You are on page 1of 4

1

ĐỀ MINH HỌA
KIỂM TRA CUỐI KÌ 2, NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: LỊCH SỬ 11
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây mở đầu cuộc đấu tranh vũ trang lớn đầu tiên của nhân dân
ta trong thời kì Bắc thuộc?
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
B. Khởi nghĩa Lý Bí.
C. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
D. Khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 2. Điểm giống nhau trong cách đánh của quân Lam Sơn (1418-1427) trong hai trận
Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là gì?
A. Dùng thủy chiến, kết hợp với trên bộ tấn công địch từ hai hướng.
B. Vừa đánh, vừa đám phán ngoại giao.
C. Đóng cọc gỗ trên sông để phục kích quân địch.
D. Dựa vào địa hình để phục kích nhằm tiêu hao sinh lực địch.
Câu 3. Với cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV, hệ
tư tưởng nào từng bước trở thành ý thức hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội Đại Việt?
A. Nho giáo B. Phật giáo C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo
Câu 4. Ý nào dưới đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa cuộc cải cách của Hồ Quý
Ly (cuối thế kỉ XIV – XV) và cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)?
A. Góp phần củng cố nền độc lập của quốc gia Đại Việt.
B. Xác lập mô hình phát triển mới của quốc gia Đại Việt.
C. Nhằm thay đổi nền tảng của chế độ phong kiến hiện hành.
D. Nhằm củng cố chế độ quân chủ tập quyền quốc gia Đại Việt
Câu 5. Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông diễn ra trong bối cảnh chính trị như
thế nào?
A. Nội bộ triều đình có nhiều mâu thuẫn biến động.
B. Nạn đói diễn ra trầm trọng, đời sống khổ cực.
C. Chế độ ruộng đất bất cập, tình trạng mất mùa tăng.
D. Nạn cường hào lộng hành và quan lại tham ô.
Câu 6. Vua Lê Thánh Tông tập trung tiến hành cuộc cải cách trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế. B. Giáo dục. C. Hành chính. D. Văn hóa.
Câu 7. Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay
nhà vua?
A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý.
B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty.
C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình, giai cấp thống trị.
D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia.
2

Câu 8. “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ... Kẻ nào dám đem một tấc
đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di”. Lời căn dặn trên của vua Lê Thái
Tông phản ánh điều gì?
A. Chính sách đoàn kết để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
B. Sách lược ngoại giao của nhà Lê đối với Trung Hoa.
C. Ý thức về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.
D. Chính sách Nam tiến của nhà Lê.
Câu 9. Để củng cố thể chế quân chủ chuyên chế, vào nửa đầu thế kỉ XIX nhà
Nguyễn đã
A. thực hiện chính sách đóng cửa. B. ban hành chính sách kinh tế mới.
C. tiến hành cải cách đất nước. D. tiến hành đổi mới đất nước.
Câu 10. Về kinh tế, năm 1836, vua Minh Mạng đã thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Giảm tô, giảm thuế. B. Khôi phục ruộng đất công.
C. Tiến hành tăng gia sản xuất D. Ban hành tiền giấy.
Câu 11. Nội dung nào không phản ánh đúng về bối cảnh thực hiện cuộc cải cách của
vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)?
A. Tình trạng lạm quyền của quan lại địa phương.
B. Mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt.
C. Bộ máy nhà nước chưa hoàn chỉnh.
D. Chế độ quân chủ đang trong thời kì thịnh trị.
Câu 12. Nhận xét nào sau đây là đúng về ý nghĩa cải cách hành chính của vua Minh Mạng
đối với Việt Nam hiện nay?
A. Là cơ sở để phân chia đơn vị hành chính.
B. Tinh giảm bộ máy hành chính.
C. Nâng cao hiệu quả trong quản lí nhà nước.
D. Nâng cao hiệu quả trong quản lí dân cư.
Câu 13. Biển Đông là biển thuộc khu vực nào sau đây?
A. Ấn Độ Dương. B. Thái Bình Dương.
C. Đại Tây Dương. D. Địa Trung Hải.
Câu 14. Eo Ma-lắc-ca là điểm điều tiết giao thông quan trọng bậc nhất ở châu lục nào sau đây?
A. Châu Âu. B. Châu Mĩ. C. Châu Phi. D. Châu Á.
Câu 15. Các đảo và quần đảo nào sau đây ở Biển Đông không thuộc chủ quyền của
Việt Nam?
A. Trường Sa. B. Hoàng Sa. C. Chàng Tây. D. Đông Sa.
Câu 16. Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam ngoài có vị trí chiến lược về
kinh tế, còn có vị trí chiến lược về
A. văn hóa - xã hội. B. giao thông vận tải.
C. quốc phòng - an ninh. D. khoa học - kĩ thuật.
Câu 17. Biển Đông có vị trí quan trọng trong lĩnh vực nào của ngành hàng hải quốc tế?
A. Giao thông. B. Kinh tế. C. Chính trị. D. Văn hóa.
3

