You are on page 1of 9

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN CHU VĂN AN


........♥♣♥....... Hoài Nhơn, ngày 18 tháng 10 năm 2022

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN GDQP – AN KHỐI 11

I. Phần trắc nghiệm


Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng sự cần thiết ban hành luật nghĩa vụ quân sự?

A. Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam.

B. Tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

C. Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. Phục vụ mục tiêu xây dựng quân đội hùng mạnh hàng đầu khu vực châu Á.

Câu 2. Kế thừa và phát huy chế độ tình nguyện tòng quân, miền Bắc Việt Nam bắt đầu thực hiện
nghĩa vụ quân sự từ năm nào?

A. Năm 1960. B. Năm 1966. C. Năm 1976. D. Năm 1986.

Câu 3. Ở Việt Nam, chế độ nghĩa vụ quân sự được thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm nào?

A. Năm 1960. B. Năm 1966. C. Năm 1976. D. Năm 1986.

Câu 4. Cấu trúc Luật nghĩa vụ quân sự của Việt Nam bao gồm:

A. Lời giới thiệu, 10 chương, 70 điều. B. Lời nói đầu, 11 chương, 71 điều.

C. Thư ngỏ, 12 chương, 72 điều. D. Lời hiệu triệu, 13 chương, 73 điều.

Câu 5. Ở Việt Nam, theo Luật nghĩa vụ quân sự, công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự trong độ tuổi
từ

A. 15 đến 45 tuổi. B. 20 đến 50 tuổi. C. đủ 18 đến hết 45 tuổi. D. 18 đến 25 tuổi.

Câu 6. Ở Việt Nam, theo Luật nghĩa vụ quân sự quy định, độ tuổi phục vụ tại ngũ của công dân là
từ

A. Cả C và D.

B. 20 đến hết 50 tuổi.

C. đủ 18 đến hết 27 tuổi đối với công dân đã học ĐH-CĐ-TC.

D. đủ 18 đến hết 26 tuổi với công dân bình thường.


Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của quân nhân tại ngũ và quân nhân
dự bị?

A. Nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

B. Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

C. Kiên quyết bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

D. Chỉ cần chấp hành điều lệnh, điều lệ của Quân đội; không quan tâm đến luật pháp.

Câu 8. Ở Việt Nam, đối tượng nào dưới đây không được thực hiện nghĩa vụ quân sự?

A. Công dân là nam giới. B. Công dân là nữ giới.

C. Người đang bị giam giữ. D. Người theo đạo Công giáo.

Câu 9. Theo Luật nghĩa vụ quân sự, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh
sĩ là

A. 17 tháng. B. 18 tháng. C. 19 tháng. D. 24 tháng.

Câu 10. Công dân nam thuộc trường hợp nào dưới đây không được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong
thời bình?

A. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.

B. Công dân đi du học ở nước ngoài có thời gian đào tạo dưới 6 tháng.

C. Học sinh học tập theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS.

D. Học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội.

Câu 11. Công dân thuộc trường hợp nào dưới đây không được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình?

A. Con của liệt sĩ, con của thương, con bệnh binh hạng một.

B. Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ.

C. Con trai/ gái của thương – bệnh binh hạng ba.

D. Cán bộ viên chức đã phục vụ trên 24 tháng ở vùng sâu, vùng xa.

Câu 12. Hạ sĩ quan và binh sĩ khi xuất ngũ sẽ được hưởng trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp tạo việc làm
tương đương với

A. 6 tháng lương cơ bản. B. 12 tháng lương cơ bản.

C. 18 tháng lương cơ bản. D. 24 tháng lương cơ bản.


Câu 13. Hạ sĩ quan và binh sĩ khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, xuất ngũ về địa phương được
hưởng quyền lợi nào sau đây?

