You are on page 1of 16

Mã đề 1

Câu 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về chiến tranh:


A. Là một hiện tượng chính trị xã hội có tính lịch sử
B. Là những cuộc xung đột tự phát ngẫu nhiên
C. Là hiện tượng xã hội mang tính vĩnh viễn
D. Là những xung đột do mâu thuẫn không mang tính xã hội
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc của chiến tranh:
A. Chiến tranh bắt nguồn ngay từ khi xuất hiện loài người
B. Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện chế độ tư hữu, có giai cấp và nhà nước
C. Chiến tranh bắt nguồn từ sự phát triển tất yếu khách quan của loài người
D. Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện các hình thức tôn giáo.

Câu 3: Theo quan điểm của CNMLN về nguồn gốc của chiến tranh trong thời đại ngày
nay
A. Còn chủ nghĩa đế quốc thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh
B. Còn chủ nghĩa đế quốc còn nguy cơ xảy ra khủng bố
C. Chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc
D. Cả A và C đúng.

Câu 4: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin chính trị là sự phản ánh tập trung
của:
A. Kinh tế B. Xã hội C. Quốc phòng D. Tất cả đều đúng

5: Trong mối quan hệ giữa chiến tranh


A. Những bản chất chính trị - xã hội
B. Sức mạnh tổng hợp của quân đội
C. Những cố gắng cao nhất của chính trị
D. Tất cả đều đúng

Câu 6: Em hiểu như thế nào về bản chất của chiến tranh theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin:
A. Là tiếp tục mục tiêu kinh tế bằng thủ đoạn bạo lực
B. Là thủ đoạn để đạt được mục tiêu của một giai cấp
C. Là tiếp tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực
D. Là thủ đoạn chính trị của một giai cấp

Câu 7: Theo em, ta phải làm gì để chống lại âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội của
kẻ thù:
A. Tăng cường xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện về chính trị, nâng cao sức mạnh
chiến đấu của quân đội.
B. Thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, về mọi mặt với quân đội.
C. Tiếp tục xây dựng quân đội nhân dân “tinh, gọn, mạnh, linh hoạt”...
D. Tất cả đều đúng

Câu 8: Đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc:
A. Diễn ra khẩn trương, quyết liệt phức tạp ngay từ đầu và suốt quá trình chiến tranh
B. Diễn ra với tính chất phức tạp, kéo dài, tình huống đan xen với cường độ cao
C. Diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi cho chúng ta
D. A và B đúng

Câu 9: Thế trận chiến tranh nhân dân là:


A. Sự tổ chức, bố trí lực lượng để tiến hành chiến tranh và hoạt động tác chiến
B. Sự tổ chức, bố trí các đơn vị của lực lượng vũ trang nhân dân đánh giặc.
C. Sự tổ chức, bố trí lực lượng phòng thủ đất nước.
D. Sự tổ chức, bố trí các lực lượng chiến đấu trên chiến

Câu 10: Lực lượng chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc:
A. Là lực lượng và vũ trang ba thứ quân
B. Là toàn dân lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt.
C. Lực lượng vũ trang 3 thứ quân kết hợp với lực lượng vũ trang khác
D. Là sự phối hợp giữa các lực lượng quân đội với công an nhân dân

11. Lực lượng có trang nhân dân Việt Nam bao gồm:
A. Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ
B. Quân đội nhân dân. Dự bị động viên. Dân quân tự vệ
C Quân đội thường trực. Dự Bị Động viên, Dân quân tự vệ.
D. Quân đội nhân dân, Cảnh sát nhân dân. Dân quân tự vệ..

12. Khó khăn tác động đến xây dựng lực lượng vũ trang nhân nhân:
A. Các nước trên thế giới đang chạy đua vũ trang rất quyết liệt.
B. Kẻ thủ có vũ khí hiện đại, thủ đoạn tác chiến thường xuyên thay đổi
C. Mặt trái kinh tế thị trường tác động quả lớn đến lực lượng vũ trang nhân dân
D.CNĐQ, các thế lực phản động đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình"

Câu 13: Thuận lợi trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam:
A. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
B. Nhân dân ta luôn thương yêu đùm bọc, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo quân đội.
C. Nhân dân ta có truyền thống đánh giặc độc đáo, sáng tạo.
D. Nhân dân ta có tinh thần đoàn kết quốc tế được quốc tế ủng hộ

Câu 14: Em hiểu như thế nào về đối tượng tác chiến của chiến tranh nhân dân Việt
Nam bảo vệ tổ quốc
A. Chủ nghĩa đế quốc
B. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động
D. Lực lượng khủng bố quốc tế
C. Các thế lực phản cách mạng

15. Em hiểu gì về khó khăn của địch khi tiến hành chiến tranh xâm lược:
A. Công tác đảm bảo hậu cần cho chiến tranh rất khó khăn
B. Tiến hành một cuộc chiến tranh phi nghĩa sẽ bị thế giới lên án
C. Phải tác chiến trong điều kiện địa hình, thời tiết phức tạp.
D. Cả A,B,C đều đúng

