You are on page 1of 34

MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GDQP HP1

BÀI 2
1. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về chiến tranh:
a.Chiến tranh Là một hiện tượng chính trị xã hội có tính lịch sử.
b. Chiến tranh Là những cuộc xung đột tự phát ngẫu nhiên.
c.Chiến tranh Là một hiện tượng xã hội mang tính vĩnh viễn.
d. Chiến tranh Là những xung đột do mâu thuẫn không mang tính xã hội.
2. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về chiến tranh:
a.Chiến tranh bắt nguồn ngay từ khi xuất hiện loài người.
b. Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện chế độ tư hữu, có giai cấp và nhà nước.
c.Chiến tranh bắt nguồn từ sự phát triển tất yếu khách quan của loài người.
d. Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện các hình thức tôn giáo.
3. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác lênin về chiến tranh:
a.Chiến tranh có ngay từ khi xuất hiện loài người.
b. Chiến tranh là quy luật khách quan của xã hội loài người.
c.Chiến tranh là hiện tượng lịch sử - xã hội của loài người.
d. Chiến tranh là hiện tượng xã hội tự nhiên ngoài ý muốn chủ quan của con người.
4. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất của chiến tranh:
a.Là kế tục mục tiêu kinh tế bằng thủ đoạn bạo lực.
b. Là thủ đoạn để đạt được mục tiêu chính trị của một giai cấp.
c.Là kế tục chính trị bằng thủ đoạn bạo lực.
d. Là thủ đoạn chính trị của một giai cấp.
5. Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh xác định thái độ đối với chiến tranh là:
a.Phản đối tất cả các cuộc chiến tranh.
b. Ủng hộ các cuộc chiến tranh chống áp bức, nô dịch.
c.Phản đối các cuộc chiến tranh phản cách mạng.
d. Ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, phản đối chiến tranh phi nghĩa.
6. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về quan hệ giữa chiến tranh với chính trị:
a.Chính trị là con đường, là phương tiện của chiến tranh.
b. Chính trị là một thời đoạn, một bộ phận của chiến tranh.
c.Chính trị chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục của chiến tranh.
d. Chính trị không thể sử dụng kết quả sau chiến tranh để đề ra nhiệm vụ, mục tiêu mới
cho giai cấp.
7. Hồ Chí Minh khẳng định mục đích cuộc chiến tranh của dân ta chống thực dân Pháp
xâm lược là:
a.Bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ, bảo vệ tổ quốc.
b. Bảo vệ đất nước và chống ách đô hộ của thực dân, đế quốc.
c.Bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân,của chế độ XHCN.
d. Bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và thống nhất đất nước.
8. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhất thiết phải sử dụng bạo lực cách mạng:
a.Để có thể ngoại giao trên thế mạnh.
b. Để xây dựng chế độ mới.
c.Để giành chính quyền và giữ chính quyền.
d. Để lật đổ chế độ cũ.
9. Quan điểm chủ nghĩa Mac-Lênin về bản chất giai cấp của quân đội:
a.Mang bản chất của giai cấp bóc lột.
b. Mang bản chất của nhân dân lao động.
c.Mang bản chất của giai cấp, của nhà nước đã tổ chức, nuôi dưỡng và sử dụng quân đội
đó.
d. Mang bản chất của dân tộc sử dụng quân đội đó.
10. Một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất về xây dựng quân đội kiểu mới
của Lênin là:
a.Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với quân đội.
b. Giữ vững quan điểm giai cấp trong xây dựng quân đội.
c.Tính kỷ luật cao là yếu tố quyết định sức mạnh quân đội
d. Quân đội chính quy, hiện đại, trung thành với giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
11. Một trong những nguyên tắc cơ bản về xây dựng Hồng quân của Lênin là:
a.Trung thành với mục đích, lý tưởng cộng sản.
b. Trung thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
c.Trung thành với giai cấp vô sản trong nước và quốc tế.
d. Trung thành với nhà nước của giai cấp công nông.
12. Lênin xác định nguyên tắc đoàn kết quân dân trong xây dựng quân đội:
a.Sự đoàn kết gắn bó nhất trí Hồng quân với nhân dân lao động.
b. Sự nhất trí quân dân và các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới.
c.Sự đoàn kết thống nhất quân đội với nhân dân.
d. Sự nhất trí quân dân và các lực lượng vũ trang.
13. Một trong những nguyên tắc cơ bản xây dựng Hồng quân của Lênin là:
a.Xây dựng quân đội có kỷ luật, có tính chiến đấu cao.
b. Xây dựng quân đội chính qui.
c.Xây dựng quân đội hiện đại.
d. Xây dựng quân đội hùng mạnh cả về số lượng và chất lượng.
14. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định sự ra đời của quân đội ta:
a.Là một tất yếu có tính quy luật trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở Việt Nam.
b. Là một hiện tượng ngẫu nhiên trong quá trình cách mạng Việt Nam.
c.Là một sự kế thừa trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.
d. Là một hiện tượng tự phát do đòi hỏi của chiến tranh cách mạng.
15. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam:
a.Mang bản chất nông dân.
b. Mang bản chất giai cấp công – nông do Đảng lãnh đạo.
c.Mang bản chất giai cấp công nhân.
d. Mang bản chất nhân dân lao động Việt Nam.
16. Quân đội ta mang bản chất giai cấp công nhân đồng thời có:
a.Tính quần chúng sâu sắc.
b. Tính phong phú đa dạng.
c.Tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc.
d. Tính phổ biến, rộng rãi.
17. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quân đội nhân dân Việt Nam có những chức năng:
a.Chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu.
b. Chiến đấu, lao động sản xuất, tuyên truyền.
c.Chiến đấu, công tác, lao động sản xuất.
d. Chiến đấu và tham gia giữ gìn hòa bình khu vực.
18. Một trong hai nhiệm vụ chính của quân đội ta mà Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
a.Tiến hành phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nước cho nhân dân.
b. Giúp nhân dân cải thiện đời sống.
c.Thiết thực tham gia lao động sản xuất góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội.
d. Làm nòng cốt phát triển kinh tế tại nơi đóng quân.
19. Một trong bốn nội dung về lý luận bảo vệ Tổ quốc XHCN của Lênin là:
a.Bảo vệ Tổ quốc XHCN là nhiệm vụ thường xuyên.
b. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là một tất yếu khách quan.
c.Bảo vệ Tổ quốc XHCN là cấp thiết trước mắt.
d. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là nhiệm vụ thường xuyên của toàn dân.
20. Theo quan điểm CN Mác Lênin để bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa phải:
a.Tăng cường quân thường trực gắn với phát triển kinh tế xã hội.
b. Tăng cường thế trận gắn với thực hiện chính sách đãi ngộ.
c.Tăng cường tiềm lực quốc phòng gắn với phát triển kinh tế xã hội.
d. Tăng cường tiềm lực an ninh gắn với hợp tác quốc tế.
BÀI 3
Câu 1. Để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân hiện nay, chúng ta phải thực
hiện biện pháp nào sau đây?
a. Tăng cường giáo dục, phổ biến pháp luật.
b. Tập trung xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội.
c. Thường xuyên thực hiện giáo dục quốc phòng, an ninh.
d. Tất cả đều sai.
Câu 2. Một trong những đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là:
a. Nền quốc phòng, an ninh vì dân, của dân, do dân.
b. Nền quốc phòng, an ninh mang bản chất giai cấp nông dân.
c. Nền quốc phòng, an ninh bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền.
d. Nền quốc phòng, an ninh “phi chính trị”.
Câu 3. Nội dung xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần là:
a. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; nâng cao cảnh giác cách mạng; giữ vững ổn
định chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực hiện tốt giáo dục quốc phòng, an ninh.
b. Xây dựng nền kinh tế phát triển vững mạnh.
c. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, rộng mở.
d. Xây dựng tiềm lực quân sự vững chắc.
Câu 4. Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ của nền quốc phòng toàn dân - an ninh nhân
dân là:
a. Tạo nên khả năng về vũ khí trang bị kỹ thuật để phòng thủ đất nước.
b. Tạo nên khả năng về khoa học, công nghệ của quốc gia có thể khai thác, phục vụ quốc
phòng và an ninh.
c. Tạo nên khả năng huy động đội ngũ cán bộ khoa học phục vụ quốc phòng - an ninh.
d. Tạo ra khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào quốc phòng -
an ninh.
Câu 5. Quá trình hiện đại hóa nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân phải gắn liền
với:
a. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b. Tiềm lực khoa học công nghệ của nước ta.
c. Hiện đại hóa nền kinh tế nước nhà.
d. Hiện đại hóa quân sự, an ninh.
Câu 6. “Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được xây dựng toàn diện và từng bước
hiện đại” là một trong những nội dung của:
a. Đặc điểm nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
b. Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
c. Mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
d. Đặc trưng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
Câu 7. Chọn cụm từ đúng điền vào chỗ trống trong câu sau: "Trong khi đặt trọng tâm vào
nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc, luôn luôn coi trọng quốc phòng - an ninh, coi đó là ... gắn bó chặt chẽ".
a. Nhiệm vụ sách lược.
b. Nhiệm vụ cấp bách.
c. Nhiệm vụ chiến lược.
d. Nhiệm vụ.
