You are on page 1of 9

Câu 1.

Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở được gọi là
A. nội thủy.
B. lãnh hải.
C. vùng tiếp giáp lãnh hải.
D. thềm lục địa.
Câu 2. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh
giới ngoài của lãnh hải, được gọi là
A. nội thủy.
B. vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. vùng đặc quyền kinh tế.
D. thềm lục địa.
Câu 3. Vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên
toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến
mép ngoài của rìa lục địa, được gọi là
A. nội thủy.
B. vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. vùng đặc quyền kinh tế.
D. thềm lục địa.
Câu 4. “Vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt
nước” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Đảo.
B. Quần đảo.
C. Nội thủy.
D. Lãnh hải.
Câu 5. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm:
A. đất liền và hải đảo.
B. vùng biển và vùng trời.
C. vùng đất, vùng trời và hải đảo.
D. đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục tiêu của Đảng về Chiến lược bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới?
A. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
B. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
C. Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người.
Câu 7. Một trong những quan điểm chỉ đạo của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới là:
A. coi ngoại lực là nhân tố quyết định mọi thắng lợi, thành công.
B. kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
C. chỉ chú trọng xây dựng sức mạnh của đất nước về văn hóa - xã hội.
D. kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược: kháng chiến và kiến quốc.
Câu 8. Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác
bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là
A. đối tác.
B. đối tượng.
C. kẻ thù.
D. đối thủ.
Câu 9. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 bao gồm
A. 320 điều và 9 phụ lục.
B. 7 chương với 55 điều.
C. 9 chương với 62 điều.
D. 36 điều và 8 phụ lục.
Câu 10. Theo quy định trong Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng biển Việt Nam gồm bao
nhiêu bộ phận?
A. 3 bộ phận.
B. 4 bộ phận.
C. 5 bộ phận.
D. 6 bộ phận.
Câu 11. Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng
A. hệ tọa độ trên đất liền.
B. các tọa độ trên hải đồ.
C. hệ thống mốc quốc giới.
D. một mốc quốc giới duy nhất.
Câu 12. “Mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên
vùng trời” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Biên giới quốc gia trên biển.
B. Biên giới quốc gia trên không.
C. Biên giới quốc gia trên đất liền.
D. Biên giới quốc gia trong lòng đất.
Câu 13. Trong bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam, pháp luật Việt Nam không nghiêm
cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia.
B. Vận chuyển qua biên giới quốc gia các văn hoá phẩm độc hại.
C. Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia.
D. Xâm canh, xâm cư; phá hoại công trình ở khu vực biên giới.
Câu 14. Ngày 03 tháng 3 hằng năm là ngày truyền thống của lực lượng nào sau đây?
A. Bộ đội Biên phòng Việt Nam.
B. Quân đội nhân dân Việt Nam.
C. Công an nhân dân Việt Nam.
D. Hải quân nhân dân Việt Nam.
Câu 15. Việt Nam có đường biên giới chung trên đất liền với những quốc gia nào?
A. Lào, Thái Lan, Philíppin.
B. Mianma, Malaixia, Inđônêxia.
C. Lào, Campuchia, Thái Lan.
D. Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Câu 16. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng
biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở, được gọi là
A. nội thủy.
B. vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. vùng đặc quyền kinh tế.
D. thềm lục địa.
Câu 17. Ranh giới ngoài thềm lục địa cách đường cơ sở không quá
A. 350 hải lí.
B. 200 hải lí.
C. 12 hải lí.
D. 10 hải lí.
Câu 18. “Mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển
xuống lòng đất” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Biên giới quốc gia trên biển.
B. Biên giới quốc gia trên không.
C. Biên giới quốc gia trên đất liền.
D. Biên giới quốc gia trong lòng đất.
Câu 19. Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tình huống: Nhà bạn A Páo ở khu vực biên giới. Hằng ngày A Páo đi chăn trâu sau giờ học.
Khu vực gần nhà hết cỏ, A Páo phải lùa trâu ra sát bìa rừng, nơi có cột mốc biên giới. Bên kia
cột mốc có bãi cỏ xanh tốt, A Páo định lùa trâu sang đó, hễ trâu ăn no là quay về Việt Nam ngay.
Câu hỏi: Trong trường hợp này, nếu là bạn thân của A Páo, em nên lựa chọn cách ứng xử nào
sau đây?
