You are on page 1of 15

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1. Đàm Ngọc Sơn (430558): Nhóm trưởng


2. Tô Thị Phương Thảo (430557)
3. Lâm Hồng Sơn (430563)
4. Lý Hải Yến (430561)
5. Triệu Văn Lâm (430560)
6. Hoàng Như Hạnh (430562)
7. Chu Thị Hiệp (430559)
8. Lương Quỳnh Anh (420556)
9. Trịnh Thị Ngọc (430554)
10. Nguyễn Phương Hà (430555)
11. Lục Tuấn Nghĩa (430564)

1
MỞ ĐẦU
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan hệ nhân thân và tài sản của cá
nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý
chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. Với quy định này, luật dân sự nói
chung luật dân sự 2015 nói riêng đã mở rộng phạm vi điều chỉnh đến các quan hệ
thuộc lĩnh vực luật tư và trở thành luật chung điều chỉnh các quan hệ tài sản. Để
hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm 3 xin lựa chọn đề số 2 để làm bài tập nghiên cứu,
đánh giá quá trình học tập của cả nhóm:
“Sưu tầm 02 bản án về thừa kế theo di chúc đã được Tòa án nhân dân có
thẩm quyền giải quyết. Yêu cầu:
1. Đính kèm toàn văn 02 bản án trong bài tập nhóm.
2. Tóm tắt nội dung bản án (yêu cầu: không quá 02 trang A4/ bản án).
3. Nêu các vấn đề pháp lý được giải quyết trong từng bản án.
4. Nêu quan điểm của nhóm về nội dung giải quyết của Tòa án (đối với các
bản án không áp dụng BLDS 2015 thì nhóm liên hệ với quy định của Bộ luật để
luận về việc áp dụng quy định BLDS năm 2015 vào giải quyết bản án có điểm
giống và khác gì với quy định luật được áp dụng trong bản án).”

NỘI DUNG
I. Tóm tắt nội dung bản án:
1. Bản án số 14/2017/DSST:
Ngày: 28/09/2017 của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh Phú Thọ về việc: “Tranh
chấp thừa kế theo di chúc”.
- Nguyên đơn: Bà Hoàng Thị H, sinh năm 1941 (Có mặt). Địa chỉ: Khu 2, Thị trấn
S, huyện C, tỉnh Phú Thọ.
- Bị đơn: Anh Hoàng Tuyết H, sinh năm 1965 (Có mặt). Địa chỉ: Khu Đ, xã H,
huyện Y, tỉnh Phú Thọ.
- Người có quyền lợi liên quan: Anh Hoàng Hồng H1, sinh năm 1967 ( Có đơn
xin xét xử vắng mặt) . Anh Hoàng Quốc H2, sinh năm 1973 ( Có mặt ). Anh
Hoàng Quốc H3, sinh năm 1974 ( Có đơn xin xét xử vắng mặt ). Đều có địa chỉ:
Khu 2, Thị trấn S, huyện C, tỉnh Phú Thọ.