Câu 18. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam
nằm ở trung tâm của Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng như thế nào?
A. Nằm trên những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng.
B. Điểm trung chuyển, trao đổi và bốc dỡ hàng hóa nội địa.
C. Điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Âu.
D. Tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Câu 19. Khu vực nào của Việt Nam không giáp với Biển Đông?
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Tây Nam. D. Đông Nam.
Câu 20. Hệ thống các cảng nước sâu và cảng trung bình được xây dựng dọc bờ Biển
Đông là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển ngành kinh tế chủ yếu nào sau đây?
A. nông nghiệp trồng lúa nước. B. thương mại hàng hải.
C. nuôi trồng thủy sản. D. khai thác tài nguyên sinh vật biển.
Câu 21. Dưới thời chúa Nguyễn thế kỉ XVII, tổ chức nào sau đây có nhiệm vụ đến khai
thác sản vật, thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
A. Đội Hoàng Sa. B. Đội Trường Sa.
C. Đội Bắc Hải. D. Cảnh sát biển.
Câu 22. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, đầu thế kỉ XVIII, tổ chức nào sau đây có
nhiệm vụ đến khai thác sản vật, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền của Việt Nam ở
khu vực Bắc Hải, đảo Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên?
A. Đội Hoàng Sa. B. Đội Trường Sa.
C. Đội Bắc Hải. D. Cảnh sát biển.
Câu 23. Nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở
Biển Đông, hình thức đấu tranh nào sau đây không được nhà nước Việt Nam áp dụng?
A. Chủ động tấn công vũ trang. B. Vũ trang tự vệ.
C. Đàm phán ngoại giao. D. Hỗ trợ ngư dân bám biển.
Câu 24. COC là cụm từ viết tắt theo tiếng Anh của văn bản pháp luật nào sau đây liên
quan đến vấn đề biển đảo mà các nước ASEAN đang xây dựng để góp phần giữ gìn hòa
bình, ổn định ở Biển Đông?
A. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. B. Luật Biển Việt Nam.
C. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. D. Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông.
Câu 25. Việc xác định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo trên biển
lại có ý nghĩa rất lớn vì?
A. Các đảo và quần đảo có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.
B. Đây là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta với vùng biển và thềm lục địa.
C. Các đảo và quần đảo có cảnh quan đa dạng với nhiều vùng vịnh, bãi cát, hang động...
D. Các đảo và quần đảo là điểm trung chuyển của tàu thuyền, trao đổi và bốc dỡ hàng hóa.
Câu 26. Theo luật Biển Việt Nam (năm 2012), khi tiến hành bắt giữ, tạm giữ tàu thuyền
nước ngoài vi phạm pháp luật, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho Bộ nào?
A. Bộ công an. B. Bộ tư pháp.
4

C. Tòa án nhân dân. D. Bộ ngoại giao.


Câu 27. Hiện nay, Việt Nam vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hợp quốc để đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo?
A. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
Câu 28. Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam
Phát triển nhiều nghành kinh tế, ngoại trừ ngành
A. công nghiệp khai khoáng. B. đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
C. giao thông hàng hải. D. giao thông đường hàng không.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ trước năm 1884, Việt Nam đã xác lập chủ quyền và quản lí đối với
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa như thế nào?
Câu 2 (1,0 điểm). Cho đoạn tư liệu sau: “Điều 4: Các bên liên quan chịu trách nhiệm giải
quyết các tranh chấp về lãnh thổ và về quyền thực thi luật pháp bằng các phương tiện hòa bình
mà không viện đến sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thông qua các cuộc tham vấn thân thiện và
những cuộc đàm phán bởi các quốc gia có chủ quyền có liên quan trực tiếp, phù hợp với những
nguyên tắc được thừa nhận phổ quát của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hợp quốc về
Luật biển năm 1982” (Trích Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được
các nước ASEAN và Trung Quốc kí ngày 4/11/2022 tại thủ đô Phnômpênh, Hà Nội). Từ đoạn
tư liệu trên em hãy:
a) Trình bày chủ trương của Việt Nam khi giải quyết các các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông?
b) Nêu một số ví dụ thực tiễn việc thực hiện chủ trương này của Việt Nam.

You might also like