You are on page 1of 19

Câu 1. Do đâu mà Người tối cổ đã dần tự hoàn thiện mình?

A. Nhờ vào quá trình lao động.


B. Biết thích nghi với điều kiện tự nhiên.
C. Có khả năng tự tìm kiếm được thức ăn.
D. Biết cải tạo tự nhiên.
Câu 2. Bầy người nguyên thuỷ tìm kiếm thức ăn bằng cách
A. săn bắt – hái lượm
B. săn bắn – hái lượm
C. chăn nuôi
D. trồng trọt
Câu 3. Quan hệ xã hội của Người tối cổ được gọi là gì?
A. Bầy người nguyên thuỷ
B. Xã hội nguyên thuỷ
C. Công xã nguyên thuỷ
D. Công xã thị tộc
Câu 4. Người tinh khôn xuất hiện vào thời gian nào?
A. Khoảng 3 vạn năm trước đây
B. Khoảng 4 vạn năm trước đây
C. Khoảng 5 vạn năm trước đây
D. Khoảng 6 vạn năm trước đây
Câu 5. Cách mạng đá mới xuất hiện vào thời gian nào?
A. 1 vạn năm trước đây
B. 2 vạn năm trước
C. 3 vạn năm trước
D. 4 vạn năm trước
Câu 6. Cách mạng đá mới là gì?
A. Con người biết trồng trọt, chăn nuôi.
B. Con người biết chăn nuôi, đánh bắt cá.
C. Công cụ cải tiến, biết đánh cá, làm đồ gốm.
D. Biết cải tiến công cụ và trồng trọt, chăn nuôi.
Câu 7. Bầy người nguyên thủy vẫn còn sống trong tình trạng
A. tự nhiên, bấp bênh triền miên hàng triệu năm.
B. sơ khai, hoang dã.
C. hưởng thụ bằng nhau.
D. làm chung, ăn chung.
Câu 8. Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là
A. quan hệ hợp đoàn.
B. thị tộc.
C. bộ lạc.
D. bầy người nguyên thủy.
Câu 9. Phát hiện lớn nhất của Người tối cổ trong thời nguyên thủy là
A. giữ lửa trong tự nhiên.
B. giữ lửa và tạo ra lửa.
C. biết đan lưới, làm đồ gốm.
D. ghè đẻo công cụ bằng đá thật sắc.
Câu 10. Vai trò của lửa trong đời sống của Bầy người nguyên thuỷ?
A. Sưởi ấm, nấu chín thức ăn. 
B. Nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ. 
C. Xua đuổi thú dữ, sưởi ấm.
D. Sưởi ấm, nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ.
Câu 11. Bước tiến nhảy vọt đầu tiên trong quá trình tiến hóa của loài người là gì?
A. Từ vượn cổ chuyển thành Người tối cổ.
B. Từ Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn.
C. Từ vượn cổ chuyển thành Người tinh khôn.
D. Từ Người tinh khôn chuyển thành Người hiện đại.
Câu 12. Trong sự thay đổi cơ thể của Người tinh khôn, bộ phận nào là quan trọng nhất.
A. Bàn tay nhỏ, khéo léo, ngón tay linh hoạt.
B. Hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng.
C. Cơ thể gọn và linh hoạt, dáng đứng thẳng.
D. Tư thế hợp với các hoạt động phức tạp của con người.
Câu 13. Sự khác biệt cơ bản giữa Người tối cổ và vượn cổ là gì?
A. Hành động-bàn tay 
B. Công cụ-ngôn ngữ
C. Hành động-hộp sọ-công cụ-ngôn ngữ 
D. Hành động-hộp sọ-bàn tay
Câu 14. Tác dụng của việc sử dụng công cụ lao động đối với Người tối cổ là gì?
A. Làm thay đổi cấu tạo và chức năng cơ thể.
B. Tiếng nói trở nên thuần thục.
C. Biến chuyển từ Vượn thành người.
D. Trở thành Người tinh khôn.
Câu 15. Điểm phân biệt cơ bản giữa thời kỳ Đá cũ và Đá mới là
A. cách tìm kiếm thức ăn
B. công cụ lao động
C. tổ chức xã hội
D. mảnh đá được ghè sắc, mài nhẵn
Câu 16. Trên bước đường tiến hóa, lao động có vai trò như thế nào đối với Người tối cổ?
A. Đôi tay thuần thục hơn.
B. Tìm được thức ăn nhiều hơn.
C. Địa bàn cư trú mở rộng.
D. Tự cải biến, hoàn thiện từng bước.
**
Câu 17. Khi có sản phẩm dư thừa, ai là người chiếm đoạt của dư thừa đó?
A. Tất cả mọi người trong xã hội.
B. Những người có chức phận trong xã hội.
C. Người đứng đầu mỗi gia đình.
D. Những người làm ra nhiều của cải nhất.
Câu 18. Những biểu hiện nào dưới đây gắn liền với thị tộc?
A. Những gia đình gồm 2 đến 3 thế hệ có cùng chung dòng máu.
B. Những người đàn bà giữ vai trò quan trọng trong xã hội.
C. Những người sống chung trong hang động, mái đá.
D. Những người đàn bà cùng hái lượm và trông giữ con cái.
Câu 19. Khi chế độ tư hữu xuất hiện dẫn đến sự xuất hiện của
A. gia đình mẫu hệ
B. gia đình hai thế hệ
C. gia đình phụ hệ
D. gia đình ba thế hệ
Câu 20. Xã hội có giai cấp xuất hiện khi nào?
A. Vai trò người đàn ông được nâng cao 
B. Trong xã hội xuất hiện giàu nghèo
C. Con cái lấy theo họ cha 
D. Tư hữu và gia đình phụ hệ xuất hiện
Câu 21. Thời kì xã hội có giai cấp đầu tiên gọi là
A. thời nguyên thủy.
B. thời đá mới.
C. thời cổ đại.
D. thời đại kim khí.
Câu 22. Ý nghĩa lớn nhất của sự xuất hiện công cụ bằng kim loại là gì?
