You are on page 1of 6

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ VÀ ĐỀ THI THAM KHẢO

A. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ


1. Làm bài theo nhóm, mỗi nhóm tối thiểu 5 sinh viên
2. Nộp bài sau 1 tuần kể từ ngày giảng viên chuyển đề kiểm tra qua email
3. Các nhóm làm bài chuyển file word cho lớp trưởng tập hợp và mail về địa chỉ:
tienlds@gmail.com, ĐT liên hệ: 0909.735.735
4. Bài làm tối thiểu 2 trang A4, word (không sử dụng PDF). Tên nhóm được liệt kê tại
trang đầu tiên.
5. Văn phong mang tính phân tích, bình luận, luận giải, nêu căn cứ.
6. Đề kiểm tra: Chọn 1 trong các đề sau (chỉ liên quan đến hôn nhân và gia đình; chọn 1
trong các vụ việc, nếu có nhiều vụ việc):
7. Câu hỏi trong đề kiểm tra: Quan điểm của nhóm?
-https://tapchitoaan.vn/ong-t-co-duoc-xac-nhan-tinh-trang-doc-than-hay-
khong7023.html;
-https://tapchitoaan.vn/vat-chung-va-viec-xu-ly-vat-chung-trong-vu-an-hinh-
su6140.html;
-https://phapluatdansu.edu.vn/2018/04/09/01/39/ti-san-chung-cua-vo-chong-trong-
giao-dich-tai-ngn-hng-nhn-tu-tnh-huong-thuc-te/;
-https://plo.vn/bat-thuong-vu-cap-duong-nuoi-con-10-ti-dong-post417316.html;
-https://tuoitre.vn/11-diem-bat-hop-ly-trong-ban-an-ly-hon-cua-vo-chong-ca-phe-
trung-nguyen-20190412162353164.htm;
-https://plo.vn/de-con-luc-o-voi-chong-cu-chong-moi-nhan-cha-tinh-sao-
post509318.html;
-http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210463;
-http://toaandaklak.gov.vn/trao-doi-nghiep-vu/vuong-mac-ve-xu-ly-vat-chung-la-
phuong-tien-pham-toi-trong-vu-an-hinh-su-la-tai-san-bao-dam-cua-hop-dong-the-
chap-5564.html;
-https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/cong-tac-kiem-sat/vuong-mac-trong-xu-ly-mot-so-loai-
vat-chung-d10-t9951.html;
-https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/xu-ly-vat-chung-cua-vu-an-la-tai-san-the-
chap-nhu-the-nao-cho-dung-1626;
-https://plo.vn/khong-giam-dinh-adn-toa-bo-tay-post291266.html;
- Nếu nhóm có bản án, quyết định của Tòa án có vướng mắc, bất cập thì có thể chọn
bản án, quyết định đó để bình luận.

B. ĐỀ THI THAM KHẢO


(Vui lòng không email yêu cầu giải đề, thanks)
ĐỀ THI MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
THỜI GIAN: 75 PHÚT
( Được sử dụng tài liệu )
I. LÝ THUYẾT
Nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao ? ( 6 điểm )
1. Mọi trường hợp kết hôn trái pháp luật đều bị Tòa án giải quyết hủy khi có yêu cầu.
2. Nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được
pháp luật công nhận là vợ chồng .
3. Khi vợ hoặc chồng thực hiện các giao dịch hơp pháp và vì nhu cầu thiết yếu của gia đình
mà không có sự đồng ý của bên kia thì người thực hiện giao dịch phải dùng tài sản riêng
của mình để thanh toán.
4. Người câm điếc có quyền làm cha mẹ nuôi.
5. Người chưa có vợ, có chồng cũng có thể không được kết hôn.
6. Cha mẹ là người giám hộ cho con chưa thành niên
II. BÀI TẬP (4 điểm)
Anh T (19 tuổi) cư trú tại Phường 1 Quận 1 TPHCM, chị B (17 tuổi) cư trú tại Phường 2
Quận 1 TPHCM được Ủy ban nhân dân Phường 3 Quận 1 TPHCM cho đăng ký kết hôn. Anh A,
chị B có một con chung và có tài sản chung là 200 triệu đồng. Sau khi chung sống 3 năm không
hạnh phúc, anh A làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án Quận 1 TPHCM cho ly hôn.
Sau khi thụ lý, Tòa án Quận 1 TPHCM nhận thấy việc kết hôn của anh A và chi B là trái
pháp luật nên ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật mà không giải quyết ly hôn. Anh A
cho rằng Tòa án Quận 1 TPHCM giải quyết vụ việc của anh như vậy là không đúng pháp luật
hôn nhân và gia đình.
Theo anh, chị Quận 1 TPHCM giải quyết sự việc của anh A, chị B như vậy là đúng
không? Tại sao?