Câu 8. Một trong những mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
vững mạnh là:
a. Tạo thế chủ động cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b. Tạo ra những cơ sở vật chất nâng cao mức sống cho lực lượng vũ trang.
c. Tạo nên khả năng về vũ khí trang bị kỹ thuật để phòng thủ đất nước.
d. Tạo ra môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 9. Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân - an ninh nhân dân là:
a. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
b. Xây dựng và củng cố tổ chức Đảng, nhà nước và các đoàn thể chính trị, xã hội.
c. Xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng - an ninh.
d. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Câu 10. Trong nội dung xây dựng tiềm lực quốc phòng - an ninh, xây dựng tiềm lực kinh
tế là gì?
a. Là tập trung xây dựng lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
b. Là khả năng về kinh tế của đất nước có thể khai thác, huy động nhằm phục vụ cho
quốc phòng, an ninh.
c. Là tăng cường phân bổ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực quốc phòng - an ninh.
d. Là tập trung xây dựng kinh tế vĩ mô.
Câu 11. Tiềm lực quốc phòng - an ninh được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội
nhưng tập trung ở:
a. Tiềm lực chính trị, tinh thần, khoa học và công nghệ.
b. Tiềm lực kinh tế, quân sự, an ninh.
c. Tiềm lực công nghiệp quốc phòng, khoa học quân sự.
d. Cả a và b đều đúng.
Câu 12. Tiềm lực quốc phòng, an ninh là:
a. Khả năng về của cải vật chất có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an
ninh.
b. Khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh.
c. Khả năng về vũ khí trang bị có thể huy động phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng, an
ninh.
d. Khả năng về phương tiện kỹ thuật có thể huy động thực hiện nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh.
Câu 13. Một trong những nội dung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân - an ninh nhân
dân là:
a. Tổ chức phòng thủ dân sự, kết hợp cải tạo địa hình với xây dựng hạ tầng và các công
trình quốc phòng - an ninh.
b. Tổ chức phòng thủ dân sự bảo đảm an toàn cho người.
c. Tổ chức phòng thủ dân sự, chủ động tiến công tiêu diệt địch.
d. Tổ chức phòng thủ dân sự bảo đảm an toàn cho người và của cải vật chất.
Câu 14. Một trong những nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân - an ninh nhân dân
là:
a. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
b. Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị.
c. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
d. Xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh.
Câu 15. Một trong những nội dung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân - an ninh nhân
dân:
a. Phân vùng chiến lược, xây dựng hậu phương chiến lược.
b. Phân vùng chiến lược, xây dựng các vùng dân cư.
c. Phân vùng chiến lược, bố trí lực lượng quân sự.
d. Phân vùng chiến lược, xây dựng các trận địa phòng thủ.
Câu 16. Luật Quốc phòng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành
từ năm nào?
a. Năm 2016.
b. Năm 2017.
c. Năm 2018.
d. Năm 2019.
Câu 17. Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay là:
a. Xây dựng phát triển kinh tế và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
b. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.
c. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
d. Bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 18. Lực lượng quốc phòng, an ninh của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
bao gồm:
a. Lực lượng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân.
b. Lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân.
c. Lực lượng toàn dân và lực lượng dự bị động viên.
d. Lực lượng chính trị và lực lượng quân sự, công an.
Câu 19. Tiềm lực chính trị tinh thần trong nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân là:
a. Khả năng về chính trị tinh thần của xã hội để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
và sẵn sang chiến đấu.
b. Khả năng về chính trị tinh thần có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh.
c. Khả năng về chính trị tinh thần có thể huy động để tự vệ chống lại mọi kẻ thù xâm
lược.
d. Khả năng về chính trị tinh thần của nhân dân có thể huy động được để chiến đấu
chống quân xâm lược.
Câu 20. “Nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân cho sinh viên trong xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân” là một trong những nội dung của:
a. Xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng vững mạnh.
b. Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
c. Biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
d. Phương hướng xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
BÀI 4
21. Tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, khó khăn cơ bản của địch là:
a.Phải đương đầu với một dân tộc có truyền thống kiên cường bất khuất chống giặc ngoại
xâm.
b. Tiến hành một cuộc chiến tranh phi nghĩa sẽ bị thế giới lên án
c.Phải tác chiến trong điều kiện địa hình, thời tiết phức tạp.
d. Tất cả đều đúng.
22. Điểm mạnh cơ bản của địch khi tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta là:
a.Vũ khí trang bị hiện đại.
b. Tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ rất lớn.
c.Quân số đông.
d. Có sự cấu kết với bọn phản động trong nước.
23. Một trong những tính chất của chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc:
a.Là cuộc chiến tranh toàn dân, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
b. Là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
c.Là cuộc chiến tranh toàn diện lấy quân sự là quyết định.
d. Là cuộc chiến tranh cách mạng chống các thế lực phản cách mạng.
24. Một trong những tính chất của chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc:
a.Là cuộc chiến tranh tự vệ, chính nghĩa.
b. Là cuộc chiến tranh cách mạng, bảo vệ độc lập dân tộc.
c.Là cuộc chiến tranh tự vệ, chính nghĩa, cách mạng.
d. Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ chế độ chủ nghĩa xã hội.
25. Tính hiện đại trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc ở Việt Nam được thể hiện ở
chỗ:
a.Sử dụng vũ khí trang bị hiện đại để tiến hành chiến tranh.
b. Sử dụng vũ khí trang bị hiện đại để đánh bại kẻ thù có vũ khí hiện đại hơn.
c.Hiện đại về vũ khí, trang bị, tri thức và nghệ thuật quân sự.
d. Kết hợp sử dụng vũ khí tương đối hiện đại với hiện đại để tiến hành chiến tranh.
26. Quan điểm thực hiện toàn dân đánh giặc trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc có
ý nghĩa:
a.Là điều kiện để mỗi người dân được tham gia đánh giặc, giữ nước.
b. Là điều kiện để phát huy cao nhất yếu tố con người trong chiến tranh.
c.Là điều kiện để phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trong cuộc chiến tranh.
d. Là điều kiện để thực hiện đánh giặc rộng khắp.
27. Trong 4 mặt trận sau, mặt trận nào có ý nghĩa quyết định trong chiến tranh:
a.Mặt trận kinh tế.
b. Mặt trận quân sự.
c.Mặt trận ngoại giao.
d. Mặt trận chính trị.
28. Theo quan điểm của Đảng ta, yếu tố quyết định thắng lợi trên chiến trường là:
a.Vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại.
b. Vũ khí hiện đại, nghệ thuật tác chiến cao.
c.Con người và vũ khí, con người là quyết định.
d. Vũ khí hiện đại và người chỉ huy giỏi.
29. Một trong những quan điểm của Đảng ta về chuẩn bị cho chiến tranh nhân dân bảo vệ
Tổ quốc:
a.Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước để đánh lâu dài.
b. Chuẩn bị đầy đủ tiềm lực kinh tế, quân sự để đánh lâu dài.
c.Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước, cũng như từng khu vực để đủ sức đánh lâu dài.
d. Chuẩn bị trên tất cả khu vực phòng thủ để đủ sức đánh lâu dài.
30. Phải kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa chiến đấu vừa sản xuất vì một trong những
lý do sau:
a.Cuộc chiến tranh rất ác liệt, kẻ thù sử dụng vũ khí công nghệ cao.
b. Cuộc chiến tranh rất ác liệt, tổn thất về người và vật chất rất lớn.
c.Cuộc chiến tranh sẽ mở rộng, không phân biệt tiền tuyến, hậu phương.
d. Cuộc chiến tranh kẻ thù sử dụng một lượng bom đạn rất lớn để tàn phá.
31. Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc phải kết hợp chặt chẽ giữa:
a. Chống quân xâm lược với chống bọn khủng bố.
b. Chống địch tấn công từ bên ngoài với bạo loạn lật đổ từ bên trong.
c. Chống bạo loạn với trấn áp bọn phản động.
d. Chống bạo loạn lật đổ với các hoạt động phá hoại khác.
32. Phải kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vì:
a.Lực lượng phản động tiến hành phá hoại, lật đổ chính quyền.
b. Lực lượng phản động lợi dụng chiến tranh kết hợp với phản động nước ngoài chống
phá.
c.Lực lượng phản động trong nước cấu kết với quân xâm lược để chống phá.
d. Lực lượng phản động trong nước lợi dụng cơ hội chiến tranh để làm rối loan trật tự trị
an.
33. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhằm:
a.Tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân thế giới.
b. Tạo nên sức mạnh tổng hợp bao gồm cả nội lực và ngoại lực.
c.Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế.
d. Tranh thủ sự ủng hộ mọi mặt của các nước XHCN.
34. Một trong những nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân là:
a.Tổ chức thế trận toàn dân đánh giặc.
b. Tổ chức thế trận đánh giặc của các lực lượng vũ trang nhân dân.
c.Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân.
d. Tổ chức thế trận phòng thủ của chiến tranh nhân dân.
