You are on page 1of 23

1 KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm
Tâm lý học tội phạm là môn khoa học thuộc nhóm ngành khoa học xã hội
và nhân văn, nghiên cứu về tâm lý người phạm tội nhằm phòng ngừa, phát hiện,
ngăn chặn, đấu tranh xử lý tội phạm hiệu quả.
1.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học tội phạm gồm:
- Tâm lý người phạm tội;
- Yếu tố tác động dẫn đến hành vi phạm tội;
- Giải pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm.
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học tội phạm:
- Nghiên cứu diễn biến Tâm lý của tội phạm: Trước khi thực hiện hành vi
phạm tội; trong khi thực hiện hành vi phạm tội; ngay sau khi thực hiện hành vi
phạm tội; tâm lý bị can; tâm lý bị cáo; tâm lý phạm nhân…
- Nghiên cứu tâm lý nhóm tội phạm;
- Nghiên cứu nhân cách tội phạm;
- Nghiên cứu nguyên nhân tâm lý, xã hội của tình trạng phạm tội;
- Nghiên cứu giải pháp phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Tâm lý học tội phạm vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp tọa đàm;
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp;
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm;
- Phương pháp thực nghiệm.

2 DIỄN BIẾN TÂM LÝ NGƯỜI PHẠM TỘI


2.1 Động cơ hoạt động phạm tội
2.1.1 Định nghĩa
Bất kỳ một hoạt động nào cũng đều do những động cơ nhất định thúc đẩy.
Động cơ là yếu tố tâm lý thúc đẩy cá nhân tiến hành hoạt động. Trong cuộc
sống, động cơ vốn rất phong phú, đa dạng theo sự phong phú, đa dạng của các
loại hoạt động. Hoạt động phạm tội là một dạng hoạt động đặc biệt, do đó, động
cơ hoạt động phạm tội cũng rất đặc biệt, rất đa dạng, phức tạp.
1
Động cơ hoạt động phạm tội là hệ thống yếu tố tâm lý thúc đẩy cá nhân
tiến hành hoạt động phạm tội. Tương ứng với từng loại hoạt động phạm tội có
những động cơ khác nhau, thậm chí, cùng một hoạt động phạm tội nhưng ở các
cá nhân tiến hành hoạt động phạm tội khác nhau đều xuất phát từ những động cơ
cụ thể khác nhau.
Các yếu tố tâm lý thúc đẩy cá nhân tiến hành hoạt động phạm tội rất
phong phú đa dạng, thường là các yếu tố như: sự lệch chuẩn về nhu cầu ở cá
nhân; hứng thú tiêu cực của cá nhân; xúc cảm, tình cảm tiêu cực ở cá nhân; nét
tính cách tiêu cực của cá nhân; hệ thống quan điểm, tư tưởng, lý tưởng, niềm tin
tiêu cực của cá nhân… Các yếu tố tâm lý này có mối quan hệ biện chứng, tác
động qua lại với nhau tạo cùng thúc đẩy cá nhân tiến hành hoạt động phạm tội.
2.1.2 Cơ chế hình thành động cơ hoạt động phạm tội
Trong mỗi cá nhân luôn tồn tại hai hệ thống yếu tố tâm lý là yếu tố kích
thích và yếu tố điều chỉnh. Yếu tố kích thích là các yếu tố bắt nguồn từ nhu cầu,
hứng thú, xúc cảm, tình cảm, nét tính cách, quan điểm, tư tưởng niềm tin, lý
tưởng tiêu cực của cá nhân. Yếu tố điều chỉnh là các yếu tố xuất phát từ lý tưởng
sống cao đẹp của cá nhân, từ hệ thống quan điểm, tư tưởng đúng đắn và sự hiểu
biết sâu sắc về một lĩnh vực hoạt động của cá nhân.
