You are on page 1of 11

CHỦ ĐỀ: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY (3 TIẾT)

TIẾT 1
I. NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI NGƯỜI
Câu 1. Ở Việt Nam, dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào?
A. Nghệ An.
B. Thanh Hóa.
C. Cao Bằng.
D. Lạng Sơn.
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của Người tối cổ?
A. Hầu như đã hoàn toàn đi bằng 2 chân.
B. Biết sử dụng công cụ bằng đồng.
C. Biết chế tạo công cụ lao động.
D. Biết săn bắn và hái lượm.
Câu 3. Vì sao gọi là Bầy người nguyên thủy?
A. Họ đã có quan hệ hợp quần xã hội.
B. Sống quây quần theo quan hệ ruột thịt.
C. Họ chưa có những quy định trong xã hội.
D. Sống thành từng bầy như các động vật khác.
Câu 4. Điểm nào dưới đây là điểm khác nhau giữa bầy người nguyên thủy và bầy động vật?
A. Bầy người nguyên thủy đã biết tìm kiếm thức ăn.
B. Bầy người nguyên thủy đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
C. Bầy người nguyên thủy đã biết sống chung thành công xã.
D. Bầy người nguyên thủy đã biết chế tạo công cụ lao động.
Câu 5. Đặc điểm của Người tinh khôn là gì?
A. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người.
B. Vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người.
C. Biết đi bằng hai chân, hai tay cầm nắm.
D. Đã biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn.
Câu 6. Cuộc sống của Người tinh khôn ổn định và tốt hơn Người tối cổ vì
A. Người tinh khôn săn bắt và hái lượm.
B. Người tinh khôn biết sử dụng kim loại.
C. Người tinh khôn biết trồng trọt và chăn nuôi.
D. Người tinh khôn biết sử dụng lửa để nấu ăn.
Câu 7. Điểm khác biệt của Người tinh khôn so với Người tối cổ về tổ chức xã hội là
A. sống theo bầy.
B. sống theo bộ lạc.
C. sống theo nhóm nhỏ.
D. sống theo thị tộc.
Câu 8. Người tinh khôn còn được gọi là Người hiện đại vì
A. Người tinh khôn biết sống theo thị tộc và bộ lạc.
B. Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như người ngày nay.
C. Người tinh khôn có bộ não lớn hơn so với Người tối cổ.
D. Người tinh khôn có cuộc sống tiến bộ hơn Người tối cổ.

CHỦ ĐỀ: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY (3 TIẾT)


TIẾT 2
II. SỰ HÌNH THÀNH CÔNG XÃ THỊ TỘC VÀ CUỘC CÁCH MẠNG ĐÁ MỚI
Câu 1. Biểu hiện nào dưới đây gắn liền với thị tộc?
A. Những nhóm người phụ nữ cùng làm nghề hái lượm.
B. Những gia đình gồm 2 - 3 thế hệ có chung dòng máu.
C. Những nhóm người chung sống trong hang động, mái đá.
D. Những nhóm người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong xã hội.
Câu 2. Bộ lạc là
A. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, có cùng nguồn gốc tổ tiên.
B. tập hợp một số gia đình sống cạnh nhau, có cùng huyết thống.
C. tập hợp một số nhóm người sống cạnh nhau, có cùng họ hàng gần.
D. tập hợp một số nhóm gia đình sống cạnh nhau, có chung dòng máu.
Câu 3. “Nguyên tắc vàng” trong xã hội nguyên thủy được thể hiện là
A. mọi người đều phải lao động.
B. sự hưởng thụ bằng nhau.
C. sự công bằng và bình đẳng.
D. sự hợp tác lao động của nhiều người.
Câu 4. Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc là
A. quan hệ hàng xóm láng giềng.
B. thường xuyên chiến tranh xâm lược nhau.
C. quan hệ tốt đẹp, cùng làm cùng hưởng.
D. quan hệ gắn bó, giúp đỡ nhau.
Câu 5. Thành tựu nào sau đây không thuộc giai đoạn cách mạng đá mới ở Việt Nam?
A. Nông nghiệp trồng lúa nước.
B. Chế tác và sử dụng đồ trang sức.
C. Phát minh ra lửa.
D. Phát triển kỹ thuật mài, cưa, khoan đá.
Câu 6. Điểm mới trong hoạt động kinh tế của cư dân Hòa Bình – Bắc Sơn so với cư dân
Ngườm và Sơn Vi ở Việt Nam là gì?
A. Săn bắt và hái lượm.
B. Săn bắn là chủ yếu.
C. Săn bắn và hái lượm.
D. Trồng các loại rau, củ, quả.
Câu 7. Những kỹ thuật chế tác công cụ nào được sử dụng phổ biến trong thời kỳ đá mới?
A. Ghè đẽo thô sơ những hòn đá tự nhiên.
B. Ghè sắc cạnh những hòn đá tự nhiên.
C. Ghè sắc, mài nhẵn, cưa, khoan lỗ, tra cán.
D. Mài nhẵn hai mặt những hòn đá cuội.
Câu 8. Điểm cơ bản nổi bật trong thời kì “Cách mạng đá mới” là gì?
A. Con người đã biết sử dụng kim loại.
B. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
C. Con người đã biết săn bắn, hái lượm, đánh cá.
D. Con người biết sử dụng đá mới để làm công cụ.