16: Em nhận xét như thế nào về thực trạng trang bị vũ khí của lực lượng vũ trang
nhân dân.
A. Còn lạc hậu và thiếu đồng bộ.
B. Tương đối hiện đại phù hợp với tỉnh hình cường củng cố QP - AN
C. Hiện đại nhưng chưa toàn diện.
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

17: Cơ sở lý luận của việc kết hợp phát triển KT - XH với tăng cường củng cố QPAN
A. Quốc phòng an ninh tạo ra cơ sở vật chất xây dựng kinh tế
B. Quốc phòng an ninh tạo ra những biến động kích thích kinh tế
C. Quốc phòng, an ninh và kinh tế có quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau
D. Quốc phòng an ninh phụ thuộc vào kinh tế

Câu 18: Nội dung kết hợp phát triển KT - XH với tăng cường củng cố quốc phòng - an
ninh là
A. Kết hợp trong chiến lược phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa.
B. Kết hợp trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực để hiện đại hóa đất nước
C. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
D. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển về khoa học công nghệ

19: Tư tưởng Chỉ đạo tác chiến trong tiến hành chiến tranh của ông cha ta là:
A. Phòng thủ chắc phản công nhanh
B. Tích cực chủ động tiến công
C. Kết hợp giữ tiến công và phòng ngủ
D. Cả B và C đúng

19: Nội dung nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta là:
A. Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận
B. Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, dân vận
C. Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại thương, dân vận
D. Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao, binh vận

Câu 21: Trong nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận thì chính trị được xác
định:
A. Là mặt trận quan trọng nhất, chủ yếu nhất
B. Là mặt trận quyết định thắng lợi của chiến tranh
C. Là cơ sở để tạo ra sức mạnh về quân sự
D. Là mặt trận chủ yếu để phân hóa, cô lập kẻ thù

Câu 22, kế sách "Động vi binh tĩnh vi dân" của ông cha ta có nghĩa là
A. khi đất nước hòa bình làm người lính sẵn sàng chiến đấu.
B. Khi đất nước chiến tranh làm người dân phát triển kinh tế
C. Khi đất nước có chiến tranh hoặc bình yên đều phải làm người dân xây dựng, phát triển
kinh tế
D. Khi đất nước có chiến tranh làm người lính, đất nước bình yên làm người dân xây dựng
hiệ..

Câu 23: Vì sao nước ta thường bị các thế lực ngoại xâm nhòm ngó, đe dọa, tiến công
xâm lược:
A. Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và biển Đông.
B. Việt Nam có dân số ít và có rất nhiều tài nguyên khoáng sản.
C. Việt Nam có rừng vàng, biển bạc
D. Việt Nam là một thị trường tiềm năng
23. Bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự Việt Nam được vận dụng vào sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới:
A. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bảng giáo dục truyền thống
B. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng xây dựng phát triển kinh tế
C. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng mưu kế, thế, thời, lực
D. bằng thiên thời, địa lợi, nhân hòa

Câu 25: Các yếu tố cấu thành Quốc gia:


A. Lãnh thổ, dân cư và Nhà nước.
B. Lãnh thổ, dân cư và chế độ chính trị.
C. Lãnh thổ, dân cư và quyền lực công cộng
D. Lãnh thổ, dân cư và hệ thống

26: Lãnh thổ quốc gia là


A. Phạm vi không gian bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời của quốc gia
B. Phạm vi không gian bao gồm vùng đất, các đảo, vùng biển, vùng trời của quốc gia.
C. Phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn và
đầy đủ D. Phạm vi không gian bao gồm vùng đất, vùng trời, các đảo và quần đảo của quốc

Câu 27: Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối ở:
A. Lãnh hải. B. Nội thủy C. Vùng tiếp giáp lãnh hải. D. Vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 28: Nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ:


A. Học tập chính trị và huấn luyện quân sự
B. Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập C. Thực hiện các nhiệm vụ
khác theo quy định của pháp luật
D. Phương án b và c

Câu 29: Độ tuổi của công dân Việt Nam tham gia lực lượng dân quân tự vệ:
A. Nam từ đủ 18 đến hết 30 tuổi: Nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
B. Nam từ đủ 18 đến hết 35 tuổi; Nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 30 tuổi.
C. Nam từ đủ 18 đến hết 40 tuổi; Nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 35 tuổi.
D. Nam từ đủ 18 đến hết 45 tuổi; Nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi.

30: Xây dựng lực lượng dự bị động viên phải đặt dưới sự lãnh đạo
A. Trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng
B. Trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Nhà nước.
C. Trực tiếp về mọi mặt của Bộ quốc Phòng..
D. Toàn diện về mọi mặt của các tổ chức xã hội.