Trong điều kiện bình thường, hai hệ thống yếu tố kích thích và yếu tố điều
chỉnh ở mỗi cá nhân không có sự đối kháng, mâu thuẫn với nhau, tức là thống
nhất với nhau, đương nhiên không xuất hiện động cơ phạm tội. Tuy nhiên, trong
những điều kiện đặc biệt làm phát sinh hoặc khơi dậy những yếu tố tâm lý mang
tính kích thích trong cá nhân thì hai hệ thống yếu tố kích thích và yếu tố điều
chỉnh ở cá nhân có sự mâu thuẫn với nhau, đặt ra yêu cầu đấu tranh giải quyết
mâu thuẫn. Và, quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa hai hệ thống yếu
tố kích thích và yếu tố điều chỉnh chính là quá trình đấu tranh động cơ. Nói cách
khác, đấu tranh động cơ là quá trình cá nhân cân nhắc, tính toán nên hay không
nên thực hiện hành vi phạm tội.
Kết quả đấu tranh động cơ tất yếu dẫn đến sự thắng thế của một trong hai
hệ thống yếu tố kích thích hoặc yếu tố điều chỉnh. Trong trường hợp, yếu tố điều
chỉnh lấn át hoàn toàn yếu tố kích thích, động cơ phạm tội sẽ không xuất hiện,
hai hệ thống yếu tố kích thích và yếu tố điều chỉnh sẽ dần quay lại trạng thái
thống nhất ban đầu. Tuy nhiên, trong trường hợp yếu tố kích thích hoàn toàn lấn
át yếu tố điều chỉnh, động cơ hoạt động phạm tội sẽ được hình thành. Vì vậy, có
thể khẳng định: đấu tranh động cơ chính là cơ chế hình thành động cơ hoạt động
phạm tội.
2
Trong thực tế, quá trình đấu tranh động cơ diễn ra trong suốt quá trình
hoạt động phạm tội của cá nhân và luôn chịu sự tác động, chi phối bởi nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan khác nhau. Trước hết, quá trình đấu tranh động cơ
phụ thuộc vào sự tương quan giữa hai hệ thống yếu tố kích thích và yếu tố điều
chỉnh. Bên cạnh đó, quá trình đấu tranh động cơ còn phụ vào khí chất, năng lực
của cá nhân. Ngoài ra, quá trình này còn phụ thuộc vào một số điều kiện khách
quan khác như: điều kiện, hoàn cảnh khách quan; tác động của dư luận xã hội;
tác động từ đối tượng xâm hại…
2.2 Diễn biến tâm lý cá nhân sau khi thực hiện hành vi phạm tội
Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội có diễn biến tâm lý rất
phức tạp, nảy sinh nhiều hiện tượng tâm lý khác nhau, trong đó nổi bật nhất là
trạng thái tâm lý và nhu cầu của đối tượng sau khi thực hiện hành vi phạm tội.
2.2.1 Trạng thái tâm lý
Trạng thái tâm lý của người phạm tội là những hiện tượng tâm lý diễn ra
trong một thời gian tương đối dài, gắn liền với các quá trình nhận thức, cảm xúc,
hành động ý chí của người phạm tội, làm nền cho các quá trình tâm lý đó. Do đó
nó ảnh hưởng, chi phối các hoạt động của người phạm tội.
Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, cá nhân xuất hiện nhiều trạng thái tâm
lý khác nhau, có thể là trạng thái thỏa mãn vì đạt được mục đích phạm tội, sự
hối hận, lo lắng, căng thẳng, cũng có thể là trạng thái bình tĩnh hoặc là trạng thái
thản nhiên, vô cảm nhưng nổi bật nhất vẫn là trạng thái tâm lý lo lắng, căng
thẳng. Hầu hết cá nhân sau khi thực hiện hành vi phạm tội thường xuất hiện
trạng thái tâm lý lo lắng, căng thẳng và đây là một vấn đề mang tính qui luật.
Một số đối tượng khác, thường là đối tượng phạm tội chuyên nghiệp, đối tượng
đã có sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý hoặc đối tượng không nhận thức được
hành vi phạm tội của mình thường có trạng thái tâm lý bình tĩnh hoặc trạng thái
vô cảm. Tuy nhiên, trong thâm tâm các đối tượng đó luôn diễn ra sự lo lắng,
cẳng thẳng hoặc khi nhận thức được tính chất hành vi phạm tội của bản thân thì
đối tượng sẽ chuyển từ trạng thái bình tĩnh, trạng thái vô cảm sang trạng thái lo
lắng, căng thẳng.