A. Năng suất lao động tăng.
B. Khai thác thêm đất đai trồng trọt.
C. Thêm nhiều ngành nghề mới.
D. Xuất hiện thêm ngành rèn sắt.
Câu 23. Tính cộng đồng trong xã hội nguyên thuỷ bị phá vỡ khi nào?
A. Sản phẩm thừa thường xuyên.  
B. Tư hữu xuất hiện.
C. Cuộc sống thấp kém.
D. Công cụ kim loại xuất hiện.
Câu 24. Ý nào không phải là đặc điểm của Công xã thị tộc thời kỳ nguyên thuỷ?
A. Hợp tác lao động. 
B. Hưởng thụ bằng nhau.
C. Mang tính cộng đồng.
D. Mọi người đều phải lao động.
Câu 25. “Nguyên tắc vàng” trong xã hội nguyên thủy được thể hiện là
A. sự hợp tác lao động của nhiều người.
B. sự hưởng thụ bằng nhau.
C. sự công bằng và bình đẳng.
D. mọi người đều phải lao động.
Câu 26. Vì sao trong xã hội nguyên thủy có sự hưởng thụ công bằng?
A. Của cải làm ra chỉ đủ ăn, không có dư thừa để chiếm hữu.
B. Những tư liệu sản xuất chưa có nhiều để tranh giành lẫn nhau.
C. Do quan hệ huyết thống nên con người yêu thương, giúp đỡ nhau.
D. Mọi người cùng nhau hợp tác lao động.
Câu 27. Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thủy.
A. Xã hội có sự phân biệt giàu – nghèo
B. Gia đình phụ hệ xuất hiện
C. Tư hữu ra đời
D. Xã hội phân chia giai cấp
Câu 28. Điều kiện quan trọng nhất làm cho xã hội xuất hiện giai cấp và hình thành nhà nước?
A. Trong xã hội có sản phẩm dư, thừa.
B. Sự xuất hiện tư hữu.
C. Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế gia đình mẫu hệ.
D. Sự xuất hiện công cụ kim loại.
Câu 29. Em hiểu như thế nào về gia đình phụ hệ trong xã hội nguyên thủy?
A. Con cái lấy theo họ cha, người đàn ông giữ vai trò trụ cột trong gia đình.
B. Con cái lấy theo họ mẹ, người đàn ông không có quyền quyết định trong gia đình.
C. Người đàn ông giữ vai trò trụ cột trong gia đình.
D. Người đàn ông giành lấy quyền quyết định trong gia đình.
Câu 30. Tính cộng đồng trong xã hội ngày nay được biểu hiện như thế nào?
A. Tình làng nghĩa xóm.
B. Tinh thần đoàn kết, tương trợ.
C. Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
D. Nếp sống dân chủ, bình đẳng.
***
Câu 31. Nhà nước của các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành ở đâu?
A. Trên các hòn đảo B. Lưu vực các dòng sông lớn
C. Trên các vùng núi cao D. Ở các thung lũng
Câu 32. Nền kinh tế chính của các cư dân phương Đông cổ đại là gì?
A. Thủ công nghiệp B. Nông nghiệp
C. Làm gốm D. Thương mại
Câu 33. Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào?
A. Nông dân công xã, Quý tộc, Nô tì
B. Nông dân công xã, Bình dân, Quý tộc, Nô lệ
C. Nông dân công xã, Quý tộc, Nô lệ
D. Nông dân công xã, Quý tộc, Địa chủ, Nô lệ
Câu 34. Các quốc gia nào xuất hiện đầu tiên ở phương Đông?
A. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc
B. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Việt Nam
C. Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc
D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ
Câu 35. Cho biết thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Đông?
A. Dân chủ B. Cộng hoà
C. Quân chủ chuyên chế D. Quân chủ tập quyền
Câu 36. Số không (0) là thành tựu của cư dân:
A. Ai Cập B. Ấn Độ
C. Lưỡng Hà D. La Mã
Câu 37. Văn hoá cổ đại phương Đông gồm những lĩnh vực nào?
A. Lịch pháp và thiên văn học, Chữ viết, Toán học, Kiến trúc
B. Lịch pháp, Chữ viết, Toán học, Kiến trúc
C. Thiên văn học, Chữ viết, Toán học, Kiến trúc
D. Lịch pháp và thiên văn học, Chữ viết, Toán học, Y học
Câu 38. Kiểu chữ viết ra đời đầu tiên ở phương Đông:
A. chữ tượng trưng B. chữ tượng ý
C. chữ tượng thanh D. chữ tượng hình
Câu 39. Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên những nguyên liệu nào ?
A. Giấy Pa-pi-rut. B. Đất sét.
C. Lụa, thẻ tre, xương thú, mai rùa. D. Mảnh sành
Câu 40. Vùng đất Lưỡng Hà dùng để chỉ:
A. giữa hai sông Ấn và sông Hằng
B. giữa sông Ti gơ rơ và Ơ phơ rát
C. giữa sông Nil và sông Amazon.
D. giữa hai sông Hoàng Hà và Trường Giang
Câu 41. Đứng đầu giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là ai?
A. Vua chuyên chế.
B. Qúy tộc quan lại.
C. Chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ
D. Lãnh chúa.
Câu 42. Tại sao nhà nước ở các quốc gia cổ đại Phương Đông ra đời sớm?
A. nhu cầu sản xuất nông nghiệp và làm thuỷ lợi.
B. nhu cầu sinh sống.
C. điều kiện tự nhiên thuận lợi.
D. nhu cầu phát triển kinh tế.
Câu 43. Tính chất kinh tế của các cư dân phương Đông cổ đại được thể hiện như thế nào?
A. Khép kín. B. Tự túc.
C. Tự cung tự cấp. D. Thương nghiệp.
Câu 44. Trong xã hội cổ đại Phương Đông tầng lớp nào đóng vai trò sản xuất chính?
A. Nô lệ. B. Nông dân công xã.
C. Bình dân. D. Thợ thủ công.
Câu 45. Tại sao lại gọi lịch của những cư dân ở các quốc gia cổ đại Phương Đông là nông
lịch?
