You are on page 1of 18

LÃNH THỔ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Câu 1: Lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia bao
gồm những bộ phận nào?
A. Vùng đất; vùng nước; vùng trời trên vùng đất, vùng nước; lòng đất dưới chúng
B. Vùng đất; vùng trời trên vùng đất; lòng đất dưới chúng
C. Vùng đất; vùng nước; vùng trời trên vùng đất; lòng đất dưới chúng
D. Vùng đất; vùng trời; lòng đất dưới chúng
Câu 2: Lãnh thổ quốc gia được cấu thành gồm những vùng nào?
A. Vùng đất; vùng trời; vùng tiếp giáp lãnh hải
B. Vùng đất; vùng trời; vùng lãnh hải; vùng thềm lục địa
C. Vùng đất; vùng trời; vùng đặc quyền kinh tế
D. Vùng đất; vùng nước; vùng trời; vùng lòng đất
Câu 3: Vùng lòng đất quốc gia là:
A. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia
B.. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia
C Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng đảo thuộc chủ quyền quốc gia
D. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia
Câu 4: Vùng trời quốc gia là:
A. Không gian bao trùm trên vùng đất quốc gia
B. Không gian bao trùm trên vùng đất, vùng đảo quốc gia
C. Không gian bao trùm trên vùng đất, vùng nước quốc gia
D. Không gian bao trùm trên vùng đảo và vùng biển quốc gia
Câu 5: Vùng nước quốc gia bao gồm:
A. Vùng nước nội địa, vùng nội thủy, vùng nước lãnh hải
B. Vùng nước nội địa, vùng nước biên giới
C. Vùng nước nội địa, vùng nước biên giới, vùng nội thủy, vùng nước lãnh hải
D. Vùng nước nội địa, vùng nước lãnh hải
Câu 6: Vùng lãnh hải rộng bao nhiêu hải lý và tính từ đâu?
A. 12 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
B. 24 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
C. 12 hải lí tính từ vùng đặc quyền kinh tế
D. 12 hải lí tính từ đường bờ biển
Câu 7: Vùng nội thủy là vùng nước:
A. Nằm ngoài đường cơ sở
B. Bên trong đường cơ sở
C. Nằm trong vùng lãnh hải
D. Dùng để tính chiều rộng lãnh hải
Câu 8: Vùng đất của quốc gia bao gồm:
A. Vùng đất lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia
B. Toàn bộ vùng đất lục địa và các quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia
C. Toàn bộ vùng đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia
D. Vùng đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia
Câu 9: Vùng nước nội địa của quốc gia bao gồm:
A. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm trên khu vực biên giới
B. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm tại khu vực cửa biển
C. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm ngoài khu vực biên giới
D. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm trên vùng đất liền
Câu 10: Vùng trời quốc gia được quy định như thế nào?
A. Mỗi quốc gia trên thế giới có quy định khác nhau
B. Các quốc gia đều thống nhất cùng một độ cao
C. Phụ thuộc vào khả năng bảo vệ của tên lửa phòng không quốc gia
D. Độ cao vùng trời quốc gia ngoài khu vực khí quyển của Trái Đất
Câu 11: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền gì?
A. Tuyệt đối và riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của quốc gia đó
B. Hoàn toàn, riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của quốc gia
đó
C. Tối cao, tuyệt đối và hoàn toàn riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ và
trên lãnh thổ của quốc gia đó
D. Tuyệt đối của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của quốc gia đó
Câu 12: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là
A. Văn hóa, là ý chí của dân tộc
B. Thể hiện tính nhân văn của dân tộc
C. Truyền thống của quốc gia, dân tộc
D. Quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của quốc gia
Câu 13: Xác định biên giới quốc gia trên đất liền bằng cách nào?
A. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống sông suối
B. Đánh dấu trên thực địa bằng làng bản nơi biên giới
C. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới
D. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống tọa độ
Câu 14: Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, phía ngoài vùng lãnh hải còn
có những vùng biển nào?
A. Vùng nội thủy, vùng kinh tế , vùng đặc quyền và thềm lục địa
B .Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế , vùng thềm lục địa
C. Khu vực biên giới, vùng đặc khu kinh tế và thềm lục địa
D. Vùng biên giới trên biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
Câu 15: Nội dung nào sau đây về các vùng biển không đúng với quy định của
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển?