CHỦ ĐỀ: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY (3 TIẾT)


TIẾT 3
III. SỰ TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ CÔNG XÃ NGUYÊN THỦY
Câu 1. Cư dân ở khu vực nào trên thế giới biết sử dụng đồng thau để chế tạo công cụ sớm
nhất?
A. Tây Á và Nam Á.
B. Đông Nam Á và Bắc Mĩ.
C. Tây Á và Đông Bắc châu Phi.
D. Tây Phi và Đông Bắc châu Á.
Câu 2. Cư dân ở khu vực nào trên thế giới biết sử dụng đồ sắt để chế tạo công cụ sớm nhất?
A. Tây Á và Nam Á.
B. Tây Phi và Đông Bắc Á.
C. Đông Nam Á và Bắc Mĩ.
D. Tây Á và Nam Âu.
Câu 3. Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là
A. tạo ra sản phẩm dư thừa, làm biến đổi xã hội.
B. khai khẩn được đất hoang để tăng thêm diện tích.
C. đưa năng suất lao động ngày càng tăng lên nhiều hơn.
D. sản xuất ra của cải đủ để nuôi sống bản thân và gia đình.
Câu 4. Điểm giống nhau trong hoạt động kinh tế của cư dân Phùng Nguyên, Sa Huỳnh,
Đồng Nai ở Việt Nam là gì?
A. Săn bắt, hái lượm vẫn là nguồn sống chính.
B. Nghề nông trồng lúa nước giữ vai trò chủ đạo.
C. Nghề chế tác đá vẫn tiếp hoàn thiện và phát triển.
D. Biết sử dụng nguyên liệu đồng để chế tạo công cụ.
Câu 5. Điểm mới trong công cụ lao động của cư dân văn hóa Sa Huỳnh so với cư dân văn
hóa Hòa Bình – Bắc Sơn ở Việt Nam là gì?
A. Xuất hiện đồ gốm.
B. Công cụ bằng đá là chủ yếu.
C. Nhiều công cụ từ tre, gỗ, xương, sừng.
D. Xuất hiện những công cụ bằng đồng.
Câu 6. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự rạn vỡ của quan hệ cộng đồng trong xã hội thị tộc,
bộ lạc là gì?
A. Sự phân công chức quyền khác nhau trong xã hội.
B. Công cụ kim khí được sử dụng, tạo ra của cải dư thừa.
C. Sự xuất hiện của tư hữu, dẫn đến sự phân hóa giàu - nghèo.
D. Sự sụp đổ của gia đình mẫu hệ và sự ra đời của gia đình phụ hệ.
Câu 7. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự xuất hiện của gia đình phụ hệ trong xã hội nguyên
thủy?
A. Đã xuất hiện sự phân công lao động nam nữ.
B. Khả năng lao động của đàn ông khác phụ nữ.
C. Đàn ông làm công việc nặng nhọc hơn phụ nữ.
D. Người đàn ông có vai trò trụ cột trong gia đình.
Câu 8. Thời kì mà xã hội có giai cấp đầu tiên được gọi là thời kì nào?
A. Thời đá mới.
B. Thời cổ đại.
C. Thời kim khí.
D. Thời nguyên thủy.