A. Do nông dân sáng tạo ra.
B. Đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
C. Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng.
D. Do quan sát tự nhiên.
Câu 46. Trong các quốc gia cổ đại phương Đông, tầng lớp nào có vị trí thấp nhất trong xã hội?
A. Nô lệ. B. Nông dân công xã.
C. Bình dân. D. Thợ thủ công.
Câu 47. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội cổ đại phương Đông là mâu thuẫn giữa các giai cấp
nào?
A. Địa chủ với nông dân.
B. Quý tộc với nông dân công xã.
C. Quý tộc với nô lệ.
D. Vua với nông dân công xã.
Câu 48. Đánh giá vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông
A. Chiếm lực lượng đông đảo và là thành phần sản xuất chủ yếu.
B. Là tầng lớp có vị trí thấp nhất trong xã hội.
C. Là người buôn bán từ nơi khác đến.
D. Là lực lượng chính xây dựng các công trình kiến trúc.
Câu 49. Ý nào sau đây không thể hiện được giá trị của các công trình kiến trúc phương đông?
A. tài năng lao động, óc sáng tạo của con người cổ đại.
B. thể hiện quy quyền của các vị vua.
C. thể hiện tài năng của các nghệ nhân
D. thể hiện sự giàu có của con người.
Câu 50. Hai trong bảy kì quan của thế giới cổ đại còn lại đến ngày nay là
A. thành ba bi lon, đấu trường cô li dê.
B. kim tự tháp, Vạn lí trường thành.
C. kim tự tháp, ngọn hải đăng Alech xăng đơ ri.
D. đấu trường Coolide, đền Pác tê nông.
Câu 51. Sự khác nhau cơ bản về chữ viết của người phương Đông so với người phương Tây
cổ đại là
A. chữ viết có nhiều nét, hình vẽ.
B. chữ viết đơn giản, có khả năng ghép chữ linh hoạt.
C. bộ chữ cái 26 chữ cái.
D. bộ chữ cái 32 chữ cái.
***
Câu 52. Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại là.
A. đồng bằng. B. cao nguyên. C. núi và cao nguyên. D. núi.
Câu 53. Vào khoảng thời gian nào cư dân Đại Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng
sắt?
A. Khoảng thiên niên kỉ I TCN. B. Khoảng thiên niên kỉ II TCN.
C. Khoảng thiên niên kỉ III TCN. D. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN.
Câu 54. Trong các quốc gia cổ đại Hi-lạp và Rô-ma, giai cấp nào trở thành lực lượng lao động
chính làm ra của cải nhiều nhất cho xã hội?
A. Chủ nô. B. Nô lệ. C. Nông dân. D. Quý tộc.
Câu 55. Trong xã hội chiếm nô ở Hi-lạp và Rô-ma có hai giai cấp cơ bản nào?
A. Địa chủ và nông dân. B. Quý tộc và nông dân.
C. Chủ nô và nô lệ. D. Chủ nô và nông dân công xã.
Câu 56. Ngoài nô lệ là lực lượng đông nhất, trong xã hội Hi-lạp và Rô-ma còn có lực lượng
nào cũng chiếm tỉ lệ khá đông?
A. Nông dân. B. Thương nhân. C. Thợ thủ công. D. Bình dân.
Câu 57. Đặc trưng tiêu biểu nhất của xã hội chiếm nô là gì?
A. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ.
B. Chủ nô buôn bán, bắt bớ nô lệ.
C. Xã hội chỉ có hoàn toàn chủ nô và nô lệ.
D. Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ.
Câu 58. Địa bàn sinh sống của cư dân ở Địa Trung Hải là?
A. nông thôn. B. miền núi. C. thành thị. D. trung du.
Câu 59. Đặc điểm nổi bật của Thị quốc Địa Trung Hải là
A. nhiều quốc gia có thành thị.
B. mỗi thành thị là một quốc gia.
C. nền kinh tế phát triển ở thành thị.
D. mỗi thành thị có nhiều quốc gia.
Câu 60. Thể chế dân chủ ở A-ten của Hi Lạp cổ đại có sự tiến bộ như thế nào?
A. Tạo điều kiện cho chủ nô quyết định mọi công việc.
B. Tạo điều kiện cho chủ xưởng quyết định mọi công việc.
C. Vua thực hiện quyền chuyên chế thông qua các Viện nguyên lão.
D. Công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất nước.
Câu 61. Cư dân nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C?
A. Ai Cập. B. Hi Lạp. C. Hi Lạp, Rô-ma. D. Ai Cập, ấn Độ.
Câu 15. I-li-at và Ô-đi-xê là bản anh hùng ca nổi tiếng của nước nào thời cổ đại?
A. Hi Lạp. B. Ai Cập. C. Rô-ma. D. Trung Quốc .
Câu 62. Mâu thuẫn cơ bản của xã hội cổ đại phương Tây là mâu thuẫn giữa
A. nông dân với địa chủ. B. giai cấp bị trị với giai cấp thống trị.
C. nô lệ với chủ nô. D. nông dân với quí tộc.
Câu 63. Vì sao ở Địa Trung Hải không thể hình thành những quốc gia rộng lớn như ở phương
Đông?
A. Địa hình chủ yếu là đồi núi. B. Không có Đồng bằng.
C. Đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt. D. Không có những con sông lớn.
Câu 64. Vì sao nói đến thời kì Hi-lạp – Rô-ma các hiểu biết khoa học mới trở thành khoa học?
A. Độ chính xác và khái quát cao. B. Đạt nhiều thành tựu.
C. Có tính hệ thống. D. Ảnh hưởng đến nhiều nước.
Câu 65. Vì sao nói sự ra đời của chữ viết là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải?
A. Ký hiệu đơn giản, dễ biểu đạt ý nghĩa.
B. Được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày nay.
C. Có hệ thống chữ cái hoàn chỉnh, cùng với hệ chữ số La Mã.
D. Khả năng ghép chữ linh hoạt, ứng dụng rộng rải đến ngày nay.
Câu 66. Vì sao kinh tế hàng hải phát triển mạnh ở Hi-lạp và Rô-ma?