A. Vùng thềm lục địa cách phía ngoài đường cơ sở 200 hải lí
B. Vùng đặc quyền kinh tế cách phía ngoài đường cơ sở 200 hải lí
C. Vùng đặc quyền kinh tế cách vùng lãnh hải 200 hải lí
D. Ranh giới ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải cách đường cơ sở 24 hải lí
Câu 16: Một trong những nội dung chủ quyền của quốc gia trên lãnh thổ quốc gia
là:
A. Quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế
B. Không được tự do lựa chọn lĩnh vực kinh tế
C. Do các thế lực bên ngoài can thiệp vào nội bộ
D. Do có sự chi phối bởi các nước trong khu vực
Câu 17: Biến Đông tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào?
A. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philipin
B. Singgapo, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Philipin
C. Úc, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia
D. Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philipin, Đài loan
Câu 18: Biến Đông được bao bọc bởi những quốc gia và vùng lãnh thổ nào?
A. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Philipin
B. Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Singgapo, Malaysia, Indonesia,
Brunei, Philipin, Đài Loan
C. Úc, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Đài Loan
D. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philipin
Câu 19: Một trong những nội dung về chủ quyền biên giới quốc gia là gì?
A. Là chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia đối với lãnh thổ
B. Chủ quyền toàn diện của quốc gia đối với lãnh thổ
C. Là chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với lãnh thổ
D. Thuộc chủ quyền toàn diện của quốc gia đối với lãnh thổ
Câu 20: Một trong các phương pháp cố định đường biên giới quốc gia là gì?
A. Xây dựng làng biên giới
B. Xây tường mốc biên giới
C. Đặt mốc quốc giới
D. Xây dựng ranh giới quốc giới
Câu 21: Các quốc gia khác có quyền gì ở vùng lãnh hải của quốc gia ven biển?
A. Tự do hàng hải
B. Tự do sử dụng
C. Không được phép đi qua
D. Đi qua không gây hại
Câu 22: Các quốc gia khác có quyền gì ở vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven
biển?
A. Tự do hàng hải
B. Đi qua không gây hại
C. Không được phép đi qua
D. Được phép, nhưng hạn chế việc đi qua
Câu 23: Xác định biên giới quốc gia trên đất liền giữa các nước có chung đường
biên giới như thế nào?
A. Được hoạch định phân giới cắm mốc theo ý đồ của nước lớn
B. Phân giới cắm mốc thông qua hành động quân sự
C. Được hoạch định phân giới cắm mốc thông qua tranh chấp
D. Được hoạch định phân giới cắm mốc thông qua đàm phán thương lượng
Câu 24: Xây dựng khu vực biên giới quốc gia vững mạnh toàn diện gồm nội dung
gì?
A. Vững mạnh về văn hóa, khoa học kĩ thuật, du lịch và dịch vụ
B. Vững mạnh về chính trị, kinh tế - xã hội và quốc phòng – an ninh
C. Mạnh về tư tưởng - văn hóa, trồng cây gây rừng, phát triển kinh tế
D. Mạnh về quân sự - an ninh, văn hóa, du lịch
Câu 25: Nội dung nào sau đây không đúng với những quan điểm của Đảng nhà
nước ta về bảo vệ biên giới quốc gia?
A. Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm
B. Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của nhà nước và là trách
nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
C. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia
bằng biện pháp hòa bình
D. Phải tăng cường sức mạnh quân sự, sẵn sàng bảo vệ biên giới
Câu 26: Nước ta dùng phương pháp nào là chủ yếu để cố định đường biên giới
quốc gia?
A. Đặt mốc quốc giới và dùng tài liệu ghi lại đường biên giới
B. Phát quang đường biên giới và dùng tài liệu ghi lại đường biên giới
C. Đặt mốc quốc giới và phát quang đường biên giới
D. Đánh dấu bằng các tọa độ và phát quang đường biên giới
Câu 27: Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia không
bao gồm nội dung nào sau đây?
A. Xây dựng khu vực biên giới quốc gia vững mạnh toàn diện
B. Vận động quần chúng nhân dân ở biên giới tham gia tự quản đường biên
C. Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh
D. Tăng cường hoạt động ngoại giao khu vực biên giới
Câu 28: Xác định biên giới quốc gia trên biển bằng cách nào và ở đâu?
A. Hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía trong của lãnh
hải
B.. Hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài
của lãnh hải
C Hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài của vùng
tiếp giáp lãnh hải
D. Hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài của vùng
nội thủy
Câu 29: Mối quan hệ giữa quốc gia và lãnh thổ như thế nào?