CHƯƠNG II: XÃ HỘI CỔ ĐẠI


BÀI 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG (TIẾT 1)
Câu 1. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu?
A. Ở các thung lũng.
B. Lưu vực các dòng sông lớn.
C. Trên các vùng đồi núi cao.
D. Nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Câu 2. Ngành kinh tế chính của các cư dân phương Đông cổ đại là gì?
A. Nông nghiệp.
B. Làm đồ gốm.
C. Thủ công nghiệp.
D. Chăn nuôi và làm ruộng.
Câu 3. Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào?
A. Nông dân công xã, vua, quý tộc.
B. Nông dân công xã, quý tộc, nô tì.
C. Nông dân công xã, quý tộc, nô lệ.
D. Nông dân công xã, quý tộc, địa chủ, nô lệ.
Câu 4. Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết, hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông là
A. nhu cầu phát triển thương nghiệp.
B. nhu cầu tự vệ, chống các thế lực xâm lăng.
C. nhu cầu xây dựng công trình kiến trúc, lăng tẩm lớn.
D. nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi.
Câu 5. Trong xã hội cổ đại phương Đông, tầng lớp nào đóng vai trò sản xuất chính?
A. Nông dân công xã.
B. Thợ thủ công.
C. Nô lệ.
D. Thương nhân.
Câu 6. Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ
đại phương Đông?
A. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
B. Khí hậu ấm nóng, phù hợp cho việc gieo trồng.
C. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.
D. Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, dễ canh tác.
Câu 7. Sự phân hóa xã hội ở phương Đông cổ đại dựa trên cơ sở
A. các dòng sông lớn.
B. chế độ chuyên chế.
C. nền kinh tế thủ công nghiệp.
D. nền kinh tế nông nghiệp.
Câu 8. Đặc trưng nổi bật nhất của chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông là
A. mọi quyền hành tập trung trong tay quý tộc.
B. mọi quyền hành tập trung trong tay của vua.
C. mọi quyền hành tập trung trong tay vua và quý tộc.
D. mọi quyền hành tập trung trong tay quý tộc và địa chủ.

CHƯƠNG II: XÃ HỘI CỔ ĐẠI


BÀI 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG (TIẾT 2)
Câu 1. Theo nông lịch của các quốc gia cổ đại phương Đông, một năm có bao nhiêu ngày?
A. 360 ngày.
B. 365 ngày.
C. 356 ngày.
D. 366 ngày.
Câu 2. Nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời sớm của những tri thức về thiên văn và lịch ở các
quốc gia cổ đại phương Đông là gì?
A. Nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp.
B. Nhu cầu phát triển buôn bán bằng đường biển.
C. Nhu cầu tìm hiểu vũ trụ, thế giới của con người.
D. Nhu cầu cúng tế các vị thần linh cầu mưa, cầu nắng.
Câu 3. Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là gì?
A. Chữ tượng ý.
B. Chữ La-tinh.
C. Chữ tượng hình.
D. Chữ tượng hình và tượng ý.
Câu 4. Người Trung Quốc cổ đại viết chữ tượng hình lên thẻ tre vì
A. giấy còn hiếm nên họ cần phải tiết kiệm.
B. thuận tiện cho soạn chiếu chỉ cho các ông vua.
C. đẹp và dễ viết hơn viết trên giấy như ngày nay.
D. họ chưa phát minh ra giấy để viết như ngày nay.
Câu 5. Nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời sớm của những tri thức về toán học ở các quốc gia
cổ đại phương Đông là
A. nhu cầu phát triển giáo dục, nâng cao dân trí.
B. nhu cầu tính toán để xây dựng các công trình kiến trúc.
C. nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước.
D. nhu cầu tính toán trong quan hệ trao đổi, buôn bán hàng hóa.
Câu 6. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học vì
A. họ phải tính diện tích hình tam giác.
B. họ phải vẽ các hình để xây kim tự tháp.
C. họ phải đo lại ruộng đất và tính toán để xây dựng.
D. họ phải tính diện tích nhà ở của vua và xây kim tự tháp.
Câu 7. Người Lưỡng Hà cổ đại rất giỏi về số học vì
A. họ phải đi buôn bán cần đến tính toán.
B. họ thường tính toán thời gian để làm ra lịch.
C. họ phải tính thuế hàng năm để cống nạp cho nhà vua.
D. họ phải tính toán để xây dựng các công trình kiến trúc.
Câu 8. Một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại vẫn còn tồn tại đến ngày nay là
A. Kim tự tháp ở Ai Cập.
B. Tượng thần Zeus ở Hy Lạp.
C. Vườn treo Babylon ở Lưỡng Hà.
D. Vạn lý trường thành ở Trung Quốc.

