You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO CHUYẾN ĐI THAM QUAN


BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

MÔN: Tư tưởng Hồ Chí Minh


ĐỀ TÀI: Khái quát quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh ở Trung
Quốc
HỌ TÊN: Nguyễn Trương Quỳnh Như
MSSV: 1857010268
PHỤ LỤC

Trích yếu
Phần I: Tóm tắt tiểu sử chủ tịch Hồ Chí Minh
Phần II: Giới thiệu khái quát Bảo tàng Hồ Chí Minh
Phần III: Khái quát quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh ở Trung Quốc
A: Tóm tắt quá trình hoạt động ở Trung Quốc
B: Lí do tại sao Bác lại chọn Trung Quốc
C: Ý nghĩa của việc Bác hoạt động ở Trung Quốc

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trích yếu

Mục đích của “Bản báo cáo chuyến tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh” là khái quát về quá trình hoạt
động của Bác ở Trung Quốc- một trong những thời kì quan trong, góp phần không nhỏ vào công cuộc
giải phóng dân tộc. Vì Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ hang vạn tài liệu, hiện vật, phim ảnh gốc về cuộc
đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam
trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước, học tập tư tưởng, đạo đức trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh; bồi dưỡng các thế hệ người Việt Nam kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại
của Người. Qua đó Tôi có thể phần nào học hỏi kinh nghiệm cũng như rèn luyện đạo đức để trở thành
người có ích cho xã hội.
PHẦN I: Tiểu sử Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân
ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách
thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởn sâu sắc
đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những
nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng
đắn để cứu dân, cứu nước.
Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu
Mỹ. Người hòa mình với những côngnhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học
tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười
Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin,
Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.
Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt Kiều ở Pháp.
Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm
đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) "Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ
Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. .
Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập
Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt
trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoa chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản
Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo
"Người cùng khổ" ở Pháp.
Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên
cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được bầu
vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân.
Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông,
phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở
các nước Đông - Nam châu Á.
Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Tháng 6/1925, Người tổ
chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo
Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.
Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm
cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước
ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước
và có những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng ta.
Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về nước triệu tâp hội nghị lần thứ tám của Ban
chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc
thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh
phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả
nước.
Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của
Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung ương
triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước
Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới
thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Trong
những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do
phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945 câu kết với các đế
quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta
một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ra vừa đánh trả bọn
thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.
Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Quân Tưởng
Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền
Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tieến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban
chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân
Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954). Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết.
Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành
thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân ở miền Nam.
Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và
bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người
và của Ban chấp hành Trung ương đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng
miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của mộtngười cộng sản vĩ đại,
một kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ
quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công
lý trên thế giới.

Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNESCO ra
nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt
Nam và là một nhà văn hóa lớn" (HỒ CHÍ MINH VIETNAMESE HERO OF NATIONAL
LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE) vào năm 1990.
______________________________________________________________________________
PHẦN II: Giới thiệu khái quát Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bến Nhà Rồng-di tích lịch sử Bến Nhà Rồng - hay khu lưu niệm Bác Hồ nằm trên ngã ba sông Sài
Gòn, đầu đường Nguyễn Tất Thành. Bến Nhà Rồng khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn.
Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1864, trên khu vực gần cầu Khánh Hội,
nay thuộc quận 4. Tại nơi đây, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau
này lây tên là Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện
sang châu Âu. Do đó, từ 1975 toà trụ sở xưa của thương cảng Nhà Rồng đã được chính quyền Việt Nam
xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh.
Nhà Rồng nguyên là trụ sở của đại diện hãng chuyên chở hàng hải Pháp (thuộc Công ty vận tải đường
biển Pháp Messageries Pharitimes) xây cất năm 1862 làm nơi ở cho viên tổng quản lý và là nơi bán vé
tàu. Toà nhà có hình 2 con rồng trên nóc. Bên trong khu nhà lưu niệm có trưng bày nhiều hình ảnh và
hiện vật về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch.Từ đó đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng đã
đón tiếp hàng chục triệu lượt khách trong và ngoài nước vào tham quan. Ngoài ra, tại đây thường tổ
chức những cuộc vui lớn, biểu diễn nghệ thuật, nghe kể chuyện truyền thống, tổ chức lễ kết nạp Đảng,
kết nạp Đoàn viên...
Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp
cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở các tư liệu, hiện vật của Bảo tàng; đặc biệt nhấn
mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đuờng cứu nước và mối quan hệ của Bác đối với nhân dân Sài Gòn
và nhân dân miền Nam Việt Nam. Ngoài những hoạt động chính, Bảo tàng còn tiến hành những hoạt
động tuyên truyền giáo dục rộng rãi nhằm làm cho tư tưởng và đạo đức của Hồ Chủ tịch đi sâu vào quần
chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đó là các hoạt động như: tổ chức các Hội nghị khoa học, các cuộc
tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề về Bác, chiếu phim, thực hiện sưu tập những tư liệu hồi
ký về Bác, các ấn phẩm về Bảo tàng, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; tổ chức thi Tiếng hát về Bác Hồ.
. . Bảo tàng còn là nơi hội họp, gặp gỡ của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thống, học tập và
vui chơi; là nơi ra quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi của thành phố, đặc biệt các ngày 30/4,
1/5, 5/6, 2/9…
Trong hơn 20 năm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã trở 
thành một trung tâm giáo dục về lịch sử cách mạng, về tư tưởng đạo đức và cuộc đời hoạt động cách
mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng đã đón tiếp hang triệu lượt khách tham quan từ khắp
nơi trong nước và khách quốc tế, đặc biệt có hàng trăm đoàn nguyên thủ quốc gia và cao cấp các nước
đến thăm viếng, tìm hiểu nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. . Đặc biệt, năm 1998 nhân dịp kỷ niệm
300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Rồng đã được chọn làm biểu tượng của Thành phố.
Đồng thời UBND Thành phố đã phối hợp với Hiệp hội Lyon của Pháp đầu tư trang bị hệ thống chiếu
sáng mỹ thuật cho Bảo tàng, công trình đã khánh thành vào ngày 21/11/1998, làm nổi bật một cách hài
hòa các khối kiến trúc đem lại sức sống và năng động cho ngôi Nhà Rồng về đêm.
______________________________________________________________________________

Phần III: Khái quát quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh ở Trung Quốc
A: Tóm tắt quá trình hoạt động của Bác ở Trung Quốc

Ngày 11 tháng 11 nǎm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm
phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc.
Thời gian này ông cũng gặp mặt một số nhà cách mạng lão thành người Việt đang sống và hoạt động lưu
vong trên đất Trung Quốc, trong đó có Phan Bội Châu. Trong một báo cáo gửi đoàn chủ tịch Quốc tế
Cộng sản đề ngày 18 tháng 12 năm 1924, ông viết về Phan Bội Châu:

"Ông ấy không hiểu chính trị và lại càng


không hiểu việc tổ chức quần chúng,tôi
đã giải thích cho ông ấy hiểu sự cần
thiết của tổ chức và sự vô ích của những
hành động không có cơ sở. Ông ấy đã
đưa tôi một bản danh sách của 14 người Phan Bội Châu (1867-1940)
Việt Nam đã cùng ông ta hoạt động bấy
lâu."
Trong nhóm 14 người này có một số thành viên của Tâm tâm xã - một tổ chức cấp tiến hoạt động từ
1923 với những thành viên như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong, Lâm
Đức Thụ,...thành viên đầu tiên của Tâm tâm xã là Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Giản Thanh,
Đặng Xuân Hồng, Trương Quốc Huy, Lê Cầu, Nguyễn Công Viễn; đến đầu năm 1924 thì Lê Hồng
Phong và Phạm Hồng Thái được kết nạp.
Năm 1925, ông (lúc này mang tên Vương) lựa chọn một số phần tử tích cực của Tâm tâm xã, huấn
luyện thêm và trên cơ sở đó, lập ra Cộng sản đoàn, rồi tiếp tục dựa trên Cộng sản đoàn mà thành lập
Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (hay còn gọi là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên)
vào tháng 6. Hội này phái người về nước vận động và đưa thanh niên sang Quảng Châu đào tạo. Cho tới
1927, hội mở được 3 khoá gần 10 lớp huấn luyện, đào tạo 75 hội viên, mỗi khóa chỉ kéo dài 2-3 tháng.
Nguyễn Ái Quốc đứng lớp, Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn phụ giảng. Việc làm quan trọng nhất của hội
trong thời gian này là cử được người đi học tại Đại học Phương Đông (Liên Xô) và trường Quân chính
Hoàng Phố của Quốc dân Đảng Trung Quốc. Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh cũng từng làm việc
hoặc học tập ở trường Hoàng Phố. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Bùi Công Trừng, Phùng Chí Kiên, Lê
Thiết Hùng, Nguyễn Sơn,… là những người được đưa đi đào tạo tại một trong hai trung tâm trên. Phần
lớn người khác, như Nguyễn Lương Bằng, sau đó về nước hoạt động. Chương trình học tập gồm:

