You are on page 1of 6

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỆ THUẬT XIẾC

VÀ TẠP KỸ VIỆT NAM


PHÒNG ĐÀO TẠO

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

Họ tên: ………………………………………….. Lớp …………………….

Câu 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh bảo vệ Tổ Quốc là gì?


A. Là sức mạnh của cả dân tộc và sức mạnh quốc phòng toàn dân.
B. Là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cả nước, kết hợp với sức mạnh thời
đại.
C. Là sức mạnh toàn dân, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
D. Là sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân, sức mạnh của toàn dân.
Câu 2: Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm những thứ quân nào?
A. Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ.
B. Bộ đội chính qui, công an nhân dân, Bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ.
C. Bộ đội chủ lực, Bộ đội biên phòng, Bộ đội địa phương.
D. Bộ đội chủ lực, Bộ đội biên phòng, Bộ đội địa phương, Công an nhân dân
và Dân quân tự vệ.
Câu 3: Một trong những quan điểm cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn
dân là:
A. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với xây dựng quốc phòng an
ninh, bảo vệ Tổ quốc.
B. Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ hàng đầu của toàn dân tộc.
C. Kết hợp xây dựng kinh tế với quốc phòng, an ninh.
D. Xây dựng Chủ nghĩa xã hội phải kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc Xã hội chủ nghĩa.
Câu 4: Hãy cho biết đâu là biện pháp để xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
an ninh nhân dân hiện nay:
A. Thường xuyên thực hiện công tác giáo dục quốc phòng, an ninh.
B. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, trách nhiệm
triển khai thực hiện của các cơ quan tổ chức và nhân dân đối với xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
C. Nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân cho sinh viên trong xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 5: Bổ sung cụm từ đúng nhất vào câu sau: Xây dựng lực lượng quốc
phòng, an ninh là xây dựng ……….. đáp ứng yêu cầu của quốc phòng , an
ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
A. lực lượng chính trị.
B. lực lượng vũ trang nhân dân.
C. lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân.
D. lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân.
Câu 6: Khái niệm về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước để xây dựng và đi lên CNXH.
B. Là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước, nhất là tiềm lực quốc phòng an
ninh, nhằm đánh bại ý đồ xâm lược lật đổ của kẻ thù đối với cách mạng nước
ta.
C. Là quá trình sử dụng tiềm lực quốc phòng an ninh để ứng phó với mọi tình
huống chiến tranh.
D. Là quá trình sử dụng tiềm lực quốc phòng an ninh để xây dựng đất nước,
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Câu 7: Lực lượng nào làm nòng cốt trong quản lý, bảo vệ biển, đảo là:
A. Lực lượng kiểm ngư Việt Nam.
B. Dân Quân Tự Vệ.
C. Hải Quân Nhân Dân Việt Nam.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 8: Phương thức xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng và
Nhà nước ta hiện nay là?
A. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh trên biển, đảo.
B. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế, tạo lập môi trường
thuận lợi để phát triển.
C. Tăng cường tiềm lực xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên các lĩnh
vực chính trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng - văn hóa, khoa học và giáo dục.
D. Duy trì, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội trên biển và vùng ven biển;
sẵn sàng ngăn chặn đẩy lùi đánh bại các hành động xâm lấn của kẻ thù để bảo
vệ biển đảo.
Câu 9: Vùng lãnh hải của quốc gia là?
A. Là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với vùng tiếp giáp lãnh hải.
B. Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở vào trong.
C. Là vùng biển tiếp giáp phía ngoài vùng nội thủy có chiều rộng 12 hải lý
tính từ đường cơ sở.
D. Là vùng biển nằm bên ngoài vùng nội thuỷ có chiều rộng 24 hải lý.
Câu 10: Hiện nay huyện đảo Hoàng Sa thuộc quyền quản lý hành chính của
tỉnh, thành phố nào?
A. Thành phố Đà Nẵng
B. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
C. Tỉnh An Giang
D. Tỉnh Trà Vinh
Câu 11: Việt Nam có bờ biển dài khoảng bao nhiêu km?
A. 2360 km
B. 3206 km
C. 3620 km
D. 3260km
Câu 12: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh, thành phố nào của Việt Nam?
A. Tỉnh Kiên Giang
B. Tỉnh Khánh Hoà
C. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
D. Tỉnh Bình Thuận
Câu 13: Biên giới quốc gia của Việt Nam được xác định bằng?
A. Hệ thống các mốc quốc giới trên thực địa, các tọa độ trên hải đồ và thể