BÀI 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY - HI LẠP VÀ RÔ MA


(TIẾT 1)
Câu 1. Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời ở vùng biển nào của thế giới ngày nay?
A. Biển Đại Tây Dương.
B. Biển Địa Trung Hải.
C. Biển Thái Bình Dương.
D. Biển Bắc Băng Dương.
Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu khiến nền sản xuất nông nghiệp ở các quốc gia cổ đại phương
Tây không phát triển là gì?
A. Có các đồng bằng màu mỡ, rộng lớn, đủ nước tưới tiêu.
B. Khí hậu khắc nghiệt không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
C. Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô cằn, khó canh tác.
D. Do sản xuất nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng buôn bán.
Câu 3. So với các quốc gia cổ đại phương Đông, đời sống kinh tế của cư dân các quốc gia cổ
đại phương Tây có điểm gì khác biệt?
A. Nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo.
B. Thủ công nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo.
C. Nông nghiệp đóng vai trò bổ trợ cho thủ công nghiệp.
D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
Câu 4. Đặc điểm của thị quốc ở Địa Trung Hải là gì?
A. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia.
B. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia.
C. Ở Địa Trung Hải mỗi quốc gia có nhiều thành thị.
D. Ở Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị.
Câu 5. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hi Lạp và Rô-ma có hai giai cấp cơ bản nào?
A. Chủ nô và nô lệ.
B. Chủ nô và nông dân.
C. Địa chủ và nông dân.
D. Quý tộc và nông dân.
Câu 6. Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng nhất, thúc đẩy sự phát triển ở các thị quốc trong
các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải?
A. Nô lệ.
B. Bình dân.
C. Nông dân.
D. Thương nhân.
Câu 7. Quyền lực xã hội ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải nằm trong tay ai?
A. Người bình dân.
B. Bô lão của thị tộc.
C. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn.
D. Nhà vua, quý tộc, địa chủ, quan lại.
Câu 8. Bản chất của nền dân chủ cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rô-ma là gì?
A. Nền dân chủ tư sản.
B. Nền dân chủ chủ nô.
C. Nền dân chủ quý tộc.
D. Nền dân chủ nhân dân.
BÀI 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY - HI LẠP VÀ RÔ MA
(TIẾT 2)
Câu 1. Cư dân nào đã tính được một năm có 365 ngày và ¼ ngày, nên họ định một tháng có
30 ngày và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày?
A. Hi Lạp.
B. Rô-ma.
C. Ai Cập.
D. Trung Quốc.
Câu 2. Cư dân nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C?
A. Hi Lạp.
B. Rô-ma.
C. Hi Lạp và Rô-ma.
D. Ai Cập và Ấn Độ.
Câu 3. “Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh
góc vuông”. Đó là định lý của ai?
A. Ơ-clit.
B. Ta-lét.
C. Ác-si-mét.
D. Pi-ta-go.
Câu 4. Ai là tác giả của cuốn sách “Lịch sử chiến tranh Pê-lô-pô-ne”?
A. Ta-xít.
B. Tu-xi-đít.
C. Xtra-bôn.
D. Hê-rô-đốt.
Câu 5. I-li-át và Ô-đi-xê là bản anh hùng ca nổi tiếng của nước nào thời cổ đại?
A. Hi Lạp.
B. Rô-ma.
C. Ai Cập.
D. Trung Quốc.
Câu 6. Vì sao nói, đến thời kì Hi Lạp và Rô-ma, các hiểu biết khoa học mới trở thành khoa học?
A. Có tính hệ thống chặt chẽ.
B. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ.
C. Có sự ảnh hưởng đến nhiều nước.
D. Độ chính xác và khái quát hóa cao.
Câu 7. Nghệ thuật cổ đại Rô-ma có điểm gì khác so với Hi Lạp?
A. Chất liệu công trình hoàn toàn bằng đá.
B. Công trình đồ sộ, thiết thực nhưng tinh tế.
C. Công trình đồ sộ, thiết thực nhưng không tinh tế.
D. Công trình hoành tráng, chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
Câu 8. Điểm khác biệt về giá trị của công trình kiến trúc Hi Lạp và Rô-ma cổ đại so với phương
Đông cổ đại là gi?
A. Phục vụ cho vua và quí tộc.