 Học "nhân loại tiến hóa sử", nhưng chủ yếu học thời kì tư bản chủ nghĩa cho tới đế quốc chủ
nghĩa; sau đó học lịch sử vận động giải phóng của Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, lịch sử mất
nước của Việt Nam.
 Chủ nghĩa Mác-Lenin, học có phê phán chủ nghĩa Tam dân và chủ nghĩa Gandhi.
 Phần sau là về tổ chức: lịch sử và tổ chức ba Quốc tế Cộng sản, các tổ chức phụ nữ, thanh niên
quốc tế, quốc tế cứu tế đỏ, quốc tế nông dân.
 Phần cuối là về vận động quần và tổ chức quần chúng, bài tập là các buổi thực tập. Sau mỗi tuần
có "báo cáo học vấn" tại các tiểu tổ, học viên tự kiểm tra, phê bình và tự phê bình lẫn nhau.
Ông cũng lập ra tờ Thanh niên làm cơ quan phát ngôn của hội tới tháng 2 năm 1930, tờ này ra được
208 số. Ông cho rằng để cách mạng thành công, phải coi học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ đều là bầu bạn
của cách mạng. Tư tưởng này của ông trong đầu thập niên 1930 đã vấp phải sự phê phán của một số
người cộng sản Việt Nam khác. Ngoài ra, trong thập niên 1920, một trong những quan điểm của ông về
cách mạng là: cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cách
mạng vô sản ở chính quốc. Cùng năm 1925, ông tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức
ở Á Đông, do Liêu Trọng Khải, một cộng sự thân tín của Tôn Dật Tiên, làm hội trưởng và ông làm bí
thư.

Tác phẩm Đường Kách Mệnh của Nguyễn Ái


Quốc xuất hiện trong bối cảnh đó. Đường Kách
Mệnh vốn là tập bài giảng mà Nguyễn Ái Quốc
biên soạn làm tài liệu giảng dạy cho các khoá
huấn luyệnchính trị Quảng Châu mà thực chất
là tạo ra những phương tiện tuyên truyền
sống. Do nhu cầu của cách mạng, tháng 2 năm
1927 tập bài giảng được Nguyễn Ái Quốc chỉnh
sửa và cho xuất bản với tựa đề như ta đã
biết. Đường Kách Mệnh, tác phẩm quan trọng
nhất của Nguyễn Ái Quốc được Bộ Tuyên
truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức
Á châu xuất bản ở Quảng Châu nằm trong loạt sách giới thiệu về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
và chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn. Bìa cuốn sách được trình bày như sau: dòng chữ trên cùng
phía góc trái: “Không phải sách bán”, dưới đó là tên sách viết chữ to Đường Kách Mệnh, bên dưới là
một đoạn trích trong tác phẩm Làm gì?  của V.I. Lênin: “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách
mệnh vận động... chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm
cách mệnh tiền phong”. Trong vòng tròn là hình người hai tay bị xiềng, một dấu hình bầu dục mà một
phần của nó đóng đè lên hình vẽ, giữa hình con dấu là hai dòng chữ Hán, vòng ngoài là dòng chữ Việt:
“Bị áp bức dân tộc Liên hợp hội tuyên truyền bộ ấn hành.