A. Lãnh thổ quốc gia được hình thành, xác lập từ quốc gia
B. Lãnh thổ được hình thành, tồn tại trong phạm vi quốc gia
C. Quốc gia hình thành, tồn tại và phát triển cùng với lãnh thổ
D. Quốc gia được hình thành, tồn tại, phát triển trong phạm vi lãnh thổ

KỸ THUẬT SỬ DỤNG LỰU ĐẠN


Câu 30: Lựu đạn là loại vũ khí gì
A. Dùng để đánh gần, trang bị cho từng người trong chiến đấu
B. Có hỏa lực rất mạnh, hủy diệt sinh lực đối phương
C. Có khả năng phá hủy tất cả các loại vũ khí khác
D. Là phương tiện dùng để gây sát thương
Câu 31: Lựu đạn là loại vũ khí được chế tạo như thế nào?
A. Có nhiều bộ phận, sử dụng phức tạp
B. Cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, sử dụng thuận tiện
C. Cấu tạo phức tạp nhưng sử dụng dễ dàng
D. Có nhiều tác dụng, sử dụng với nhiều mục đích
Câu 32: Lựu đạn là loại vũ khí khi sử dụng có khả năng gì?
A. Tiêu diệt các phương tiện ở sâu dưới nước
B. Dùng để tiêu diệt các phương tiện trên không
C. Hủy diệt lớn sinh lực đối phương
D. Sát thương sinh lực đối phương
Câu 33: Lựu đạn Φ1 Việt Nam, khi sử dụng chủ yếu sát thương sinh lực địch bằng
gì?
A. Hơi thuốc nổ
B. Các viên bi nhỏ
C. Mảnh gang vụn
D. Mảnh sắt vụn
Câu 34: Bán kính sát thương của lựu đạn Φ1 là bao nhiêu m?
A. 4m
B. 5m
C. 6m
D. 7m
Câu 35: Khối lượng toàn bộ của lựu đạn Φ1 Việt Nam là bao nhiêu gam?
A. 440 gam
B. 450 gam
C. 460 gam
D. 470 gam
Câu 36: Cấu tạo lựu đạn Φ1 Việt Nam gồm những bộ phận nào?
A. Thân lựu đạn, bộ phận gây nổ lắp vào thân và hạt nổ
B. Thân lựu đạn, cán lựu đạn và bộ phận gây nổ lắp vào thân
C. Thân lựu đạn và bộ phận gây nổ lắp vào thân
D. Thân, bộ phận gây nổ lắp vào thân và đuôi lựu đạn
Câu 37: Vỏ lựu đạn Φ1 Việt Nam làm bằng chất liệu gì?
A. Sắt
B. Gang
C. Thép
D. Nhựa tổng hợp
Câu 38: Bên trong vỏ lựu đạn Φ1 Việt Nam chứa gì?
A. Nhiều viên bi
B. Thuốc cháy
C. Thuốc nổ TNT
D. Thuốc gây nổ
Câu 39: Lựu đạn cần 97 Việt Nam, thời gian thuốc cháy chậm cháy bao nhiêu
giây?
A. Từ 2,9 - 3,9s
B. Từ 3,0 - 4,0s
C. Từ 3,1 - 4,1s
D. Từ 3,2 - 4,2s
Câu 40: Lựu đạn cần 97 Việt Nam có khối lượng toàn bộ là bao nhiêu gam?
A. 440 gam
B. 450 gam
C. 460 gam
D. 470 gam
Câu 41: Quy tắc sử dụng lựu đạn thật có một nội dung nào sau đây?
A. Biết cách ném trong kiểm tra ném lựu đạn trúng đích
B. Nắm vững tính năng chiến đấu, cấu tạo và thành thạo động tác sử dụng lựu đạn
C. Biết cách rút chốt an toàn làm cho lựu đạn nổ
D. Nắm chắc cách đánh giá thành tích trong ném lựu đạn trúng đích
Câu 42: Chỉ sử dụng lựu đạn thật trong trường hợp nào?
A. Khi luyện tập chiến thuật
B. Khi người sử dụng thấy cần thiết
C. Khi có lệnh của người chỉ huy
D. Khi học tập về nội dung lựu đạn
Câu 43: Quy định sử dụng lựu đạn thật như thế nào?
A. Trong luyện tập phải cẩn thận khi sử dụng
B. Được sử dụng ở khu vực đông người, nhưng phải tháo kíp nổ
C. Được sử dụng trong luyện tập, nhưng phải cố định chốt an toàn
D. Cấm sử dụng trong luyện tập
Câu 44: Khi ném lựu đạn, người ném buông lựu đạn ra khỏi tay khi nào là đúng
thời cơ nhất?
