You are on page 1of 6

A.

1
1. Lênin xác định nguyên tắc đoàn kết quân dân trong xây dựng quân đội:
a. Sự đoàn kết gắn bó nhất trí Hồng quân với nhân dân lao động.
b. Sự nhất trí quân dân và các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới.
c. Sự đoàn kết thống nhất quân đội với nhân dân.
d. Sự nhất trí quân dân và các LLVT.
2. Một trong những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về bảo vệ tổ quốc
XHCN:
a. Quần chúng nhân dân lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ tổ quốc XHCN.
b. Đảng cộng sản lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo về tổ quốc XHCN.
c. LLVT lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ tổ quốc XHCN.
d. Nhà nước lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ tổ quốc XHCN.
3. Vai trò lãnh đạo trong bảo vệ tổ quốc XHCN thuộc về:
a. Các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội.
b. Quần chúng nhân dân.
c. Đảng cộng sản Việt Nam.
d. Hệ thống chính trị.
4. Trường hợp nào sau đây chỉ luận điểm phản động:
a. Phi hiện đại hóa quân đội.
b. Phi vũ trang quân đội.
c. Phi chính trị hóa quân đội.
d. Phi bạo lực trong quân đội.
5. Mục đích của luận điệu phi chính trị hóa quân đội là gì :
a. Làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng.
b. Làm giảm sức mạnh chiến đấu của quân đội.
c. Làm suy thoái về chính trị, tư tưởng, lập trường, bản lĩnh trong quân đội.
d. Cả 3 trường hợp trên.
6. Chức năng của quân đội ?
a. Chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, lao động sản xuất.
b. Huấn luyện, công tác và lao động sản xuất.
c. Sẵn sàng chiến đấu, cứu hộ cứu nạn và huấn luyện.
d. Chiến đấu, công tác và lao động sản xuất.
7. Khẳng định nào sau đây là đúng :
a. Giai cấp công nhân đã có tổ quốc từ khi quốc gia được hình thành.
b. Dưới CNTB giai cấp công nhân không có tổ quốc.
c. Dưới CNXH giai cấp công nhân không có tổ quốc.
d. Dưới CNTB giai cấp công nhân vẫn có tổ quốc.
8. Nhận định nào sau đây là sai :
a. Chiến tranh là hiện tượng chính trị xã hội có tính lịch sử.
b. Chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp, nhà nước.
c. Chiến tranh để nhằm đạt được mục đích chính trị nhất định.
d. Chiến tranh là phương tiện duy nhất để giải quyết mâu thuẫn giữa các giai cấp nhà
nước.
9. Trường hợp nào sau đây không được coi là chiến tranh ?
a. Sự vùng dậy của nô lệ và cuộc đàn áp của chủ nô.
b. Sự chinh phục của đế chế La Mã với các quốc gia khác.
c. Xung đột vũ trang giữa các bộ tộc, bộ lạc trong thời kỳ nguyên thủy.
d. Nhân dân ta vùng dậy cướp chính quyền năm 1945.
10. Thực hiện biện pháp thường xuyên giáo dục QP-AN sẽ :
a. Tác động tích cực và trực tiếp đến nhận thức nhiệm vụ quốc phòng của nhân dân.
b. Tác động tích cực và trực tiếp đến trình độ của toàn dân trong nhiệm vụ bảo về Tổ quốc.
c. Tác động mạnh mẽ đến ý chí, tinh thần của LLVT.
d. Tác động trực tiếp đến trình độ nhận thức của toàn dân về quốc phòng.
11. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh :
a. Chiến tranh là một hiện tượng chính trị xã hội có tính lịch sử.
b. Chiến tranh là những cuộc xung đột tự phát ngẫu nhiên.
c. Chiến tranh là một hiện tượng xã hội mang tính vĩnh viễn.
d. Chiến tranh là những xung đột do mâu thuẫn không mang tính xã hội.
12. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh :
a. Chiến tranh bắt nguồn ngay từ khi xuất hiện loài người.
b. Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện chế độ tư hữu, có giai cấp và nhà nước.
c. Chiến tranh bắt nguồn từ sự phát triển tất yếu khách quan của loài người.
d. Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện các hình thức tôn giáo.
13. Một trong những nguyên tắc cơ bản về xây dựng Hồng quân của Lênin là :
a. Trung thành với mục đích, lý tưởng cộng sản.
b. Trung thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
c. Trung thành với giai cấp vô sản trong nước và quốc tế.
d. Trung thành với nhà nước của giai cấp công nông.