Câu 31: Em hiểu như thế nào về Lãnh hải trong vùng biển quốc gia:
A. Vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ bờ biển.
B. Vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ biên giới quốc gia trên biển.
C. Vùng biển có chiều rộng 10 hải lý tính từ đường cơ sở.
D. Vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở.
Câu 32: Em hiểu gì về Chủ quyền quốc gia là:
A. Quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và
tư pháp trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.
B. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự,
ngoại giao.
C.Quyền làm chủ vận mệnh của mỗi dân tộc, quyền quyết định chế độ chính trị, con đường
phát triển.
D.Cả a và b đều dùng

Câu 33: Thái độ của em khi có kẻ xâm phạm chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia:
A. Quyết liệt phản đối, nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
chủ quyền
B. Im lặng, đứng ngoài cuộc, coi đó là trách nhiệm của đảng, nhà nước, quân đội
C. Có quan điểm liên minh với nước khác để bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia.
D. Tất cả đều dùng

Câu 34: Nội dung cơ bản của công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
tổ quốc là:
A. Vận động toàn dân nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
B. Vận động toàn dân tích cực tham gia chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.
C. Vận động nhân dân làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở địa phương, đơn vị.
D. Vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư

Câu 35; Phương pháp tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ AN-TT:
A. Triệt để khai thác sử dụng phương tiện thông tin đại chúng.
B. Tuyên truyền giáo dục nhân dân xây dựng đời sống văn hoá.
C. Vận động nhân dân chấp luật hành giao thông, trật tự công cộng.
D. Xây dựng cụm khu dân cư có nếp sống văn hóa lành mạnh.

Câu 36: Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia gồm:


A. Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh quốc phòng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân.
B. Bảo vệ an ninh đối ngoại, bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
C. Bảo vệ các chính sách kinh tế xã hội, tôn giáo, dân tộc của Đảng và Nhà nước.
D. Bảo vệ AN chính trị nội bộ, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, dân tộc, tôn giáo, biên giới, thông
tin.

Câu 37: Bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng là:


A. Bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của CN Mác-Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh
B. Bảo vệ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước Việt Nam
C.Bảo vệ quyền lập pháp, tư pháp, hành pháp của nhà nước
D.Bài trừ tư tưởng lạc hậu, văn hoá phẩm độc hại.

Câu 38: Đối tượng xâm phạm đến an ninh quốc gia là:
A.Bọn tội phạm hình sự, tội phạm kinh tế.
B.Bọn gián điệp, bọn phản động.
C.Các đối tượng xâm phạm trật tự an toàn xã hội.
D.Các phần tử quá khích, gây rối.
Câu 39: Trách nhiệm của sinh viên trong công tác bảo vệ an ninh QG giữ gìn TTATXH:
A.Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động cụ thể để bảo vệ an ninh QG, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội
B.Tích cực Tham gia chiến dịch tình nguyện mùa hè do đoàn thanh niên phát động
C.Tăng cường rèn luyện thể lực, học tập tốt môn học giáo dục quốc phòng – an ninh
D.Cả A và C đúng

Câu 40: Em hiểu gì về Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội:
A.Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
B. Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế xã hội
C.Bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu
D.Tất cả đều đúng

Đề 4
Câu 1. “Diễn biến hòa bình” là:
A. Phương thức chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động
B. Chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động
C. Sách lược chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động
D. Thủ đoạn cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động

Câu 3. Đối tượng tiến hành các hoạt động bạo loạn lật đổ:
A. Do chủ nghĩa đế quốc và lực lượng phản quốc tiến hành
B. Do lực lượng phản cách mạng, phản động tiến hành
C. Do lực lượng ly khai và lực lượng bất mãn tiến hành
D. Do chủ nghĩa đế quốc và lực lượng phản động tiến hành

Câu 4. Từ năm 1995 đến nay, thủ đoạn mới “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ
chống phá Việt Nam là:
A. Chui sâu phá hoại kết hợp với răn đe quân sự
B. Chui sâu, leo cao, phá nội bộ là chính
C. Dính líu, ngầm, sâu, hiểm
D. Răn đe quân sự, cô lập chính trị

Câu 5. Thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực quốc phòng an ninh của chiến lược “Diễn
biến hòa bình” là:
A. Phi chính trị hóa quân đội
B. Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang
C. Vô hiệu hóa sự lãnh đạo của Đảng đối với công an
D. Tất cả đáp án trên

Câu 6. Biện pháp của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành chiến
lược DBHB là:
A. Biện pháp quân sự với kinh tế
B. Biện pháp ngoại giao với răn đe quân sự
C. Biện pháp phi quân sự
D. Biện pháp bạo loạn với hậu thuẫn quân sự
Câu 7. Bạo loạn lật đổ là:
A. Là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức
B. Là hoạt động gây rối có tổ chức trong nước
C. Là hành động can thiệp quân sự từ nước ngoài
D. Là hành động gây rối trong nước và can thiệp quân sự từ nước ngoài

Câu 8. Các yếu tố cần thiết của một tôn giáo gồm:
A. Có hệ thống giáo lý tôn giáo, nghi lễ tôn giáo, tổ chức tôn giáo.
B. Có hệ thống giáo lý, nghi lễ, tổ chức tôn giáo, đội ngũ giáo sĩ, tín đồ, cơ sở vật chất.
C. Có hệ thống nghi lễ tôn giáo, giáo sĩ và tín đồ và cơ sở vật chất phục vụ tôn giáo
D. Có hệ thống giáo lý, giáo sĩ và tín đồ tôn giáo và cơ sở vật chất.