A. Ưu tiên trong tuyển sinh, tuyển dụng hoặc giải quyết việc làm.

B. Được cấp quyền sở hữu nhà ở và đất canh tác tại địa phương.

C. Nhận trợ cấp xuất ngũ tương đương với 12 tháng lương cơ bản.

D. Được tuyển thẳng vào tất cả các trường Đại học/ Cao đẳng.

Câu 14. Việc kiểm tra sức khỏe cho những người đăng kí nghĩa vụ quân sự lần đầu sẽ được thực
hiện khi công dân

A. 16 tuổi. B. 17 tuổi. C. 18 tuổi. D. 19 tuổi.

Câu 15. Việc kiểm tra sức khỏe cho những người đăng kí nghĩa vụ quân sự lần đầu do cơ quan nào
phụ trách?

A. Cơ quan quân sự cấp huyện (quận). B. Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện (quận).

C. Ban chỉ huy quân sự cấp huyện (quận). D. Hội đồng khám sức khỏe cấp xã (phường).

Câu 16. Cơ quan nào phụ trách việc khám sức khỏe cho những người trong diện được gọi nhập
ngũ?

A. Cơ quan quân sự cấp huyện (quận). B. Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện (quận).

C. Ban chỉ huy quân sự cấp huyện (quận). D. Hội đồng khám sức khỏe cấp xã (phường).

Câu 17. Nội dung nào không phản ánh đúng trách nhiệm của học sinh trong việc tuân thủ Luật
nghĩa vụ quân sự?

A. Học tập chính trị, quân sự, rèn luyện thể lực do trường lớp tổ chức.

B. Chấp hành quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự.

C. Đi kiểm tra sức khỏe, khám sức khỏe; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.

D. Chỉ thực hiện đăng kí nghĩa vụ quân sự khi bản thân thấy hứng thú.

Câu 18. Lãnh thổ quốc gia gồm các bộ phận cấu thành là

A. vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất, vùng trời. B. vùng đất, vùng trời, vùng biển.

C. vùng lòng đất, vùng trời, vùng nước. D. đất liền, biển, hải đảo và vùng đặc quyền kinh
tế.

Câu 19. Các yếu tố cơ bản cấu thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền là
A. lãnh thổ, tài chính, dân cư. B. dân cư, lãnh thổ, chính quyền.

C. chính quyền, dân cư, kinh tế. D. quân đội, chính quyền, dân cư.

Câu 20 . Yếu tố nào quan trọng hàng đầu và là cơ sở thực tế cho sự tồn tại của quốc gia?

A. Dân cư. B. Chính quyền. C. Lãnh thổ. D. Hiến pháp.

Câu 21. Theo Công ước Luật biển 1982, bề rộng của lãnh hải do các quốc gia tự quy định, nhưng
không vượt quá

A. 12 hải lí. B. 13 hải lí. C. 14 hải lí. D. 15 hải lí.

Câu 22. Tính từ đường cơ sở phía ngoài, lãnh hải Việt Nam rộng bao nhiêu hải lí?

A. 12 hải lí. B. 13 hải lí. C. 14 hải lí. D. 15 hải lí.

Câu 23. Theo Công ước luật biển quốc tế 1982, khu vực nào dưới đây không phải là vùng thuộc
quyền chủ quyền và quyền tài phán (quyền xét xử) của quốc gia ven biển?

A. Vùng tiếp giáp lãnh hải. B. Vùng đặc quyền kinh tế.

C. Thềm lục địa. D. Vùng biển quốc tế.

Câu 24 . Vùng nước lãnh hải là

A. vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với vùng nước nội thủy của quốc gia.

B. vùng biển được xác định bởi một bên là bờ biển và một bên là đường cơ sở.

C. toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia.

D. vùng nước thuộc các sông. Hồ, biển nội địa nằm trên khu vực biên giới quốc gia.

Câu 25. Vùng nội thủy là

A. vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với vùng nước nội thủy của quốc gia.

B. vùng biển được xác định bởi một bên là bờ biển và một bên là đường cơ sở.

C. toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia.

D. vùng nước thuộc các sông, hồ, biển nội địa nằm trên khu vực biên giới quốc gia.

Câu 26. Vùng nước biên giới là

A. vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với vùng nước nội thủy của quốc gia.

B. vùng biển được xác định bởi một bên là bờ biển và một bên là đường cơ sở.

C. toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia.
D. vùng nước thuộc các sông, hồ, biển nội địa nằm trên khu vực biên giới quốc gia.