A. Nông nghiệp kém phát triển.
B. Quốc gia chủ yếu là thành thị.
C. Đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt.
D. Nhiều hải cảng, giao thông đường biển thuận lợi.
Câu 67. Yếu tố nào thúc đẩy văn hóa cổ đại Hi-lạp và Rô-ma đạt đến trình độ sáng tạo?
A. Con người thân thiện và mến khách.
B. Việc sử dụng đồ sắt và tiếp xúc với biển.
C. Việc sử dụng kim loại và giao lưu khu vực.
D. Ảnh hưởng của địa hình và truyền thống tiếp nhận cởi mở.
Câu 68. Nghệ thuật cổ đại Rô-ma có điểm gì khác với Hi-lạp?
A. Chất liệu công trình hoàn toàn bằng đá.
B. Công trình đồ sộ, thiết thực nhưng tinh tế.
C. Công trình đồ sộ, thiết thực nhưng không tinh tế.
D. Công trình hoành tráng, chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
Câu 69. Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với sản xuất nông nghiệp là
A. địa chất và lịch pháp. B. địa chất và thiên văn học.
C. thiên văn học và toán học. D. thiên văn học và lịch pháp
Câu 70. Nhận xết điểm khác về giá trị của công trình kiến trúc Hi-lạp và Rô-ma so với phương
Đông?
A. Phục vụ cho vua và quí tộc
B. Mang tính cộng đồng, phục vụ mọi người.
C. Thể hiện quyền lực của giai cấp thống trị.
D. Phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của chủ nô.
***

Câu 71. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào triều đại nào?
A. Thời Hán B. Thời Đường
C. Thời Tống D. Thời Minh.
Câu 72. Hệ tư tưởng, công cụ sắc bén phục vụ cho chế độ phong kiến tập quyền ở Trung Quốc

A. Phật giáo. B. Lão giáo. C. Nho giáo. D. Đạo giáo.
Câu 73. Chế độ “quân điền” ở Trung Quốc thời Đường có nghĩa là
A. lấy ruộng đất của quan lại, địa chủ chia cho nông dân.
B. lấy ruộng đất của nhà giàu chia cho nông dân nghèo.
C. lấy ruộng tịch điền chia cho nông dân.
D. lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
Câu 74. Ai là người sáng lập nhà Minh?
A. Lưu Bá Ôn. B. Chu Nguyên Chương.
C. Lý Tự Thành. D. Lý Uyên.
Câu 75. Ai là người sáng lập ra Nho Giáo?
A. Mạnh Tử . B. Khổng Minh. C. Lão Tử. D. Khổng Tử.
Câu 76. Nhà Thanh đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?
A. Mở rộng hợp tác. B. Bế quan toả cảng.
C. Mở cửa tự do. D. Học hỏi phương Tây.
Câu 77. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập dưới triều đại nào?
A. Hán B. Tần C. Minh – Thanh D. Đường
Câu 78. Tư tưởng nào sau đây chiếm địa vị độc tôn trong xã hội phong kiến Trung Quốc?
A. Nho giáo B. Phật giáo C. Lão giáo D. Đạo giáo
Câu 79. Mầm móng kinh tế tư bản chủ nghĩa được hình thành và phát triển dưới triều đại nào?
A. Minh – Thanh B. Đường C. Hán D. Tần
Câu 80. Đâu không phải là phát minh về kỹ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến?
A. Giấy. B. Thuyền buồm. C. Kỹ thuật in. D. Thuốc súng.
Câu 81. Vì sao nhà Thanh thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng?
A. Ngăn chặn sự thâm nhập của phương Tây.
B. Kiểm soát phong trào dân chúng.
C. Thể hiện độc lập, tự chủ của Trung Quốc.
D. Bảo vệ lợi ích cho nhân dân Trung Quôc.
Câu 82. Giai cấp địa chủ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành từ
A. quan lại, quý tộc, địa chủ và nông dân giàu có.
B. quan lại và một số nông dân giàu có.
C. quan lại, địa chủ, tăng lữ.
D. quan lại, quý tộc, tăng lữ và nông dân giàu có.
Câu 83. Quan hệ sản xuất phong kiến phản ánh sự bóc lột của
A. địa chủ với nông dân. B. quí tộc với nông dân.
C. địa chủ với nông dân lĩnh canh. D. quý tộc với nông dân lĩnh canh.
Câu 84. Chính sách thống trị của nhà Thanh gây hậu quả nghiêm trọng nhất đốt với Trung
Quốc là
A. mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt
B. làm cho chế độ phong kiến khủng hoảng, trì trệ.
C. nhiều cuộc xung đột của thương nhân châu Âu với nhà Thanh.
D. chế độ phong kiến suy sụp, tạo điều kiện cho phương Tây dòm ngó, xâm lược.
Câu 85. Nhà Tần có chính sách gì để khuyến khích sản xuất?
A. Thống nhất tiền tệ, đo lường, mở rộng giao thông.
B. Chú trọng công tác thủy lợi.
C. Chú trọng phát triển nông nghiệp.
D. Chú trọng phát triển thủ công và buôn bán.
Câu 86. Biểu hiện của mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc dưới thời
Minh là gì?
