You are on page 1of 6

NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 NH 2023-2024

PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Sự kiện lịch sử nào mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc?
A. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40 - 42).
B. Khúc Thừa Dụ xưng Tiết độ sứ (năm 905).
C. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (năm 938).
D. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô (năm 939).
Câu 2. Vua Đinh Tiên Hoàng đã đặt quốc hiệu nước ta là
A. Đại Việt. C. Đại Cồ Việt.
B. Đại Nam. D. Việt Nam.
Câu 3. Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền chọn địa phương nào làm kinh đô?
A. Hoa Lư. C. Phong Châu.
B. Cổ Loa. D. Phú Xuân.
Câu 4. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh như thế nào?
A. Đất nước đang trong tình trạng phân liệt, “loạn 12 sứ quân”.
B. Đất nước thanh bình, thịnh trị; kinh tế phát triển, xã hội ổn định.
C. Nhà Tống hoàn thành cuộc xâm lược và đặt ách cai trị ở Đại Cồ Việt.
D. Nhà Đinh suy yếu, vua mới còn nhỏ tuổi, quân Tống lăm le xâm lược.
Câu 5. “Ngụ binh ư nông” có nghĩa là gì?
A. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp. C. Những ưu đãi cho quân lính.
B. Bảo vệ vua, bảo vệ kinh thành. D. Gửi quân ở nhà nông.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
A. Nền độc lập của đất nước Đại Cồ Việt được giữ vững.
B. Đất nước được thống nhất, thoát ra khỏi chiến tranh loạn lạc.
C. Khiến cho nhà Tống sợ hãi, từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta.
D. Chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ cho dân tộc.
Câu 7. Việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt có ý nghĩa như thế nào?
A. Chứng minh sức mạnh của đất nước.
B. Khẳng định vị thế độc lập của đất nước.
C. Khẳng định uy quyền và tài năng của mình.
D. Cho thấy sự lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc.
Câu 8. Vương triều Lý thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
A. “Bế quan tỏa cảng”, không giao lưu với bất kì nước nào.
B. Thần phục và lệ thuộc hoàn toàn vào phong kiến phương Bắc.
C. Tuyệt đối không giao thiệp với chính quyền phong kiến phương Bắc.
D. Hòa hiếu với láng giềng nhưng kiên quyết đáp trả mọi âm mưu xâm lược.
Câu 9. Hằng năm, các vua nhà Lý thực hiện lễ cày ruộng tịch điền để
A. thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp.
B. khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp.
1
C. củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
D. thể hiện uy quyền và tài năng trị quốc của bản thân.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải chính sách của nhà Lý để đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp?
A. Cho nông dân nhận ruộng công cày cấy và nộp thuế cho nhà nước.
B. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
C. Cho phép buôn bán và tùy ý giết mổ trâu, bò.
D. Tổ chức làm thủy lợi và đắp đê điều; khuyến khích khẩn hoang.
Câu 11. Công trình kiến trúc nổi tiếng của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý là
A. chùa Diên Hựu. C. chùa Thiên Mụ.
B. thành Tây Đô. D. thành Phú Xuân
Câu 12. Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thành Đại La, vì Đại La
A. có vị trí trung tâm, địa thế thuận lợi, đất đai trù phú.
B. có địa thế sông núi hiểm trở, thuận lợi cho phòng thủ.
C. từng là kinh đô cũ của nhà Đinh và Tiền Lê.
D. là vùng đầm lầy rộng lớn, lau sậy rậm rạp.
Câu 13. Nội dung sau đây cho thấy nhà Lý chú trọng đến việc phát triển giáo dục?
A. Quy định rõ ràng thể lệ, thời gian thi Hương, thi Hội, thi Đình.
B. Dựng bia ở Văn Miếu để vinh danh các vị Tiến sĩ.
C. Xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tổ chức khoa thi đầu tiên.
D. Quy định ba năm có một kì thi Hội, chọn Tiến sĩ.
Câu 14. Vua quan nhà Lý và nhân dân đều tôn sùng tôn giáo nào?
A. Thiên Chúa giáo. C. Phật giáo.
B. Nho giáo. D. Đạo giáo.
Câu 15. Người có vai trò lớn dẫn đến sự thành lập của vương triều Trần là
A. Trần Thủ Độ. C. Trần Hưng Đạo.
B. Trần Nhân Tông. D. Trần Thái Tông.
Câu 16. Nhà Trần đã cho ban hành bộ luật nào?
A. Hoàng Việt luật lệ. C. Hoàng triều luật lệ.
B. Quốc triều hình luật. D. Luật Hồng Đức.
Câu 17. Tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội thời Trần là
A. quý tộc, quan lại. C. thợ thủ công, thương nhân.
B. nông dân. D. nô tì.
Câu 18. Nhà Trần xây dựng và phát triển lực lượng quân đội theo chủ trương nào?