14. Một trong những biện pháp chủ yếu xây dựng nền QP toàn dân – AN nhân dân :
a. Thường xuyên thực hiện giáo dục ý thức trách nhiệm của công dân về hai nhiệm vụ chiến lược.
b. Thường xuyên thực hiện giáo dục nghĩa vụ công dân.
c. Thường xuyên thực hiện giáo dục QP-AN.
d. Thường xuyên thực hiện giáo dục nhiệm vụ quốc phòng và an ninh nhân dân.
15. Xây dựng tiềm lực KHCN của nền quốc phòng toàn dân – an ninh nhân dân là :
a. Tạo nên khả năng về vũ khí trang bị kỹ thuật để phòng thủ đất nước.
b. Tạo nên khả năng về KHCN của quốc gia có thể khai thác, phục vụ QP-AN.
c. Tạo nên khả năng huy động đội ngũ cán bộ khoa học phục vụ QP-AN.
d. Tạo ra khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu KHCN vào QP-AN.
16. Trong nội dung xây dựng tiềm lực QP-AN thì tiềm lực KT có vị trí :
a. Là điều kiện vật chất bảo đảm cho sức mạnh QP-AN.
b. Là điều kiện vật chất bảo đảm cho xây dựng LLVT và thế trận QP.
c. Là điều kiện vật chất đủ trang bị nền QP hiện đại.
d. Là điều kiện vật chất bảo đảm cho xây dựng thế trận QP toàn dân – an ninh nhân dân.
17. Đảng ta khẳng định vị trí của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân :
a. Luôn luôn coi trọng QP-AN, coi đó là nhiệm vụ quan trọng.
b. Luôn luôn coi trọng QP-AN, coi đó là nhiệm vụ chủ yếu hàng đầu.
c. Luôn luôn coi trọng QP-AN, coi đó là nhiệm vụ chiến lược.
d. Luôn luôn coi trọng QP-AN, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm.
18. Một trong những đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là :
a. Nền QP-AN vì dân, của dân, do dân.
b. Nền QP-AN mang tính giai cấp, nhân dân sâu sắc.
c. Nền QP-AN bảo về quyền lợi của dân.
d. Nền QP-AN do nhân dân xây dựng, mang tính nhân dân sâu sắc.
19. Đối tượng của chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc:
a. Là bọn phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài.
b. Là những ai chống phá, cản trở công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc VNXHCN.
c. Đế quốc Mỹ và bọn ngụy quân, ngụy quyền chế độ cũ.
d. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
20. Tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, khó khăn cơ bản của địch là:
a. Phải đương đầu với một dân tộc có truyền thống kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm.
b. Tiến hành một cuộc chiến tranh phi nghĩa sẽ bị thế giới lên án.
c. Phải tác chiến trong điều kiện địa hình, thời tiết phức tạp.
d. Tất cả đều đúng.
21. Phải kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa chiến đấu vừa SX vì một trong những lý do sau:
a. Cuộc chiến tranh rất ác liệt, kẻ thù sử dụng vũ khí công nghệ cao.
b. Cuộc chiến tranh rất ác liệt, tổn thất về người và vật chất rất lớn.
c. Cuộc chiến tranh sẽ mở rộng, không phân biệt tiền tuyến, hậu phương.
d. Cuộc chiến tranh kẻ thù sử dụng một lượng bom đạn rất lớn để tàn phá.
22. Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc phải kết hợp chặt chẽ giữa:
a. Chống quân xâm lược với chống bọn khủng bố.
b. Chống địch tấn công từ bên ngoài với bạo loạn lật đổ từ bên trong.
c. Chống bạo loạn với trấn áp bọn phản động.
d. Chống bạo loạn lật đổ với các hoạt động phá hoại khác.
23. LLVT nhân dân 3 thứ quân của Việt Nam gồm:
a. Quân đội, công an, dân quân tự vệ.
b. Bộ đội thường trực, lực lượng dự bị, dân quân tự vệ.
c. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ.
d. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng.
24. Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với LLVT nhân dân cần phải:
a. Xây dựng tổ chức Đảng trong LLVT vững mạnh.
b. Xây dựng các tổ chức Đảng trong sạch, vững mạng về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
c. Xây dựng các tổ chức Đảng có sức chiến đấu cao.
d. Xây dựng các tổ chức Đảng có số lượng đông, chất lượng cao.