Trạng thái tâm lý lo lắng, căng thẳng xuất hiện ở cá nhân sau khi thực hiện
hành vi phạm tội là do nhận thức chủ quan của họ về tính chất, mức độ của hành
vi phạm tội và hình phạt tương ứng đối với hành vi phạm tội đó. Mặt khác là do
việc tập trung tư duy xem xét, đánh giá về nhiều vấn đề có liên quan đến hành vi
phạm tội làm cho họ luôn ở trong trạng thái căng thẳng.

3
Trạng thái tâm lý lo lắng, căng thẳng được biểu hiện rất rõ qua nét mặt, cử
chỉ, lời nói của đối tượng, làm cho người khác rất dễ nhận biết, làm cho đối
tượng luôn trong trạng thái bất an, hồi hộp. Vì vậy, người phạm tội phải tìm
cách giải tỏa trạng thái tâm lý căng thẳng, lo lắng để quay về với trạng thái bình
thường. Có rất nhiều cách để người phạm tội giải tỏa trạng thái lo lắng, căng
thẳng của bản thân như: Thay đổi nhịp sống thường ngày bằng cách sử dụng
chất kích thích, tham gia các hoạt động khác một cách tích cực bất thường; trốn
khỏi địa bàn gây án; tăng cường tư duy, tìm cách che dấu hành vi phạm tội của
mình; tạo ra trạng thái “bất cần”, “thản nhiên”; ra đầu thú hoặc tìm cách tâm sự
với người thân về hoạt động phạm tội, tìm cách khắc phục hậu quả; trong trường
hợp quá căng thẳng lo lắng, đối tượng có thể giải tỏa trạng thái này bằng cách tự
sát.
2.2.2 Nhu cầu
Nhu cầu của cá nhân sau khi thực hiện hành vi phạm tội là những đòi hỏi
mà cá nhân nhận thấy cần phải thỏa mãn trong điều kiện mới thực hiện xong
hành vi phạm tội, cơ quan điều tra đang tiến hành hoạt động điều tra về hoạt
động phạm tội của họ. Những nhu cầu này kích thích, thúc đẩy cá nhân tiến
hành một số hành động tiếp theo sau khi thực hiện hành vi phạm tội.
Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, cá nhân thường xuất hiện một số nhu
cấu nhất định, nổi bật là các nhu cầu sau:
- Nhu cầu che giấu hành vi phạm tội
Đây là một nhu cầu rất phổ biến xuất hiện ở hầu hết cá nhân sau khi thực
hiện hành vi phạm tội, kể cả những người phạm tội với lỗi vô ý hoặc cố ý, đặc
biệt đối với người phạm tội với lỗi cố ý nhu cầu này thường cao hơn.
Sở dĩ cá nhân sau khi thực hiện hành vi phạm tội thường xuất hiện nhu cầu
này là do họ nhận thức được tính chất nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra,
hậu quả pháp lý mà họ phải gánh chịu và quan trọng hơn là họ sợ người khác,
nhất là cơ quan điều tra phát hiện ra hành vi phạm tội của bản thân.
Để thỏa mãn nhu cầu này, cá nhân sau khi thực hiện hành vi phạm tội
thường tìm cách xóa dấu vết tại hiện trường, ngụy tạo hiện trường, tạo chứng cứ
ngoại phạm, chuẩn bị trước những nội dung khai báo nếu cơ quan điều tra hỏi
tới, thậm chí có đối tượng còn tiếp tục thực hiện một số hành vi phạm tội khác
để xóa dấu vết, che dấu hành động phạm tội như phá hủy cơ sở vật chất nơi gây
án, đe dọa hoặc tìm cách thủ tiêu những người biết việc…
- Nhu cầu tìm hiểu thông tin

4
Thông tin cần tìm hiểu ở đây là những thông tin liên quan đến quá trình
hoạt động phạm tội của cá nhân hoặc thông tin có liên quan đến hoạt động của
cơ quan điều tra. Cá nhân sau khi thực hiện hành vi phạm tội thường nảy sinh
nhu cầu tìm hiểu thông tin là do cá nhân nhận thức được những thông tin trên là
rất cần thiết giúp cho cá nhân chủ động trong việc che dấu hành vi phạm tội của
bản thân.
Để thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu thông tin cá nhân thường tìm hiểu thông tin
bằng nhiều cách thức, từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Từ đó, cá nhân tổng
hợp thông tin, đánh giá tình hình và vạch ra những hành động tiếp theo để che
dấu hành vi phạm tội, đối phó với cơ quan điều tra.