2
-Nguyên đơn trình bày: Bà và ông Hoàng Minh X kết hôn khoảng năm 1960, vợ
chồng bà sinh được 04 người con là Hoàng Tuyết H, sinh năm 1965; Hoàng Hồng
H1, sinh năm 1967; Hoàng Quốc H2, sinh năm 1973 và Hoàng Quốc H3, sinh năm
1974. Vợ chồng bà có khối tài sản chung là quyền sử dụng thửa đất số 76, tờ bản
đồ số 18 ở khu 2, Thị trấn S, huyện C, tỉnh Phú Thọ diện tích đất là 967,4 m2(trong
đó: 200 m2 đất ở và 767,4 m2đất vườn), 01 ngôi nhà xây cấp 4, bếp và công trình
phụ, công trình chăn nuôi và các tài sản khác trên diện tích đất đã được Hội đồng
thẩm định và định giá tài sản ngày 21/8/2017. Ngày 10/8/2015 bà và ông X cùng
nhau lập di chúc chung của vợ chồng do ông X viết với nội dung: nếu ông X chết
trước bà thì di chúc này sẽ giao lại cho bà quản lý sử dụng tài sản chung, khi bà
chết sẽ giao lại cho con trai là Hoàng Hồng H1. Khi viết di chúc ông X hoàn toàn
khỏe mạnh, minh mẫn, không bị ai ép buộc. Sau khi viết xong di chúc do ông X đi
viện điều trị nên bản di chúc không được chứng thực. Đến ngày 12/01/2016 ông X
chết, sau đó bà có họp gia đình để công bố di chúc, thì anh H cho rằng không phải
chữ viết của ông X, nên gây khó khăn cho bà trong việc thay đổi nội dung di chúc.
Vì chỉ có anh H1 trông nom bố mẹ lúc đau ốm, bà hiện nay tuổi cao, không con
nào có trách nhiệm nên bà yêu cầu Tòa án công nhận di chúc của ông X để lại là
hợp pháp, giải quyết cho bà thay đổi nội dung di chúc phần của bà và đề nghị Tòa
án chia tài sản chung cho bà.
- Bị đơn và những người có quyền lợi liên quan trình bày: Công nhận bố mẹ anh
là ông X, bà H có 04 người con đẻ như bà H trình bày là đúng và công nhận ông
bà có khối tài sản chung như biên bản thẩm định và định giá ngày 21/8/2017. Khi
bà H xuất trình bản di chúc chung của vợ chồng do ông Hoàng Minh X viết, bị đơn
và những người có quyền lợi liên quan (trừ anh H1) không nhất trí và không chấp
nhận đó là di chúc hợp pháp của ông X, bà H. Nay ông X đã chết, yêu cầu được
chia di sản thừa kế và anh xin được hưởng một phần di sản của ông X. Riêng anh
H1 công nhận bản di chúc đó là hợp pháp. Anh đề nghị Tòa án giải quyết theo yêu
cầu của mẹ anh. Anh không có yêu cầu gì về khối tài sản trên.
- Nhận định của tòa án: Thứ nhất, đây là vụ án “T/c thừa kế theo di chúc” là đúng
quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Yêu cầu khởi kiện của bà H phù hợp quy định
tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015 về thừa kế theo di chúc và thuộc
thẩm quyền giải quyết của TAND huyện C, tỉnh Phú thọ. Thứ hai, về nội dung: các
bên đương sự thừa nhận ông X có tinh thần hoàn toàn tỉnh táo trước khi chết. Nội
dung trong bản di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
hội phù hợp với quy định tại điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015. Mặt khác, tại Kết
luận giám định số 1700/KLGĐ ngày 28/8/2017 của Phòng kỹ thuật hình sự Công

3
an tỉnh Phú thọ kết luận: chữ viết trên bản di chúc là của ông X. Quá trình giải
quyết vụ án, anh H, anh H2 và anh H3 không đưa ra được bất cứ một chứng cứ nào
chứng minh cho việc bản di chúc ngày 10/8/2015 không phải do ông Hoàng Minh
X viết. Từ những căn cứ nêu trên HĐXX chấp nhận yêu cầu của bà Hoàng thị H.
- Quyết định: Áp dụng Điều 627, 630 Bộ luật dân sự năm 2015; khoản 1,5 Điều
147 Bộ luật tố tụng dân sự; điểm đ khoản 1 Điều 12, điểm a khoản 7 điều 27 Nghị
quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn,
giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án và Điều 26 Luật thi hành
án dân sự. Xử công nhận di chúc chung của ông Hoàng Minh X và bà Hoàng Thị
H viết ngày 10/8/2015 là hợp pháp. Không chấp nhận yêu cầu của anh Hoàng
Tuyết H và anh Hoàng Quốc H2 đòi chia di sản của ông Hoàng Minh X. Bà Hoàng
Thị H không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm do thuộc trường hợp người cao tuổi.
Anh Hoàng Tuyết H, anh Hoàng Quốc H2 mỗi người phải chịu 300.000đ án phí
dân sự sơ thẩm. Trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, đương sự có mặt có quyền
kháng cáo lên Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ để yêu cầu xét xử phúc thẩm; đương
sự vắng mặt có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản
ánhoặc bản án được niêm yết tại trụ sở UBND nơi cư trú. Trường hợp Quyết định
được thi hành theo quy định tại điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi
hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án,
quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án
theo quy định tại các điều 6, 7, 7a và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành
án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.
2. Bản án số 94/2017/DS-ST:
Ngày 14/12/2017 của Tòa án nhân dân quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng về việc:
“Tranh chấp thừa kế tài sản”.
- Nguyên đơn: Bà Bùi Thị H, sinh năm 1973. Địa chỉ: K25/2 đường Đ, phường H,
quận H, Tp. Đà Nẵng. Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Ông N, sinh năm
1973. Địa chỉ: 353 đường P, quận H, Tp. Đà Nẵng (Theo giấy ủy quyền ngày
16/8/2016), Có mặt.
- Bị đơn: Bà Bùi Thị L, sinh năm: 1970. Địa chỉ: Phòng A khu tập thể NT, phường
NT, quận G, Tp. Hà Nội. Vắng mặt(Có yêu cầu giải quyết vắng mặt).
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Ông Bùi H, sinh năm 1951. Địa chỉ:
K28/8 đường T, quận H, Tp. Đà Nẵng. Nơi làm việc: Số 16 đường P, quận H, Tp.
Đà Nẵng. Vắng mặt(Có đơn xin giải quyết vắng mặt). Bà Tống Thị T, sinh năm