35. Thế trận chiến tranh nhân dân là:
a.Sự tổ chức, bố trí lực lượng để tiến hành chiến tranh và hoạt động tác chiến.
b. Sự tổ chức, bố trí, các lực lượng vũ trang nhân dân đánh giặc.
c.Sự tổ chức, bố trí lực lượng phòng thủ đất nước.
d. Sự tổ chức, bố trí các lực lượng chiến đấu trên chiến trường.
36. Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc, thế trận của chiến tranh được:
a.Bố trí rộng trên cả nước, tập trung ở khu vực chủ yếu.
b. Bố trí rộng trên cả nước, nhưng phải có trọng tâm trọng điểm.
c.Bố trí rộng trên cả nước, tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm.
d. Bố trí rộng trên cả nước, tập trung ở các địa bàn trọng điểm.
37. Lực lượng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc gồm:
a.Lực lượng vũ trang ba thứ quân.
b. Lực lượng toàn dân lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt.
c.Lực lượng vũ trang ba thứ quân kết hợp các lực lượng vũ trang khác
d. Là sự phối hợp giữa các lực lượng.
38. Mục đính của chiến tranh nhân dân là để:
a.Tiêu hao, tiêu diệt kẻ thù.
b. Đánh bại kẻ thù xâm lược.
c.Bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
d. Bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ.
39. Trường hợp nào sau đây chỉ lực lượng vũ trang ba thứ quân ?
a. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ.
b. Quân đội, công an, dân quân tự vệ.
c.Quân thường trực, quân dự bị, lực lượng dân phòng.
d. Bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, thanh niên xung phong.
40. Tiến hành chiến tranh nhân dân phải lấy lực lượng nào làm nòng cốt?
a.Lực lượng quân đội.
b. Lực lượng chủ lực.
c.Lấy lực lượng vũ trang nhân dân.
d. Dân quân tự vệ và bộ đội địa phương.
41. Tiến hành chiến tranh toàn diện nhưng phải lấy mặt trận nào là chủ yếu, quyết định.
a.Mặt trận kinh tế.
b. Mặt trận chính trị.
c.Mặt trận ngoại giao.
d. Mặt trận quân sự.
42. Trong chiến tranh nhân dân phải ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian nhằm
mục đích gí?
a.Để địch co cụm và tiêu diệt được nhanh chóng.
b. Để giảm bớt thiệt hại và có được hậu phương ổn định cung cấp cho chiến trường.
c.Để bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động.
d. Để nhân dân không hoảng loạn.
43. Trong chiến tranh ta càng đánh càng mạnh vì sao?
a.Vì ta vừa kháng chiến vừa xây dựng.
b. Vì ta vừa đánh giặc vừa lao động sản xuất.
c.Vì ta biết tiết kiệm và bồi dưỡng lực lượng.
d. Vì cả 3 lý do trên.
44. Quan điểm kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội…có nghĩa là :
a. Vừa đánh giặc ngoài vừa dẹp thù trong.
b. Vừa đánh giặc vừa trấn áp tội phạm.
c.Vừa đánh giặc vừa giữ gìn hòa bình, ổn định cho đất nước.
d. Vừa bảo đảm an ninh vừa giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
45. “…Tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế
giới” thể hiện tinh thần quan điểm nào của Đảng trong chiến tranh nhân dân?
a.Quan điểm phát huy sức mạnh thời đại.
b. Quan điểm tự lực tự cường.
c.Quan điểm ngoại giao của Đảng.
d. Quan điểm đoàn kết Quốc tế.
46. Chiến tranh nhân dân được thể hiện ở nước ta từ khi nào?
a.Từ kháng chiến chống Pháp.
b. Từ kháng chiến chống Mỹ.
c.Từ thời phong kiến.
d. Từ thời nguyên thủy.
47. Những câu trích dưới đây, câu nào không thể hiện tinh thần chiến tranh nhân dân?
a.“Hễ là người Việt Nam thì phải cầm vũ khí đứng lên chống thực dân Pháp cứu tổ quốc”.
b. “31 triệu dân tất cả hành quân, tất cả thành chiến sỹ…”
c.“Nhằm thẳng quân thù mà bắn, máy bay mỹ không có gì đáng sợ”.
d. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.
48. Nhận định nào sau đây đúng?
a.Chiến tranh hiện đại, sử dụng vũ khí công nghệ cao không thể tiến hành chiến tranh nhân
dân.
b. Chiến tranh hiện đại, sử dụng vũ khí công nghệ cao chiến tranh nhân dân vẫn được
tiến hành và phát huy hiệu quả.
c.Chiến tranh nhân dân chỉ phù hợp với vũ khí thông thường.
d. Tương lai chiến tranh nhân dân không còn tác dụng nữa.
49. Thế trận chiến tranh nhân dân là :
a.Xây dựng các công trình phòng thủ trong nhân dân.
b. Thế bố trí dân cư trong cả nước.
c.Là sự tổ chức bố trí lực lượng, phương tiện để tiến hành chiến tranh.
d. Là việc sắp xếp phân chia, bố trí vũ khí thiết bị.
50. Nhận định nào sau đây đúng?
a.Chiến tranh nhân dân mâu thuẫn với lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít đánh nhiều.
b. Chiến tranh nhân dân chính là tạo cơ sở cho lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít đánh nhiều.
c.Chiến tranh nhân dân là nghệ thuật hao tổn lực lượng.
d. Lực lượng vũ trang tinh nhuệ không cần phải chiến tranh nhân dân.

BÀI 5
Câu 1. Tìm câu trả lời sai: Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt
của:
a. Nền quốc phòng toàn dân.
b. Đấu tranh phòng chống tội phạm.
c. Chiến tranh nhân dân.
d. Nền an ninh nhân dân.
Câu 2. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm ba thứ quân. Hãy Tìm câu trả lời đúng:
a. Bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, hải quan.
b. Bộ đội chủ lực, du kích, bộ đội hải quân.
c. Dân quân – tự vệ, cảnh sát biển, bộ đội chủ lực.
d. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân – tự vệ.
Câu 3. Hãy chọn cụm từ đúng tương ứng vị trí (1) và (2) để làm rõ khái niệm sau: “Lực
lượng vũ trang nhân dân là …... (1) …….và ……..(2)……do Đảng cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quản lý.
a. Lực lượng vũ trang (1); bán vũ trang (2)
b. Tiềm lực vũ trang (1); tiềm lực bán vũ trang (2)
c. Tổ chức vũ trang (1); bán vũ trang (2)
d. Tiềm lực quốc phòng (1); thế trận quốc phòng (2)
Câu 4. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng vũ trang nhân dân là:
a. Phối hợp chặt chẽ chống quân địch tấn công từ bên ngoài vào và bạo loạn lật đổ từ
bên trong.
b. Tổ chức lực lượng chiến tranh nhân dân và thế trận chiến tranh nhân dân.
c. Chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc.
d. Tổ chức lực lượng quần chúng rộng rãi, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân.
Câu 5. Tìm câu trả lời sai: Đặc điểm của việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ta
hiện nay?
a. Là yêu cầu để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.
b. Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
c. Tiếp tục phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
d. Thực trạng của lực lượng vũ trang.
Câu 6. Tìm câu trả lời sai: Đặc điểm của việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ta hiện
nay?
a. Là yêu cầu để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
b. Đổi mới thực trạng của lực lượng vũ trang.
c. Bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
d. Tiến hành trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Câu 7. Tìm câu trả lời đúng. Vị trí của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam được xác
định: là công cụ bạo lực của Đảng và Nhà nước, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc bảo
vệ Tổ quốc.
a. Sai
b. Thiếu nội dung
c. Đúng
d. Thừa nội dung
Câu 8. Chọn câu trả lời đúng. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo các lực lượng vũ trang nhân dân?
a. Tuyệt đối, thống nhất về mọi mặt.
b. Tuyệt đối và trực tiếp.
c. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt
d. Trực tiếp về mọi mặt
Câu 9. Chọn câu trả lời đúng. Những quan điểm, nguyên tắc cơ bản trong xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân ta hiện nay:
a. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân.
b. Bảo đảm lực lượng vũ trang luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
c. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân lấy chất lượng là chính, lấy xây dựng về
chính trị làm cơ sở.
d. Tự lực, tự cường xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
e. Tất cả đều đúng.
Câu 10. Theo bạn, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm ba thứ quân, đó là:
a. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích.
b. Bộ đội địa phương, Bộ đội biên phòng, dân quân tự vệ.
c. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ.
d. Quân đội nhân dân, công an nhân dân, hải quân nhân dân
Câu 11. Tìm câu trả lời đúng về cội nguồn của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ?
a. Đội Tự vệ Đỏ.
b. Quân đội nhà nghề.
c. Nghĩa quân của các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, Ba Tơ…
d. Là con em của nhân dân.
Câu 12. Đâu là xu hướng phát triển của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam?
a. Chính quy, nhà nghề, từng bước hiện đại.
b. Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
c. Tinh nhuệ, chính quy, nhà nghề, từng bước hiện đại.
d. B và C đúng.
Câu 13. Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là:
“… … chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Hãy chọn cụm từ còn thiếu:
a. Thống nhất.
b. Trung thành.
c. Cách mạng.
d. Kỷ luật.