25. Đối với LLVT nhân dân, phương châm huấn luyện là:
a. Cơ bản, toàn diện, đáp ứng được mọi tình huống.
b. Cơ bản, thống nhất, chuyên sâu, trọng tâm trọng điểm.
c. Cơ bản, toàn diện, thiết thực, vững chắc.
d. Cơ bản, toàn diện, tập trung nâng cao kỹ thuật chiến thuật.
26. Một trong những biện pháp chủ yếu trong xây dựng LLVT nhân dân là:
a. Từng bước giải quyết yêu cầu về vũ khí cho LLVTND.
b. Từng bước trang bị vũ khí, phương tiện hiện đại cho LLVTND.
c. Từng bước giải quyết yêu cầu về vũ khí, trang bị kỹ thuật cho LLVTND.
d. Từng bước đổi mới, bổ sung đầy đủ vũ khí hiện đại cho LLVTND.
27. Cơ quan nào trực tiếp, thường xuyên lãnh đạo quân đội ta?
a. Bộ quốc phòng.
b. Hội đồng an ninh quốc gia.
c. Đại hội ban chấp hành trung ương Đảng.
d. Đảng ủy quân sự trung ương.
28. Xây dựng LLVTND phải lấy xây dựng cái gì làm cơ sở?
a. Xây dựng trận địa làm cơ sở.
b. Xây dựng quân sự làm cơ sở.
c. Xây dựng chính trị làm cơ sở.
d. Cả 3 trường hợp trên.
29. Tương đương với thượng tướng, trung tướng và thiếu tướng?
a. Thống đốc, đề đốc, đô đốc.
b. Chuẩn đô đốc, đô đốc, phó đô đốc.
c. Đô đốc, giám đốc, thống đốc.
d. Đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc.
30. Cấp bậc nhỏ nhất của quân đội ta là?
a. Binh nhất.
b. Binh nhì.
c. Hạ sỹ.
d. Trung sỹ.
31. Một trong những kế sách đã áp dụng để kết hợp kinh tế và QP-AN của dân tộc ta là:
a. Ngụ binh ư nông.
b. Ngụ nông ư binh.
c. Ngụ binh ư thương.
d. Ngục binh công nông.
32. Tiến hành chiến tranh nhân dân phải lấy lực lượng nào làm nòng cốt?
a. Lực lượng quân đội.
b. Lực lượng chủ lực.
c. Lấy LLVTND.
d. Dân quân tự vệ và bộ đội địa phương.
33. Tiến hành chiến tranh toàn diện nhưng phải lấy mặt trận nào là chủ yếu, quyết định:
a. Mặt trận kinh tế.
b. Mặt trận chính trị.
c. Mặt trận ngoại giao.
d. Mặt trận quân sự.
34. Thế trận chiến tranh nhân dân là:
a. Xây dựng các công trình phòng thủ trong nhân dân.
b. Thế bố trí dân cư trong cả nước.
c. Là sự tổ chức bố trí lực lượng, phương tiện để tiến hành chiến tranh.
d. Là việc sắp xếp phân chia, bố trí vũ khí thiết bị.
35. Nhận định nào sau đây đúng ?
a. Chiến tranh nhân dân mâu thuẫn với lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít đánh nhiều.
b. Chiến tranh nhân dân chính là tạo cơ sở cho lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít đánh nhiều.
c. Chiến tranh nhân dân là nghệ thuật hao tổn lực lượng.
d. LLVT tinh nhuệ không cần phải chiến tranh nhân dân.
36. « Động vi binh tĩnh vi dân » nghĩa là :
a. Khi đất nước hòa bình làm người lính sẵn sàng chiến đấu.
b. Khi đất nước chiến tranh làm người dân phát triển kinh tế.
c. Khi đất nước có chiến tranh hoặc bình yên đều phải làm người dân xây dựng, phát
triển kinh tế.
d. Khi đất nước có chiến tranh làm người lính, đất nước bình yên làm người dân phát
triển xây dựng kinh tế.
37. Một trong những nội dung kết hợp kinh tế với QP-AN trong công nghiệp là :
a. Phải kết hợp ngay từ khi thực hiện xây dựng các khu công nghiệp.
b. Phải kết hợp ngay từ khâu quy hoạch, bố trí các đơn vị kinh tế của ngành công
nghiệp.
c. Phải kết hợp ngay chiến lược đào tạo nhân lực của ngành công nghiệp.
d. Phải kết hợp ngay trong ý đồ bố trí mạng lưới công nghiệp quốc phòng.
