoàng Sào
B. Khởi nghĩa Trần Thắng, Ngô Quảng
C. Khởi nghĩa Lý Tự Thành
D. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc
Câu 18. Sự ra đời của chế độ phong kiến Trung Quốc gắn liền với sự hình thành quan hệ bóc lột
nào?
A. Quý tộc với nông dân công xã
B. Địa chủ với nông dân lĩnh canh
C. Quý tộc với nô lệ
D. Quý tộc với nông dân lĩnh canh
Câu 19. Nho giáo có vai trò như thế nào với xã hội Trung Quốc
A. Là cơ sở lí luận, tư tưởng của chế độ phong kiến
B. Là công cụ thống trị về mặt tinh thần với nhân dân
C. Là tư tưởng chi phối giáo dục, thi cử
D. Là tư tưởng chi phối đời sống tinh thần
Câu 20. Trong thời phong kiến, Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng nào từ Trung Quốc
A. Nho giáo
B. Phật giáo
C. Đạo giáo
D. Hinđu giáo
Câu 21. So với bộ máy nhà nước thời Tần - Hán, bộ máy nhà nước thời Minh có điểm khác biệt chủ
yếu là
A. Quyền lực tập trung vào tay vua
B. Các chức Thừa tướng, thái úy bị bãi bỏ
C. Vua là người đứng đầu nhà nước và quân đội
D. Quan lại tuyển chọn qua thi cử
Câu 22. Ghép nối đúng các vị vua sáng lập ra các triều đại phong kiến Trung Quốc sau
1. Tần Thủy Hoàng a. Nhà Minh.
2. Lưu Bang b. Nhà Đường.
3. Lý Uyên c. Nhà Tần.
4. Chu Nguyên Chương d. Nhà Hán.
A. 1 - a; 2 - b; 3 - c; 4 - d
B. 1 - c; 2 - d; 3; b; 4 - a
C. 1 - d; 2 - c; 3 - c; 4 - a
D. 1 - a; 2 - c; 3 - d; 4 - b
Câu 23. Sắp xếp các triều đại phong kiến của Trung Quốc theo thời gian xuất hiện
1. Nhà Tần 2. Nhà Minh 3. Nhà Đường 4. Nhà Thanh
A. 1 - 2 - 3 - 4
B. 1 - 3 - 2 - 4
C. 4 - 3 - 2 - 4
D. 1 - 3 - 4 - 2
Câu 24. Đâu là chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiến với Việt Nam
A. Bành trướng, xâm lược
B. Bế quan tỏa cảng
C. Hòa hảo, mềm dẻo
D. Lúc hòa hiếu, lúc chiến tranh
ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN

Câu 1. Hai tôn giáo lớn xuất hiện ở Ấn Độ là


A. Đạo phật và đạo Thiên Chúa B. Đạo Ba la môn và đạo Thiên chúa
C. Đạo Ba la môn và đạo Phật D. Đạo Ba la môn và đạo Hồi
Câu 2 . Người hồi giáo tiến hành cuộc chinh chiến vào đất Ấn Độ, từng bước chinh phục các tiểu
Ấn rồi lập nên vương triều Hồi giáo Đê li có gốc ở đâu
A. Tây Á B. Trung Á C. Nam Á D. Bắc Á
Câu 3. Vương triều Hồi giáo Đê li tồn tại và phát triển ở Ấn Độ trong thời gian nào?
A. 1206 -1526 B. 1207 – 1526 C. 1208 -1526 D. 1026 – 1626
Câu 4. Ai là người đánh chiếm Đê li lập ra vương triều Mô gôn ở Ấn Độ?
A. Ti – mua – Leng B. Ba bua C. A cơ ba D.Sa Gia – han
Câu 4. Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, đó là
A. Chữ tượng hình B. Chữ tượng ý C. Chữ Hin đu D. Chữ Phạn
Câu 5. Vị vua kiệt xuất của vương triều Mô gôn?
A. A sô ca B A cơ ba C. Gúp ta D. Ba bua

ĐÔNG NAM Á PHONG KIẾN.