2.3 Tâm lý bị can
Khoản 1, Điều 49, Bộ luật Tố tụng hình sự qui định: “Bị can là người đã
bị khởi tố về hình sự”.
Khoản 1, Điều 126, Bộ luật Tố tụng hình sự cũng qui định: “Khi có đủ
căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra
ra quyết định khởi tố bị can”.
Như vậy, bị can là người đã bị khởi tố về hình sự khi cơ quan điều tra có
đủ căn cứ xác định đã họ là người đã thực hiện hành vi phạm tội và bị cơ quan
điều tra áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn để tiến hành điều tra làm rõ
tội phạm.
Trong giai đoạn điều tra, bị can xuất hiện nhiều hiện tượng tâm lý khác
nhau, có tác động, ảnh hưởng đến hành động khai báo của bị can, đó là những
hiện tượng tâm lý thuộc về trạng thái tâm lý, nhu cầu, quan điểm, quan niệm, tư
tưởng, niềm tin, tình cảm của bị can.
2.3.1 Trạng thái tâm lý của bị can
Những hiện tượng tâm lý thuộc về trạng thái tâm lý của bị can là những
hiện tượng tâm lý thường diễn ra trong một thời gian tương đối dài, gắn liền với
các quá trình nhận thức, cảm xúc, hành động ý chí của bị can, làm nền cho các
quá trình tâm lý đó. Do đó, nó ảnh hưởng chi phối đến hành động khai báo của
bị can. Bị can khai hay không khai, khai như thế nào đều có sự tác động, ảnh
hưởng rất quan trọng bởi các trạng thái tâm lý của bị can.
Trong quá trình bị giam giữ, bị hỏi cung… bị can thường xuất tâm trạng
hoang mang dao động, lo lắng, căng thẳng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi bị
can mới bị bắt, bị tạm giam.

5
Bên cạnh đó, một số bị can lại xuất hiện tâm trạng bi quan, chán chường
thất vọng. Tâm trạng này làm cho bị can ì ra không chịu khai báo, không quan
tâm đến sinh hoạt, nhu cầu của bản thân.
Ngược lại với những trạng thái tâm lý trên, một số bị can khác lại xuất
hiện trạng thái tâm lý bình tĩnh, tự tin. Trạng thái tâm lý này được thể hiện rõ
qua cử chỉ, hành vi của bị can như: nét mặt phấn chấn, bình thản, lời nói mạch
lạc, thái độ ung dung tự tại, cười nói vui vẻ… Bị can trong trạng thái tâm lý này
thường có sự cân nhắc, tính toán, khôn ngoan trong khai báo. Vì vậy, điều tra
viên cần phải tác động tâm lý giải toả trạng thái tâm lý này ở bị can, làm cho bị
can mất đi trạng thái tâm lý bình tĩnh, tự tin đó.
2.3.2 Nhu cầu của bị can
Nhu cầu của bị can là những đòi hỏi mà bị can nhận thấy cần phải thoả
mãn trong điều kiện bị can đang bị giam giữ, hỏi cung … để phục vụ cho các
yêu cầu cá nhân của bị can. Những nhu cầu này kích thích, thúc đẩy bị can hành
động để thoả mãn các nhu cầu. Do đó việc thoả mãn hay không thoả mãn nhu
cầu đều có ảnh hưởng nhất định đến hành động khai báo của bị can.
Trong quá trình bị giam giữ, hỏi cung… bị can thường xuất hiện một số
nhu cầu có ảnh hưởng rất quan trọng đến hành động khai báo của bị can.
- Nhu cầu được giảm nhẹ tội và sớm được tự do.
- Bị can thường có nhu cầu giao tiếp ở mức độ rất cao.
- Bị can có nhu cầu tìm hiểu thông tin về những vấn đề có liên quan đến
hoàn cảnh hiện tại của bản thân.
- Bị can thường có nhu cầu được quan tâm, giúp đỡ về vật chất.