A. Xuất hiện giai cấp công nhân.
B. Hình thành quan hệ chủ - thợ trong sản xuất.
C. Xuất hiện lao động làm thuê trong nông nghiệp.
D. Xuất hiện lao động làm thuê trong công nghiệp.
Câu 87. Văn hóa truyền thống Ấn Độ được hình thành và phát triển dưới thời kỳ
A. Vương triều Gúp ta.
B. Vương triều Mô gôn.
C. Vương triều Magada.
D. Vương triều Hồi giáo Đê li.
Câu 88. Vai trò của vương triều Gúp ta
A. tổ chức kháng cự, không cho các tộc ở Trung Á xâm lấn từ phía Tây Bắc.
B. tổ chức kháng cự, không cho các tộc ở Trung Á xâm lấn từ phía Tây Bắc.
C. làm chủ gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.
D. thống nhất miền Nam Ấn Độ.
Câu 89. Nét đặc sắc nổi bật của vương triều Gúp ta là
A. định hình và phát triển kinh tế- văn hóa truyền thống Ấn Độ.
B. định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ.
C. định hình và phát triển kinh tế văn hóa Ấn Độ
D. định hình và phát triển kinh tế Ấn Độ.
Câu 90. Bộ 3 vị thần của đạo Hin đu là
A. Brama, Visnu, Siva.
B. Brama,Visnu, Inđra.
C. Brama, Siva, Inđra.
D. Brama, Inđra, Visnu.
Câu 91. Chữ viết cổ của Ấn Độ là
A. Brami.
B. chữ Phạn.
C. chữ tượng ý.
D. chữ tượng hình.
Câu 92. Nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt của nền văn hóa Ấn Độ là
A. Nam Á.
B. Trung Á.
C. Đông Nam Á.
D. Đông Bắc Á.
Câu 93. Chữ phạn được hoàn thiện và phổ biến dưới thời Gúp ta có ý nghĩ gì?
A. Tạo điều kiện truyền bá tôn giáo Ấn Độ.
B. Tạo điều kiện chuyển tải văn hóa trong nhân dân.
C. Tạo điều kiện truyền bá văn học, văn hóa Ấn Độ.
D. Tạo điều kiện truyền bá văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài.
Câu 94. Những công trình kiến trúc, điêu khắc, tác phẩm văn học tuyệt vời ở Ấn Độ có giá trị
như thế nào theo thời gian?
A. Vĩnh cửu, xuyên suốt.
B. Sức lan tỏa rộng.
C. Mức độ ảnh hưởng sâu sắc.
D. Giá trị thời gian dài.
Câu 95. Tôn giáo nào bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của Ấn Độ?
A. Hồi giáo.
B. Phật giáo.
C. Đạo giáo
D. Ấn Độ giáo.
Câu 96. Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ trên những lĩnh vực nào?
A. Tôn giáo, chữ viết, kinh tế.
B. Điêu khắc, lễ hội, chữ viết.
C. Chữ viết, văn hóa, nghệ thuật.
D. Tôn giáo, chữ viết, kiến trúc, văn hóa.
Câu 97. Đánh giá nào đúng khi nói Ấn Độ là trung tâm văn minh của nhân loại?
A. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm có giá trị vĩnh cửu.
B. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, ảnh hưởng ra bên ngoài.
C. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, là điều kiện phát triển đất nước.
D. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, là cơ sở phát triển kinh tế,xã hội.
Câu 98. Nội dùng nào dưới đây được xem là yếu tố tích cực của văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng
đến người dân Việt Nam?
A. Tôn giáo.
B. Chữ viết.
C. Kiến trúc.
D. văn học, nghệ thuật.
***
Câu 99. Trong giai đoạn 1206 – 1526 tồn tại ương triều nào ở Ấn Độ?
A. Vương triều Mô gôn.
B. Vương triều Gúp-ta.
C. Vương triều Hacsa.
D. Vương triều hồi giáo Đê li.
Câu 100. Người thành lập vương triều Hồi giáo Đêli là
A. người Hồi giáo gốc Thổ.
B. người Hồi giáo gốc Tây Á.
C. người Hồi giáo gốc Đông Á.
D. người Hồi giáo gốc Trung Á.
Câu 101. Acơba được xem là đấng chí tôn vì
A. xây dựng nhiều công trình kiến trúc.
B. xây dựng đất nước thịnh vượng.
C. tạo điều kiện kinh tế phát triển.
D. xã hội ổn định.
Câu 102. Chính sách của vương triều Hồi giáo Đêli là
A. áp đặt và truyền bá Hồi giáo.
B. xây dựng khối hòa hợp dân tộc.
C .tiến hành đo đạc lại ruộng đất.
D. xây dựng một cường quốc mạnh mẽ.
Câu 103. Kinh đô Đê-li được xây dựng mang đậm dấu ấn kiến trúc của tôn giáo nào?
A. Hồi giáo.
B. Phật giáo.
C. Hin đu.
D. Bà la môn.
Câu 104. Hạn chế của vương triều Hồi giáo Đê-li trong lĩnh vực tôn giáo là
A. áp đặt Hồi giáo.
B. áp đặt Hin- đu.
C. phân biệt sắc tộc.
D. phân biệt tôn giáo.
Câu 105. Chính sách nào không thuộc vương triều Mô gôn?
A. Xây dựng chính quyền mạnh mẽ.
B. Xây dựng khối hòa hợp dân tộc.
C. Thi hành chính sách áp bức dân tộc.
D. Khuyến khích các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
Câu 106. Nguyên nhân khách quan làm cho vương triều Mô gôn ở Ấn Độ sụp đổ?
A. Do sự xâm lấn của thực dân Anh.
B. Do sự bất mãn của quần chúng.
C. Do những âm mưu chống đối trong vương triều.
D. Do mâu thuẫn giữa các thế lực trong vương triều.
Câu 107. Kiến trúc nào được đánh giá là “công trình Hồi giáo thực sự duy nhất ở Ấn Độ”?
A. Ta-giơ-ma-han.
B. Lăng A-cơ-ba.
C. Thành đỏ.
D. Cột đá A-sô-ka.
Câu 108. Vương triều nào thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc ở Ấn Độ?
A. vương triều Gúp – ta.
B. vương triều Đê – li.
C. vương triều Hác – sa.
D. vương triều Mô – gôn.
Câu 109. Văn hóa truyền thống Ấn Độ được định hình và phát triển dưới triều đại nào?
A. Gúp-ta.
B. Hác-sa.
C. Mô-gôn.
D. Hậu Gúp-ta.
Câu 110. Người ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì?