4
1963; Địa chỉ: Số 29 đường H, quận H, Tp. Đà Nẵng. Vắng mặt (Có đơn xin giải
quyết vắng mặt).
- Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn trình bày: Nguyên nhà và đất ở tại
địa chỉ 38B (nay là K25/2) Đoàn Thị Điểm, phường Hải Châu 2, quận Hải Châu,
Tp. Đà Nẵng có nguồn gốc của cha mẹ nguyên đơn là ông K, sinh năm 1922 và bà
D, sinh năm 1932 đứng tên sở hữu. Năm 1997 do tuổi cao, sức yếu và đề phòng bất
trắc ông K và bà D đã đến Phòng công chứng số 01 Tp. Đà Nẵng lập di chúc số
66HV34 ngày 06/08/1997 và được công chứng viên chứng thực bản di chúc. Theo
bản di chúc nêu trên, ông Kvà bà D để lại toàn bộ ngôi nhà tại 38B Đoàn Thị
Điểm, phường Hải Châu 2, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng cho bà Bùi Thị H (là con
gái út) được toàn quyền sở hữu, định đoạt ngôi nhà nói trên sau khi ông K và bà D
qua đời mà không ai được tranh giành hay khiếu nại gì. Sau khi bà D và ông K
chết. Bà Bùi Thị H đã yêu cầu được hưởng thừa kế theo di chúc, nhưng các đồng
thừa kế không đồng ý, không thực hiện những thủ tục cần thiết và không tạo điều
kiện cho bà H thực hiện quyền lợi hợp pháp của mình; hơn nữa do di chúc chỉ định
đoạt phần nhà ở mà không đề cập đến quyền sử dụng đất và có sai lệch về diện tích
nhà ở nên không thể làm thủ tục kê khai di sản thừa kế tại phòng công chứng được.
Do vậy, bà H khởi kiện đề nghị Tòa án công nhận bản di chúc do ông K và bà D để
lại là hợp pháp và giao cho bà H toàn quyền sở hữu, sử dụng đối với nhà và đất
trên.
- Bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trình bày: Thống nhất về
nguồn gốc của nhà và đất là di sản thừa kế; thống nhất về những người thuộc hàng
thừa kế
thứ nhất của ông K và bà D như lời trình bày của bà H là đúng; thống nhất xác
nhận ông K và bà D có để lại di chúc để lại toàn bộ nhà đất trên cho em gái là Bùi
Thị H sở hữu và sử dụng; đồng ý giao nhà và đất trên cho bà H sở hữu theo nội
dung di chúc. Tuy nhiên bị đơn cho rằng bà H là người quản lý di chúc, quản lý di
sản thừa kế và giấy tờ nhà đất có liên quan nhưng lại đi khởi kiện bà là vô lý nên
bà đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Do điều kiện xa xôi nên
bà đề nghị Tòa án giải quyết vụ án vắng mặt bà.
- Nhận định của tòa án: Thứ nhất, đây là vụ án “ Tranh chấp dân sự thừa kế tài
sản” theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật TTDS. Yêu cầu khởi kiện của bà H
phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và thuộc thẩm quyền giải quyết
của TAND quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng. Thứ hai, về nội dung: Vụ án vẫn nằm
trong thời hiệu khởi kiện, nội dung và hình thức của bản di chúc do ông K và bà D
5
lập hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật, lại được lập tại Văn phòng công
chứng của Nhà nước và có chứng thực của công chứng viên; ngoài bản di chúc này
không có một bản di chúc nào khác. Các bên đương sự đều thừa nhận ông Kvà bà
D có để lại di chúc; người có quyền lợi liên quan là ông H và bà T đều thống nhất
với nội dung của bản di chúc và đề nghị Tòa án chia di sản thừa kế theo di chúc
cho bà Hương; chỉ có bị đơn là bà L không thể hiện ý kiến của mình về nội dung
của bản di chúc mà đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật. Từ những căn
cứ, nhận định trên, Tòa án xác định đây là di chúc hợp pháp phát sinh hiệu lực kể
từ thời điểm mở thừa kế.
- Quyết định: Áp dụng các Điều 623, 630, 631, 635, 636, 643; 234, 235 của Bộ
luật dân sự năm 2015; Pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH12 ngày 27/02/2009
quy định về án phí, lệ phí Tòa án. Căn cứ khoản 2 Điều 147, khoản 1 Điều 228;
Điều 271 và Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của bà Bùi Thị H. Tuyên xử: Công nhận nhận bản di chúc số 66HV34 ngày
06/08/1997 do ông Bùi K và bà Nguyễn Thị D lập tại Phòng công chứng số 01 TP.
Đà Nẵng là di chúc hợp pháp ; Giao cho bà Bùi Thị H được toàn quyền sở hữu, sử
dụng: Nhà và đất ở tại thửa đất số 320, tờ bản đồ số 6 tọa lạc tại địa chỉ K25/2
Đoàn Thị Điểm, phường Hải Châu 2, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng. Về án phí: Bùi
Thị H còn phải nộp tiếp tiền án phí sơ thẩm là 3.568.899 đồng ( vì đã khấu trừ vào
số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 7.500.000 đồng). Về chi phí xem xét, thẩm định
tại chỗ và định giá là 5.000.000 đồng. Về quyền kháng cáo: Nguyên đơn có mặt tại
phiên tòa có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Riêng
bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa có quyền
kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc trong hạn
15 ngày kể từ ngày Tòa án niêm yết bản án.
II. Các vấn đề pháp lý được giải quyết trong từng bản án:
1. Bản án số 14/2017/DSST:
Bản án số 14/2017/DSST ngày: 28/09/2017 của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh
Phú Thọ về việc: “Tranh chấp thừa kế theo di chúc”.
a) Thời gian và sự kiện pháp lý:
Ngày 10/08/2015 bà H và ông X cùng nhau lập di chúc chung của vợ chồng
do ông X viết với nội dung: nếu ông X chết trước bà thì di chúc này sẽ giao lại cho
bà quản lý sử dụng tài sản chung, khi bà chết sẽ giao lại cho con trai là H1. Đến
ngày 12/01/2016 ông X chết, sau đó bà có họp gia đình để công bố di chúc, thì anh