Câu 9. Nguồn gốc của tôn giáo bao gồm những yếu tố nào:
A. Nguồn gốc kinh tế - xã hội, nguồn gốc nhận thức
B. Nguồn gốc chính trả. Xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý.
C. tâm lý xã hội gốc nhận thức
D. Nguồn gốc kinh tế - xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý.

Câu 10. Các tính chất đặc trưng của tôn giáo gồm:
A. Tính giai cấp, tính quần chúng, tinh chính trị của tôn giáo.
B. Tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị của tôn giáo.
C. Tính chính trị của tôn giáo, tính quần chúng của tôn giáo
D. Tính giai cấp của tôn giáo, tính lịch sử và quần chúng.

Câu 11. Khái niệm về dân tộc là:


A. Dân tộc ổn định hình thành từ một quốc gia
B. Cộng đồng người có nhiều đặc điểm chung cùng hình thành quốc gia
C. Cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, tạo lập một quốc gia
D. Những cộng đồng người cùng lịch sử cùng quốc gia Câu

12. Tình hình quan hệ dân tộc trên thế giới hiện nay:
A. Đang diễn ra theo quy luật khách quan nóng bỏng cả phạm vi thế giới
B. Đang diễn ra phức tạp trong phạm vi khu vực và một số nơi trên thế giới
C. Diễn ra không ổn định, xu hướng xung đột ngày càng tăng ở nhiều nơi
D. Diễn ra rất phức tạp, nóng bỏng ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới

Câu 13. Đảng ta nhận định xu thế lớn trong quan hệ giữa các dân tộc hiện nay là:.
A. Hòa bình, hợp tác cùng có lợi. B. Hòa bình, hợp tác, bình đẳng.
C. Hòa bình, hợp tác và phát triển
D. Hòa bình, hợp tác, tự quyết.

Câu 14. Nhận biết đâu là tổ chức phản động ở Tây Nguyên vừa qua:
A. Tổ chức khủng bố Đảng Việt Tân
B. Tổ chức Nhà nước đề ga độc lập
C. Tổ chức khủng bố Đào Minh Quân
D. Tổ chức khủng bố Triều đại Việt Câu 15.
Chương 19, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Tội phía tội danh:
về môi trường bao gồm mấy
A. 12 tội danh
C. 10 tội danh
B. 09 tội danh
D. 11 tội danh

Câu 16. Chọn câu trả lời đúng về nguyên nhân, điều kiện khách quan của vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường:
A. Nhà nước không quan tâm đầu tư đến bảo vệ môi trường.
B. Thiên tai, thảm họa ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường.
C. Công tác quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế. Hệ thống văn bản pháp luật về
môi
trường hiện nay đang trong giai đoạn xây dựng, bổ sung và hoàn thiện.
D. Doanh nghiệp FDI không thực hiện cam kết môi trường

Câu 17. Mục đích của pháp luật về bảo vệ môi trường:
A. Nhằm giữ môi trường luôn sạch sẽ.
B. Nhằm giữ môi trường luôn không bị ô nhiễm.
C. Nhằm giữ môi trường trong lành.
D. Nhằm giữ môi trường luôn xanh đẹp

Câu 18. Môi trường bị hủy hoại chủ yếu là do:


A. Do nhiều yếu tố tạo thành, cả tự nhiên và nhân tạo.
B. Do con người khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên
C. Do con người thờ ơ với với việc bảo vệ môi trường, khai thác quá mức
D. Sự tác động quá mức của con người đối với các thành phần cấu tạo nên môi trường tự
nhiên

Câu 19. Tội phạm về môi trường được quy định tại chương mấy trong Bộ luật Hình
sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):
A. Chương 19 C. Chương 20 B. Chương 18 D. Chương 21

Câu 20. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường gồm mấy biện pháp
chung:
A. 5 biện pháp B. 4 biện pháp C. 6 biện pháp D. 7 biện pháp

Câu 21. Một trong những nguyên nhân, điều kiện của tình hình vi phạm pháp luật về
bảo trật tự, an toàn giao thông:
A. Địa chất của hoạt động giao thông vận tải quốc gia
B. Quản lý nhà nước về hoạt động giao thông còn nhiều yếu kém, hạn chế.
C. Tác động của con người vào hệ thống giao thông
D. Khoa học kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu giao thông