Câu 1. Đông Nam Á từ lâu được coi là khu vực


A. châu Á gió mùa B. châu Á thức tỉnh
C. châu Á lục địa D. châu Á bùng cháy
Câu 2. Nước nào ở phương Tây mở đầu cho việc xâm lược các nước ở khu vực Đông Nam Á (
Câu này chọn BĐN là đầu tiên, nhưng họ hỏi các quốc gia mở đầu thì có thêm TBN trong đáp án
vẫn dc nghe )
A. Bồ Đào Nha B. Tây Ban Nha C. Anh D. Pháp
Câu 3. Vào cuối thế kỉ XIX, nước nào ở Đông Nam Á bị thực dân Pháp xâm lược
A. Việt Nam B. Lào C. Camphuchia D. Ba nước Đông Dương
Câu 4. Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là
A. Đầu TK X đến đầu TK XVIII
B. Giữa TK X đến đầu TK XVIII
C. Nửa sau TK X đến đầu TK XVIII.
D. Cuối TK X đến đầu TK XVIII
Câu 5. Văn hoá ĐNA ảnh hưởng nhiều nhất của văn hoá nước nào?
A. Ấn Độ B. Trung Quốc C. Triều Tiên D. Nhật Bản
Câu 6. Cư dân ĐNA tiếp thu tôn giáo nào của Ấn Độ
A. Hin đu B. Bà la môn, Hin đu C. Phật giáo D. Tất cả các tôn giáo trên.
Câu 7. Kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu đậm của kiến trúc nào?
A. Ấn Độ (KT Hin đu, KT Phật giáo) B. Hồi giáo
C. Ấn Độ (KT Hin đu, KT Phật giáo, KT Hồi giáo) D. Trung Quốc
Câu 8. Khu di thích Mĩ Sơn của người Chăm hiện nay đang ở tỉnh nào của Việt Nam?
A. Quảng Nam B. Quảng Trị C. Quảng Bình D. Quảng Ngãi
Câu 9. Ở Campuchia, tộc người chiếm đa số là
A. Khơ me B. Chăm C. La Hủ D. Vân Kiều
Câu 10. Vương quốc của người Khơme được hình thành ở thế kỉ VI với tên gọi là gì
A. Ăngco B. Campuchia C. Phù Nam D. Chămpa
Câu 11. Thời kì dài nhất và phát triển nhất của vương quốc Camphuchia là thời kì
A. Ăngco B. Ăngcovát C. Ăng cothom D. Uđông
Câu 12. Ngành kinh tế chủ yếu của Campuchia thời phong kiến là
A. công nghiệp B. thương nghiệp
C. thủ công nghiệp D. nông nghiệp lúa nước
Câu13. Văn hoá của người Campuchia chịu ảnh hưởng của nền văn hoá nào? ( nếu câu hỏi là văn
hóa CPC ảnh hưởng đến nền văn hóa nào thì chọn Lào )
A. Ấn Độ B. Việt Nam C. Lào D. Trung Quốc
Câu14. Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Campuchia thời phong kiến là
A. Ăngcovát và Ăngcothom B. Bôrôbuđua
C. Thạt Luổng D. Chùa hang
Câu 15. Nghệ thuật kiến trúc của Campuchia ảnh hưởng của tôn giáo nào?
A. Hin đu giáo và Phật giáo B. Phật giáo và Hồi giáo
C. Hồi giáo và Hin đu giá D. Ấn Độ giáo
Câu 16. Trong các thế kỉ X –XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc
A. mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á
B. mạnh và chinh phục Trung Quốc
C. mạnh nhất khu vục Đông Nam Á
D. Yếu và phục tùng các nước khác
Câu 17. Chủ nhân đầu tiên của nước Lào là người
A. Lào Thơng B. Lào Lùm C. Lào Thái D. Khơme
Câu 18. Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất đối với sự phát triển nước Lào là
A. sông Mê Công chạy dọc từ bắc đến nam B. sông Hoàng Hà chạy dọc từ bắc đến nam
C. sông Dương Tử chạy dọc từ bắc đến nam D. sông Hằng chạy dọc từ bắc đến nam
Câu 19. Chủ nhân của nền văn hoá “cự thạch” (chum đá) là người
A. Lào Thơng B. Lào Lùm C. Lào Thái D. Chămpa
Câu 20. Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các
A. mường cổ B. bộ lạc C. làng bản D. buôn sóc
Câu 21. Năm 1353, Pha Ngừm đã thống nhất các mường Lào và đặt tên nước là gì
A. Lan Xang B. Chân Lạp C. Champa. D. Phù Nam.
Câu 22. Trong các thế kỉ XV - XVII, vương quốc Lào bước vào giai đoạn
A. thịnh vượng. B. suy yếu C. khủng hoảng D. tan rã
Câu 23. Trong nửa sau thế kỉ XVI, Lan Xang phải chiến đấu chống quân xâm lược nào để bảo vệ
Tổ quốc 
A. Mianma B. Champa C. Xiêm D. Trung Quốc
Câu 24. Trong mối quan hệ với các nước Đông Nam Á, Lan Xang luôn thực hiện chính sách gì 
A. Quan hệ hoà hiếu B. Quan hệ căng thẳng
C. Quan hệ xung đột D. Bế quan toả cảng
Câu 25. Nội dung nào dưới đây là một trong những nguyên dẫn tới sự suy yếu của vương quốc
Lan Xang
A. Những cuộc tranh chấp ngôi báu trong hoàng tộc
B. Do tiến hành chiến tranh liên miên
C. Do kinh tế phát triển chậm
D. Thực hiện chính sách đóng cửa
Câu 26 Sau khi vua Xulinha Vôngxa chết, Lan Xang bị phân liệt thành những tiểu quốc nào?
A. Luông Pha băng, Viêng Chăn và Chăm-pa-xắc.
B. Luông Pha băng, Thà Khẹt
C. Viêng Chăn, Luông Pha băng
D. Chăm-pa-xắc, Luông Pha băng.
Câu 27. Đến thế kỉ XVIII, Lan Xang luôn phải chiến đấu chống quân xâm lược nào?
A. Xiêm B. Campuchia C. Trung Quốc D. Mianma
Câu 28. Tôn giáo chủ yếu của người Lào là
A. Phật giáo B. Đạo giáo C. Hin đu giáo D. Nho giáo
Câu 29. Công trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào là
A. Thạt LuổngB. Ăngcovát C. Ăngcothom D. Chùa Vàng
Câu 30. Văn hoá của người Lào ảnh hưởng nền văn hoá nào?
A. Ấn Độ B. Việt Nam C. Lào D. Trung Quốc
Câu 31. Thạt Luổng là một công trình kiến trúc
A. Phật giáo B. Đạo giáo C. Hin đu giáo D. Nho giáo
Câu 32. Đến cuối thế kỉ XIX, Lào trở thành thuộc địa của nước nào?
A. Pháp B. Anh C. Đức D. Nhật
Câu 33. Kiến trúc của Lào chịu ảnh hưởng của lối kiến trúc
A. Ấn Độ B. Trung Quốc C. A Rập D. Phương Tây