A. Cánh tay vung lên ở góc độ cao nhất
B. Cánh tay phải hợp với mặt phẳng ngang 45o
C. Thân người hợp với mặt phẳng ngang 45o
D. Cánh tay phải hợp với mặt phẳng ngang 90o
Câu 45: Đặc điểm về mục tiêu của ném lựu đạn trúng đích là gì?
A. Có vòng không tính điểm
B. Tính điểm nhưng không có vòng
C. Có vòng tính điểm
D. Như mục tiêu bài bắn súng tiểu liên AK
Câu 46: Bài kiểm tra ném lựu đạn trúng đích có cự li bao nhiêu m?
A. Nam 25m, nữ 20m
B. Nam 30m, nữ 25m
C. Nam 35m, nữ 30m
D. Nam 40m, nữ 35m
Câu 47: Ném lựu đạn trúng đích có mấy vòng tròn đích, bán kính mỗi vòng bao
nhiêu m?
A. Ba vòng trên bán kính 1m, 2m, 3m
B. Ba vòng trên bán kính 2m, 3m, 4m
C. Ba vòng trên bán kính 3m, 4m, 5m
D. Ba vòng trên bán kính 4m, 5m, 6m
Câu 48: Người ném lựu đạn thật phải căn cứ vào đâu để xác định tư thế, động tác
ném phù hợp?
A. Điều kiện tính hình ta và địa vật
B. Căn cứ tình hình ta và địch
C. Tùy theo điều kiện địa hình, địa vật, tình hình địch
D. Tùy theo điều kiện thời tiết, khí hậu
Câu 49: Trong quy tắc giữ gìn và sử dụng, lựu đạn được cất giữ ở đâu?
A. Nơi quy định, khô ráo, thoáng gió
B. Nơi quy định, kín đáo, ngầm sâu dưới đất
C. Không quy định cụ thể, nhưng phải bí mật
D. Không quy định, nhưng thường để nơi có độ ẩm phù hợp
Câu 50: Trong quá trình vận chuyển, giữ gìn lựu đạn cần lưu ý gì?
A. Phải kiểm tra chốt an toàn lựu đạn xong mới được vận chuyển
B. Không để rơi, không va chạm mạnh
C. Phải kiểm tra cẩn thận khi vận chuyển cùng thuốc nổ
D. Động tác nhẹ nhàng khi tung, ném trong vận chuyển

LUẬT NGHĨAVỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HS


Câu 51: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân Việt Nam là:
A. Vô cùng thiêng liêng
B. Thiêng liêng và quyền cao quý của công dân
C. Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân
D. Bổn phận của mọi công dân.
Câu 52: Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là mấy
tháng?
A. 16 tháng
B. 18 tháng
C. 21 tháng
D. 24 tháng
Câu 53: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2016 thì công dân nam đủ
bao nhiêu tuổi phải đến cơ quan quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu
tiên?
A. 16 tuổi
B. 17 tuổi
C. 18 tuổi
D. 19 tuổi.
Câu 54: Những công dân nào được hoãn nhập ngũ trong thời bình?
A. Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe
B. Là công nhân đang thi công, công trình trọng điểm của nhà nước
C. Làm công tác bảo vệ cho một cơ quan trung ương
D. Có bố hoặc mẹ đang nằm điều trị tại bệnh viện
Câu 55: Những công dân nào được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình?
A. Là con liệt sĩ, thương binh hạng 1 và bệnh binh hạng 1.
B. Là lao động duy nhất trong gia đình.
C. Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước.
D. Đang học ở các trường phổ thông, trường đại học.
Câu 56: Những trường hợp nào sau đây được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự?
A. Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng những người trong gia đình.
B. Giáo viên, thanh niên xung phong đang làm việc tại vùng sâu vùng xa.
C. Người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo danh
mục bệnh tật do Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
D. Học sinh, sinh viên các trường phổ thông, trường trung học dạy nghề, trường trung
học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, đại học.
Câu 57: Việc kiểm tra sức khỏe cho quân nhân dự bị do cơ quan y tế cấp nào phụ
trách?
A. Bệnh xá cấp xã.
B. Cơ quan y tế cấp huyện và tương đương
C. Quân y cấp trung đoàn.
D. Cơ quan y tế cấp tỉnh hoặc tương đương
Câu 58: Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ từ tháng thứ mấy thì được hưởng thêm 250%
phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng?