2.3.3 Quan điểm, tư tưởng, niềm tin của bị can
Một số bị can có những quan điểm, tư tưởng trái với chuẩn mực đạo đức
xã hội, không phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc. Đây chính là những yếu tố
thúc đẩy bị can tiến hành hoạt động phạm tội và khi bị bắt, sự trung thành với
những quan điểm, tư tưởng đã được hình thành làm cho bị can không chịu khai
báo, sẵn sàng hy sinh chịu đựng…
Cùng với việc tiến hành hoạt động phạm tội, các đối tượng phạm tội luôn
tìm cách che dấu hành vi phạm tội của bản thân và đồng bọn bằng mọi cách như:
xóa dấu vết, ngụy tạo hiện trường nhằm đánh lạc hướng cơ quan điều tra, đe
dọa, mua chuộc nhân chứng, chuẩn bị nội dung khai báo để đối phó với cơ quan
điều tra… Khi bị bắt, bị tạm giam các bị can này thường có niềm tin rất lớn vào
khả năng che dấu hành vi phạm tội của bản thân nên thường có thái độ khai báo
rất ngoan cố.
6
Một số bị can khác do có mối quan hệ mật thiết với các thế lực bên ngoài
đặc biệt là với những người giữ cương vị cao trong các cơ quan của Đảng, Nhà
nước hoặc bị can là thành viên của các tổ chức, băng nhóm tội phạm có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau thường có niềm tin rất lớn vào sự cứu giúp từ bên ngoài
cho nên trong quá trình khai báo bi can thường rất ngoan cố, luôn hy vọng, trông
chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài.
2.3.4 Tình cảm của bị can
Một số bị can có lòng hận thù giai cấp, căm thù chế độ sâu sắc. Tình cảm
ấy đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy bị can tiến hành các hoạt động phạm
tội. Khi bị bắt, tình cảm này lại trở thành động cơ kìm hãm nặng nề hành động
khai báo của bị can.
Bên cạnh đó, một số bị can là người dân tộc thiểu số, là tín đồ của tôn
giáo vốn có tình cảm dân tộc, tôn giáo rất sâu sắc lại thường xuyên bị các thế lực
thù địch lợi tuyên truyền, kích động dưới các chiêu bài đấu tranh đòi quyền lợi
cho dân tộc, bảo vệ đạo, giáo đã hình thành nên tình cảm dân tộc, tôn giáo cực
đoan.
Ngoài ra, tình cảm đối với gia đình, đối với người thân cũng ảnh hưởng chi
phối sâu sắc đến hành động khai báo của bị can. Tình cảm gia đình và người
thân ảnh hưởng tới hành động khai báo của bị can biểu hiện trên cả hai khuynh
hướng kìm hãm và thúc đẩy. Nếu bị can thấy rằng, khai báo sẽ làm ảnh hưởng
xấu đến gia đình, liên lụy người thân… thì xuất hiện động cơ kìm hãm khai báo.
Ngược lại, nếu bị can nhận thấy chỉ có khai báo thành khẩn, được hưởng lượng
khoan hồng là cách sớm nhất được trở về với gia đình, người thân thì sẽ thúc
đẩy họ khai báo.
2.4 Tâm lý bị cáo
Bị cáo là người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử. Cách xử sự của bị
cáo tại phiên tòa phần lớn phụ thuộc vào các yếu tố như phẩm chất tâm lý của bị
cáo, thế giới quan của bị cáo, thái độ của bị cáo đối với việc buộc tội, sự đánh
giá về hành vi phạm tội của bị cáo, kinh nghiệm tiếp xúc với cơ quan tiến hành
tố tụng của bị cáo.
2.4.1 Yếu tố tác động đến tâm lý bị cáo
- Yếu tố khách quan:
+ Nội dung cáo trạng;
+ Người bào chữa cho bị cáo;
+ Tác động của người thân;
+ Dư luận xã hội.
7
- Yếu tố chủ quan:
+ Nhận thức về hành vi phạm tội;
+ Niềm tin vào khả năng chống chế của bản thân;
+ Quan điểm sống của bị cáo;
+ Tình cảm của bị can.
2.4.2 Đặc điểm tâm lý bị cáo
Trong quá trình xét xử bị cáo thường xuất hiện những hiện tượng tâm lý
sau:
- Trạng thái tâm lý:
+ Trạng thái tâm lý lo lắng;
+ Trạng thái bi quan;
+ Trạng thái bình tĩnh, tự tin.