Câu 27. Vùng nước của quốc gia là

A. vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với vùng nước nội thủy của quốc gia.

B. vùng biển được xác định bởi một bên là bờ biển và một bên là đường cơ sở.

C. toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia.

D. vùng nước thuộc các sông, hồ, biển nội địa nằm trên khu vực biên giới quốc gia.

Câu 28. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia?

A. Quốc gia có quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đất nước.

B. Quốc gia có quyền sở hữu tất cả tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình.

C. Quốc gia không được quy định chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ của mình.

D. Quốc gia có quyền lựa chọn chế độ kinh tế phù hợp nguyện vọng cộng đồng dân cư.

Câu 29. Tuyến biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc dài bao nhiêm km?

A. 1449,566 km. B. 1306 km. C. 2067 km. D. 1137 km.

Câu 30. Tuyến biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia dài bao nhiêm km?

A. 1400 km. B. 1306 km. C. 2067 km. D. 1137 km.

Câu 31. Tuyến biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Lào dài bao nhiêm km?

A. 1400 km. B. 2340 km. C. 2067 km. D. 1137 km.

Câu 32. Hiện nay, Việt Nam còn phải giải quyết việc phân định chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa với quốc gia nào?

A. Thái Lan. B. Campuchia. C. Lào. D. Trung Quốc.

Câu 33. Biên giới quốc gia trên đất liền là

A. biên giới phân chia chủ quyền lãnh thổ đất liền của một quốc gia với quốc gia khác.

B. đường phân định nội thủy, lãnh hải giữa các nước có bờ biển tiếp liền/ đối diện nhau.

C. đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải để phân cách với thềm lục địa.

D. đường biên giới trên cao để phân định vùng trời và khoảng không gian vũ trụ.

Câu 34. Đường biên giới nào được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia
trên đất liền, trên biển xuống lòng đất, độ sâu tới tâm Trái Đất?
A. Biên giới quốc gia trên đất liền. B. Biên giới quốc gia trên biển.

C. Biên giới lòng đất của quốc gia. D. Biên giới trên không của quốc gia.

Câu 35. Trên đất liền, Việt Nam có đường biên giới tiếp giáp với các quốc gia nào?

A. Trung Quốc, Hà Quốc, Nhật Bản. B. Lào, Campuchia, Trung Quốc.

C. Philippin, Mailaixia, Campuchia. D. Mianma, singapo, Thái Lan.

Câu 36. Trên biển, Việt Nam không tiếp giáp với quốc gia nào dưới đây?

A. Malaixia. B. Trung Quốc. C. Lào. D. Philippin.

Câu 37. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ biên giới quốc gia?

A. Biên giới quốc gia nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bất khả xâm phạm.

B. Bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

C. Chỉ có thể dựa vào lực lượng quân đội hùng hậu để bảo vệ biên giới quốc gia.

D. Xây dựng biên giới hữu nghị; giải quyết vấn đề biên giới bằng biện pháp hòa bình.

Câu 38. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lực lượng
tại chỗ góp phần thực hiện nhiệm vụ quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia là

A. bộ đội chủ lực. B. đồng bào các dân tộc ở biên giới.

C. nhân dân cả nước nói chung. D. lực lượng vũ trang nhân dân.

Câu 39. Phương pháp nào dưới đây không được sử dụng để cố định đường biên giới quốc gia?

A. Dùng đường phát quang. B. Cử quân đội canh gác dọc biên giới.

C. Đặt mốc quốc giới. D. Dùng tài liệu ghi lại đường biên giới.

Câu 40. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các giai đoạn thực hiện xác định biên giới
quốc gia?

A. Hoạch định biên giới quốc gia bằng điều ước quốc tế.

B. Phân giới trên thực địa (xác định đường biên giới).

C. Cắm mốc quốc giới để cố định đường biên giới.

D. Cử quân đội canh gác dọc đường biên giới.

Câu 41. Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng
A. hệ thống mốc quốc giới. B. hệ thống đường mòn.