A. Từ tháng thứ 22
B. Từ tháng thứ 25
C. Từ tháng thứ 27
D. Từ tháng thứ 30
Câu 59: Hạ sĩ quan và binh sĩ khi xuất ngũ được hưởng những khoản trợ cấp nào
sau đây?
A. Tiền hao mòn tuổi thanh xuân
B. Trợ cấp đất ở, nhà ở
C. Trợ cấp tạo việc làm do Chính phủ quy định
D. Trợ cấp khó khăn cho gia đình và bản thân
Câu 60: Việc chuẩn bị cho nam thanh niên đủ 17 tuổi nhập ngũ gồm những nội
dung nào?
A. Học tập chính trị, huấn luyện quân sự
B. Huấn luyện quân sự và diễn tập
C. Đăng kí nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khỏe
D. Kết nạp Đảng hoặc kết nạp Đoàn cho thanh niên
Câu 61: Hạ sĩ quan và binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự xuất ngũ về địa
phương được hưởng quyền lợi nào sau đây?
A. Ưu tiên trong tuyển sinh, tuyển dụng hoặc giải quyết việc làm
B. Được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
C. Được đơn vị cho đi nghỉ mát, du lịch theo yêu cầu
D. Được chọn vào học một trường đại học mà mình yêu cầu
Câu 62: Hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ thì bố, mẹ, vợ và con được hưởng những
chế độ gì?
A. Cấp nhà ở, đất ở cho bố mẹ theo quy định
B. Được khám bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế nếu không thuộc đối tượng tham gia
bảo hiểm y tế bắt buộc
C. Được trợ cấp tiền tàu xe và bố trí nơi ăn nghỉ khi đến thăm đơn vị
D. Được miễn đóng thuế nhà đất theo quy định của Chính phủ
Câu 63: Những trường hợp nào sau đây được hoãn nhập ngũ trong thời bình?
A. Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Bộ
B. Có anh chị em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ
C. Là lao động chính trong gia đình
D. Có anh, chị em ruột là sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam
Câu 64: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là:
A. Việc làm thường xuyên của mọi công dân
B. Là trách nhiệm quan trọng của mỗi công dân
C. Là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân
D. Là quyền lợi chính trị của mỗi công dân
Câu 65: Đối tượng nào sau đây phải tham gia nghĩa vụ quân sự?
A. Mọi công dân Việt Nam từ 18 đến 25 tuổi
B. Học sinh, sinh viên Việt Nam từ 20 đến 25 tuổi
C. Tất cả thanh niên Việt Nam từ 18 đến 25 tuổi
D. Nam thanh niên Việt Nam từ 18 đến 25 tuổi
Câu 66: Đối tượng công dân nào sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình?
A. Thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện đã phục vụ từ 24 tháng trở lên
ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn do Chính phủ
quy định.
B. Học sinh, sinh viên hết thời hạn học tập tại trường một khóa học.
C. Học sinh, sinh viên tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ 12 tháng
trở lên
D. Sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ 12
tháng trở lên

Súng Bộ Binh AK

Câu 67: Súng tiểu liên AK sử dụng đạn kiểu nào do Trung Quốc sản xuất?
A. Kiểu 1930
B. Kiểu 1943
C. Kiểu 1956
D. Kiểu 1947
Câu 68: Việt Nam gọi chung đạn của súng tiểu liên AK là gì?
A. Đạn K43
B. Đạn K47
C. Đạn K56
D. Đạn K59
Câu 69: Khi lắp dủ đạn, hộp tiếp đạn của súng tiểu liên AK chứa được bao nhiêu
viên đạn?
A. 10 viên
B. 30 viên
C. 50 viên
D. 60 viên
Câu 70: Tầm bắn của súng tiểu liên AK ghi trên thước ngắm là bao nhiêu m?
A. 1000 m
B. 800 m
C. 600 m
D. 400 m
Câu 71: Tốc độ đầu của đầu đạn súng tiểu liên AK là bao nhiêu m/s ?
A. 710m/s
B. 735m/s
C. 725m/s
D. 715m/s
Câu 72: Súng tiểu liên AK khi bắn liên thanh, trong một phút có thể bắn được bao
nhiêu viên đạn?
A. 100 viên
B. 150 viên
C. 200 viên
D. 300 viên
Câu 73: Súng tiểu liên AK khi bắn phát một, trong một phút có thể bắn được bao
nhiêu viên đạn?