Câu 22. Một trong những nguyên nhân, điều kiện của tình hình vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông:
A. Pháp luật về giao thông chưa được hoàn thiện
B. Phối hợp công tác của các cơ quan, bộ ngành chưa tốt
C. Nhận thức của bộ phận quần chúng nhân dẫn về ĐBTTATGT còn hạn chế
D. Có tiêu cực trong các hoạt động

Câu 23. Đâu là các dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm hành chính xảy ra trong bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông:
A. Tính nguy hiểm cho xã hội.
C. Tính có lỗi.
B. Tính trái pháp luật về bảo đảm TTATGT.
D. Tất cả các ý trên
Câu 24. Đâu là các dấu hiệu pháp lý của tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao
thông:
A. Mặt khách; quan chủ thể; chủ quan.
B. Chủ quan, chủ thể và khách quan.
C. Khách thể; khách quan; chủ thể và chủ quan.
D. Khách quan và chủ quan.

Câu 25. Vai trò của lực lượng công an nhân dân trong phòng chống một số loại tội
phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác:
A. Giữ vai trò nòng cốt
C. Giữ vai trò đặc biệt quan trọng
B. Giữ vai trò quan trọng
D. Giữ vai trò chiến lược

Câu 26. Chủ thể hoạt động phòng chống tội phạm danh dự, nhân phẩm gồm:
A. Chính phủ và UBND các cấp; các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản; các
cơ quan bảo vệ pháp luật, công dân
B. Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp; các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự
quản, các cơ quan bảo vệ pháp luật; công dân
C. Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp; chính phủ và UBND các cấp; các tổ chức xã hội,
các tổ chức quần chúng tự quản; các cơ quan bảo vệ pháp luật; công dân
D. Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản; các cơ quan bảo vệ pháp luật; công
dân.

Câu 27. Khách thể của các tội xâm hại nhân phẩm, danh dự của con người được xác
định:
A. Con người là một cơ thể sống tính từ khi trước khi sinh ra, kể cả đã chết.
B. Con người phải là một cơ thể tinh từ 18 tuổi cho đến khi chết.
C. Con người là một cơ thể còn sống, thời điểm tính từ khi sinh ra cho đến khi chết
D. Con người là cơ thể tính từ khi sinh ra cho đến sau khi chết.

Câu 28. Đâu là loại tội phạm về nhân phẩm:


A. Giết người, cướp của, trộm cắp, ma túy.
B. Đâm thuê, chém mướn, cướp giật, cờ bạc.
C. Các tội phạm tình dục; mua bán người; làm nhục người khác.
D. Buôn lậu, buôn người, trốn thuế, mê tín dị đoan.

Câu 30. Đến hết năm 2019, Việt Nam đứng thứ mấy trong các quốc gia bị tấn công
website nhiều nhất thế giới
A.Thứ 11 B. Thứ 12 C. Thứ 9 D. Thứ 10

Câu 31. Hành vi nào là vi phạm pháp luật trên không gian mạng:
B. Chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội. Chiếm quyền giám sát Camera IP
A. Đăng tải các thông tin độc hại vi phạm an ninh quốc gia,TTATXH
C. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản Spam, tin giả trên mạng xã hội, thư điện tử
D. Tất cả đáp án

Câu 32. Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt đối
với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai
sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân
phẩm của cá nhân
A. 10 – 20 triệu đồng
B. 05 – 10 triệu đồng
C. 10 — 15 triệu đồng
D. 20 – 30 triệu đồng

Câu 33. Luật An toàn thông tin mạng được ban hành ngày, tháng, năm nào:
A. 19/11/2015 B. 19/11/2014 C. 01/7/2016 D. 01/7/2015

Câu 37. An ninh phi truyền thống có thể hiểu là một loại hình:
A. An ninh xuyên quốc gia
C. An ninh trong quốc gia
B. An toàn xuyên quốc gia
D. An toàn trong hội nhập

Câu 38. Giải quyết các nội dung an ninh phi truyền thống phải là nhiệm vụ:
A. Của từng khu vực
B. Của từng quốc gia
C. Mang tính thống nhất
D. Mang tính toàn cầu

Câu 39. Nội dung cơ bản của an ninh quốc gia là bảo vệ:
C. Lợi ích của nhân dân lao động
A. Lợi ích của giai cấp thống trị
B. Lợi ích của nhà nước XHCN
D. Lợi ích của quốc gia dân tộc

Câu 40. Bảo vệ an ninh quốc gia là phải


A. Loại bỏ những mối đe dọa đến lợi ích cơ bản của nhân dân
B. Đấu tranh với tội phạm và đối tượng phá hoại trật tự xã hội
C. Loại trừ những mối uy hiếp đối với lợi ích cơ bản của quốc gia
D. Chặn đứng các hành động phá hoại, xâm phạm tài sản nhân dân