A. Mặc kệ, vì đó không phải là việc của mình.
B. Khuyến khích A Páo nên thực hiện hành vi đó.
C. Khuyên A Páo không nên thực hiện hành vi đó.
D. Cùng với A Páo lùa trâu sang bên kia biên giới.
Câu 20. Ở Việt Nam, Ngày biên phòng toàn dân được tổ chức vào
A. ngày 3/3 hằng năm.
B. ngày 18/3 hằng năm.
C. ngày 22/12 hằng năm.
D. ngày 7/5 hằng năm.
Câu 21. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của công dân trong việc quản
lí, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia?
A. Chấp hành các quy định của pháp luật về biên giới quốc gia.
B. Xây dựng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
C. Vận chuyển qua biên giới những văn hóa phẩm độc hại.
D. Tham gia phong trào tự quản đường biên, mốc quốc giới.
Câu 22. Theo quy định trong Luật Biển Việt Nam năm 2012: vùng biển quốc tế là tất cả các
vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không
bao gồm
A. vùng nội thủy và tiếp giáp lãnh hải.
B. lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. thềm lục địa và lòng đất dưới đáy biển.
D. đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
Câu 23. Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là
A. Hoàng Sa và Thổ Chu.
B. Hoàng Sa và Trường Sa.
C. Trường Sa và Phú Quý.
D. Thổ Chu và Phú Quý.
Câu 24. Khu vực biên giới gồm;
A. Khu vực biên giới đất liền, trên biển và trên không
B. Khu vực biên giới đất liền, trên biển
C. Khu vực biên giới đất liền, lòng đất
D. Khu vực biên giới đất liền, trên biển, trên không và lòng đất
Câu 25. Luật Biển Việt Nam có hiệu lực thi hành ngày nào?
A. 21/06/2012
B. 23/06/2012
C. 01/01/2013
D. 25/06/2013
Câu 26. Chủ quyền lãnh thổ là?
A. Quyền sinh sống và làm việc trong lãnh thổ của mình
B. Quyền để quốc gia ban hành pháp luật và thực thi nó
C. Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình
D. Quyền tối cao của quốc gia để quản lý dân cư trong lãnh thổ.
Câu 27. Có bao nhiêu quan điểm trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới.
A. 5 quan điểm
B. 6 quan điểm
C. 7 quan điểm
D. 8 quan điểm
Câu 28. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm thực hiện?
A. Đấu tranh chống xâm phạm chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia.
B. Tích cực học tập nghiên cứu về chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia Việt Nam
C. Xê dịch, làm lệch hướng đi của đường biên giới quốc gia.
D. Không thực hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua khu vực biên giới.
Câu 29. Vùng biển Việt Nam gồm?
A. 5 nội dung
B. 6 nội dung
C. 7 nội dung
D. 8 nội dung
Câu 30 Nội dung nào sau đây không thuộc vùng biển Việt Nam?
A. Nội thủy
B. Quyền chủ quyền quốc gia
C. Quyền tài phán quốc gia
D. Ranh giới đất liền
Câu 31. Những đối tượng nào sau đây được quyền đăng kí nghĩa vụ quân sự?
A. Công dân nam từ đủ 17 tuổi và công dân nữ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Người bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
C. Công dân đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ.
D. Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Câu 32. Ban Chỉ huy quân sự cấp xã chuyển Lệnh gọi đăng kí nghĩa vụ quân sự đến công dân cư
trú tại địa phương trước thời hạn đăng kí nghĩa vụ quân sự bao nhiêu ngày?
A. 8 ngày.
B. 9 ngày.
C. 10 ngày.
D. 11 ngày.
Câu 33. Độ tuổi được gọi nhập ngũ của công dân Việt Nam là
A. từ đủ 20 đến hết 25 tuổi.
B. từ đủ 21 đến hết 27 tuổi.
C. từ đủ 18 đến hết 25 tuổi.
D. từ đủ 17 đến hết 27 tuổi.
Câu 34. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiêu chuẩn được gọi nhập ngũ của công dân
Việt Nam?
A. Có lí lịch rõ ràng.
B. Đủ sức khỏe phụ vụ tại ngũ.
C. Tuân thủ pháp luật của nhà nước.
D. Không yêu cầu trình độ văn hóa.
Câu 35. Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ một lần vào thời gian nào?
A. Tháng 11 hoặc tháng 12.
B. Tháng 1 hoặc tháng 2.
C. Tháng 2 hoặc tháng 3.
D. Tháng 4 hoặc tháng 5.
Câu 36. Công dân thuộc trường hợp nào sau đây được miễn gọi nhập ngũ?