Câu 14. Chọn cụm từ còn thiếu trong câu để làm rõ: Quan điểm cơ bản của Đảng xây dựng
lực lượng vũ trang nhân dân lấy xây dựng về … … làm cơ sở.
a. Quân sự.
b. Hậu cần, tài chính.
c. Chính trị.
d. Nghệ thuật quân sự.
Câu 15. Một trong những quan điểm của Đảng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
là:
a. Phát huy nội lực kết hợp với sức mạnh thời đại
b. Độc lập, tự chủ dựa vào sức mình để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
c. Tự lực, tự cường xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
d. Phát huy truyền thống tự lực cánh sinh để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
Câu 16. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân phải đảm bảo luôn trong tư thế sẵn sàng
chiến đấu vì:
a. Đó là nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng vũ trang nhân dân.
b. Ngày nay kẻ địch đang luôn tìm cách phá hoại ta
c. Đó là chức năng, nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của lực lượng vũ trang nhân dân
d. Đó là yêu cầu của sự nghiệp cách mạng hiện nay.
Câu 17. Phương hướng xây dựng lực lượng dự bị động viên phải:
a. Có số lượng đông, chất lượng cao, sẵn sàng động viên khi cần thiết.
b. Hùng hậu, huấn luyện và quản lý tốt, đảm bảo khi cần động viên nhanh theo kế
hoạch
c. Luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu
d. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng thường trực và dân quân tự vệ.
Câu 18. Một trong những biện pháp chủ yếu trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
là:
a. Từng bước giải quyết yêu cầu về vũ khí cho lực lượng vũ trang nhân dân.
b. Từng bước trang bị vũ khí, phương tiện hiện đại cho lực lượng vũ trang nhân dân
c. Từng bước giải quyết yêu cầu về vũ khí, trang bị kỹ thuật cho lực lượng vũ trang
nhân dân
d. Từng bước đổi mới bổ sung đầy đủ vũ khí hiện đại cho lực lượng vũ trang nhân dân.
BÀI 6
1. Nhận định nào sau đây sai về sự quyết định của kinh tế với quốc phòng và an ninh.
a. Kinh tế quyết định việc cung ứng vật chất cho quốc phòng và an ninh.
b. Kinh tế quyết định việc cung cấp số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho quốc
phòng và an ninh.
c. Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh của quốc phòng và an ninh.
d. Kinh tế quyết định việc chấp hành kỷ luật quân đội.
2. Một trong những cơ sở lý luận của sự kết hợp kinh tế và quốc phòng và an ninh là:
a. Quốc phòng an ninh tạo ra cơ sở vật chất xây dựng kinh tế.
b. Quốc phòng an ninh tạo ra những biến động kích thích kinh tế.
c. Quốc phòng an ninh và kinh tế có quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
d. Quốc phòng an ninh phụ thuộc vào kinh tế.
3. “Động vi binh tĩnh vi dân” nghĩa là:
a. Khi đất nước hoà bình làm người lính sẵn sàng chiến đấu.
b. Khi đất nước chiến tranh làm người dân phát triển kinh tế.
c. Khi đất nước có chiến tranh hoặc bình yên đều phải làm người dân xây dựng, phát
triển kinh tế.
d. Khi đất nước có chiến tranh làm người lính, đất nước bình yên làm người dân phát
triển xây dựng kinh tế.
4. Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố
quốc phòng và an ninh là:
a. Kết hợp trong chiến lược phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa.
b. Kết hợp trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực để hiện đại hóa đất nước
c. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
d. Kết hợp trong xác định chiến lược về văn hóa tư tưởng.
5. Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh trong phát triển các vùng lãnh thổ cần phải
quan tâm:
a. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng lực lượng, thế trận
quốc phòng và an ninh.
b. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng lực lượng vũ trang,
lực lượng quần chúng.
c. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp quốc phòng với xây dựng các thế trận
phòng thủ.
d. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng các tổ chức chính trị,
đoàn thể xã hội.
6. Một trong những nội dung kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh ở các vùng kinh
tế trọng điểm:
a. Phát triển kinh tế phải đáp ứng nhu cầu dân sinh thời bình và nhu cầu chi viện cho
chiến trường khi có chiến tranh.
b. Phát triển kinh tế phải đáp ứng phục vụ nhu cầu dân sinh và nhu cầu dự trữ.
c. Phát triển kinh tế phải đáp ứng phục vụ yêu cầu phòng thủ ở từng tỉnh, thành phố.
d. Phát triển kinh tế phải đáp ứng phục vụ thỏa mãn đầy đủ nhu cầu dân sinh và nhu
cầu quân sự.
7. Một trong những nội dung kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh ở vùng biển, đảo
cần tập trung là:
a. Có cơ chế chính sách thoả đáng để động viên khích lệ dân ra đảo bám trụ làm ăn lâu
dài.
b. Có cơ chế chính sách thoả đáng để động viên dân đầu tư tàu thuyền đánh bắt xa bờ.
c. Có cơ chế chính sách thoả đáng để động viên ngư dân thành lập các tổ chức tự vệ
trên biển.
d. Có cơ chế chính sách thoả đáng để ngư dân xây dựng các trận địa phòng thủ.
8. Một trong các nội dung kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh trong công nghiệp
là:
a. Phải kết hợp ngay từ khi thực hiện xây dựng các khu công nghiệp.
b. Phải kết hợp ngay từ khâu quy hoạch, bố trí các đơn vị kinh tế của ngành công
nghiệp.
c. Phải kết hợp ngay chiến lược đào tạo nhân lực của ngành công nghiệp.
d. Phải kết hợp ngay trong ý đồ bố trí mạng lưới công nghiệp quốc phòng.
9. Về kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh trong lâm nghiệp cần tập trung:
a. Đẩy mạnh phát triển trồng rừng gắn với công tác định canh định cư xây dựng các
cơ sở chính trị.
b. Đẩy mạnh khai thác, trồng rừng gắn với công tác định canh định cư xây dựng các
tổ chức xã hội.
c. Đẩy mạnh khai thác lâm sản, phát triển hệ thống giao thông, xây dựng các đoàn thể.
d. Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo gắm với công tác luân chuyển dân cư, xây dựng cơ
sở chính trị.
10. Một nội dung kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh (QP-AN) trong xây dựng
công trình:
a. Công trình trọng điểm, quy mô lớn phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và chuyển hoá
phục vụ cho quốc phòng và an ninh.
b. Công trình nào, ở đâu đều phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và chuyển hoá phục vụ cho
quốc phòng và an ninh.
c. Công trình ở các vùng núi, biên giới phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và chuyển hoá phục
vụ cho quốc phòng và an ninh.
d. Công trình trọng điểm, ở vùng kinh tế trọng điểm phải tính đến yếu tố tự bảo vệ.
11. Một trong những giải pháp để thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh
là phải tăng cường:
a. Sự lãnh đạo của nhà nước, quản lý của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ.
b. Sự giám sát của quần chúng nhân dân và điều hành của cơ quan chuyên môn.
c. Sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp.
d. Sự điều hành quản lý của Nhà nước, giám sát của nhân dân
12. Đối tượng bồi dưỡng kiến thức kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng
và an ninh cần tập trung:
a. Cán bộ cấp tỉnh, Bộ, ngành từ trung ương đến địa phương.
b. Cán bộ các cấp từ xã phường trở lên.
c. Cán bộ chủ trì các cấp bộ, ngành, đoàn thể từ trung ương đến cơ sở.
d. Học sinh trung học phổ thông, sinh viên cao đẳng, đại học.
13. Trong mỗi quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng thì cách diễn đạt nào sau đây đúng nhất?
a. Kinh tế quyết định quốc phòng, còn quốc phòng tác động trở lại kinh tế.
b. Quốc phòng quyết định kinh tế, còn kinh tế tác động trở lại quốc phòng.
c. Quốc phòng quyết định kinh tế, kinh tế quyết định quốc phòng.
d. Kinh tế chi phối quốc phòng, quốc phòng chi phối kinh tế.
14. Những nước phát triển, giàu có bậc nhất thế giới kinh tế với quốc phòng kết hợp như
thế nào?
a. Không cần phải kết hợp.
b. Vẫn kết hợp chặt chẽ.
c. Kinh tế, quốc phòng hoàn toàn tách biệt.
d. Cả đáp án a và c đúng.
15. Những nước nghèo, nước nhỏ, chậm phát triển việc kết hợp kinh tế với quốc phòng
như thế nào?
a. Không nên kết hợp vì tiềm lực yếu.
b. Chỉ lo phát triển kinh tế còn quốc phòng tính sau có chăm lo cũng không bằng các
nước khác được.
c. Chỉ lo củng cố phát triển quốc phòng còn kinh tế tính sau.
d. Càng phải kết hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa giữa kinh tế với quốc phòng.
16. Phong trào nào sau đây không phải là kết hợp kinh tế với quốc phòng?
a. Vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
b. “Xây dựng làng kháng chiến”.
c. Nông dân: “tay súng, tay cày”.
d. Học sinh, sinh viên “xếp bút nghiên lên đường …”.