- Nhu cầu của bị can:
+ Nhu cầu tìm hiểu thông tin;
+ Nhu cầu giao tiếp;
+ Nhu cầu được bào chữa;
+ Nhu cầu được tự do.
- Niềm tin của bị can:
+ Niềm tin vào năng lực tự bào chữa;
+ Niềm tin vào khả năng che giấu hành vi phạm tội;
+ Niềm tin vào sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài.
2.5 Tâm lý phạm nhân
Phạm nhân là người phạm tội, bị tòa án kết án tù giam và đang chấp hành
án tại các trại giam.
2.5.1 Yêu tố tác động đến tâm lý phạm nhân
- Yếu tố khách quan:
+ Môi trường trại giam;
+ Hoạt động giáo dục trong trại giam;
+ Tác động của cán bộ quản giáo;
+ Tác động của người thân.
- Yếu tố chủ quan:
+ Nhận thức về viễn cảnh tương lai bản thân;
+ Niềm tin phục thiện;
+ Tình cảm với người thân;
+ Hành vi phục thiện.
2.5.2 Đặc điểm tâm lý phạm nhân
8
- Trạng thái tâm lý của phạm nhân:
+ Lạc quan;
+ Bi quan.
- Nhu cầu của phạm nhân:
+ Nhu cầu vật chất;
+ Nhu cầu thăm thân;
+ Nhu cầu tự do.
- Tình cảm của phạm nhân:
+ Tình cảm với người thân;
+ Tình cảm với cán bộ quản giáo;
+ Tình cảm với phạm nhân khác.
3 NHÂN CÁCH NGƯỜI PHẠM TỘI
3.1 Định nghĩa
Nhân cách là một trong những khái niệm trung tâm của Tâm lý học. Có rất
nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách. Song, dù xem xét ở góc độ nào, chúng
ta cũng phải dựa vào quan điểm của Tâm lý học hoạt động về bản chất xã hội
của nhân cách. Khi xem xét nghiên cứu về nhân cách, phải xem xét các mối
quan hệ xã hội lịch sử cụ thể, vị trí của cá nhân trong hệ thống các mối quan hệ
xã hội, đặc trưng về các quyền con người và tự do của nó... Với cách hiểu như
trên, có thể chia nhân cách làm hai loại là nhân cách hợp chuẩn và nhân cách
không hợp chuẩn. Và, nhân cách tội phạm là một dạng cụ thể của nhân cách
không hợp chuẩn.
Nhân cách người phạm tội là nhân cách không hợp chuẩn, trong cấu trúc
nhân cách thể hiện rõ xu hướng chống đối xã hội, thái độ tiêu cực đối với các giá
trị của xã hội, có quan niệm, quan điểm sai lầm, chống lại xã hội, luôn lựa chọn
ý đồ, hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, không thể thể hiện tính tích cực cần
thiết trong việc phòng ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra.
3.2 Các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân cách người phạm tội
Quan điểm Tâm lý học hoạt động đã khẳng định: Tâm lý cá nhân không
phải là cái vốn có mà được hình thành và phát triển. Tâm lý cá nhân chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như sinh lý thể chất, môi trường sống, giáo
dục và hoạt động của cá nhân.
Thực tiễn cho thấy, sự hình thành nhân cách người phạm tội chịu sự tác
động chủ yếu của các yếu tố sau:
3.2.1 Yếu tố tiêu cực của môi trường vi mô

9
Tiểu môi trường là môi trường sống cụ thể của cá nhân. Tác động của tiểu
môi trường là hết sức đa dạng, phức tạp, luôn ảnh hưởng trực tiếp, thường
xuyên đối với cá nhân. Có thể nói rằng, nguyên nhân gần nhất làm nảy sinh tâm
lý, ý thức phạm tội và hành động phạm tội của cá nhân không phải do những
nhân tố nào khác tác động mà do chính các nhân tố tiêu cực trong tiểu môi
trường của cá nhân gây nên. Đó là những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, không phù
hợp với đạo đức, quy luật tiến bộ của xã hội. Cá nhân trong quá trình tiếp xúc,
quan hệ với các nhân tố đó sẽ dần dần hình thành tâm lý, ý thức phạm tội và đi
đến hành động phạm tội. Các yếu tố thuộc tiểu môi trường bao gồm gia đình,
nhà trường, nhóm bạn bè.