A. Chữ tượng hình
B. Chữ tượng ý
C. Chữ Hin-đu
D. Chữ Phạn
****
Câu 111. Các quốc gia Đông Nam Á có một nét chung về điều kiện tự nhiên, đó là
A. Chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa
B. Chịu sự ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới.
C. Chịu sự ảnh hưởng của khí hậu ôn đới
D. Chịu sự ảnh hưởng của khí hậu hàn đới.
Câu 112. Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ
rệt, đó là
A. Mùa khô và mùa hanh.
B. Mùa khô và mùa mưa .
C. Mùa đông và mùa xuân.
D. Mùa thu và mùa hạ.
Câu 113. Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và
nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?
A. Mùa khô tương đối lạnh, mát .
B. Mùa mưa tương đối nóng .
C. Gió mùa kèm theo mưa.
D. Khí hậu mát, ẩm.
Câu 114. Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng kim loại
gì?
A. Sắt
B. Đồng
C. Vàng
D. Thiếc
Câu 115. Vào giai đoạn nào ở Đông Nam Á đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nông nghiệp
trồng rau, củ sang nông nghiệp trồng lúa nước?
A. Sơ kì đá mới.
B.Trung kì đá mới.
C. Hậu kì đá mới.
D. Sơ kì đồ sắt.
Câu 116. Ngoài nông nghiệp trồng lúa nước, còn có những ngành nào ra đời ở Đông Nam Á
trong thời hậu kì đá mới?
A. Đánh bắt cá.
B. Chăn nuôi gia súc.
C. Đúc đồng, rèn sắt .
D. Làm đồ gốm và dệt vải.
Câu 117. Từ khoảng đầu Công nguyên đến thế kỉ VII, ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam ngày
nay có Vương quốc nào ra đời?
A. Vương quốc Pa-gan.
B. Vương quốc Cham-pa.
C. Vương quốc Phù Nam
D. Vương quốc của người Môn.
Câu 118. Từ thế kỉ IX, Vương quốc nào đã trở thành một trong những Vương quốc mạnh và
ham chiến trận nhất trong khu vực Đông Nam á?
A. Pa-gan.
B. Phù Nam .
C. Cam-pu-chia.
D. Cham-pa.
Câu 119. Đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào
thời kì nào ?
A. Hình thành.
B. Phát triển.
C. Phát triển thịnh vượng.
D. Suy thoái và sụp đổ.
Câu 120. Giữa thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ
nghĩa thực dân phương Tây, trừ nước nào?
A. Việt Nam .
B. Thái Lan .
C. Phi-lip-pin.
D. Xin-ga-po .
Câu 121. Sử sách Trung Quốc gọi Vương quốc cổ của người Khơ-me là gì?
A. Miên.
B. Chăm-pa.
C. Chân Lạp.
D. Cam-pu-chia.
Câu 122. Đông Nam Á hiện nay có thêm nước nào?
A. Mã Lai.
B. Mi-an-ma.
C. Đông Ti-mo.
D. Ma-lai-xi-a.
Câu 123. Công cụ nào được bắt đầu sử dụng rộng rãi đã đưa các tộc người Đông Nam Á đứng
trước "ngưỡng cửa" của xã hội có giai cấp và Nhà nước?
A. Đồ đồng
B. Đồ đá mới
C. Đồ sắt
D. Đồng thau.
Câu 124. Nhân tố cuối cùng có ý nghĩa quyết định dẫn tới sự suy vong của các quốc gia
phong kiến ĐôngNam Á là gì?
A. Nền kinh tế lạc hậu, lỗi thời.
B. Sự suy yếu của chế độ phong kiến.
C. Mâu thuẫn nội tại của các nước Đông Nam Á.
D. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Câu 125. Nhân tố cơ bản nhất dẫn tới sự suy vong của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
là gì?
A. Nền kinh tế lạc hậu, lỗi thời.
B. Sự suy yếu của chế độ phong kiến.
C. Mâu thuẫn nội tại của các nước Đông Nam Á.
D. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Câu 126. Đông Nam Á có hình thức tín ngưỡng nào vẫn được duy trì và phổ biến đến ngày
nay?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Thờ các vị thần.
C. Tín ngưỡng phồn thực.
D. Nghi thức cầu mong được mùa.
Câu 127. Thời gian nào được du nhập vào Việt Nam (TK XII – XIII) và trở thành cáo cớ để
Pháp tiến hành xâm lược?
A. Phật giáo.
B. Nho giáo.
C. Hin đu giáo.
D. Thiên chúa giáo.
***

Câu 128. Ở Campuchia, tộc người chiếm đa số là


A. Khơ me. B. Chăm. C. La Hủ. D. Vân Kiều.
Câu 129. Vương quốc của người Khơme được hình thành ở thế kỉ VI với tên gọi là gì?
A. Ăngco. B. Campuchia. C. Phù Nam. D. Chămpa.
Câu 130. Thời kì dài nhất và phát triển nhất của vương quốc Camphuchia là thời kì
A. Ăngco. B. Ăngcovát. C. Ăngcothom. D. Uđông.
Câu 131. Ngành kinh tế chủ yếu của Campuchia thời phong kiến là
A. công nghiệp. B. thương nghiệp.
C. thủ công nghiệp. D. nông nghiệp lúa nước.
Câu 132. Văn hoá của người Campuchia chịu ảnh hưởng của nền văn hoá nào?
A. Ấn Độ. B. Việt Nam. C. Lào. D. Trung Quốc.
Câu 133. Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Campuchia thời phong kiến là
A. Ăngcovát và Ăngcothom. B. Bôrôbuđua.
C. Thạt Luổng. D. Chùa hang.
Câu 134. Nghệ thuật kiến trúc của Campuchia chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?
A. Hin đu giáo và Phật giáo. B. Phật giáo và Hồi giáo.
C. Hồi giáo và Hin đu giáo. D. Ấn Độ giáo.
Câu 135. Trong các thế kỉ X –XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc
A. mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.
B. mạnh và chinh phục vương quốc Phù Nam.
C. mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
D. yếu và phục tùng các nước khác.
Câu 136. Chủ nhân đầu tiên của nước Lào là người
A. Lào Thơng. B. Lào Lùm. C. Lào Thái. D. Khơme.
Câu 137. Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất đối với sự phát triển nước Lào là
A. sông Mê Công chạy dọc theo chiều dài của đất nước.
B. khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.
C. có nhiều vùng đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu.
D. có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã.
Câu 138. Chủ nhân của nền văn hoá “cự thạch” (chum đá) là người
A. Lào Thơng. B. Lào Lùm. C. Lào Thái. D. Chămpa.
Câu 139. Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các
A. mường cổ. B. bộ lạc. C. làng bản. D. buôn sóc.
Câu 140. Năm 1353, Pha Ngừm đã thống nhất các mường Lào và đặt tên nước là gì?