hiện bằng mặt phẳng thẳng đứng theo lãnh thổ Việt Nam.
B. Hệ thống các mốc quốc giới trên đất liền, các mốc quốc giới trên biển.
C. Hệ thống các đường biên giới, các toạ độ trên hải đồ và thể hiện bằng mặt
phẳng thẳng đứngtheo lãnh thổ Việt Nam.
D. Hệ thống các mốc quốc giới trên đất liền bằng các tọa độ và thể hiện bằng
mặt phẳng thẳngđứng theo lãnh thổ Việt Nam.
Câu 14: Biên giới quốc gia được cấu thành bởi bộ phận nào sau đây?
A. Biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất.
B. Biên giới quốc gia trong lòng đất và biên giới quốc gia trên biển.
C. Biên giới quốc gia trên không, biên giới quốc gia trên biển và trong lòng
đất.
D. Biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển và trên
không.
Câu 15: Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề
tranh chấp lãnh thổ, biên giới:
A. Vừa hợp tác vừa đấu tranh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia của mình.
B. Thông qua đàm phán hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh
thổ và lợi ích chính đáng của nhau.
C. Bằng con đường ngoại giao trên tinh thần bình đẳng đôi bên cùng có lợi.
D. Kết hợp nhiều biện pháp kể cả biện pháp đe doạ sử dụng vũ lực để giải
quyết tranh chấp.
Câu 16: Để xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Mọi
công dân Việt Nam phải:
A. Có nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia.
B. Có nghĩa vụ tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới
quốc gia.
C. Có trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên
giới quốc gia.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 17: Một trong những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị
động viên là:
A. Bảo đảm số lượng đủ, chất lượng cao toàn diện, rộng khắp, sẵn sàng chiến
đấu cao.
B. Bảo đảm toàn diện nhưng có trọng điểm chủ yếu xây dựng chất lượng.
C. Bảo đảm số lượng đông, chất lượng cao cho những đơn vị sẵn sàng chiến
đấu.
D. Bảo đảm số lượng đủ, chất lượng cao, xây dựng toàn diện nhưng có trọng
tâm, trọng điểm.
Câu 18: Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng Dân quân tự vệ là:
A. Trực tiếp về mọi mặt.
B. Tuyệt đối về mọi mặt.
C. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt.
D. Thông qua Nhà nước và các tổ chức quần chúng.
Câu 19: Dân quân tự vệ có vai trò gì?
A. Là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất
nước trực tiếp ở địa phương.
B. Trong thời bình DQTV là lực lượng đông đảo tham gia xây dựng kinh tế,
phát triển địaphương.
C. Trong thời chiến DQTV làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, chiến đấu,
tiêu hao sinh lực địch, kìm chân địch tại địa phương.
D. Tất cả a, b, c đều đúng
Câu 20: Xây dựng lực lượng dự bị động viên là:
A. Nhiệm vụ chính trị thường xuyên của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.
B. Nhiệm vụ quan trọng thường xuyên tất cả các cấp các ngành, của toàn xã hội.
C. Nhiệm vụ hệ trọng trong bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân
D. Nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của toàn xã hội và quân đội
Câu 21: Thẩm quyền quyết định và thông báo quyết định động viên quốc
phòng do cấp nào quy định?
A. Chính phủ.
B. Chủ tịch nước.
C. Chủ tịch Quốc hội.
D. Bộ Quốc phòng.
Câu 22: Độ tuổi của công dân Việt Nam tham gia lực lượng dân quân tự vệ là:
A. Đủ 18 tuổi đến 42 tuổi cho nam công dân; đủ 18 tuổi đến 35 tuổi cho nữ
công dân.
B. Đủ 18 tuổi đến 42 tuổi cho nam công dân; đủ 18 tuổi đến hết 30 cho nữ
công dân.
C. Đủ 20 tuổi đến 45 tuổi cho nam công dân; đủ 20 tuổi đến hết 35 tuổi cho
nữ công dân.
D. Đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi cho nam công dân; đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi
cho nữ công dân.
Câu 23: Vị trí của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc?
A. Là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
B. Luôn giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng.
C. Có vị trí không thể thiếu được trong bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã
hội.
D. Là nền tảng của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.
Câu 24: Đặc điểm của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc?
A. Đối tượng tham gia đa dạng, liên quan đến mọi người, mọi tầng lớp xã
hội.
B. Nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng có sự khác nhau ở các địa
bàn.
C. Gắn liền với các cuộc vận động khác của Đảng và nhà nước.
D. Tất cả A, B, C đều đúng.
Câu 25. Đối tượng tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc?
A. Công an, quân đội, sinh viên.
B. Lực lượng dân quân ở địa phương.
C. Công an nhân dân, cảnh sát nhân dân.
D. Mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội.

You might also like