ĐỀ THI MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH


I. LÝ THUYẾT (6 điểm)
Nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao?
1. Giải quyết ly hôn phải thông qua thủ tục hòa giải tại Tòa án.
2. Viện Kiểm sát nhân dân không có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái
pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với
công dân Việt Nam tiến hành tại Việt Nam.
4. Tài sản trong thời kỳ hôn nhân chỉ ghi tên vợ hoặc chồng là tài sản riêng của người vợ
hoặc người chồng đó.
5. Con riêng với bố dượng, mẹ kế sống chung thì phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa cha,
mẹ và con.
6. Nam nữ khi tham gia kết hôn phải là người thành niên
II. BÀI TẬP (4 điểm )
Tháng 5/1984, Anh A và chị B tổ chức đám cưới và chung sống với nhau. Anh A chị B
chung sống hạnh phúc, có 2 con chung và có tài sản chung là 2 tỷ đồng.
Tháng 9/1994, anh A chuyển công tác đến một huyện miền núi. Tại đây, anh gặp
chị L, người cùng đơn vị mới và giữa hai người đã phát sinh tình cảm. Tháng 10/1995, anh A và
chị L đăng ký kết hôn tại UBND địa phương, nơi chị L cư trú và được cấp Giấy chứng nhận kết
hôn. Anh A và chị L có một con chung và sản chung trị giá một tỷ đồng.
Tháng 11/1998, anh A làm đơn xin ly hôn với chị B và đã được Tòa án giải quyết cho cho ly
hôn vào tháng 8/1999. Ngày 15/7/2001, Hội LHPN huyện K nơi chị B cư trú gởi đơn yêu cầu
Tòa án huỷ việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị L. Tòa án huyện K đã ra quyết định hủy
việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị L.
Theo anh, chị, Tòa án huyện K áp dụng pháp luật như vậy là đúng hay sai? Tại sao?
Nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao? ( 6 điểm )
1. Mọi trường hợp kết hôn trái pháp luật đều bị Tòa án giải quyết hủy khi có yêu cầu.
2. Nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được
pháp luật công nhận là vợ chồng .
3. Khi vợ hoặc chồng thực hiện các giao dịch hơp pháp và vì nhu cầu thiết yếu của gia đình
mà không có sự đồng ý của bên kia thì người thực hiện giao dịch phải dùng tài sản riêng
của mình để thanh toán.
4. Người câm điếc có quyền làm cha mẹ nuôi.
5. Người chưa có vợ, có chồng cũng có thể không được kết hôn.
6. Cha mẹ là người giám hộ cho con chưa thành niên
II. BÀI TẬP (4 điểm)
Anh A (22 tuổi) cư trú tại Phường 1 Quận X Thành phố H, chị B (20 tuổi) cư trú tại
Phường 2 Quận X Thành phố H được Ủy ban nhân dân Phường 3 Quận X Thành phố H cho
đăng ký kết hôn. Anh A, chị B có một con chung và có tài sản chung là 200 triệu đồng. Sau khi
chung sống 3 năm không hạnh phúc, anh A làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án Quận X Thành
phố H cho ly hôn.
Sau khi thụ lý, Tòa án Quận X Thành phố H nhận thấy việc kết hôn của anh A và chi B là
trái pháp luật nên ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật mà không giải quyết ly hôn. Anh
A cho rằng Tòa án Quận X Thành phố H giải quyết vụ việc của anh như vậy là không đúng pháp
luật hôn nhân và gia đình.
Theo anh, chị Quận X Thành phố H giải quyết sự việc của anh A, chị B như vậy là đúng
không? Tại sao?