A. 35 viên
B. 40 viên
C. 50 viên
D. 55 viên
Câu 74: Khối lượng của súng tiểu liên AK không có đạn là bao nhiêu kg?
A. 3,8kg
B. 4,3kg
C. 3,1kg
D. 3,3kg
Câu 75: Một trong các nội dung qui tắc tháo, lắp súng tiểu liên AK là gì?
A. Phải nắm chắc nguyên lý chuyển động của súng
B. Phải nắm chắc cấu tạo của súng
C. Hiểu rõ tính năng kỹ, chiến thuật của súng
D. Nắm vững qui tắc bảo quản, giữ gìn súng
Câu 76: Trước khi tháo, lắp súng tiểu liên AK phải thực hiện nghiêm qui tắc nào?
A. Lau chùi súng sạch sẽ
B. Kiểm tra nòng súng và buồng đạn
C. Phải khám súng
D. Kiểm tra hộp tiếp đạn và số lượng đạn
Câu 77: Cỡ nòng súng tiểu liên AK là bao nhiêu mm?
A. 7,56mm
B. 7,62mm
C. 76,2mm
D. 7,26mm

Cấp cứu chuyển thương

Câu 78: Mục đích của cầm máu tạm thời vết thương không có nội dung nào sau
đây?
A. Nhanh chóng làm ngừng chảy máu bằng những biện pháp đơn giản
B. Hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu
C. Góp phần cứu sống tính mạng người bị nạn, tránh các tai biến nguy hiểm
D. Làm giảm đau đớn cho nạn nhân
Câu 79: Nội dung nào sau đây không đúng với nguyên tắc cầm máu tạm thời vết
thương?
A. Phải khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu
B. Phải xử trí đúng chỉ định theo tính chất của vết thương
C. Phải hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu
D. Phải đúng quy trình kỹ thuật
Câu 80: Chảy máu động mạch có đặc điểm gì?
A. Máu đỏ tươi chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương ra ngoài
B. Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại chỗ bị thương, lượng máu vừa phải
C. Máu đỏ thẫm, thấm tại chỗ bị thương, lượng máu ít hoặc rất ít
D. Máu đỏ tươi, nhanh chóng hình thành cục máu bít mạch máu bị tổn thương
Câu 81: Băng chèn được sử dụng cho vết thương nào?
A. Động mạch
B. Tĩnh mạch
C. Mao mạch
D. Phần mền
Câu 82: Nội dung nào sau đây không phải là tổn thương do gãy xương?
A. Xương bị gãy rạn, gãy rời thành 2 hay nhiều mảnh
B. Mất tri giác, cảm giác và vận động, hệ bài tiết ngừng hoạt động
C. Da, cơ bị giập nát nhiều, có thể tổn thương mạc máu và dây thần kinh
D. Rất dễ gây choáng do đau đớn, mất máu và nhiễm trùng do ô nhiễm
Câu 83: Nội dung nào sau đây không phải là mục đích của cố định tạm thời xương
gãy?
A. Làm giảm đau đớn, cầm máu tại vết thương
B. Làm cho nạn nhân có thể vận động lại bình thường
C. Giữ cho đầu xương tương đối yên tĩnh
D. Phòng ngừa các biến chứng: choáng, tổn thương thứ phát, nhiễm khuẩn
Câu 84: Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy không có nội dung nào dưới đây?
A. Nẹp cố định phải cố định được cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy
B. Không đặt nẹp cứng sát vào chi, phải đệm lót bằng bông mỡ, gạc
C. Phải có phiếu cố định tạm thời xương gãy, có ký hiệu ưu tiên vận chuyển
D. Không co kéo nắn chỉnh ổ gãy, băng cố định nẹp vào chi phải chắc chắn
Câu 85: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ngạt thở?
A. Do ngạt nước (đuối nước)
B. Bị vùi lấp do sập hầm, đổ nhà…
C. Do ăn phải các chất độc
D. Do hít phải chất độc
Câu 86: Thổi ngạt cho nạn nhân bị ngạt thở với nhịp độ bao nhiêu ?
A. 10 - 15 lần/phút
B. 15- 20 lần/phút
C. 20- 25 lần/phút
D. 25- 30 lần/phút
Câu 87: Ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân tim đã ngừng đập, với nhịp độ bao
nhiêu?
A. 30 – 40 lần/phút
B. 40 – 50 lần/phút
C. 50 – 60 lần/phút
D. 60 – 70 lần/phút

You might also like