Đề 3
Câu 1. Một nội dung trong thủ đoạn chống phá về kinh tế của chiến lược “Diễn biến
hoà bình"
A. Khích lệ kinh tế tư nhân phát triển, từng bước làm mất vai trò chủ đạo kinh tế nhà nước
B. Khích lệ kinh tế đầu tư nước ngoài, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước
C. Khích lệ kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
D. Khích lệ kinh tế tập thể phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
Câu 2. Một nội dung trong thủ đoạn chống phá về chính trị của chiến lược “Diễn biến
hoà
bình" là:
A. Đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
B. Xóa bỏ chế độ thống trị của Đảng, Nhà nước
C. Đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
D. Tự do mọi mặt đời sống, xây dựng xã hội dân sự

Câu 3. Một nội dung trong thủ đoạn chống phá về tư tưởng của chiến lược “Diễn
biến hoà bình” là:
A. Xóa bỏ hệ tư tưởng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
B. Phá vỡ nền tảng Mác – Lênin, tư tưởng của Đảng CSVN
C. Xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
D. Xóa bỏ chủ nghĩa Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền bá tư tưởng tư sản

Câu 5. Mục tiêu phòng chống “Diễn biến hoà bình”, BLLĐ là:
A. Giữ vững ổn định CT-XH của đất nước, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước
B. Bảo vệ Tổ quốc
C. Bảo vệ nền văn hóa, lợi ích dân tộc
D. Tất cả đáp án đều sai.

Câu 7. Chọn giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, BLLĐ đúng:
A. Tuyên truyền tình yêu quê hương đất nước
B. Tổ chức luyện tập các tình huống chiến đấu thường xuyên
C. Bảo vệ ANQG, TTATXH và nền văn hóa
D. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân

Câu 8. Đâu là cán bộ lãnh đạo Đảng cao nhất của đất nước là người dân tộc:
A. Nguyễn Phú Trọng B. Nông Đức Mạnh C. Lê Khả Phiêu D. Đỗ Mười

Câu 10. Theo Lênin, quyền tự quyết dân tộc được xác định
A. Quyền tự do phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
B. Quyền lựa chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội.
C. Quyền tự quyết các sách lược phát triển của đất nước.
D. Quyền tự quyết, làm chủ vận mệnh của mỗi dân tộc.

Câu 14. Một trong những giải pháp cơ bản để vô hiệu hóa địch lợi dụng vấn dân tộc
tôn giáo ở việt Nam
A. Xây dựng củng cố các tổ chức chính trị vững mạnh, tôn giáo từng địa phương
B. Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định CTXH
C. Thực hiện tốt chính sách xoá đói giảm nghèo; chăm lo cho đồng bào tôn giáo
D. Thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa; đoàn kết lương giáo
Câu 17. Bảo vệ môi trường là nội dung như thế nào trong đường lối, chủ trương của
Đảng Nhà nước ta
A. Vô cùng quan trọng.
B. Rất quan trọng.
C. Quan trọng không tách rời
D. Cơ bản không thể tách rời.

Câu 18. Pháp luật có vai trò như thế nào trong công tác bảo vệ môi trường
A. Không thể tách rời
C. Rất quan trọng.
B. Có ý nghĩa quyết định.
D. Cơ bản nhất.

Câu 19. Chọn câu trả lời đúng về nguyên nhân, điều kiện khách quan của vi phạm
pháp luật về môi trường:
A. Nhà nước không quan tâm đầu tư đến bảo vệ môi trường.
B. Thiên tai, thảm họa ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường.
C. Công tác quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế. Hệ thống văn bản pháp luật về
môi
trường hiện nay đang trong giai đoạn xây dựng, bổ sung và hoàn thiện.
D. Doanh nghiệp FDI không thực hiện cam kết môi trường

Câu 20. Đâu là nguyên nhân thuộc về phía đối tượng vi phạm pháp luật về môi
trường:
C. Nhu cầu cá nhân
A. Sống thiếu kỷ cương, coi thường pháp luật.
B. Tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực xã hội.
D. Tất cả đều sai
Câu 21. Đâu là các dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm hành chính xảy ra trong bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông:
C. Tính có lỗi
A. Tính nguy hiểm cho xã hội.
B. Tính trái pháp luật về bảo đảm TTATGT.
D. Cả 03 đáp án đều đúng

Câu 22. Đâu là các dấu hiệu pháp lý của tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao
thông:
A. Mặt khách; quan chủ thể; chủ quan.
B. Chủ quan, chủ thể và khách quan.
C. Khách thể; khách quan; chủ thể và chủ quan.
D. Khách quan và chủ quan.