A. Lan Xang. B. Chân Lạp. C. Champa. D. Phù Nam.
Câu 141. Trong các thế kỉ XV - XVII, vương quốc Lào bước vào giai đoạn
A. thịnh vượng. B. suy yếu. C. khủng hoảng. D. tan rã.
Câu 142. Trong nửa sau thế kỉ XVI, Lan Xang phải chiến đấu chống quân xâm lược nào để
bảo vệ Tổ quốc ?
A. Mianma. B. Champa C. Xiêm. D. Trung Quốc.
Câu 143. Trong mối quan hệ với các nước Đông Nam Á, Lan Xang luôn thực hiện chính
sách gì?
A. Quan hệ hoà hiếu. B. Quan hệ căng thẳng.
C. Quan hệ xung đột. D. Bế quan toả cảng.
Câu 144. Một trong những nguyên dẫn tới sự suy yếu của vương quốc Lan Xang là
A. những cuộc tranh chấp ngôi báu trong hoàng tộc.
B. do tiến hành chiến tranh liên miên.
C. do kinh tế phát triển chậm.
D. thực hiện chính sách đóng cửa.
Câu 145. Đến thế kỉ XVIII, Lan Xang luôn phải chiến đấu chống quân xâm lược nào?
A. Xiêm. B. Campuchia. C. Trung Quốc. D. Mianma.
Câu 146. Tôn giáo chủ yếu của người Lào là
A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Hin đu giáo. D. Nho giáo.
Câu 147. Công trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào là
A. Thạt Luổng. B. Ăngcovát. C. Ăngcothom. D. Chùa Vàng.
Câu 148. Văn hoá của người Lào chịu ảnh hưởng chủ yếu của nền văn hoá nào?
A. Ấn Độ. B. Việt Nam. C. Campuchia. D. Trung Quốc.
Câu 149. Thạt Luổng là một công trình kiến trúc của tôn giáo nào?
A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Hin đu giáo. D. Nho giáo.
Câu 150. Đền Ăngcovát của Campuchia có nét tương đồng với công trình kiến trúc nào của
Việt Nam?
A.Chùa Một Cột B. Kinh thành Huế. C. Thánh địa Mỹ Sơn. D. Chùa phật tích.
***
Câu 151. Từ thế kỉ III, đế quốc Rôma
A. dần dần lâm vào tình trạng khủng hoảng.
B. bắt đầu phát triển.
C. phát triển mạnh mẽ.
D. phát triển chậm lại.
Câu 152. Sự kiện nào đánh dấu chế độ chiếm nô kết thúc ở Tây Âu?
A. Từ thế kỉ III, đế quốc Rôma lâm vào khủng hoảng.
B. Năm 476, đế quốc Rôma bị diệt vong.
C. Từ thế kỉ V, các quốc gia của người Giécman hình thành.
D. Từ thế kỉ V, nhiều cuộc khởi nghĩa của nô lệ bùng nổ.
Câu 153. Nguồn gốc xuất thân của quý tộc vũ sĩ ở Tây Âu là
A. các linh mục, cha cố của người Giécman được phong cấp ruộng đất.
B. các thủ lĩnh quân sự của người Giécman được phong cấp ruộng đất.
C. các lãnh chúa phong kiến được phong cấp ruộng đất.
D. các quý tộc tăng lữ được phong cấp ruộng đất.
Câu 154. Vương quốc nào dưới đây không phải do người Giécman lập nên?
A. Vương quốc A Rập. B. Vương quốc Phrăng.
C. Vương quốc Ănglô Xắc xông. D. Vương quốc Tây gốt.
Câu 155. Trong số các vương quốc dưới đây, vương quốc nào có quá trình phong kiến hoá rõ
nét nhất?
A. Vương quốc Đông gốt. B. Vương quốc Phrăng.
C. Vương quốc Ănglô Xắc xông. D. Vương quốc Tây gốt.
Câu 156. Nguồn gốc cơ bản hình thành nên giai cấp nông nô là
A. nô lệ và nông dân không có ruộng đất.
B. các chủ nô Rôma bị mất ruộng đât.
C. các tù binh chiến tranh.
D. những người Giécman không có chức tước.
Câu 157. Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu là
A. lãnh địa phong kiến. B. thành thị trung đại.
C. trang trại của quý tộc. D. xưởng thủ công của lãnh chúa.
Câu 158. Quá trình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình
A. xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.
B. xác lập quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.
C. chia tách đế quốc Rôma thành nhiều vương quốc nhỏ.
D. tập trung ruộng đất thành những trang trại lớn.
Câu 159. Khi vào Rôma, người Giécman đã từ bỏ tôn giáo nguyên thuỷ và tiếp thu tôn giáo
nào?
A. Kitô giáo. B. Hồi giáo. C. Ấn Độ giáo. D. Phật giáo.
Câu 160. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là
A. Lãnh chúa và nông nô. B. Nông dân và nô tì.
C. Quý tộc và nông dân. D. Nô lệ và lãnh chúa.
Câu 161. Trong lãnh địa phong kiến lực lượng sản xuất chính là
A. nông dân. B. thợ thủ công. C. nô lệ. D. thương nhân.
Câu 162. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa là
A. một cơ sở kinh tế khép kín, mang tính chất tự cung, tự cấp.
B. đơn vị kinh tế đóng kín, phát triển mạnh mẽ.
C. lấy công thương nghiệp làm chính.
D. người nông dân sản xuất ra mọi hàng hoá.
Câu 163. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền
ở Tây Âu thời trung đại?