A. Các con của thương binh hạng hai; anh trai/ em trai của liệt sĩ.
B. Con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
C. Con của liệt sĩ; con của thương binh hạng một.
D. Tất cả các anh trai hoặc em trai của liệt sĩ.
Câu 37. Trong thời bình, thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh lính là
A. 12 tháng.
B. 18 tháng.
C. 24 tháng.
D. 30 tháng.
Câu 38. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện
nghĩa vụ quân sự?
A. Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
B. Xâm phạm thân thể, sức khỏe của hạ sĩ quan, binh lính.
C. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh lính.
D. Gian dối trong hoạt động khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Câu 39. Hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh
nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt bằng hình thức nào sau đây?
A. Cải tạo không giam giữ.
B. Tù không thời hạn.
C. Tù có thời hạn.
D. Phạt tiền.
Câu 40. Người nào có chức trách quyết định về độ tuổi tuyển chọn và ngành nghề cần thiết để
tuyển chọn công dân nữ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân?
A. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
B. Bộ trưởng Bộ Công an.
C. Thủ tướng Chính phủ.
D. Chủ tịch nước.
Câu 41. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiêu chuẩn tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa
vụ tham gia công an nhân dân?
A. Công dân đã có tiền án, tiền sự.
B. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
C. Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng.
D. Tốt nghiệp THPT đối với công dân các xã miền núi.
Câu 42. Trong hồ sơ đăng kí nghĩa vụ quân sự lần đầu cần có
A. phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
B. giấy chứng nhận đăng kí nghĩa vụ quân sự.
C. sổ hộ khẩu và bản chụp căn cước công dân.
D. bản chụp giấy khai sinh và sổ hộ khẩu.
Câu 43. Hồ sơ đăng kí nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cần có loại giấy tờ nào sau đây?
A. Giấy khai sinh và phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
B. Tờ khai đăng kí thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
C. Bản chụp căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân.
D. Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc bản chụp căn cước công dân.
Câu 44. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của công dân trong thực hiện
nghĩa vụ quân sự?
A. Ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự.
B. Có mặt đúng thời gian quy định trong giấy gọi khám, kiểm tra sức khỏe.
C. Làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
D. Chấp hành quy định của pháp luật về đăng kí và thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Câu 45. Công dân được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, khi đã
hoàn thành nhiệm vụ tham gia công an xã liên tục từ đủ
A. 18 tháng trở lên.
B. 24 tháng trở lên.
C. 30 tháng trở lên.
D. 36 tháng trở lên.
Câu 45: Bạn A học Trung cấp nghề đã tốt nghiệp và hiện tại A đang công tác tại viện
nghiên cứu khoa học thuộc đại học Quốc gia, A bị cận thị 2,25 độ và chiều cao, cân nặng
thuộc dạng quá gầy. Vậy A có được tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự không?
A. Bạn A thuộc trường hợp không gọi nhập ngũ vào quân đội.
B. Bạn A thuộc trường hợp gọi nhập ngũ vào quân đội.
C. Bạn A không được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
D. Bạn A không được miễn gọi nhập ngũ.
Câu 46: Con Ông B nhận được Giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2022
nhưng ông không muốn cho con đi nghĩa vụ quân sự nên chậm trễ không đúng thời gian
quy định để dự sơ tuyển. Vậy ông B có bị phạt hành chính không?
A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng và buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự
theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự.
B. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng và buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự
theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự.
C. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng và buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự
theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự.
D. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng và buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự
theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự.
Câu 47: Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ KHÔNG được hưởng chế độ nào?
A. Được bảo đảm kịp thời và đầy đủ nhu cầu về vật chất và tinh thần.
B. Được hưởng chế độ nghỉ phép.
C. Được miễn học phí khi theo học các trường công lập.
D. Được hưởng ưu tiên trong tuyển sinh, tuyển dụng.
Câu 48: Xử lí các vi phạm luật NVQS nhằm
A. Đảm bảo tính nghiêm minh triệt để của pháp luật.
B. Đảm bảo tính khoa học và khách quan.
C. Đảm bảo tính kỉ luật của pháp luật.
D. Đảm bảo tính xử phạt hành chính.
Câu 49: Trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:
A. SV đang du học nước ngoài từ 6 tháng trở lên.
B. HS, SV đang học tại trường trung học phổ thông.
C. SV chỉ đóng học phí nhưng không đến học.
D. HS, SV đang học tại trung tâm dạy nghề.
Câu 50: Trường hợp được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:
A. Có anh ruột đã hoàn thành NVQS.
B. Có anh ruột là liệt sĩ.
C. Có bố là thương binh hạng 3.
D. Có anh ruột đang phục vụ tại ngũ.
Câu 51: Trường hợp được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:
A. Con của thương binh hạng 1
B. Con của thương binh hạng 1 trở lên.
C. Con của thương binh hạng 2.
D. Con của thương binh hạng 2 trở lên.
Câu 52: Quyền lợi của gia đình hạ sĩ quan và binh sĩ:
A. Được khám bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế.
B. Được bảo đảm kịp thời và đầy đủ nhu cầu về vật chất và tinh thần.
C. Được hưởng chế độ phụ cấp.
D. Được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình.
Câu 53: Kiểm tra sức khoẻ và khám sức khỏe đối với công dân nam
A. Đủ 16 tuổi C. Đủ 18 tuổi
B. Đủ 17 tuổi D. Đủ 19 tuổi
Câu 10: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là trách nhiệm của toàn Đảng và các tổ chức xã hội
A. Đúng
B. Sai
Câu 54: Quân nhân B đang làm nghĩa vụ quân sự tại Trung đoàn X đào ngũ nhưng chưa
gây hậu quả nghiêm trọng. Trong trường này xử lý quân nhân B như thế nào?
A. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
B. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
C. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
D. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng
Câu 55: Anh H là cán bộ xã A sơ xuất trong việc lập danh sách không đầy đủ, chính xác số
lượng công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, sau đó công dân C đến thực hiện đăng
ký nghĩa vụ. Vậy cho biết anh cán bộ xã A có bị xử lý không? hình thức xử lý như thế nào?
A. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và phải bố trí, tạo điều kiện cho công dân
thực hiện NVQS.
B. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng và phải bố trí, tạo điều kiện cho công dân
thực hiện NVQS.
C. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và phải bố trí, tạo điều kiện cho công dân
thực hiện NVQS.
D. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng và phải bố trí, tạo điều kiện cho công dân
thực hiện NVQS.
Câu 56: H bị lôi kéo tham gia vào tổ chức phản động trong nước. Khi thấy tính hình xã hội
có nhiều biến động, để gây thêm thanh thế của tổ chức, thu hút sự chú ý của dư luận trong
và ngoài nước, H nhận nhiệm vụ ném lựu đạn vào nhà chủ tịch huyện K (huyện giáp biên
giới) nhằm giết chết ông K và làm suy yếu chính quyền. H ném lựu đạn vào nhà nhưng lựu
đạn không nổ. Sau đó A bị bắt.
A. H phạm tội giết người.
B. H phạm tội ngộ sát.
C. H phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.
D. H phạm tội làm suy yếu chính quyền nhân dân.
Câu 57: A (là công dân Việt Nam) là phóng viên của một tờ báo ra hàng ngày nhưng bất
mãn vì không được đề bạt vào vị trí lãnh đạo. A thường tâm sự với B và C (là thành viên
của một tổ chức chính trị nước ngoài). Biết rõ thái độ của A, nên B và C đề nghị A sưu tầm
những thông tin đăng tải trong nước về những tồn tại, bất cập, khiếm khuyết của đất nước.
B đã trả cho A 20 triệu đồng và A biết được rằng B và C sẽ gửi số tài liệu sưu tầm cho tổ
chức nước ngoài để sử dụng chống lại Việt Nam.
A. A phạm tội phản bội tổ quốc.
B. A phạm tội xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
C. A phạm tội gây nguy hại đến độc lập chủ quyền.
D. A phạm tội gián điệp.
Câu 58: Công dân phục vụ tại ngũ gọi là
A. Quân nhân tại ngũ.
B. Quân nhân dự bị.
C. Quân nhân quân đội.
D. Quân nhân tại ngũ và dự bị.
Câu 59: Công dân phục vụ dự bị gọi là
A. Quân nhân tại ngũ.
B. Quân nhân dự bị.
C. Quân nhân quân đội.
D. Quân nhân tại ngũ và dự bị.
Câu 60: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam KHÔNG khẳng định nội dung nào:
A. BVTQ là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
B. Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền QPTD.
C. Quân với dân như cá với nước.
D. Quyền và nghĩa vụ BVTQ của công dân.

You might also like