Câu 23. Tổ chức nào là chủ thể trong thực hiện đảm bảo trật tự, an toàn giao thông
A. Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, HĐND; Chính phủ và UBND các cấp
B. Quốc hội, Chính phủ; Bộ ngành TW và UBND các cấp
C. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và UBND các cấp
D. Đảng CSVN; Quốc hội và Chính phủ; Ủy Ban ATGT quốc gia
Câu 24. Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào:
A. Ngày 25 tháng 12 năm 2019.
B. Ngày 01 tháng 01 năm 2020.
C. Ngày 30 tháng 12 năm 2020.
D. Ngày 30 tháng 12 năm 2019.

Câu 27. Tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn quần chúng nhân dân thực hiện phòng
ngừa phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm có vị trí như thế nào:
A. Giữ vị trí chiến lược
B. Giữ vị trí quan trọng
C. Giữ vị trí rất quan trọng
D. Giữ vị trí lâu dài

Câu 28. Mục đích của công tác phòng ngừa tội phạm là gì:
A. Ngăn chặn, hạn chế, làm giảm từng bước tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội
B. Khắc phục, thủ tiêu tiến tới xóa bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội
C. Hạn chế tình trạng phạm tội tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội
D. Ngăn ngừa, phát hiện tiến tới xóa bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội

Câu 29. An toàn thông tin mạng là:


A. Sự bảo vệ thông tin nguyên vẹn và tính khả dụng
B. Bảo đảm tính bảo mật và bảo vệ tính khả dụng
C. Bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng
D. Bảo đảm tính khả dụng, an toàn thông tin

Câu 30. Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật
trên không gian mạng được quy định tại:
A. Chương XII gồm các Điều 280 đến 294
B. Chương XI gồm các Điều 285 đến 294
C. Chương XII gồm các Điều 285 đến 294
D. Chung XI nằm các Điều 280 đến 294

Câu 31. Mục tiêu tấn công của tội phạm công nghệ cao thường là:
C. Tình báo; chính trị; khoa học kỹ thuật
A. Kinh tế; chính trị; tình báo
B. Tài chính; quân sự; khoa học kỹ thuật
D. Tài chính; chính trị, khoa học kỹ thuật

Câu 32. Tầm quan trọng của phòng chống VPPL trên không gian mạng:
A. Phòng chống VPPL trên không gian mạng là một trọng tâm trong công tác đảm bảo an
ninh, trật tự, tác động toàn diện đến an ninh kinh tế, văn hóa tư tưởng, xã hội
B. Vai trò của an toàn thông tin, tầm quan trọng của thông tin.
C. Nhu cầu thực tế đời sống xã hội ngày càng cao, xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng đồng
thời nhằm giảm thiểu sự tổn thương và hậu quả có thể xảy đến trong đời sống XH.
D. Cả 03 đáp án đều đúng
Câu 35. Luật An ninh mạng được thông qua ngày, tháng năm nào:
A. 01/01/2018 B. 12/6/2019 C. 12/6/2018 DD. 01/01/2019

Câu 37. Một trong những thách thức và đe dọa an ninh phi truyền thống
A. Làm suy giảm sức mạnh quốc phòng của đất nước
B. Làm giảm sức mạnh kinh tế cạnh tranh của đất nước
C. Gây khó khăn trong việc bảo đảm quốc phòng
D. Khó khăn trong việc mở rộng hợp tác quốc tế về kinh tế Câu

38. Mối đe dọa ANPTT nào có thể chuyển hóa thành an ninh truyền thống:
A. Buôn lậu vũ khí
C. Khủng bố
B. Buôn bán phụ nữ và trẻ em
D. Dịch bệnh

Câu 39. Những thách thức đe dọa ANPTT nặng nề nhất ở Việt Nam hiện nay:
A. Tội phạm quốc tế
C. Dịch bệnh
D. Biến đổi khí hậu
B. Buôn bán phụ nữ

Câu 40. Giải quyết các nội dung về an ninh phi truyền thống phải là nhiệm vụ:
A. Của từng khu vực
C. Mang tính thống nhất cái tên
B. Của từng quốc gia
D. Mang tính toàn cầu.

Đề 2
Câu 2. Hình thức bạo loạn lật đổ là:
A. Bạo loạn chính trị
C. Bạo loạn chính trị kết hợp với bạo loạn vũ trang
B. Bạo loạn vũ trang
D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu 4. Một nội dung trong thủ đoạn chống phá về kinh tế của chiến lược “Diễn biến
hòa bình” là:
A. Khích lệ kinh tế tư nhân phát triển, từng bước làm mất vai trò chủ đạo kinh tế nhà nước
B. Khích lệ kinh tế đầu tư nước ngoài, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước
C. Khích lệ kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
D. Khích lệ kinh tế tập thể phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước hoà

Câu 5. Một nội dung trong thủ đoạn chống phá về chính trị của chiến lược “Diễn biến
bình” là:
A. Đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
B. Xóa bỏ chế độ thống trị của Đảng, Nhà nước
C. Đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
D. Tự do mọi mặt đời sống, xây dựng xã hội dân sự