6
H cho rằng không phải chữ viết của ông X, nên gây khó khăn cho bà trong việc
thay đổi nội dung di chúc.
Sự kiện này xảy ra liên quan đến việc tranh chấp di sản thừa kế, mà cụ thể là
tranh chấp thừa kế theo di chúc.
b) Để xác định được tính hợp pháp của bản di chúc, chúng ta phải xét xem:
- Vợ chồng ông X, bà H có cùng làm di chúc chung hay không:
Ngày 10/08/2015 bà và ông X cùng nhau lập di chúc chung của vợ chồng do
ông X viết với nội dung: nếu ông X chết trước bà thì di chúc này sẽ giao lại cho bà
quản lý sử dụng tài sản chung, khi bà chết sẽ giao lại cho con trai là Hoàng Hồng
H1.
- Khi lập di chúc thì ông X có đủ minh mẫn, sáng suốt hay không:
Các bên đương sự thừa nhận ông X có tinh thần tỉnh táo, minh mẫn, không
phải nằm điều trị cho đến thời điểm trước khi chết. Sự thừa nhận trên chứng tỏ vào
thời điểm ông X viết bản di chúc còn khỏe mạnh, minh mẫn, không có sự ép buộc
nào.
- Nội dung của di chúc có vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật hay không:
Nội dung trong bản di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo
đức xã hội phù hợp với quy định tại điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015.
- Chữ viết và chữ ký trên bản di chúc có phải của ông X viết hay không:
Tại Kết luận giám định số 1700/KLGĐ ngày 28/08/2017 của Phòng kỹ thuật
hình sự Công an tỉnh Phú thọ kết luận: Chữ ký dạng chữ viết “ X” và các chữ
Hoàng Minh X trên “ Bản di chúc” ( tài liệu cần giám định ký hiệu A) so với chữ
ký dạng chữ viết “ X” và các chữ Hoàng Minh Xdưới mục “ Người xin; Đại diện
gia đình; Người viết đơn ký tên; Người khai; Người làm đơn” trên “ Đơn xin trợ
cấp; Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo giai đoạn; Đơn đề nghị
giải quyết chất độc da Cam; Bản khai cá nhân đề nghị hưởng chế độ trợ cấp một
lần; Đơn xin vào Hội Cựu chiến Binh kết hợp sơ yếu lý lịch”( tài liệu mẫu so sánh
ký hiệu M1.M2.M3.M4.M5) là do cùng một người ký và viết ra.
- Các bị đơn có chứng minh được bản di chúc không phải do ông X viết hay
không:

7
Trong quá trình giải quyết vụ án, anh H, anh H2 và anh H3 không đưa ra được
bất cứ một chứng cứ nào chứng minh cho việc bản di chúc ngày 10/8/2015 không
phải do ông Hoàng Minh X viết.
=> Vấn đề pháp lý này được Tòa án giải quyết như sau: Công nhận di chúc
chung của ông Hoàng Minh X và bà Hoàng Thị H viết ngày 10/8/2015 là hợp
pháp. Không chấp nhận yêu cầu của anh Hoàng Tuyết H và anh Hoàng Quốc
H2 đòi chia di sản của ông Hoàng Minh X. Bà Hoàng Thị H không phải chịu
án phí dân sự sơ thẩm do thuộc trường hợp người cao tuổi. Anh Hoàng Tuyết
H, anh Hoàng Quốc H2 mỗi người phải chịu 300.000đ án phí dân sự sơ thẩm.
Các điều luật được áp dụng để giải quyết vấn đề pháp lý: Điều 627, 630 Bộ luật
dân sự năm 2015; khoản 1,5 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự; điểm đ khoản 1 Điều
12, điểm a khoản 7 điều 27 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày
30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí,
lệ phí Tòa án và Điều 26 Luật thi hành án dân sự.
2. Bản án số 94/2017/DS-ST:
Bản án số 94/2017/DS-ST ngày 14/12/2017 của Tòa án nhân dân quận Hải
Châu, Tp. Đà Nẵng về việc: “Tranh chấp thừa kế tài sản”.
a) Thời gian và sự kiện pháp lý:
Năm 1997 do tuổi cao, sức yếu và đề phòng bất trắc ông K và bà D đã đến
Phòng công chứng số 01 Tp. Đà Nẵng lập di chúc số 66HV34 ngày 06/8/1997 và
được công chứng viên chứng thực bản di chúc. Theo bản di chúc nêu trên, ông Kvà
bà D để lại toàn bộ ngôi nhà tại 38B Đoàn Thị Điểm, phường Hải Châu 2, quận
Hải Châu, Tp. Đà Nẵng cho bà Bùi Thị H (là con gái út) được toàn quyền sở hữu,
định đoạt ngôi nhà nói trên sau khi ông K và bà D qua đời mà không ai được tranh
giành hay khiếu nại gì. Sau khi bà D và ông K chết. Bà Bùi Thị H đã yêu cầu được
hưởng thừa kế theo di chúc, nhưng các đồng thừa kế không đồng ý, không thực
hiện những thủ tục cần thiết và không tạo điều kiện cho bà Hương thực hiện quyền
lợi hợp pháp của mình; hơn nữa do di chúc chỉ định đoạt phần nhà ở mà không đề
cập đến quyền sử dụng đất và có sai lệch về diện tích nhà ở nên không thể làm thủ
tục kê khai di sản thừa kế tại phòng công chứng được.
Sự kiện này xảy ra liên quan đến việc tranh chấp di sản thừa kế, mà cụ thể là
tranh chấp thừa kế theo di chúc.
b) Để xác định được tính hợp pháp của bản di chúc, chúng ta phải xét xem:

8
- Di sản để lại của ông K và bà D có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp hay
không:
Nguyên ngôi nhà ở tại địa chỉ 38B ( nay là K25/2) Đoàn Thị Điểm, phường
Hải Châu 2, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng có nguồn gốc là của ông K (sinh năm
1922) và bà D (sinh năm 1932) mua lại của ông Nguyễn Văn Q và bà Nguyễn Thị
S theo Văn tự mua bán lập ngày 13/01/1977, được Sở địa chính nhà đất và công
trình công cộng Quảng Nam Đà Nẵng cấp Trích lục nghiệp chủ nhà ở số 219 ngày
30/7/1985; có kết cấu nhà như sau: Nhà một lầu, mái ngói + tôn, tường xây, nền xi
măng; diện tích xây dựng 49m2, trong đó diện tích chính 46m2, diện tích phụ 3m2.
Như vậy di sản mà ông K và bà D để lại là hoàn toàn hợp pháp theo quy định của
pháp luật.
Ngày 29/12/2000, ông Kvà bà D được Ủy ban nhân dân Tp. Đà Nẵng cấp
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 3401020592, số
hồ sơ gốc 19679 thể hiện như sau: đất ở tại thửa đất số 320, tờ bản đồ số 6, diện
tích đất 24,30m2; nhà ở có kết cấu: tường xây, mái ngói, sàn đúc, số tầng 2, diện
tích xây dựng 24,30m2, diện tích sử dụng 54,62m2.
- Vợ chồng ông K, bà D có cùng làm di chúc chung hay không:
Ngày 06/08/1997 ông K và bà D đã đến Phòng công chứng số 01 Tp. Đà
Nẵng lập di chúc số 66HV34 ngày 06/08/1997 và đã được công chứng viên chứng
thực bản di chúc, nội dung bản di chúc để lại toàn bộ ngôi nhà trên cho bà Bùi Thị
H được toàn quyền sở hữu sau khi ông bà chết.
- Về phía nguyên đơn là bà Bùi Thị H thì thời hiệu khởi kiện có hợp pháp hay
không:
Ngày 27/12/2007 bà Nguyễn Thị D chết, ngày 27/05/2014 ông Bùi K chết; thời
điểm có hiệu lực di chúc chung của vợ chồng được xác định là ngày ông K chết
vào ngày 27/5/2014 theo quy định tại Điều 668 Bộ luật dân sự 2005, ngày
19/8/2016 bà Bùi Thị H khởi kiện, căn cứ Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005
(tương ứng là Điều 623 Bộ luật dân sự 2015), vụ án vẫn trong thời hiệu khởi kiện.
- Nội dung và hình thức bản di chúc của ông K và bà D có hợp pháp hay
không:
Bản di chúc được lập vào ngày 06/08/1997 là thời kỳ thi hành Bộ luật dân sự
năm 1995. Căn cứ vào quy định tại các Điều 655,656 của Bộ luật dân sự năm
1995 (tương ứng là Điều 652, 653 của Bộ luật dân sự năm 2005; Điều 630, 631 của

