You are on page 1of 5

Chương 8.

Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong
tình hình mới
N1
Câu 1 Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở là vùng nào?
A) Vùng tiếp giáp lãnh hải.
B) Vùng đặc quyền kinh tế.
C) Lãnh hải.
D) Nội thuỷ
Đáp án D
Vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển là
Câu 2
vùng nào?
A) Nội thuỷ
B) Lãnh hải
C) Vùng tiếp giáp lãnh hải.
D) Vùng đặc quyền kinh tế.
Đáp án B
Câu 3 Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền đối với lãnh hải như thế nào?
A) Tuyệt đối và toàn vẹn.
B) Hoàn toàn và đầy đủ.
C) Đầy đủ và toàn vẹn.
D) Đầy đủ và tuyệt đối.
Đáp án C
Trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Nhà nước ta có những chế
Câu 4
độ pháp lý nào?
A) Quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia
B) Chủ quyền và quyền tài phán quốc gia
C) Chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia
D) Quyền chủ quyền và chủ quyền
Đáp án A
Câu 5 Đảo là gì?
A) Đảo là vùng đất tự nhiên hoặc nhân tạo có nước bao bọc.
B) Đảo là vùng đất tự nhiên hoặc nhân tạo, luôn ở trên mặt nước.
C) Đảo là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, có lúc ở dưới mặt nước.
D) Đảo là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, luôn ở trên mặt nước.
Đáp án D
Nhà nước Việt Nam thực hiện chế độ pháp lý đối với đảo và quần đảo
Câu 6
như thế nào?
A) Nhà nước thực hiện chủ quyền trên đảo, quần đảo của Việt Nam.
B) Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền trên đảo, quần đảo của Việt Nam.
C) Nhà nước thực hiện quyền tài phán trên đảo, quần đảo của Việt Nam.
D) Các chế độ pháp lý trên.
Đáp án A
Câu 7 Biên giới quốc gia có đặc trưng gì?
A) Là giới hạn lãnh thổ của một quốc gia.
B) Là giới hạn của đất liền, của đảo và quần đảo.
C) Xác định ranh giới vùng đất, vùng trời quốc gia.
D) Xác định chủ quyền tuyệt đối của quốc gia.
Đáp án A
Câu 8 Phạm vi khu vực biên giới trên biển được xác định như thế nào?
A) Từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính của các bản, làng
giáp biển và đảo, quần đảo.
B) Từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị
trấn giáp biển và đảo, quần đảo.
C) Từ biên giới quốc gia trên biển vào địa giới hành chính của các quận, huyện,
thị xã giáp biển và đảo, quần đảo.
D) Từ biên giới quốc gia trên biển vào trong 10 kilômét
Đáp án B
Câu 9 Phạm vi khu vực biên giới trên đất liền được xác định như thế nào?
A) Từ biên giới trên đất liền đến hết địa giới hành chính của các bản, làng giáp
biên giới.
B) Từ biên giới trên đất liền đến hết địa giới hành chính của các xã, phường, thị
trấn giáp biên giới.
C) Từ biên giới trên đất liền đến hết địa giới hành chính của các quận, huyện,
thị xã giáp biên giới.
D) Từ biên giới trên đất liền kéo vào trong 10 kilômét
Đáp án B
Nhà nước xác lập khu vực biên giới và ban hành quy chế, quy định về
Câu 10
khu vực biên giới nhằm làm gì?
A) Bảo vệ đường biên giới.
B) Bảo vệ an toàn biên giới.
C) Bảo vệ hệ thống đường biên giới.
D) Bảo vệ nhân dân biên giới.
Đáp án B
Câu 11 Quan điểm của Đảng về bảo vệ biên giới quốc gia như thế nào?
A) Phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở biên giới.
B) Phải tăng cường sức mạnh quốc phòng khu vực biên giới.
C) Phải xây dựng nhiều công trình quốc phòng khu vực biên giới.
D) Phải vũ trang toàn dân cho Nhân dân khu vực biên giới.
Đáp án A
Câu 12 Việt Nam có quyền sử dụng biện pháp nào để bảo vệ biển, đảo, biên giới
quốc gia?
A) Biện pháp vũ trang.
B) Sử dụng biện pháp ngoại giao.
C) Biện pháp tài phán.
D) Tổng hợp các biện pháp.
Đáp án D