17. Những binh đoàn trồng rừng, xây dựng, tổng công ty, công ty của bộ quốc phòng có
thể nói:
a. Là biểu hiện cụ thể của sự kết hợp quốc phòng với kinh tế.
b. Là sự tận dụng sức lao động bộ đội trong thời bình.
c. Là sự làm thêm tăng thu nhập cho quốc phòng.
d. Là sự chuẩn bị tiềm lực cho chiến tranh.
18. Ở nước ta, tổ chức nào lãnh đạo việc kết hợp kinh tế với quốc phòng-an ninh.
a. Nhà nước lãnh đạo.
b. Bộ Quốc phòng.
c. Đảng Cộng sản Việt Nam.
d. Bộ Công thương.
19. Trường hợp nào sau đây khó khăn trong việc thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng.
a. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong các doanh nghiệp nhà nước.
b. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Vệt Nam.
c. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong các hợp tác xã.
d. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư ra
nước ngoài.
20. Đến năm 2020, Việt Nam có bao nhiêu vùng kinh tế trọng điểm?
a. Có 3 vùng kinh tế trọng điểm.
b. Có 4 vùng kinh tế trọng điểm.
c. Có 5 vùng kinh tế trọng điểm.
d. Có 6 vùng kinh tế trọng điểm.
BÀI 7
51. Trong lịch sử, một trong các lý do chính mà nước ta thường bị nhiều kẻ thù nhòm ngó,
đe dọa, tiến công xâm lược:
a.Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi.
b. Việt Nam có nhiều tài nguyên khoáng sản.
c.Việt Nam có rừng vàng biển bạc.
d. Việt Nam có thị trường to lớn.
52. Thời kỳ Bắc thuộc hơn 1000 năm được tính từ:
a.Năm 179 trước Công nguyên đến năm 983.
b. Năm 184 trước Công nguyên đến năm 938.
c.Năm 197 trước Công nguyên đến năm 893.
d. Năm 179 trước Công nguyên đến năm 938.
53. 92.Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào năm:
a.Năm 40 trước Công nguyên.
b. Năm 140 sau Công nguyên.
c.Năm 248 sau Công nguyên.
d. Năm 40 sau Công nguyên.
54. Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược nước ta lần thứ
hai:
a.Năm 981 – 983..
b. Năm 1075 – 1077.
c.Năm 1070 – 1075.
d. Năm 1076 – 1077.
55. Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược nước ta của nhà Trần vào các năm:
a.1258, 1285 và 1287 đến 1289.
b. 1258, 1284 và 1287 đến 1288.
c.1258, 1286 và 1287 đến 1288.
d. 1258, 1285 và 1287 đến 1288.
56. Một trong những lý do làm cho cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất
bại là vì:
a.Nhà Hồ tích cực chủ động tiến công quá mức.
b. Nhà Hồ đã tích cực tiến công nhưng quân Minh quá mạnh.
c.Nhà Hồ đã quá thiên về phòng thủ, dẫn đến sai lầm trong chỉ đạo chiến lược.
d. Nhà Hồ đã không đề phòng, phòng thủ, không phản công.
57. Lý Thường Kiệt sử dụng biện pháp “Tiên phát chế nhân” nghĩa là:
a.Chuẩn bị chu đáo, chặn đánh địch từ khi mới xâm lược.
b. Chuẩn bị thế trận phòng thủ, chống địch làm địch bị động.
c.Chuẩn bị đầy đủ vũ khí trang bị để giành thế chủ động đánh địch.
d. Chủ động tiến công trước, đẩy kẻ thù vào thế bị động.
58. Một trong những nội dung nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta là:
a.Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh.
b. Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh.
c.Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.
d. Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu chống mạnh.
59. Quy luật của chiến tranh là:
a.Đông quân thì thắng, ít quân thì thua.
b. Vũ khí hiện đại thì thắng, thô sơ thì thua.
c.Mạnh được yếu thua.
d. Cả 2 đáp án a và b.
60. Đặc trưng của nghệ thuật quân sự Việt Nam là:
a.Lấy kế thắng lực.
b. Lấy thế thắng lực.
c.Lấy mưu thắng lực.
d. Lấy ý chí thắng lực.
61. Một trong những nội dung nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta là:
a.Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận.
b. Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, dân vận.
c.Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại thương, dân vận.
d. Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao, binh vận.
62. Tư tưởng tích cực chủ động tiến công được xem là sợi chỉ đỏ:
a.Xuyên suốt trong quá trình tiến hành và khắc phục hậu quả chiến tranh.
b. Xuyên suốt trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến tranh.
c.Xuyên suốt trong quá trình huấn luyện và đề ra các kế sách chiến tranh.
d. Xuyên suốt trong quá trình đánh giá nghiên cứu về kẻ thù.
63. Trong nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận thì chính trị được xác định:
a.Là mặt trận quan trọng nhất, chủ yếu nhất.
b. Là mặt trận quyết định thắng lợi trực tiếp của chiến tranh.
c.Là cơ sở để tạo ra sức mạnh về quân sự.
d. Là mặt trận chủ yếu để phân hóa, cô lập kẻ thù.
64. Một trong những cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam là:
a.Từ truyền thống đánh giặc của tổ tiên.
b. Từ nghệ thuật quân sự của các nước.
c.Từ luận điểm về đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin.
d. Cả 2 đáp án b và c.
65. Một trong những nội dung chiến lược quân sự của Đảng ta là:
a.Xác định đúng kẻ thù, đúng đối tượng tác chiến.
b. Xác định đúng kẻ thù, đúng đối tác.
c.Xác định đúng đối tượng, đúng đối tác.
d. Xác định đúng lực lượng và đối tác của ta.
66. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đối tượng tác chiến của quân và dân ta là:
a.Quân đội Anh, quân đội Tưởng.
b. Quân đội Nhật, quân đội Pháp.
c.Quân đội Nhật, quân đội Tưởng.
d. Quân đội Pháp xâm lược.
67. Khi Mỹ xâm lược Việt Nam, Đảng ta nhận định:
a.Mỹ rất giàu và rất mạnh.
b. Mỹ giàu nhưng không mạnh.
c.Mỹ không giàu nhưng rất mạnh.
d. Mỹ tuy giàu nhưng rất yếu.
68. Về chiến lược quân sự chúng ta thường mở đầu chiến tranh vào thời điểm:
a.Chúng ta có đủ lực lượng và vũ khí.
b. Chúng ta được quốc tế ủng hộ và giúp đỡ.
c.Chúng ta đã xây dựng được thế trận vững mạnh.
d. Chúng ta đã đáp ứng được mọi điều kiện của hoàn cảnh lịch sử.
69. Phương châm tiến hành chiến tranh của Đảng ta là:
a.Tự lực cánh sinh và dựa vào bạn bè, đánh lâu dài.
b. Tự lực cánh sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
c.Tự lực cánh sinh, đánh nhanh, thắng nhanh, dựa vào sức mình là chính.
d. Tự lực cánh sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mạnh thời đại.
70. Một nội dung trong phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân ở Việt Nam là:
a.Tấn công địch bằng 2 lực lượng, 3 mũi giáp công, 3 vùng chiến lược.
b. Tấn công địch bằng 3 lực lượng, 2 mũi giáp công, 2 vùng chiến lược.
c.Tấn công địch bằng 3 lực lượng, 4 mũi giáp công, 5 vùng chiến lược.
d. Tấn công địch bằng 4 lực lượng, 3 mũi giáp công, 2 vùng chiến lược.

BÀI 8
Câu 1. Đường bờ biển Việt Nam dài khoảng bao nhiêu km?
a. 3620 km
b. 3260 km
c. 3026 km
d. 2630 km
Câu 2. Hãy chọn cụm từ đúng, tương ứng vị trí còn thiếu trong khái niệm sau: “Vùng nội
thủy của Việt Nam là vùng biển ……… và giáp với bờ biển Việt Nam, bao gồm: các vùng
nước phía trong đường cơ sở; vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô
ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ
thống cảng”.
a. Phía trong đường cơ sở.
b. Phía ngoài đường cơ sở.
c. Phía trong đường biên giới quốc gia trên biển.
d. Phía ngoài đường biên giới quốc gia trên biển.
Câu 3. Điền cụm từ còn thiếu ở vị trí tương ứng vào chỗ còn trống trong câu sau:
“Nhà nước thực hiện chủ quyền …… với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền, mọi tàu thuyền
nước ngoài ra vào vùng nội thủy phải tuân thủ pháp hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ luật
Việt Nam nói riêng và của quốc gia ven biển nói chung”.
a. Hoàn toàn, tuyệt đối.
b. Hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ.
c. Tuyệt đối, trực tiếp và đầy đủ
d. Hoàn toàn, thống nhất và đầy đủ
Câu 4. Điền từ còn thiếu vào câu sau: “Lãnh hải của Việt Nam: Là một dải biển ven
bờ nằm ngoài và tiếp liền với nội thủy, có chiều rộng … tính từ đường cơ sở ven bờ lục địa
Việt Nam và thuộc chủ quyền hoàn toàn của nước ta trên biển”.
a. 12 hải lý
b. 24 hải lý
c. 200 hải lý
d. 350 hải lý
Câu 5. Biên giới quốc gia trên biển là:
a. Ranh giới bên trong của lãnh hải.
b. Ranh giới bên ngoài của lãnh hải
c. Là đường chạy song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở 15 hải lý.
d. Là đường chạy song song với đường bờ biển và cách đường cơ sở 15 hải lý.