Lý giải vì sao văn hóa Hi Lạp và Rô-ma cổ đại phát triển cao hơn văn hóa cổ đại phương
Đông?
– Điều kiện tự nhiên:
+ Cầu nối giao lưu giữa các vùng, tiếp xúc với biển đã mở ra cho họ một chân trời mới, họ có
điều kiện giao lưu tiếp xúc với nhiều nên văn hóa Thế giới.
+ Sự phát triển cao hơn về mặt kinh tế, chính trị xã hội cơ sở kỹ thuật, đồ sắt, kinh tế công
thương nghiệp và hàng hải, vai trò của tầng lớp tri thức trong xã hội.
– Thời gian hình thành:
+ Ra đời muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông, do đó đã tiếp thu kế thừa nền văn minh
của các quốc gia cổ đại phương Đông.
+ Thể chế dân chủ chủ nô tạo điều kiện cho con người tự do phát huy tài ăng sáng tạo của mình.
Người Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc thời phong kiến như thế
nào? ( Câu này đọc đoạn dưới để biết thêm kiến thức, nhớ ý chính thôi nhé )
Thời kỳ Bắc thuộc: Tính từ khi bắt đầu du nhập cho đến lúc suy vong, Nho giáo đã có lịch sử
1900 năm truyền bá ở Việt Nam. Thời Bắc thuộc, trong những thế kỷ đầu công nguyên, các quan
cai trị người Hán như Tích Quang (1-5), Nhâm Diên (29-33), Sĩ Nhiếp (187-226), Đỗ Tuệ Độ
(đầu thế kỷ V) đã ra sức truyền bá Nho giáo ở Giao Châu. Tuy nhiên, thời kỳ này Nho giáo chỉ
lưu hành trong bọn thống trị dân phương Bắc.

Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVI: Phải đến thời kỳ tự chủ, từ thế kỷ XI trở đi, Nho giáo mới được Nhà
nước phong kiến chú trọng đề cao. Triều đại Lý – Trần, Nho giáo với tư cách học thuyết chính trị
– đạo đức cũng đã dần khẳng định ưu thế của mình trong việc tổ chức bộ máy nhà nước, quản lý
xã hội và có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trong xã hội phong kiến tập quyền Việt Nam.
Về mặt chính trị: Nhà nước chủ trương quyền hành phải thống nhất, tập trung vào thiên tử, bảo
vệ các vương triều với quyền lợi của dòng họ thống trị. Nho giáo trong lĩnh vực tư tưởng, chính
trị – xã hội ngay từ thời Lý là ở bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn đã dẫn ra
những điển tích về vua Bàn Canh, vua Thành V¬ương của thời Tam Đại để khẳng định chủ
trư¬ơng dời đô của mình là đúng đắn, làm kế lâu dài cho con cháu. Tư tưởng về ‘Trời”, “mệnh
Trời” được vua quan sử dụng phổ biến cũng cho thấy ảnh hưởng khá sâu rộng của quan niệm
duy tâm thần bí Hán Nho. Việc Lý Công Uẩn lên ngôi được giải thích là “ứng mệnh trời, thuận
lòng người”.
Về tư tưởng đạo đức, việc đưa ra những chuẩn mực đạo đức cho hành vi ứng xử của con người,
những yêu cầu đối với các mối quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, đối với việc tu thân,…
có tác dụng to lớn trong việc giúp các triều đại củng cố sự thống trị giai cấp, sự thống nhất đất
nước vào chính quyền trung ương, ổn định trật tự xã hội.
Về giáo dục: Đến thời Lý, Lý Thái Tổ cho xây cất Văn Miếu thờ Chu Công, Khổng Tử (1076).
Đến năm 1227, nhà Trần đã mở khoa thi đầu tiên.
Với sự lớn mạnh của Nho giáo Việt nam, với nhu cầu cải cách đất nước đã dẫn đến việc triều Lê
chủ động đưa Nho giáo thành Quốc giáo; Nho giáo giữ địa vị độc tôn.
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX: Nhà Nguyễn đề cao hệ tư tưởng Nho giáo nhằm thiết lập và duy trì
trật tự xã hội.
Về chính trị và pháp luật: Bắt đầu từ vua Gia Long đã biên soạn bộ luật của triều Nguyễn gọi là
Hoàng triều luật lệ hay còn gọi là Luật Gia Long. Việc làm luật dựa trên tinh thần đức trị (một
trong những tư tưởng chính trị đề cao của Nho giáo) kết hợp với pháp trị. Và cũng từ đó thấy
được tinh thần nhân đạo của nó. Đến thời vua Minh Mạng, việc vận dụng tư tưởng chính trị của
Nho giáo, trước hết, là sự vận dụng tư tưởng thiên mệnh. Bên cạnh sự vận dụng tư tưởng thiên
mệnh, vua Minh Mạng còn vận dụng tư tưởng đức trị với ba quan điểm. Thứ nhất là ái dân, cứu
trợ người dân khi khó khăn, giảm thuế khóa, trừng trị sự nhũng nhiễu của quan lại và nạn trộm
cướp. Thứ hai là quan niệm về quan hệ vua - quan – dân tức là mối quan hệ vua gần với quan và
quan gần với dân để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp. Thứ ba là quan niệm về đề cao vai trò của giáo
dục và cầu người hiền tài để xây dựng đất nước.
 Về giáo dục: Thứ nhất, nhà Nguyễn đã tiến hành thanh lọc đội ngũ Nho sĩ. Thứ hai là việc thống
nhất chế độ giáo dục và thi cử Nho học chính quy trên phạm vi cả nước. Thứ ba là không ngừng
nâng cao hoạt động của hai cơ quan đặc biệt là Quốc Tử Giám và Quốc Sử Quán.
Như vậy, đến khi nhà Nguyễn nắm quyền, Nho giáo vẫn luôn luôn chiếm ưu thế hàng đầu trong
đời sống văn hoá tinh thần của xã hội

You might also like