Đường kách mệnh là tác phẩm ghi lại những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các lớp đào tạo cán bộ
tại Quảng Châu do bộ tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức phát hành vào đầu năm
1927. Nó giới thiệu tính chất và kinh nghiệm các cuộc cách mạng Mỹ (1776), cách mạng
Pháp (1789), Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và khẳng định chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga là
triệt để. Tác phẩm được cho là đã nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách
mạng "giải phóng dân tộc", lực lượng cách mạng bao gồm: sĩ, nông, công, thương, cho rằng cách mạng
là "sự nghiệp của quần chúng", vì vậy phải động viên, tổ chức và lãnh đạo đông đảo quần chúng "vùng
lên đánh đuổi kẻ thù". Đường kách mệnh cho rằng cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng
thế giới, cần được sự giúp đỡ quốc tế, nhưng không được ỷ lại mà cần "chủ động", "tự cường", được cho
là đã khẳng định muốn đưa cách mạng đến thắng lợi thì "cần phải có sự lãnh đạo của một Đảng cách
mạng".
Tháng 5 năm 1927, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc đặt những người cộng sản ra ngoài vòng pháp
luật, ông rời Quảng Châu đi Hồng Kông, rồi sang Moskva. Tháng 11 năm 1927, ông được cử đi Pháp,
rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại hội đồng của Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc từ ngày 9 tháng 12 đến
ngày 12 tháng 12 năm 1927 tại Bruxelles, Bỉ. Sau đó, ông cũng qua Ý.
(Hình ảnh những địa điểm Bác từng sinh sống, học tập và làm việc khi còn ở Trung Quốc)
Ba tổ chức cộng sản tại Việt Nam, tuy mới thành lập nhưng đã mâu thuẫn rõ rệt và tranh giành sự ủng hộ của
quần chúng. Đông Dương Cộng sản Đảng phê An Nam Cộng sản Đảng là "hoạt đầu, giả cách mạng"; An Nam
Cộng sản Đảng chỉ trích Đông Dương Cộng sản Đảng là "chưa thật cộng sản", "chưa thật Bôn-sê-vích"... Ngày 3
tháng 2 năm 1930 (hoặc ngày 6 tháng 1 năm 1930), tại Cửu Long thuộc Hương Cảng, ông thống nhất ba tổ chức
đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam trong một hội nghị được tổ chức tại nhà một người công nhân,
ngoài ông còn có năm người khác là các đại diện cộng sản. Các văn kiện quan trọng nhất (như Chính cương vắn
tắt, Sách lược, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng) của hội nghị này đều do ông soạn
thảo và được cho là thể hiện những quan điểm và tư tưởng khác với chủ trương khi đó của Quốc tế Cộng sản. Bởi
vậy, khi Trần Phú về nước vào tháng 4 năm 1930 thì được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời
của Đảng và được giao soạn thảo Luận cương chính trị cũng như trở thành Tổng bí thư. Luận cương chính trị này,
theo như nhận định chính thống trong các văn kiện và tài liệu ở giai đoạn sau của Đảng Cộng sản Việt Nam, mang
tính tả khuynh rõ rệt.
Tháng 3 năm 1930, ông trở lại Thái Lan trong một thời gian ngắn, sau đó quay lại Trung Hoa.
B: Lí do Bác chọn hoạt động ở Trung Quốc
Có ba lý do khiến Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn năm 1924 sang Trung Quốc hoạt động cách mạng.
Thứ nhất, tháng 6/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, gia nhập Đảng Cộng sản
Pháp vào năm 1920, năm 1923 đến Matxcova. Đây là khoảng thời gian Người đã nhận thức về Chủ
nghĩa Mac. Sau khi đến Liên Xô, Người đã tham dự Đại hội Nông dân Quốc tế và Đại hội đại biểu Quốc
tế Cộng sản lần thứ 5. Đặc biệt là Đại hội đại biểu quốc tế cộng sản diễn ra vào tháng 6/1924, xác định
hình thức mới đối với đường hướng và nhiệm vụ cách mạng của người cộng sản trên toàn thế giới. Điều
này là sự cổ vũ hết sức lớn lao đối với Hồ Chí Minh, khiến Người nhận ra rằng chỉ có thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam, triển khai cách mạng giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mới có
thể giải phóng nhân dân Việt Nam ra khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Người cho rằng, phải nhanh
chóng tìm đến một địa điểm gần Tổ quốc Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi, sớm thực hiện mục tiêu
về nước lãnh đạo phong trào cách mạng.