A. Binh lính cốt đông đảo, không cần tinh nhuệ.
B. Chỉ chú trọng xây dựng và phát triển thủy quân.
C. Binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.
D. Chỉ chú trọng trang bị các loại vũ khí hiện đại.
Câu 19. Tác phẩm quân sự nổi tiếng dưới thời Trần là
A. Hổ trướng khu cơ. B. Binh pháp Tôn Tử.
2
C. Binh thư yếu lược. D. Quân trung từ mệnh tập.
Câu 20: Điểm độc đáo trong bộ máy nhà nước thời Trần là
A. các vua lên ngôi khi còn nhỏ tuổi.
B. các chức vụ quan trọng trong triều đều do những người đỗ đạt nắm giữ.
C. các vua Trần thường nhường ngôi sớm, xưng là Thái thượng hoàng, hỗ trợ vua (con) trị
nước.
D. nhiều cơ quan và chức quan mới được lập ra.
Câu 21. Châu Mỹ có diện tích khoảng bao nhiêu km²?
A. 45,2 triệu km² C. 41,5 triệu km²
B. 42 triệu km² D. 48 triệu km²
Câu 22. Kênh đào nào nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương và phân chia Bắc và Nam
Mỹ?
A. Kênh đào Xuy-ê C. Kênh đào Manches Ship
B. Kênh đào Pa-na-ma D. Kênh đào Vonlga
Câu 23. Khí hậu Bắc Mỹ phân hóa như thế nào?
A. Bắc – nam và đông – tây C. Theo độ cao
B. Theo chiều đông – tây D. Theo chiều bắc – nam
Câu 24. Sông nào say đây thuộc Bắc Mỹ?
A. Sông Mi-xi-xi-pi C. Sông Công gô
B. Sông Amazon D. Sông Nin
Câu 25. Ở Bắc Mỹ có 2 siêu đô thị lớn là siêu đô thị nào sau đây?
A. Si-ca-gô và Niu ooc C. Niu ooc và Lốt An-giơ-let
B. Xan Phan-xi-xco và Ri-vơ-xai D. Lat Vê-gat và Đen-vơ
Câu 26. Tỉ lệ dân số đô thị ở Bắc Mỹ hiện nay chiếm bao nhiêu %?
A. 83% C. 56%
B. 75% D. 86%
Câu 27. Khoáng sản được khai thác chủ yếu ở Bắc Mỹ là gì?
A. Đồng, sắt, chì, vàng C. Than, dầu mỏ và khí tự nhiên
B. Uran, chì, kẽm D. Thủy tinh, kim cương, vàng
Câu 28. Các trung tâm kinh tế lớn ở Bắc Mỹ chủ yếu phân bố ở những khu vực nào?
A. Phía đông và đông bắc của Bắc Mỹ C. Tập trung chủ yếu ở vùng tâm
B. Phía nam và đông nam của Bắc Mỹ D. Phân bố ở phía tây và tây bắc của Bắc Mỹ
Câu 29. Bắc Mỹ đã sử dụng nguồn năng lượng sạch nào để thay thế nguồn năng lượng hóa thạch?
A. Năng lượng mặt trời C. Năng lượng than đá
B. Năng lượng hạt nhân D. Năng lượng điện nhiệt
Câu 30. Các trung tâm kinh tế Bắc Mỹ đang xuất hiện ngày càng nhiều ở khu vực nào?
A. Phía bắc và phía tây C. Phía đông và đông bắc
B. Phía tây và phía nam D. Phía nam và phía bắc
Câu 31. Nguồn tài nguyên rừng ở Bắc Mỹ được khai thác nhằm mục đích nào là chủ yếu?
3
A. Dùng cho công nghiệp sản xuất giấy và chế biến gỗ
B. Công nghiệp dệp may và chế biến gỗ
C. Công nghiệp sản xuất giấy
D. Công nghiệp sản xuất giấy và công nghiệp xây dựng
Câu 32. Để đảm bảo sự phát triển của nguồn lợi thủy hải sản, các nước Bắc Mỹ đã có những quy
định nào?
A. Nghiêm cấm tuyệt đối hoạt động khai thác nguồn lợi thủy – hải sản.
B. Nới lỏng các quy định về thời gian và số lượng hải sản được đánh bắt.
C. Chú trọng nuôi trồng thủy – hải sản; nghiêm cấm việc khai thác tự nhiên.
D. Quy định chặt chẽ về thời gian, kích thước và số lượng hải sản được đánh bắt
Câu 33. Việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch để thay thế dần cho nguồn năng
lượng hóa thạch đã mang lại những lợi ích nào?
A. Bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững
B. Đóng góp lớn cho nền kinh tế Bắc Mỹ
C. Góp phần phát triển cách ngành công nghiệp hiện đại
D. Tăng lượng phát thải khí nhà kính ra môi trường.
Câu 34. Để hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngọt các quốc gia ở Bắc Mỹ đã đưa ra giải pháp nào?
A. Quy định chặt chẽ về việc xả thải C. Sử dụng tổng hợp nguồn nước ngọt
B. Quy định về cách sử dụng nguồn nước D. Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất
Câu 35. Tự nhiên Trung và Nam Mỹ phân hóa theo chiều
A. bắc-nam và tây-đông C. đông bắc- tây nam và theo chiều cao
B. đông – tây, bắc- nam và theo chiều cao D. đông- bắc và theo chiều cao
Câu 36. Dãy núi cao đồ sộ nhất Nam Mỹ là dãy núi nào?
A. Atlat C. Himalaya
B. Andet D. Cooc-đi-e
Câu 37. Địa hình sơn nguyên tập trung phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Phía bắc và đông bắc C. Phía tây và tây nam
B. Tập trung chủ yếu phía đông D. Phía đông và phía nam
Câu 38. Đới khí hậu cận nhiệt chiếm diện tích nhỏ ở
A. phía nam lục địa Nam Mĩ. C. eo đất Trung Mĩ.
B. đồng bằng A-ma-dôn. D. cực nam của lục địa Nam Mĩ.
Câu 39. Cảnh quan điển hình ở những nơi mưa nhiều thuộc khu vực cực nam của lục địa Nam Mĩ