9
Bộ luật dân sự năm 2015) thấy rằng nội dung và hình thức của bản di chúc do ông
K và bà D lập hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Đây là di chúc được lập tại Văn phòng công chứng của Nhà nước có chứng
thực của công chứng viên theo quy định tại Điều 661 Bộ luật dân sự năm 1995
(tương ứng là Điều 658 của Bộ luật dân sự năm2005; Điều 636 của Bộ luật dân sự
năm 2015). Tại thời điểm ông K và bà D lập di chúc không có ai thuộc diện người
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định tại Điều 672 Bộ luật
dân sự năm 1995 (tương ứng là Điều 669 Bộ luật dân sự năm 2005; Điều 644 Bộ
luật dân sự năm 2015); ngoài bản di chúc này thì không còn một bản di chúc nào
khác.
- Di chúc chỉ định đoạt phần nhà ở mà không đề cập đến quyền sử dụng đất và
có sai lệch về diện tích nhà ở thì sẽ giải quyết như thế nào:
Tuy tại thời điểm lập di chúc ông K và bà D chỉ định đoạt đối với phần quyền
sở hữu nhà ở cho bà H mà không đề cập gì đến phần Quyền sử dụng đất nhưng căn
cứ luật đất đai năm 1993 và Bộ luật dân sự năm 1995 quy định: quyền sử dụng đất
cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế theo quy định tại khoản 2 Điều
637 và khoản 3 Điều 739 Bộ luật dân sự năm 1995. Những người có quyền lợi liên
quan là ông H và bà T cũng cho rằng di chúc cho nhà cũng là cho đất và không có
tranh chấp gì.
Phần diện tích tăng thêm này là do sai lệch về số liệu khi đo đạc, có giá trị
không lớn nên cần tôn trọng ý nguyện, ý chí của ông K và bà D xác định toàn bộ
diện tích đất và kết cấu nhà ở hiện nay đã được ông K, bà D định đoạt theo di chúc
cho bà H.
=> Vấn đề pháp lý này được Tòa án giải quyết như sau: Công nhận nhận bản
di chúc số 66HV34 ngày 06/8/1997 do ông Bùi K và bà Nguyễn Thị D lập tại
Phòng công chứng số 01 TP. Đà Nẵng là di chúc hợp pháp ; Giao cho bà Bùi
Thị H được toàn quyền sở hữu, sử dụng: Nhà và đất ở tại thửa đất số 320, tờ
bản đồ số 6 tọa lạc tại địa chỉ K25/2 Đoàn Thị Điểm, phường Hải Châu 2, quận
Hải Châu, Tp. Đà Nẵng. Về án phí: Bùi Thị H còn phải nộp tiếp tiền án phí sơ
thẩm là 3.568.899 đồng ( vì đã khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là
7.500.000 đồng). Về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá là 5.000.000
đồng.
Các điều luật được áp dụng để giải quyết vấn đề pháp lý: Điều 623, 630, 631,
635, 636, 643; 234, 235 của Bộ luật dân sự năm 2015; Pháp lệnh số10/2009/PL-

10
UBTVQH12 ngày 27/02/2009 quy định về án phí, lệ phí Tòa án; khoản 2 Điều
147, khoản 1 Điều 228; Điều 271 và Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
III. Quan điểm của nhóm về nội dung giải quyết của Tòa án:
1. Đánh giá ưu và hạn chế của hai bản án:
1.1. Về ưu điểm:
 Về thẩm quyền:
Cả hai bản án đều đúng thẩm quyền giải quyết của tòa án theo Khoản 5 Điều
26 Bộ Luật tố tụng Dân sự năm 2015.
“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.”
 Về thẩm quyền theo các cấp:
- Bản án số 14/2017/DSST của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh Phú Thọ:
Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh Phú Thọ đã xét xử theo đúng thẩm quyền đã
được quy định trong luật theo Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ Luật tố tụng Dân sự
năm 2015.
“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và
Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ
luật này.”
- Bản án số 94/2017/DS-ST của Tòa án nhân dân quận Hải Châu, Tp. Đà
Nẵng:
Tòa án nhân dân quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng đã xét xử theo đúng thẩm quyền
đã được quy định trong luật theo Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ Luật tố tụng Dân sự
năm 2015.
“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
những tranh chấp sau đây:

11
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và
Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ
luật này.”
 Về thủ tục:
Cả hai bản án, quyết định được ban hành đúng trình tự, thủ tục và trong thời
hạn luật định theo quy định tại Bộ Luật tố tụng Dân sự năm 2015.
 Về nội dung:
- Bản án số 14/2017/DSST của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh Phú Thọ:
Áp dụng pháp luật đúng. Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh Phú Thọ đã có sự
phân tích nhìn nhận vụ việc một cách thận trọng. Làm rõ các căn cứ, vấn đề pháp
lý.
Đồng thời, Tòa án cũng nhìn nhận vụ việc một cách khách quan, thấu tình đạt
lý đem lại sự công bằng cho nguyên đơn là bà Hoàng Thị H.
- Bản án số 94/2017/DS-ST của Tòa án nhân dân quận Hải Châu, Tp. Đà
Nẵng:
Áp dụng pháp luật đúng. Tòa án nhân dân quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng đã có
sự phân tích vụ việc một các cẩn thận, qua nhiều qua trình điều tra nghiêm túc. Tòa
án đã làm rõ các căn cứ pháp lý, vấn đề pháp lý.
Mặt khác tòa án cũng nhìn nhận vụ việc một cách khách quan, thấu tình đạt lí
giúp cho di chúc được thực hiện đúng theo nguyện vọng của ông K và bà D trước
khi chết.
1.2. Về hạn chế:
Trong Bản án số 94/2017/DS-ST của Tòa án nhân dân quận Hải Châu, Tp. Đà
Nẵng: Về vấn đề di chúc của ông K và bà D có sai lệch về diện tích nhà ở thì Tòa
án mới chỉ đưa ra những nhận định chung, chưa đưa ra những quyết định cụ thể về
việc sẽ xử lý sai lệch đó như thế nào.
2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế:
Có thể do những yếu tố thuộc về khách quan đến từ thời điểm khi ông K và bà D
lập di chúc năm 1997.
Do trình độ chuyên môn trong giải quyết vấn đề này còn hạn chế.

12
3. Hướng khắc phục:
Cần nâng cao, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cũng như kĩ năng làm việc của
hội đồng xét xử nói chung.

KẾT LUẬN
Như vây, qua viêc phân tích và tìm hiểu hai bản án trên (Bản án số
14/2017/DSST của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh Phú Thọ) và (Bản án số
94/2017/DS-ST của Tòa án nhân dân quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng), nhóm em đã
hiểu hơn và phân tích được các nội dung của từng bản án để từ đó củng cố và nâng
cao kiến thức về tranh chấp tài sản thừa kế.

13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự 1, Nxb. CAND, Hà Nội,
2018.
2. Phạm Văn Tuyết, Hướng dẫn môn học luật dân sự tập 1, Bxb tư pháp , Hà Nội,
2017.
3. Bộ Luật Dân sự năm 2015.
4. Bộ Luật tố tụng Dân sự năm 2015.
5. Luật thi hành án dân sự năm 2014.
6. Pháp lệnh số10/2009/PL-UBTVQH12 ngày 27/02/2009 quy định về án phí, lệ
phí Tòa án.
7. Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu,
miễn, giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án
8. https://congbobanan.toaan.gov.vn/0t15at1cvn1/Tra-cu-ban-an
9.https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta40641t1cvn/chi-tiet-ban-an?
fbclid=IwAR0aC7ZFRnuVrGud-
W29ypZooGsU0Md7M884iwUZ5ET1GI5DCrGg0g3p8xQ
10.http://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta60561t1cvn/chi-tiet-ban-an?
fbclid=IwAR2HgE7LbwHmELFKevPNpLtj-
AV041BI5905Kyj7EqclQTT_LwtiG2XMQKk
11.https://lawnet.thukyluat.vn/posts/t7044-ky-nang-xac-dinh-van-de-phap-ly-
trong-mot-vu-viec
12.https://thukyluat.vn/vb/phap-lenh-an-phi-le-phi-toa-an-2009-10-2009-
ubtvqh12-15183.html

14
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. UBND: Ủy ban nhân dân.
2. KLGD: Kết luận giám định.
3. UBTVQH: Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. BLDS: Bộ Luật Dân sự.
5. TAND: Tòa án Nhân dân.
6. TTDS: Tố tụng Dân sự.
7. Tp. Đà Nẵng: Thành phố Đà Nẵng.
8. DSST: Dân sự sơ thẩm.

PHỤ LỤC 2: ĐÍNH KÈM TOÀN VĂN 02 BẢN ÁN

15

You might also like