38. Về kết hợp KT với QP-AN trong lâm nghiệp cần tập trung :
a. Đẩy mạnh phát triển trồng rừng gắn với công tác định canh định cư xây dựng các cơ sở chính trị.
b. Đẩy mạnh khai thác, trồng rừng gắn với công tác định canh định cư xây dựng các tổ chức xã hội.
c. Đẩy mạnh khai thác lâm sản, phát triển hệ thống gia thông, xây dựng các đoàn thể.
d. Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo gắn với công tác luân chuyển dân cư, xây dựng cơ sở chính trị.
39. Trường hợp nào sau đây không phải là sự kết hợp KT với QP-AN ?
a. Đưa dân ra quần đảo Trường Sa sinh sống.
b. Tổ chức các đội dân quân biển trong ngư dân nước ta.
c. Sử dụng tàu thuyền, phương tiện hải quân đánh bắt hải sản lúc nhàn rỗi.
d. Sử dụng phương tiện của hải quân để cứu hộ ngư dân bị bão trên biển.
40. Mặt trận binh vận có ý nghĩa là :
a. Làm cho kẻ địch lúng túng bị động, tiến thoái lưỡng nan.
b. Làm cho lực lượng kẻ thù thương vong, không còn khả năng tiến công.
c. Làm tan rã hàng ngũ địch, hạn chế thấp nhất tổn thất của ta.
d. Làm tan rã hành ngũ địch, không còn khả năng tác chiến.
41. Chiến thuật thường vận dụng trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ :
a. Phản công, phòng ngự, tập kích.
b. Tập kích, phục kích, vận động tiến công.
c. Phục kích, đánh úp.
d. Phòng ngự, phục kích, phản kích.
42. Nhận định nào sau đây đúng về « bài thơ thần »
a. Do Lý Thường Kiệt sáng tác trong kháng chiến chống quân Tống năm 1077.
b. Do Lý Công Uẩn sáng tác khi dời đô năm 1010.
c. Do Lê Thánh Tông sáng tác vào thế kỷ 15.
d. Do Nguyễn Trãi sáng tác trong kháng chiến chống quân Minh năm 1428.
43. Trong mối quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng thì cách diễn đạt nào sau đây đúng
nhất ?
a. Kinh tế quyết định quốc phòng, còn quốc phòng tác động lại kinh tế.
b. Quốc phòng quyết định kinh tế, còn kinh tế tác động trở lại quốc phòng.
c. Quốc phòng quyết định kinh tế, còn kinh tế quyết định quốc phòng.
d. Kinh tế chi phối quốc phòng, quốc phòng chi phối kinh tế.
44. Lênin đánh giá chi phí cho quốc phòng là « chi phí mất đi » vậy thì vì sao quốc
phòng lại có thể tác động ngược trở lại kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển được ?
a. Vì quốc phòng mạnh sẽ tạo ra được môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho kinh
tế phát triển.
b. Vì quốc phòng mạnh sẽ đánh thắng được kẻ thù thì giành được nhiều thị trường.
c. Vì quốc phòng mạnh sẽ giành được nhiều tài nguyên và chiến lợi phẩm.
d. Vì quốc phòng mạnh sẽ bán được nhiều vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh.
45. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồ :
a. Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
b. Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.
c. Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An.
d. Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh.
46. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm:
a. Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên.
b. Hà Nội, Bắc Ninh, Hòa Bình.
c. Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên.
d. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
47. Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược nước ta lần thứ 2:
a. Năm 981 – 983.
b. Năm 1075 – 1077.
c. Năm 1070 – 1075.
d. Năm 1076 – 1077.
48. Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược nước ta của nhà Trần vào các năm:
a. 1258, 1285 và 1287 – 1289.
b. 1258, 1284 và 1287 – 1288.
c. 1258, 1286 và 1287 – 1288.
d. 1258, 1285 và 1287 – 1288.
49. Trong nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận thì chính trị được xác định:
a. Là mặt trận quan trọng, chủ yếu nhất.
b. Là mặt trận quyết định thắng lợi trực tiếp của chiến tranh.
c. Là cơ sở để tạo ra sức mạnh về quân sự.
d. Là mặt trận chủ yếu để phân hóa, cô lập kẻ thù.
50. Một trong những cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự VN là:
a. Từ truyền thống đánh giặc của tổ tiên.
b. Từ nghệ thuật quân sự của các nước.
c. Từ luận điểm về đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lênin.
d. Cả 3 đáp án a,b,c.

You might also like