C. hệ thống đồn biên phòng. D. hệ thống tọa độ trên hải đồ.

Câu 42. Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng

A. hệ thống mốc quốc giới. B. hệ thống đường phát quang.

C. hệ thống đồn biên phòng. D. hệ thống tọa độ trên hải đồ.

Câu 43. Biên giới quốc gia trong lòng đất

A. được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống các tọa độ trên hải đồ.

B. là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển xuống lòng đất.

C. được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.

D. là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển lên vùng trời.

Câu 44. Biên giới quốc gia trên không

A. được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống các tọa độ trên hải đồ.

B. là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển xuống lòng đất.

C. được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.

D. là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển lên vùng trời.

Câu 45. Bờ biển lục địa của Việt Nam dài bao nhiêu km?

A. 3260 km. B. 4510 km. C. 1360 km. D. 2500 km.

Câu 46. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài bao nhiêu km?

A. 3260 km. B. 4510 km C. 4926,566 km. D. 2500 km.

II. Phần tự luận:


Câu 1: Nêu sự cần thiết ban hành Luật nghĩa vụ quân sự?
Câu 2: Trách nhiệm của học sinh trong việc chấp hành và thực hiện luật NVQS?
Câu 3: Khái niệm Lãnh thổ quốc gia ? Khái niệm Biên giới quốc gia?
Câu 4: Nêu nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia?
Câu 5: Ô nhiểm môi trường là gì? Trách nhiệm của bản thân làm gì trong việc phòng chống ô
nhiểm môi trường trong trường THPT chuyên Chu Văn An?
………………………………………………Hết………………………………………………….
Câu 1:
-  Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân.
- Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ tổ
quốc.
- Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Câu 2:
- Học tập chính trị, quân sự, rèn luyện thể lực do trường lớp tổ chức.
- Chấp hành quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự.
- Đi kiểm tra sức khỏe và khám sức khỏe.
- Chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ.
Câu 3:
- Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất
và vùng nước cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của mỗi quốc
gia nhất định.
- Biên giới quốc gia là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất
liền, các đảo, các quần đảo, vùng biển, lòng đất, vùng trời của một nước.
Câu 4:
Lãnh thổ quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn riêng biệt của một quốc gia.
- Quốc gia có quyền tự lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với cộng đồng cư
dân sồng trên lãnh thổ mà không có sự can thiệp áp đặt dưới bất kì hình thức nào từ bên ngoài.
- Quốc gia có quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải cách
kinh tế, xã hội phù hợp với đặc điểm quốc gia. Các quốc gia khác các tổ chức quốc tế phải có nghĩa
vụ tôn trọng sự lựa chọn đó.
- Quốc gia tự quy định chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ.
- Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ của mình.
- Quốc gia thực hiện quyền tài phán (xét xử) đối với những người thuộc phạm vi lãnh thổ của mình
(trừ những trường hợp pháp luật quốc gia, hoặc điều ước quốc tế mà quốc gia đó tham gia là thành
viên có quy định khác).
- Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp đối với những công ty đầu tư trên
lãnh thổ mình.
- Quốc gia có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo lãnh tổ quốc gia theo nguyên tắc chung quốc tế, có
quyền thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ.
Câu 5:
- Ô nhiễm môi trường là 1 hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, cùng với nó là các tính chất vật
lý, sinh học, hóa học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe của con người và các sinh
vật khác trong tự nhiên.
- Trách nhiệm của bản thân cần thực hiện để phòng chống ô nhiễm môi trường trong trường THPT
Chuyên Chu Văn An:
+ Nghiêm túc thực hiện và chấp hành các quy định về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường.
+ Tích cực tham gia vào các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại trường.
+ Tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường.
+ Chống lại và không tiếp tay các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường.
+ Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.
+ Hạn chế sử dụng túi nilon.
+ Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt.

You might also like