A. rừng hỗn hợp. C. hoang mạc.
B. rừng nhiệt đới ẩm và xavan. D. hoang mạc và bán hoang mạc
Câu 40. Cảnh quan phổ biến ở vùng Nam An-đét là
A. rừng xích đạo. C. hoang mạc và bán hoang mạc.
B. rừng cận nhiệt và ôn đới. D. rừng nhiệt đới ẩm và xavan.
PHẦN TỰ LUẬN

4
Câu 1: Hoàn thành dữ liệu dưới đây về những sự kiện lịch sử nổi bật thời Lý.
a. Năm 1010 : dời đô về thành Đại La, đổi tên Thăng Long
b. Năm 1042 :ban hành bộ Hình Thư (bộ luật thành văn đầu tiên Việt Nam)
c. Năm 1054 :đổi tên nước Đại Việt
d. Năm 1070 :xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long
e. Năm 1075 :mở khoa thi đầu tiên.
f. Năm 1076 :thành lập Quốc Tử Giám
Câu 2: Em hãy tường thuật diễn biến trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt ? Nêu những nét độc
đáo trong nghệ thuật quân sự của Lý Thường Kiệt
- Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến bên bờ Nam sông Như
Nguyệt.
- Tháng 1/1077 khoảng 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy tiến vào nước ta,
nhưng bị chặn đánh ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.
- Quách Quỳ nhiều lần cho quân vượt sông đánh phòng tuyến nhưng thất bại
- Cuối 1077 Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bất ngờ đánh vào các doanh trại giặc khiến quân
Tống thua to
- Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa. Quân Tống rút về nước.
* Những nét độc đáo:
- Phòng vệ: chủ trương tấn công trước chặn thế mạnh của giặc, chọn sông Như Nguyệt xây dựng
phòng tuyến
- Phản công: tập kích bất ngờ vào doanh trại giặc
- Kết thúc chiến tranh: chủ động đề nghị giảng hòa
Câu 3: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Thời Trần. Em hãy cho biết nhà Trần áp dụng chế độ Thái
Thượng Hoàng có tác dụng gì trong việc cai trị đất nước

5
 Chế độ Thái Thượng Hoàng có tác dụng:
- Tránh việc tranh giành ngôi báu giữa các con
- Để bảo vệ ngôi báu dòng họ
- Rèn luyện cho vị hoàng đế mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt
- Hạn chế quyền lực của vua mới
Câu 4: Trình bày đặc điểm địa hình khu vực Bắc Mỹ? Kể hai tên sông và hồ ở Bắc Mỹ? Nhận
xét đặc điểm phân bố mạng lưới sông ngòi của Bắc Mỹ.
a. Địa hình: phân hóa theo chiều đông-tây:
- phía đông : núi thấp và trung bình gồm dãy núi già A-pa-lat và cao nguyên La-bra-đo.
- Ở giữa : đồng bằng cao trung bình từ 200-500m, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam
- phía tây : núi cao kéo dài 9000 km theo chiều bắc-nam. Hệ thống núi Cooc-đi-e chiếm ưu thế xem
giữa là các cao nguyên, bồn địa,…
b. Sông, hồ
- các hệ thống sống lớn : Xanh lô-răng, Mi-xi-xi-pi. Hồ Thượng, hồ Hu-rôn, Mi-si-gân, Ê-ri
- Đặc điểm phân bố mạng lưới sông ngòi của Bắc Mỹ: Mạng lưới sông ngòi khá dày đặc và phân bố
khắp lãnh thổ. nguồn cung cấp nước cho sông hồ từ băng tuyết tan và do nước mưa. Phần lớn các
sông đổ ra Đại Tây Dương.
Câu 5: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy hệ thống hóa một số đặc điểm tự nhiên của khu vực
Trung và Nam Mỹ vào bảng theo mẫu sau:

Câu 6: Quan sát hình 16.3 em hãy cho biết các đai thực vật giữa sườn Đông và sườn Tây có gì khác?
Tại sao?
- Ở chân núi An-đét cho đến
độ cao 1000m, ở sườn núi
phía đông là rừng nhiệt đới là
khí hậu nhiệt đới ẩm.
- Ở sườn núi phía tây là thực
vật nửa hoang mạc là khí hậu
nhiệt đới khô.
- Nguyên nhân:Sườn đông
mưa nhiều hơn sườn tây.

You might also like