Lý do thứ hai, trước và sau năm 1924, hình thức cách mạng Trung Quốc có nhiều thay đổi lớn, phong
trào cách mạng với Quảng Châu làm trung tâm thu được nhiều thắng lợi. Tại Quảng Châu, Tôn Trung
Sơn đã thành lập Chính phủ cách mạng, mời được đoàn cố vấn do Liên Xô và Quốc tế Cộng sản cử tới.
Tháng 1/1924, Quốc dân Đảng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất dưới sự lãnh đạo của Tôn
Trung Sơn, đã xác định chính sách "liên Nga, liên Cộng, phù trợ công nông". Những người cộng sản
Trung Quốc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quen biết như Chu Ân Lai, Lí Phú Xuân, Trương Thái Lôi cũng
đều tập trung tại Quảng Châu, tạo ra cục diện Quốc - Cộng hợp tác cùng thúc đẩy cách mạng Trung
Quốc. Thời điểm này Quảng Châu được mệnh danh là "Matxcova phương Đông", thu hút rất nhiều
những nhà cách mạng đến từ những quốc gia bị áp bức. Chủ tịch Hồ Chí Minh tin rằng, Người ở Quảng
Châu lúc này, kết hợp tham gia thực tiễn cách mạng Trung Quốc với thực hiện mục tiêu vận động cách
mạng Việt Nam, nhất định sẽ có hiệu quả và vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Quảng Châu vào thời
điểm này.

Lý do thứ 3, Quảng Châu khi đó là nơi tập trung một số nhà hoạt động cách mạng đến từ Việt Nam. Họ
là những người đến Trung Quốc theo lời kêu gọi của bậc tiền bối - nhà cách mạng dân chủ Phan Bội
Châu, tham gia tổ chức "Quang Phục Hội" ở Quảng Châu. Nhưng do khuynh hướng bảo thủ của nhà
cách mạng tiền bối khiến họ thất vọng, và thế là những người thanh niên Việt Nam này liền thành lập tổ
chức "Tâm tâm xã". Tháng 6/1924, một thành viên thuộc tổ chức "Tâm tâm xã" là Phạm Hồng Thái đã
tuẫn tiết tại sông Châu Giang sau khi mưu sát Tổng đốc Đông Dương bất thành. Sự kiện này đã gây ra
tiếng vang lớn ở Việt Nam cũng như toàn thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh ý thức được rằng, Người phải
nhanh chóng đến Quảng Châu thay đổi tổ chức này, dẫn dắt thanh niên Việt Nam theo con đường cách
mạng đúng đắn là học theo chủ nghĩa Mac.
C: Ý nghĩa của việc Bác hoạt động ở Trung Quốc
Giai đoạn hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Châu từ 1924 - 1927 không chỉ có
tác động trực tiếp đến phong trào cách mạng của Việt Nam mà còn góp phần quan trọng trong phong
trào cách mạng Trung Quốc cũng như Quốc tế Cộng sản.

Đối với cách mạng Trung Quốc, từ trước đều là mối quan hệ tương hỗ với cách mạng giai cấp vô sản
quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Châu, một mặt tiến hành làm công tác tuyên truyền và tổ chức
cho phong trào cách mạng Việt Nam, chuẩn bị tốt cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản Việt
Nam. Một mặt, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí của mình trực tiếp tham gia phong trào của Đảng
Cộng sản Trung Quốc và đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có
nhiều đóng góp cho cách mạng Trung Quốc khi đó. Đồng thời, trong thời gian đó Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng đặt nền móng vững chắc cho mối quan hệ tương hỗ, tương trợ, cùng đấu tranh giữa nhân dân hai
nước Việt Nam - Trung Quốc qua các thời kỳ. Trên tinh thần đó, đây cũng là cơ sở để mối tình hữu nghị
được phát huy trong các cuộc kháng chiến chống Nhật hay cuộc chiến tranh giải phóng của Trung Quốc,
hoặc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của Việt Nam.