Câu 6. Điền từ còn thiếu vào câu sau: “Nhà nước … đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh
hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải”.
a. Thực hiện quyền quyết định.
b. Thực hiện chủ quyền.
c. Xác định chủ quyền.
d. Hoạch định và thực hiện.
Câu 7. Vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam là:
a. Vùng biển nằm trong lãnh hải, có chiều rộng 15 hải lý tính từ ranh giới ngoài của
lãnh hải.
b. Vùng biển tiếp liền và nằm trên lãnh hải, có chiều rộng 24 hải lý tính từ ranh giới
ngoài của lãnh hải.
c. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới
ngoài của lãnh hải.
d. Vùng biển nằm ngoài lãnh hải, có chiều rộng 50 hải lý tính từ ranh giới trong của
lãnh hải.
Câu 8. Hiện nay, bao nhiêu đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam có đường bờ
biển?
a. 28 đơn vị
b. 26 đơn vị
c. 24 đơn vị
d. 22 đơn vị
Câu 9. Phạm vi vùng đặc quyền kinh tế gồm khối nước, đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển và vùng trời phía trên của khối nước rộng:
a. 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
b. 320 hải lý tính từ đường cơ sở.
c. 200 hải lý tính từ đường biên giới quốc gia trên biển.
d. 320 hải lý tính từ đường biên giới quốc gia trên biển.
Câu 10. Thềm lục địa của Việt Nam là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp
liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất
liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến:
a. Mép trong của rìa lục địa.
b. Mép ngoài của rìa lục địa.
c. Mép ngoài của đường biên giới quốc gia trên biển.
d. Đường biên giới quốc gia trên biển kéo ra 24 hải lý.
Câu 11. “Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp
luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”, là một trong những:
a. Nội dung quản lý và bảo vệ biển, đảo.
b. Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển, đảo.
c. Nhiệm vụ quản lý và bảo vệ biển, đảo.
d. Giải pháp quản lý và bảo vệ biển, đảo.
Câu 12. “Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo
vệ tài nguyên và môi trường biển”, là một trong những:
a. Quan điểm quản lý và bảo vệ biển, đảo.
b. Giải pháp quản lý và bảo vệ biển, đảo
c. Nhiệm vụ quản lý và bảo vệ biển, đảo.
d. Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển, đảo.

Câu 13. Để thực hiện giải pháp “Tăng cường tiềm lực bảo vệ biển, đảo trên các lĩnh
vực chính trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng - văn hoá, khoa học giáo dục”, cần thực hiện một
trong những nội dung nào dưới đây?
a. Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức gắn liền với chỉnh đốn, xây dựng Đảng.
b. Xây dựng thế trận “kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh” trên biển.
c. Xây dựng quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ biển, đảo trong thời kỳ mới.
d. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế, tạo lập môi trường thuận lợi để
phát triển.
Câu 14. Hãy chọn một trong những nội dung khi thực hiện giải pháp “Tăng cường
tiềm lực bảo vệ biển, đảo trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng - văn hoá,
khoa học giáo dục”.
a. Bảo đảm sự tôn trọng các quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia trong Biển
Đông, bảo vệ sự toàn vẹn các vùng biển đảo của Tổ quốc.
b. Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và văn hóa trên biển.
c. Bồi dưỡng nhân lực, xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển.
d. Xây dựng quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ biển, đảo trong thời kỳ mới.
Câu 16. Hãy chọn một trong những nội dung khi thực hiện giải pháp “Tăng cường
tiềm lực quốc phòng và an ninh kết hợp với hoạt động đối ngoại bảo vệ biển, đảo”.
a. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trên biển.
b. Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai
thác, bảo vệ các vùng biển, đảo.
c. Bảo đảm sự tôn trọng các quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia
d. Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần
đảo.
Câu 17. Theo quy ước quốc tế, 1 hải lý bằng bao nhiêu mét?
a. 1258 m.
b. 1285 m.
c. 1582 m.
d. 1852 m.
Câu 18. Thế nào là biên giới quốc gia ?
a. Là đường và mặt thẳng đứng giới hạn bởi chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
b. Là đường và mặt thẳng đứng đi qua đường đó để giới hạn biên giới quốc gia.
c. Là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo đường đó để xác định biên giới quốc gia.
d. Là đường cụ thể được thể hiện trên bản đồ để giới hạn lãnh thổ quốc gia.
Câu 19. Một trong những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về biên giới và quản
lý, bảo vệ biên giới quốc gia là:
a. Quản lý bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, của
các cấp, các ngành.
b. Quản lý, bảo vệ an ninh chỉnh trị, trật tự, an toàn xã hội trên khu vực biên giới.
c. Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng trên khu vực biên giới, các công trình bảo
vệ biên giới.
d. Quản lý, bảo vệ việc thực thi pháp luật, quy chế biên giới và các điều ước quốc tế
về biên giới.
Câu 20. Đâu là một trong những giải pháp, hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc
gia
a. Quản lý, bảo vệ biên giới bình thường.
b. Quản lý bảo vệ biên giới liên tục, xuyên suốt.
c. Quản lý bảo vệ biên giới trước khi có chiến tranh.
d. Quản lý bảo vệ biên giới bất ổn về chính trị.

BÀI 9
1. Sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong xây dựng LLDBĐV thể hiện như thế
nào?
a. Sự quản lý điều hành của chính quyền địa phương.
b. Sự điều hành của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp.
c. Sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và cơ quan quân sự địa phương.
d. Sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và cơ quan quân sự địa phương, các cấp.
2. Một trong những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên là phải:
a. Phát huy sức mạnh của toàn dân tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội.
b. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng mạnh, trình độ kỹ chiến thuật tốt, sẵn sàng chiến
đấu cao.
c. Phát huy sức mạnh của bộ, ngành và địa phương.
d. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.
3. Sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong xây dựng LLDBĐV được thể chế
hoá:
a. Bằng các văn bản pháp luật và dưới luật của Nhà nước, chính quyền các cấp.
b. Bằng các văn bản pháp luật của cơ quan lập pháp.
c. Bằng các văn bản thông tư chỉ thị của các cấp, các ngành liên quan.
d. Bằng các chính sách của địa phương.
4. Một trong những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên là:
a. Bảo đảm số lượng đủ, chất lượng cao toàn diện, rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu cao.
b. Bảo đảm toàn diện nhưng có trọng điểm chủ yếu xây dựng chất lượng.
c. Bảo đảm số lượng đủ, chất lượng cao, xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng
điểm.
d. Bảo đảm số lượng đông, chất lượng cao cho những đơn vị sẵn sàng chiến đấu.
5. Một trong những nguyên tắc sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị dự bị động viên
là:
a. Theo mức độ sức khoẻ, theo tuổi đời và theo cư trú.
b. Theo trình độ chuyên môn, theo hạng, theo cư trú.
c. Theo quân hàm, theo chức vụ và theo sức khoẻ.
d. Theo hạng, theo trình độ văn hoá và theo tuổi đời.
6. Phương châm huấn luyện đối với lực lượng dự bị động viên:
a. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả tập trung vào khoa học quân sự hiện đại.
b. Cơ bản, thống nhất coi trọng khâu kỹ thuật tác chiến, phối hợp giữa các lực lượng.
c. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả, sát thực tế chiến đấu tại địa bàn.
d. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả, tập trung có trọng tâm, trọng điểm.
7. Xây dựng lực lượng dự bị động viên phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều đó khẳng
định:
a. Lực lượng dự bị động viên là bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân.
b. Đảng luôn quan tâm đến lực lượng dự bị động viên.
c. Vị trí tầm quan trọng của việc xây dựng lực lượng dự bị động viên.
d. Lực lượng dự bị động viên là lực lượng chiến lược của nền quốc phòng toàn dân.
8. Một biểu hiện của sức mạnh tổng hợp trong xây dựng LLDBĐV là:
a. Sự chăm lo xây dựng lực lượng dự bị động viên của các địa phương.
b. Sự chăm lo xây dựng lực lượng dự bị động viên của Bộ, Nghành.
c. Sự chăm lo xây dựng lực lượng dự bị động viên của toàn xã hội.
d. Sự chăm lo xây dựng lực lượng dự bị động viên của Bộ Quốc phòng.
9. Thẩm quyền quyết định và thông báo quyết định động viên công nghiệp quốc phòng
do cấp nào quy định?
a. Bộ Quốc phòng.
b. Chủ tịch nước.
c. Chủ tịch Quốc hội.
d. Chính phủ.
10. Một trong những nội dung xây dựng LLDBĐV là:
a. Tạo nguồn, đăng ký, quản lý lực lượng dự bị động viên.
b. Tạo nguồn, đăng ký, biên chế lực lượng dự bị động viên.
c. Tạo nguồn, đăng ký, tổ chức lực lượng dự bị động viên theo kế hoạch.
d. Tạo nguồn, đăng ký, kiểm tra lực lượng dự bị động viên theo pháp lệnh qui định.