A. Vua là người nắm quyền tối cao.
B. Vua không có quyền can thiệp vào một số lãnh địa của lãnh chúa lớn.
C. Thực chất vua chỉ là một lãnh chúa.
D. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.
Câu 164. Từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của
A. nền kinh tế hàng hoá. B. điền trang thái ấp.
C. đô thị hiện đại. D. lãnh địa phong kiến.
Câu 165. Ở hậu kì trung đại, quá trình chuyên môn hoá diễn ra khá mạnh mẽ trong
A. thủ công nghiệp. B. nông nghiệp.
C. thương nghiệp. D. lãnh địa.
Câu 166. Thành thị trung đại ở Tây Âu chủ yếu được hình thành tại
A. những nơi có đông người qua lại.
B. thành thị cổ đại.
C. những lãnh địa của lãnh chúa có tư tưởng tiến bộ.
D. nơi có nhiều nông dân.
Câu 167. Hoạt động kinh tế chủ yếu trong thành thị là
A. thủ công nghiệp và thương nghiệp.
B. nông nghiệp và công nghiệp.
C. thủ công nghiệp.
D. thương nghiệp.
Câu 168. Cư dân chủ yếu của thành thị Tây Âu trung đại là
A. thợ thủ công, thương nhân.
B. thợ thủ công, nông dân.
C. lãnh chúa, quý tộc.
D. lãnh chúa, thợ thủ công.
Câu 169. Một trong những vai trò của thành thị Tây Âu thời trung đại là
A. góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của lãnh địa.
B. góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp.
C. góp phần tan rã nền kinh tế thủ công nghiệp.
D. góp phần xây dựng chế độ phong kiến phân quyền.
Câu 170. Nội dung nào dưới đây là một trong những vai trò của thành thị Tây Âu
trung đại?
A. góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.
B. góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp.
C. góp phần tan rã nền kinh tế thủ công nghiệp.
D. góp phần xây dựng chế độ phong kiến phân quyền.
Câu 171. Điểm khác biệt cơ bản về chính trị của chế độ phong kiến Tây Âu với phong kiến
phương Đông là gì?
A. Chế độ phong kiến phân quyền.
B. Chế độ quân chủ tập quyền
C. Chế độ quân chủ chuyên chế.
D. Chế độ dân chủ chủ nô.
Câu 172. Một trong những điểm khác biệt về kinh tế giữa thành thị Trung đại Tây Âu so với
lãnh địa phong kiến là gì?
A. Kinh tế hàng hóa phát triển. B. Thủ công nghiệp phát triển nhanh.
C. Sự ra đời các xưởng thủ công. D. Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
Câu 173. Nhận xét nào sau đây đúng với ý nghĩa của thành thị Tây Âu thời Trung đại?
A.Là bông hoa rực rỡ của thời Trung đại.
B. Tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa giãn đơn phát triễn.
C. Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
D. Xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.

***
Câu 174. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là
A. nhu cầu cao về vàng bạc, hương liệu, thị trường.
B. do sự phát triển của thủ công nghiệp.
C. do nhu cầu phát triển kinh tế của lãnh chúa.
D. yêu cầu phát triển của thủ công nghiệp.
Câu 175. Nội dung nào dưới đây là một trong những điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí?
A. Con người đã có hiểu biết nhiều về đại dương, hình dạng trái đất.
B. Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp.
C. Do sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá.
D. Sự gia tăng của dân số.
Câu 167. Những quốc gia nào dưới đây đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí?
A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
B. Tây Ban Nha, Hà Lan.
C. Bồ Đào Nha, Italia.
D. Tây Ban Nha, Anh.
Câu 177. Ai là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ?
A. Côlômbô.
B. Rônando.
C. Alôngsô.
D. Magienlan.
Câu 178. Ai là người đầu tiên đi vòng quanh trái trái đất bằng đường biển ?
A. Magienlan.
B. Côlômbô.
C. Điaxơ
D. Va-xcô đơ Ga-ma.
Câu 179. Năm 1487, khi đoàn thám hiểm vòng qua cực Nam của châu Phi, Đi-a-xơ đã đặt tên
cho cực nam châu Phi là gì?
A. Mũi Bão tố.
B. Mũi Đất lửa.
C. Mũi cực Nam.
D. Mũi Cápve.
Câu 180. Nội dung nào không phải là hệ quả của những cuộc phát kiến địa lí?
A. Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.
B. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
C. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
D. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ.
Câu 181. Nội dung nào dưới đây phản ánh hệ quả tiêu cực của những cuộc phát kiến địa lí?
A. Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.
B. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
C. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
D. Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Câu 182. Đến hậu kì trung đại, ở Tây Âu, giai cấp mới nào đã được hình thành?
A. Tư sản.
B. Nông dân.
C. Công nhân.
D. Lãnh chúa.
Câu 183. Tại sao Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai quốc gia đi tiên phong trong các cuộc
phát kiến địa lí?
A. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. Vì Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có thích khám phá vùng đất mới.
C. Do có nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển bậc nhất Châu Âu.
D. Vì hai quốc gia này hội đủ các nguyên nhân, điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến.
Câu 184. Yếu tố nào dưới đây đã tác động tới sự chuyển biến từ chế độ phong kiến phân
quyền sang tập quyền ở Tây Âu?
A. Sự ra đời và phát triển của thành thị trung đại.
B. Sự ra đời của lãnh địa phong kiến.
C. Sự phát triển của nền kinh tế tự cung tự cấp.
D. Do các cuộc đấu tranh của nông nô.
Câu 185. Mục đích ban đầu của các cuộc phát kiến địa lí là gì ?
A.Tìm ra con đường hàng hải mới đến Ấn Độ
B. Tìm ra các châu lục mới.
C. Tìm ra các vùng biển mới.
D. Đi vòng quanh trái đất.
Câu 186. Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến nền kinh tế của Đại Việt ?
A.Hình thành các quan xưởng thủ công của nhà nước.
B. Giao thương buôn bán với các nước phương Tây được đẩy mạnh.
C. Triều đình phong kiến Đại Việt chủ trương hạn chế giao thương.
D. Xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.

You might also like