Đối với Quốc tế Cộng sản, những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Châu trong giai đoạn
1924 - 1927 đã làm phong phú hơn về mặt lý luận và thực tiễn của Quốc tế Cộng sản trong việc lãnh đạo
cách mạng giai cấp vô sản toàn thế giới. Trong vai trò là thành viên của Quốc tế Cộng sản khu vực
phương Đông và đại diện của Hội Nông dân quốc tế, một mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh tích cực tham gia
hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Quảng Châu, liên lạc, tổ chức kết nối các nhà hoạt động
cách mạng từ các quốc gia bị áp bức tại Quảng Châu cùng đấu tranh, đưa vào thực tiễn tôn chỉ Quốc tế
Cộng sản trong việc liên kết cùng đấu tranh giai cấp vô sản trên toàn thế giới.

Mặt khác, ở Quảng Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể tìm hiểu được tình hình phong trào cách mạng
Trung Quốc, tình hình hoạt động của Người và các đồng chí của Người ở Quảng Châu, tình hình của các
nhà hoạt động cách mạng đến từ các quốc gia, các dân tộc bị áp bức, tình hình thực tế của bản thân cũng
như cách phân tích, đánh giá để báo cáo với Quốc tế Cộng sản hoặc viết thành các bài viết đăng trên tạp
chí "Thông tin quốc tế" của Quốc tế Cộng sản. Điều này sẽ gia tăng ảnh hưởng, tăng cường mối liên hệ
giữa Quốc tế Cộng sản và các phong trào cách mạng ở các nước phương Đông, thúc đẩy phát triển
phong trào cách mạng giai cấp vô sản trên phạm vi toàn thế giới.

Theo giáo sư Hoàng Tranh:”Tại đây, với sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chuẩn bị công tác lý luận, công tác tuyên truyền, công tác tổ chức và bồi dưỡng cán bộ, tạo cơ
sở cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo điều kiện cho việc trở về nước để lãnh đạo phong
trào cách mạng Việt Nam. Tại đây, Bác Hồ đã tham gia các hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc,
xây dựng mối tình hữu nghị sâu đậm với nhân dân Trung Quốc trong phong trào đấu tranh cách mạng.
Cũng tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã liên lạc và kết nối được một số nhà hoạt động cách mạng đến từ
các quốc gia, dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế giới, cùng thành lập đoàn thể cách mạng, tiến hành đấu
tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.”

Tham quan bảo tàng tôi cũng thấy bất ngờ về chính mình, cảm xúc biết ơn những người đi trước, những
người đã đổ máu xương để chúng ta sống, học tập ngày hôm nay, để sáng dậy, mở mắt ra ta được nhìn thấy
những người thân yêu, được hít thở bầu không khí trong lành, được làm những công việc yêu thích.Điều thú
vị đối với các bạn sinh viên khi tới với bảo tàng Hồ Chí Minh là có thể tận mắt nhìn thấy những bài báo,
những bài thơ, những văn kiện quan trọng mà chúng ta vẫn thường được nghe trên giảng đường. Đặc biệt, rất
nhiều những lá thư mà Người viết cho những cán bộ của Đảng ta, viết cho nhân dân ta, và kể cả những lá thư
riêng. Qua lời người hướng dẫn, mỗi là thư Bác viết dù việc công hay tư đều chứa dựng tình cảm dạt dào và
nó đã động viên nhân dân ta quyết tâm, đoàn kết để kháng chiến. Ngoài những vần thơ, những bài báo, các
bạn sinh viên còn có thể hiểu thêm về tư tưởng, tình cảm và những chặng đường hoạt động của Người qua
các di vật, qua những món quà mà nhân dân ta, cũng như nhân dân trên thế giới gửi biếu Bác.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2019

You might also like