11. Trong xây dựng LLDBĐV phải thực hiện quan điểm phát huy sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị vì:
a. Là yếu tố chủ yếu quyết định về chất lượng trong quá trình xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân.
b. Là yếu tố cơ bản nhất trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng LLVTND.
c. Là yếu tố trọng tâm quyết định sức mạnh toàn diện của lực lượng dự bị động viên.
d. Là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh lực lượng dự bị.
12. Phương tiện kỹ thuật của lực lượng dự bị động viên gồm những phương tiện nào?
a. Phương tiện vận tải, làm đường, cầu phà, thông tin liên lạc.
b. Phương tiện thông tin liên lạc, y tế, phương tiện vận tải làm đường.
c. Phương tiện vận tải làm đường, xếp dỡ, thông tin liên lạc, y tế và một số phương tiện
khác.
d. Phương tiện vận tải làm đường, thông tin liên lạc và các thiết bị khoa học công nghệ.
13. Thực hiện huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đối với lực lượng dự bị động viên nhằm:
a. Giúp nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.
b. Giúp nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu động viên tham gia mở rộng quân đội.
c. Giúp nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu động viên và tổng động viên khi có lệnh.
d. Giúp lãnh đạo, chỉ huy nắm được thực trạng tổ chức, xây dựng LLDBĐV .
14. Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dự bị động viên nhằm đạt mục
đích:
a. Duy trì sức mạnh chiến đấu của LLDBĐV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
b. Hoàn thiện cơ chế lãnh đạo và tăng cường chất lượng cho lực lượng vũ trang nhân
dân.
c. Bảo đảm sức mạnh của quân đội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
XHCN.
d. Hoàn thiện và tăng cường số lượng, chất lượng cho lực lượng vũ trang khi có chiến
tranh.
15. Một trong những nội dung giáo dục chính trị đối với dân quân tự vệ là:
a. Giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước, .
b. Giáo dục truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa.
c. Giáo dục truyền thống đấu tranh dũng cảm.
d. Giáo dục truyền thống kiên quyết chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
16. Dân quân tự vệ được tổ chức thành 2 lực lượng là:
a. Lực lượng cơ động và lực lượng rộng rãi.
b. Lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.
c. Lực lượng quân sự và lực lượng an ninh nhân dân.
d. Lực lượng cơ động tại chỗ đánh địch và lực lượng dự bị.
17. Huấn luyện quân sự đối với dân quân tự vệ bao gồm những đối tượng nào?
a. Toàn thể cán bộ, công nhân viên các ngành, các cấp.
b. Toàn thể cán bộ dân quân tự vệ.
c. Toàn thể cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ.
d. Toàn thể cán bộ, Đảng viên, dân quân tự vệ.
18. Độ tuổi của công dân Việt Nam tham gia lực lượng dân quân tự vệ là:
a. Đủ 18 tuổi đến 42 tuổi cho nam công dân; đủ 18 tuổi đến 35 tuổi cho nữ công dân.
b. Đủ 18 tuổi đến 42 tuổi cho nam công dân; đủ 18 tuổi đến hết 30 cho nữ công dân.
c. Đủ 20 tuổi đến 45 tuổi cho nam công dân; đủ 20 tuổi đến hết 35 tuổi cho nữ công
dân.
d. Đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi cho nam công dân; đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi cho nữ công
dân.
19. Một trong những nội dung xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ hiện nay là:
a. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ coi trọng chất lượng chính trị
b. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ toàn diện
c. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ toàn diện có sức chiến đấu cao
d. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ coi trọng chất lượng là chính.
20. Dân quân tự vệ được xác định là lực lượng như thế nào trong nền quốc phòng toàn dân
a. Dân quân tự vệ là lực lượng cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
b. Dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
c. Dân quân tự vệ là lực lượng xung kích trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
d. Dân quân tự vệ là lực lượng xung kích trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an
ninh nhân dân.
BÀI 10
Câu 1. Phong trào ``Bảo vệ trị an `` là phong trào hành động cách mạng của nhân dân
trong thời kì nào ?
a. Thời kì chống Pháp
b. Thời kì chống Mỹ, cứu nước
c. Thời kì đổi mới
d. Thời kì hội nhập quốc tế
Câu 2. Điền vào chỗ trống trong câu văn sau:
``Huy động sức mạnh của nhân dân để……, phát hiện, ngăn chặn đấu tranh với các loại
tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội…``
a. tăng cường
b. phòng ngừa
c. kịp thời
d. chủ động
Câu 3. Hiện nay ở các cơ sở xã phường trong toàn quốc thường có bao nhiêu loại
hình tổ chức quần chúng làm công tác an ninh trật tự ?
a. 02
b. 03
c. 04
d. 05
Câu 4. Đội dân phòng là loại tổ chức quần chúng có chức năng gì trong công tác an
ninh trật tự?
a. Loại có chức năng tư vấn
b. Loại có chức năng quản lí
c. Loại có chức năng điều hành
d. Loại có chức năng thực hành
Câu 5. Trường hợp nào dưới đây không cần thiết phải thành lập Ban an ninh trật tự ?
a. Cụm dân cư
b. Thị xã
c. Doanh nghiệp nhỏ
d. Phân xưởng
Câu 6. Một trong những đặc điểm của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh Tổ quốc là gì ?
a. Diễn ra trên diện rộng, khắp mọi địa bàn, mọi lĩnh vực
b. Hình thức hoạt động tự giác của quần chúng nhân dân
c. Với mục đích bảo vệ an ninh chính trị, Đảng, Nhà nước và nhân dân
d. Cuộc đấu tranh mang tính đặc thù của công an nhân dân
Câu 7. Phong trào ``Ngũ gia liên bảo `` là phong trào hành động cách mạng của nhân
dân trong thời kì nào?
a. Thời kì chống Pháp
b. Thời kì chống Mỹ, cứu nước
c. Thời kì đổi mới
d. Thời kì hội nhập quốc tế
Câu 8. Mục đích của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự là gì?
a. Huy động sức mạnh của nhân dân để phòng ngừa, ngăn chặn các loại tội phạm.
b. Huy động sức mạnh của nhân dân để đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm.
c. Huy động sức mạnh của nhân dân để kịp thời phát hiện và trực tiếp đấu tranh với
các loại tội phạm.
d. Huy động sức mạnh của nhân dân để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh
với các loại tội phạm.
Câu 9. Kế thừa tư tưởng của ông cha ta về vai trò của nhân dân, Đảng ta và Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn nêu cao tư tưởng gì?
a. Cách mạng là của dân, do dân và vì dân.
b. Cách mạng là vì lợi ích của quần chúng nhân dân.
c. Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo của đất nước.
d. Nhân dân quyết định sự phát triển của cách mạng.
Câu 10. Chọn đáp án đúng nhất về vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ an
ninh Tổ quốc.
a. Có khả năng truy bắt tội phạm.
b. Có khả năng phát hiện tội phạm.
c. Có khả năng thu hẹp dần đối tượng phạm tội.
d. Có khả năng làm giảm tội phạm.
Câu 11. Chọn đáp án đúng nhất về vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ an
ninh Tổ quốc.
a. Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo, là nền tảng trong bảo vệ an ninh Tổ
quốc.
b. Quần chúng nhân dân là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển bình an của xã
hội.
c. Người dân có ý thức tự giác sẽ có ý nghĩa kinh tế và chính trị trong bảo vệ an ninh
Tổ quốc.
d. Người dân có ý thức tự giác, có tinh thần làm chủ trong xây dựng cuộc sống mới
lành mạnh sẽ hạn chế bị địch lợi dụng.
Câu 12. Vì sao phải làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia vào
phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc?
a. Vì lực lượng công an có hạn, nên công tác bảo vệ an ninh trật tự không thể thực
hiện bằng chuyên môn đơn thuần.
b. Vì các đối tượng phạm tội có trình độ cao, nên công tác bảo vệ an ninh trật tự
không thể thực hiện bằng chuyên môn đơn thuần.
c. Vì các đối tượng phạm tội có nhiều thủ đoạn tinh vi, nên công tác bảo vệ an ninh
trật tự không thể thực hiện bằng chuyên môn đơn thuần.
d. Vì lực lượng công an cần phát hiện kịp thời các đối tượng phạm tội.
Câu 13. Sức mạnh, khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân chỉ được phát huy
khi nào?
a. Khi quần chúng nhân dân tự giác tham gia vào phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
b. Khi quần chúng nhân dân nhận thức được vai trò của mình trong phong trào an
ninh trật tự .
c. Khi quần chúng nhân dân được tuyên truyền về các loại tội phạm.
d. Khi quần chúng được tổ chức thành phong trào hành động cách mạng cụ thể.
Câu 14. Vị trí của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là gì?
a. Là phong trào mang tính tự giác để phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
b. Là động lực chính để thúc đẩy xã hội phát triển.
c. Là một trong những biện pháp công tác cơ bản của công an nhân dân.
d. Là hạt nhân của lực lượng công an nhân dân trong đấu tranh với các loại tội phạm.