N2
Câu 13 Chủ quyền của quốc gia gồm những quyền cơ bản nào?
A) Quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ, quyền tự quyết định những công việc
của quốc gia, quyền độc lập trong quan hệ đối ngoại.
B) Quyền bảo vệ lãnh thổ, quyền tự quyết định những công việc của quốc gia,
quyền độc lập trong quan hệ đối ngoại.
C) Quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ, quyền tiến hành những công việc của
quốc gia, quyền độc lập trong quan hệ đối ngoại.
D) Quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ, quyền tự quyết định những công việc
của quốc gia, quyền mở rộng quan hệ đối ngoại.
Đáp án A
Câu 14 Trong quan hệ quốc tế, đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia
là gì?
A) Vị thế kinh tế.
B) Diện tích lãnh thổ.
C) Dân số quốc gia.
D) Chủ quyền quốc gia.
Đáp án D
Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với các vùng
Câu 15
lãnh thổ nào sau đây?
A) Vùng đất, vùng biển và vùng trời.
B) Vùng đất, nội thuỷ và vùng trời.
C) Vùng đất, vùng biển và lòng đất.
D) Vùng đất, nội thuỷ và lãnh hải.
Đáp án A
Tàu thuyền của các quốc gia khác có quyền gì ở nội thủy của quốc gia
Câu 16
chủ nhà?
A) Được đi vào khi được phép của quốc gia chủ nhà.
B) Được đi vào không gây hại cho quốc gia chủ nhà.
C) Quyền đi qua không gây hại cho quốc gia chủ nhà.
D) Được quyền tự do đi lại, tự do neo đậu.
Đáp án C
Câu 17 Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp chủ quyển biển, đảo, biên
giới quốc gia theo quan điểm nào?
A) Kiên trì giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
B) Giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao.
C) Giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp tài phán.
D) Sử dụng tổng hợp các biện pháp kể cả biện pháp vũ trang.
Đáp án A
Biên giới quốc gia Việt Nam trên đất liền và trên biển được xác định
Câu 18
bằng hệ thống nào?
A) Mốc quốc giới trên thực địa và toạ độ trên hải đồ.
B) Tọa độ trên đất liền và trên biển
C) Điểm, đường, vật chuẩn ở mép ngoài cùng lãnh thổ Việt Nam.
D) Điểm, đường, vật chuẩn và tọa độ trên đất liền, trên biển.
Đáp án D
Câu 19 Nước ta dùng phương pháp nào là chủ yếu để cố định biên giới quốc gia
trên đất liền?
A) Đặt mốc quốc giới và dùng tài liệu ghi lại đường biên giới.
B) Phát quang đường biên giới và dùng tài liệu ghi lại đường biên giới.
C) Đặt mốc quốc giới và phát quang đường biên giới.
D) Đánh dấu bằng các tọa độ và phát quang đường biên giới.
Đáp án A
Ranh giới ngoài lãnh hải của đất liền, của đảo, của quần đảo được xác
Câu 20
định là gì?
A) Biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. (1)
B) Giới hạn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (2)
C) Cơ sở để xác định các vùng biển của Việt Nam. (3)
D) Gồm (1), (2) và (3).
Đáp án D
Câu 21 Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa như thế nào đối
với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia?
A) Đặc biệt quan trọng
B) Rất quan trọng và lâu dài.
C) Rất quan trọng
D) Quan trọng, thường xuyên, lâu dài.
Đáp án A
Câu 22 Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có vị trí như thế nào?
A) Là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên.
B) Là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách.
C) Là nhiệm vụ then chốt, lâu dài.
D) Là nhiệm vụ then chốt, thường xuyên, lâu dài.
Đáp án A

N3
Câu 23 Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền đối với nội thủy như thế nào?
A) Hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ.
B) Hoàn toàn, riêng biệt và đầy đủ.
C) Hoàn toàn, riêng biệt về mọi mặt.
D) Hoàn toàn, đầy đủ về mọi mặt.
Đáp án A
Câu 24 Chủ quyền quốc gia đối với nội thủy giống như vùng nào?
A) Đất liền, đảo, quần đảo
B) Lãnh hải.
C) Vùng tiếp giáp lãnh hải.
D) Đất liền và lãnh hải.
Đáp án D
Khi xác định đường ranh giới phía ngoài thềm lục địa không cần căn cứ
Câu 25
vào đâu?
A) Mép ngoài của rìa lục địa.
B) Đường cơ sở.
C) Đường đẳng sâu.
D) Đường biên giới.
Đáp án C
Đường ranh giới phía ngoài vùng đặc quyền về kinh tế là đường mà mỗi
Câu 26
điểm cách đều điểm gần nhất của đường cơ sở là bao nhiêu hải lý?
A) 24 hải lý
B) 100 hải lý
C) 200 hải lý
D) 350 hải lý
Đáp án C
Câu 27 Biên giới quốc gia Việt Nam không gồm thành phần nào sau đây?
A) Biên giới quốc gia trên đất liền.
B) Biên giới quốc gia trên biển.
C) Biên giới quốc gia trên đảo.
D) Biên giới quốc gia trong lòng đất.
Đáp án C

Mai Văn Hải - BCVT01


K288010224

You might also like