B. Mang tính cộng đồng, phục vụ mọi người.
C. Thể hiện quyền lực của giai cấp thống trị.
D. Phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của chủ nô.
CHƯƠNG III: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
BÀI 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
(TIẾT 1)
Câu 1. Năm 221 TCN, Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nào?
A. Hán.
B. Tần.
C. Sở.
D. Triệu.
Câu 2. Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi nào?
A. Quan hệ vua – tôi được xác lập.
B. Vua Tần xưng là Hoàng đế.
C. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập.
D. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập.
Câu 3. Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh dưới thời Tần,
Hán?
A. Tài sản nói chung.
B. Công cụ sở hữu.
C. Vàng bạc, của cải.
D. Ruộng đất.
Câu 4. Thời Tần, Hán có hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước là
A. Thừa tướng và Thái úy.
B. Tể tướng và Thái úy.
C. Tể tướng và Thừa tướng.
D. Thái úy và Thái thú.
Câu 5. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đạt đến đỉnh cao dưới triều đại nào?
A. Triều đại nhà Tần.
B. Triều đại nhà Hán.
C. Triều đại nhà Đường.
D. Triều đại nhà Thanh.
Câu 6. Nét nổi bật của tình hình nông nghiệp Trung Quốc dưới thời Đường là
A. Nhà nước thực hiện giảm tô thuế, bớt sưu dịch.
B. Nhà nước thực hiện chế độ tô, dung, điệu.
C. Áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất.
D. Nhà nước thực hiện chế độ quân điền.
Câu 7. So với các triều đại phong kiến trước đó, chế độ tuyển chọn quan lại của nhà Đường có
điểm gì tiến bộ hơn?
A. Tuyển chọn quan lại từ con em của quý tộc.
B. Bãi bỏ chế độ tiến cử, tất cả đều phải trải qua thi cử.
C. Tuyển chọn cả con em địa chủ thông qua khoa cử.
D. Thông qua thi cử tự do cho mọi đối tượng.
Câu 8. Bộ máy nhà nước ở Trung Quốc thời Đường khác với thời Tần – Hán ở điểm nào?
A. Thêm chức Tể tướng.
B. Có thêm chức Tiết độ sứ.
C. Bỏ chức Thừa tướng và Thái úy.
D. Có thêm chức Tể tướng và Tiết độ sứ.
BÀI 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
(TIẾT 2)
Câu 1. Năm 1380, nhà Minh đã bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy và thay vào đó bằng chức gì?
A. Tiết độ sứ.
B. Tể tướng.
C. Quan văn, quan võ.
D. Thượng thư phụ trách các bộ.
Câu 2. Hệ tư tưởng, công cụ sắc bén phục vụ cho chế độ phong kiến tập quyền ở Trung Quốc là
A. Phật giáo.
B. Nho giáo.
C. Đạo giáo.
D. Minh giáo.
Câu 3. Phật giáo thịnh hành nhất dưới triều đại nào ở Trung Quốc?
A. Hán.
B. Minh.
C. Đường.
D. Thanh.
Câu 4. Bốn phát minh quan trọng của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến có đóng góp cho nền
văn minh thế giới là
A. Giấy, kĩ thuật in, đóng thuyền.
B. Giấy, kỹ thuật in, la bàn, dệt.
C. Giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, đại bác.
D. Giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng.
Câu 5. Đặc điểm nổi bật của tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc thời Minh – Thanh là gì?
A. Quyền lực tập trung vào tay vua.
B. Phân chia quyền lực cho các bộ.
C. Bộ máy nhà nước tinh gọn.
D. Quyền lực của vua bị hạn chế.
Câu 6. Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn dưới triều đại phong kiến nào của Trung
Quốc?
A. Hán.
B. Tống.
C. Minh.
D. Đường.
Câu 7. Lời thơ đẹp và hào hùng, ý thơ có màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn. Đó là đặc điểm nghệ
thuật của nhà thơ nào ở Trung Quốc thời phong kiến?
A. Đỗ Phủ.
B. Bạch Cư Dị.
C. Lý Bạch.
D. Đường Huyền Tông.
Câu 8. Thơ ông tập trung miêu tả những cảnh bất công trong xã hội, miêu tả cảnh nghèo khổ và
những nỗi oan khuất của nhân dân lao động, vạch trần sự áp bức bóc lột và xa xỉ của giai cấp
thống trị. Ông là ai?
A. Lý Bạch.
B. Đỗ Phủ.
C. Bạch Cư Dị.
D. Đỗ Lăng.

You might also like