Câu 15. Giữa các phong trào hành động cách mạng khác của nhân dân với phong trào
toàn dân bản vệ an ninh Tổ quốc có mối quan hệ như thế nào?
a. Mối quan hệ song song.
b. Mối quan hệ chặt chẽ.
c. Mối quan hệ khăng khít, tác động, hỗ trợ lẫn nhau.
d. Mối quan hệ đồng bộ, tác động lẫn nhau.
Câu 16. Một trong những phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc là:
a. Xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng tại cơ sở vững mạnh.
b. Xây dựng mở rộng liên kết, phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể.
c. Nắm tình hình và xây dựng kế hoạch phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc.
d. Nắm tình hình và vận động toàn dân tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh
trật tự, an toàn xã hội.
Câu 17. Một trong những phương pháp nắm tình hình xây dựng kế hoạch phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là:
a. Đi sát cơ sở nắm tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội trên từng địa bàn dân cư.
b. Đi sát cơ sở tiếp xúc gặp gỡ, thu thập ý kiến của các tổ chức, các tầng lớp dân cư
khác nhau.
c. Trực tiếp điều tra hoạt động an ninh trật tự tạo địa phương.
d. Đi sát cơ sở tiếp xúc gặp gỡ, thu thập ý kiến của chính quyền và các tầng lớp dân
cư khác nhau.
Câu 18. Nội dung yêu cầu xây dựng các tổ chức quần chúng nòng cốt làm nhiệm vụ
bảo vệ an ninh trật tự là:
a. Phải kiểm tra lý lịch rõ ràng, đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ.
b. Lựa chọn người có khả năng tổ chức, điều hành, bản thân tự giác, tự nguyện, hoàn
thành các thủ tục báo cáo nhiệm vụ được giao.
c. Tuyển chọn đủ số lượng, chất lượng, phẩm chất đạo đức tốt.
d. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức được xây dựng.
Câu 19. Một trong những nội dung cơ bản của công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh tổ quốc là:
a. Vận động toàn dân nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trong nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc.
b. Vận động toàn dân tích cực tham gia chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.
c. Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với an ninh ở địa phương, đơn vị.
d. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với bài trừ tệ nạn xã hội.
Câu 20. Việc kết hợp và lồng ghép nội dung của phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc với các
phong trào khác ở địa phương nhằm mục đích gì?
a. Tạo sự phong phú cho phong trào.
b. Tăng cường mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ lẫn nhau giữa các phong trào.
c. Duy trì và thúc đẩy phong trào.
d. Để phong trào khác đạt hiệu quả như phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
BÀI 11
1. Bảo vệ an ninh quốc gia là:
a. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm hại an ninh
quốc gia.
b. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn đấu tranh các hành động gây rối của kẻ thù.
c. Bảo vệ bí mật Nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
d. Bảo vệ các công trình, cơ sở chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế khoa học công nghệ
của Nhà nước.
2. Một trong những nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là gì?
a. Phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các lực lượng phản động xâm phạm
an ninh quốc gia.
b. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an
ninh quốc gia.
c. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn mọi âm mưu, hành động gây bạo loạn, lật đổ của các
thế lực thù địch.
d. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn xâm phạm biên giới quốc gia của các thế lực thù địch.
3. Đâu là nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia?
a. Bảo vệ an ninh biên giới, văn hoá, thông tin, tôn giáo.
b. Bảo vệ bí mật các tổ chức chính trị - xã hội và các công trình quốc phòng - an ninh.
c. Bảo vệ bí mật các cấp chính quyền, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
d. Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Một trong những nguyên tắc bảo vệ an ninh quốc gia là:
a. Bảo vệ an ninh tư tưởng văn hoá, khối đại đoàn kết dân tộc, quyền lợi của nhân dân.
b. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà
nước.
c. Phòng ngừa phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại, loại trừ các hoạt động xâm
phạm an ninh quốc gia.
d. Bảo vệ bí mật của Nhà nước và các mục tiêu quan trọng.
5. Đâu là nguyên tắc bảo vệ an ninh quốc gia?
a. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với xây dựng, phát triển kinh tế, văn
hoá - xã hội.
b. Kết hợp bảo vệ chế độ chính trị với bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc.
c. Kết hợp bảo vệ các cơ sở kinh tế với công trình an ninh - quốc phòng, khoa học kỹ thuật,
văn hoá.
d. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ công trình quốc phòng - an ninh.
6. Đâu là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia?
a. Công an, quân đội, bộ đội biên phòng, dân quân tự vệ, dự bị động viên.
b. Công an, bộ đội chủ lực, bộ đội biên phòng, dân quân tự vệ và tình báo quân đội nhân
dân.
c. Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo quân đội nhân
dân.
d. Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy công an, bộ đội hải quân, cảnh sát biển.
7. Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia gồm:
a. Bảo vệ an ninh: chính trị nội bộ, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, dân tộc, tôn giáo, biên giới,
thông tin.
b. Bảo vệ an ninh: chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, Đảng, Nhà nước, nhân dân.
c. Bảo vệ an ninh: kinh tế, văn hoá - tư tưởng, dân tộc và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
d. Bảo vệ an ninh: kinh tế, tôn giáo, dân tộc và nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc.
8. Một trong những nội dung bảo đảm trật tự an toàn xã hội là:
a. Bảo vệ an ninh thông tin.
b. Bảo vệ môi trường.
c. Bảo vệ nền kinh tế thị trường nhiều thành phần.
d. Bảo vệ nền văn hoá.
9. Hiện nay Việt Nam khẳng định đối tác là:
a. Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với
Việt Nam.
b. Những quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức phi Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho
Việt Nam.
c. Những nước xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển giúp đỡ Việt Nam.
d. Những tổ chức, cá nhân tôn trọng giúp đỡ Việt Nam.
10. Đối tượng xâm phạm đến an ninh quốc gia trong tình hình hiện nay là:
a. Bọn tội phạm kinh tế, hình sự.
b. Các đối tượng xâm phạm về trật tự an toàn xã hội.
c. Các phần tử có tư tưởng sai trái, bất mãn, chống chủ nghĩa xã hội.
d. Bọn gián điệp, bọn phản động.
11. Một trong những quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo
đảm trật tự an toàn xã hội là:
a. Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt bảo vệ an ninh quốc gia.
b. Công an là lực lượng nòng cốt, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước.
c. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
d. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm
trật tự an toàn xã hội.
12. Theo Điều 17 của Luật an ninh quốc gia năm 2004, quyền và nghĩa vụ của công dân
trong bảo vệ an ninh quốc gia là:
a. Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của
pháp luật.
b. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
c. Hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích khen thưởng.
d. Là sự nghiệp toàn dân, cơ quan tổ chức, công dân trách nhiệm theo pháp luật.
13. Theo Điều 4 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì trách nhiệm
phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm là:
a. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.
b. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng
cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật,…
c. Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm là của các cơ quan chức năng.
d. Cả a và b đều đúng.
14. Đặc trưng cơ bản của gián điệp là:
a. Người Việt Nam hay người nước ngoài chống lại Việt Nam, chịu sự chỉ huy của nước
ngoài.
b. Người Việt Nam có tổ chức chống lại Việt Nam.
c. Người nước ngoài chịu sự chỉ huy của Việt Nam chống lại Việt Nam.
d. Cá nhân hay tổ chức có âm mưu và hoạt động phản cách mạng chống lại chế độ xã hội
chủ nghĩa nhưng không chịu sự chỉ huy của nước ngoài.
15. Đặc trưng cơ bản của phản động là:
a. Người nước ngoài.
b. Chịu sự chỉ huy của người Việt Nam.
c. Chịu sự chỉ huy của nước ngoài.
d. Người Việt Nam hay người nước ngoài.
16. Nhận diện đâu là lực lương phản động?
a. Bọn tội phạm kinh tế, nhất là bọn tham nhũng.
b. Bọn tội phạm về ma túy.
c. Bọn tội phạm có quan hệ với nước ngoài.
d. Các tổ chức và cá nhân phản động trong số người Việt Nam ở nước ngoài đang có hoạt
động chống Việt Nam.
17. Đâu không phải là đối tượng xâm phạm về trật tự an toàn xã hội?
a. Tội phạm hình sự.
b. Tội phạm kinh tế.
c. Tội phạm ma túy.
d. Xâm phạm chế độ chính trị.
18. Một trong những nội dung đấu tranh bảo đảm trật tự an toàn xã hội là:
a. Đấu tranh phòng, chống tội chống loài người.
b. Đấu tranh phòng, chống tội phạm.
c. Đấu tranh phòng, chống xâm phạm an ninh quốc gia.
d. Đấu tranh phòng, chống tội phá hoại hòa bình.
19. Đâu không phải nội dung bảo đảm trật tự an toàn xã hội?
a. Giữ gìn trật tự nơi công cộng.
b. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
c. Bảo vệ an ninh thông tin.
d. Bảo vệ môi trường.
20. Lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn
xã hội là:
a. Công an.
b. Quân đội.
c. Dân quân Tự vệ.
d. Toàn dân.

You might also like