I. Lý thuyết (6 điểm)
Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý.
1.Người bị Toà án ra quyết định hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không được kết hôn.
2.Những người chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không
được pháp luật công nhận là vợ chồng.
3.Tài sản mà vợ chồng có được do thừa kế chung là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất
của vợ chồng.
4.Viện kiểm sát có quyền trực tiếp yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ kết hôn trái pháp
luật.
5.Cha mẹ là người giám hộ cho con chưa thành niên.
5.Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ hoặc chồng được thanh toán từ tài sản riêng của người
đó.
II – BÀI TẬP (4 điểm)
A và B xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp ngày 18/9/2001. Hai người chung sống

hạnh phúc và có một con chung là M. Ngày 20/12/2004 A bị tai nạn trong khi đang thực hiện

nghĩa vụ lao động theo hợp đồng lao động. Sau đó A nhận được số tiền bồi thường thiệt hại

do tai nạn là 35 triệu đồng. Cuộc sống gia đình A và B sau tai nạn của A đã trở nên khó

khăn, giữa A và B đã phát sinh mâu thuẫn trầm trọng.

Ngày 5/7/2005 B làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn.B yêu cầu TA xác định số
tiền mà A nhận được do bồi thường thiệt hại do tai nạn là tài sản chung của vợ chồng vaø chia
đôi mỗi người một nửa. A yêu cầu TA xác định số tiền đó là tài sản riêng của A.
Nếu TA giải quyết cho A và B ly hôn, theo anh (chị) số tiền bồi thường thiệt hại do tai
nạn của A được giải quyết như thế nào? Tại sao lại giải quyết như vậy?

I. Lý thuyết (6 điểm)
Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý.

1. Nam giới đủ 20 tuổi mới được quyền kết hôn.


2. Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn thì lần kết hôn sau là kết hôn trái pháp luật.
3. Cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con chưa
thành niên gây ra.
4. Một bên vợ (chồng) bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì bên chồng (vợ) còn lại sẽ
là người đại diện cho người đó.
5. Tài sản chung của vợ chồng thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của
cả hai vợ chồng.
6. Viện kiểm sát có quyền trực tiếp yêu cầu Toà án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con
nuôi.

II – BÀI TẬP (4 điểm)


Anh H và chị N xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp vào ngày 15/6/2000. Hai vợ chồng
có một con chung là M sinh ngày 12/4/2002. Trước khi kết hôn anh H có một ngôi nhà ở
Quận X thành phố T. Sau khi kết hôn, vợ chồng anh H chị N chung sống tại ngôi nhà nói
trên. Tháng 8 năm 2003 H và N phá bỏ ngôi nhà cũ và tiến hành xây nhà mới 3 tầng lầu trên
nền ngôi nhà cũ.

Tháng 3 năm 2006, giữa H và N phát sinh mâu thuẫn trầm trọng. N làm đơn yêu cầu xin
ly hôn. Liên quan đến ngôi nhà mới xây hai bên vợ chồng phát sinh tranh chấp. N yêu cầu
được chia 1/2 giá trị căn nhà vì lý do đang nuôi con nhỏ và sau ly hôn không tìm được nơi ở
mới. H yêu cầu sau ly hôn N phải tìm nơi ở mới, H không cho N ở chung vì ngôi nhà là tài
sản riêng của H.
Nếu TA giải quyết cho H và N ly hôn, theo anh (chị) TA giải quyết việc tranh chấp tài
sản trên như thế nào? Tại sao lại giải quyết như vậy?

You might also like