Câu 7. Chọn giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình", BLLĐ đúng:
A. Tuyên truyền tình yêu quê hương đất nước
B. Tổ chức luyện tập các tình huống chiến đấu thường xuyên
C. Bảo vệ ANQG, TTATXH và nền văn hóa
D. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân

Câu 8. Các tôn giáo lớn ở Việt Nam gồm


A. Phật giáo, Thiên chúa giáo; Tin lành, Cao đài, Hòa hảo
B. Công giáo, Phật giáo; tôn giáo dân gian, Cao đài, Hòa hảo
C. Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao đài, Hòa hảo
D. Cao đài, Phật giáo, Hòa hảo, tôn giáo dân gian, Công giáo

Câu 9. Chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo:


A. Đồng bào dân tộc tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
B. Thực hiện chính sách đoàn kết, không phân biệt đối xử vì tín ngưỡng tôn giáo
C. Công tác vận động quần chúng sống “tốt đời, đẹp đạo"
D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu 10. Nội dung về tôn giáo trong văn kiện Đảng lần thứ XIII gồm:
A. Phát huy vai trò, tác động tích cực của tôn giáo mạnh yếu tố văn hóa, đạo đức tốt đẹp
của các tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
B. Bảo đảm quyền tự quyết, chủ động trong tiến hành công tác tôn giáo.
C. Thực hiện đoàn kết dân tộc
D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu 12. Vấn đề quan hệ dân tộc, sắc tộc gây nên những hậu quả nặng nề ở lĩnh vực
nào:
A. Độc lập tự chủ của các quốc gia, dân tộc
B. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao.
C. An ninh quốc gia, khu vực và thế giới.
D. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường.

Câu 14. Một trong những giải pháp cơ bản để vô hiệu hóa địch lợi dụng vấn đề dân
tộc, tôn giáo ở Việt Nam là:
A. Xây dựng củng cố các tổ chức chính trị vững mạnh, tôn giáo từng địa phương
B. Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định CTXH
C. Thực hiện tốt chính sách xoá đói giảm nghèo; chăm lo cho đồng bào tôn giáo
D. Thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa; đoàn kết lương giáo

Câu 17. Chọn câu trả lời đúng về nguyên nhân, điều kiện khách quan của vi phạm
pháp luật về môi trường
A. Nhà nước không quan tâm đầu tư đến bảo vệ môi trường.
B. Thiên tai, thảm họa ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường.
C. Công tác quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế. Hệ thống trường hiện nay đang
trong giai đoạn xây dựng, bổ sung và hoàn thiện.
D. Doanh nghiệp FDI không thực hiện cam kết môi trường
Câu 21, Khách thể của các tội xâm hại nhân phẩm, danh dự của con người được xác
định:
A. Con người là một cơ thể sống tỉnh từ khi trước khi sinh ra, kể cả đã chết
B. Con người phải là một cơ thể tỉnh từ 18 tuổi cho đến khi chết.
C. Con người là một cơ thể còn sống, thời điểm tính từ khi sinh ra cho đến khi chết
D. Con người là cơ thể tính từ khi sinh ra cho đến sau khi chết.

Câu 24. Tổ chức nào là chủ thể trong thực hiện phòng, chống vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
A. Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, HĐND; Chính phủ và UBND các cấp
B. Quốc hội, Chính phủ Bộ ngành TW và UBND các
C. Đảng Cộng sản Việt Nam; Chính phủ và UBND các cấp
D. Đảng CSVN; Quốc hội và Chính phủ; Ủy Ban ATGT quốc gia

Câu 26. Đặc điểm của tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm mang tính chất:
A. Mang tính quân chủng
B. Mang tính phổ biến
C. Mang tính đa dạng
D. Mang tính tổ chức

Câu 27. Tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn quần chúng nhân dân thực hiện phòng
ngừa tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm có vị trí như thế nào:
A. Giữ vị trí chiến lược
C. Giữ vị trí rất quan trọng
D. Giữ vị trí lâu dài
B. Giữ vị trí quan trọng

Câu 30. Hành vi nào là vi phạm pháp luật trên không gian mạng:
A. Đăng tải các thông tin độc hại vi phạm an ninh quốc gia TTATXH
B. Chiếm đoạt tài khoản
C. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản Spam, thư điện tử
D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu 36. An ninh truyền thống chính là:


A. An ninh dân tộc
C. An ninh đất nước.
B. An ninh quốc gia
D. An ninh lãnh thổ

Câu 39. Một trong những thách thức và đe dọa an ninh phi quốc gia
A. Làm suy giảm sức mạnh quốc phòng của đất nước
B. Làm giảm sức mạnh kinh tế cạnh tranh của đất nước
C. Gây khó khăn trong việc bảo đảm quốc phòng
D. Khó khăn trong việc mở rộng hợp tác quốc tế về kinh tế Câu

You might also like