- Gia đình
Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà con người tiếp xúc, là yếu tố
chủ đạo cho việc hình thành và phát triển những phẩm chất tâm lý, nhân cách
của con người. Thông qua gia đình, con người được nuôi nấng, giáo dục và tiếp
thu những kinh nghiệm xã hội đầu tiên. Vì vậy, gia đình bao giờ cũng để lại
nhiều dấu ấn trong tâm lý người và có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, phát
triển nhân cách của con người. Nếu gia đình an toàn, vững chắc, luôn luôn chú
trọng vào các nhu cầu căn bản của con trẻ sẽ bảo đảm cho trẻ phát triển nhân
cách tốt. Đặc biệt, gia đình an toàn, vững chắc còn kiểm soát được đứa trẻ có
biểu hiện sai trái như chửi bậy, nghiện rượu, thuốc lá, ma túy. Sống trong gia
đình tốt, đứa trẻ sẽ phát triển toàn diện, trở thành thành viên tốt, có ích cho xã hội.
Trái lại, ở những gia đình không tốt, không an toàn, không vững chắc sẽ
chứa đựng nhiều nhân tố tác động đến việc hình thành những sai lệch trong
nhân cách cá nhân, đặc biệt là con trẻ. Từ góc độ tâm lý - xã hội, có thể chia
thành 03 loại gia đình có ảnh hưởng không tốt đến con cái.
+ Gia đình đối nghịch với xã hội.
Đây là những gia đình trong đó bố mẹ có những hành vi thiếu văn hóa, vô
đạo đức, vi phạm pháp luật, có thói tham lam, trục lợi, có lối sống không lành
mạnh, có quan điểm sai trái, không phù hợp với chuẩn mực xã hội, thậm chí là
phương tiện lôi kéo con cái vào con đường phi pháp. Những quan điểm sai lệch,
lối sống không lành mạnh đã ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách con cái, dễ làm
cho con cái hư hỏng phạm tội. Chỉ có những em có ý chí kiên quyết, nghị lực
lớn, có lòng tự trọng cao, sớm có khả năng đánh giá đúng sai mới tránh được
những ảnh hưởng xấu xa đó.
+ Gia đình thiếu ý thức, thiếu điều kiện giáo dục con cái.

10
Đây là những gia đình do điều kiện khó khăn hoặc có điều kiện nhưng họ
thiếu nhận thức đúng đắn, toàn diện về mặt xã hội, chưa được chuẩn bị đầy đủ
cho cuộc sống gia đình, không quan tâm đến việc giáo dục con cái. Việc giáo
dục con cái được bố mẹ phó mặc hay nói cách khác là muốn đùn đẩy trách
nhiệm giáo dục con cái cho những người thân khác, cho Nhà trường và xã hội.
Nhiều khi bố mẹ là người tốt, có đủ kiến thức sư phạm và trình độ hiểu biết
nhưng không chú ý đúng mức đến giáo dục con cái, hoặc không đủ điều kiện để
giáo dục chúng do quá bận làm ăn, công việc nhiều hoặc phải đi công tác xa
trong một thời gian dài. Do đó bố mẹ ít tiếp xúc, gần gũi con cái. Sự hạn chế
tiếp xúc đó dẫn đến việc bố mẹ không hiểu, không kiểm tra, uốn nắn được
chúng, không phát hiện được kịp thời những mặt tiêu cực, lệch lạc của chúng.
Có những gia đình giáo dục con cái không đúng phương pháp như nuông
chiều, thoả mãn vô nguyên tắc những đòi hỏi của chúng, không tập cho trẻ lao
động... từ đó hình thành ở trẻ thói lười biếng, ích kỷ. Cũng vì có nhiều thời gian
rỗi, chúng tìm cách lấp lỗ trống bằng những việc làm tự phát. Ở đó các yếu tố
tiêu cực có cơ hội len lỏi vào tâm lý trẻ, lôi kéo em khỏi quỹ đạo giáo dục, sống
thụ động, kém ý chí, ít quan tâm đến người khác.
Ngược lại, có những gia đình lại quá hà khắc đối với con cái (đánh đập,
chửi mắng, xỉ vả, cấm đoán) ép buộc con cái theo khuôn mẫu cứng nhắc, lạm
dụng quyền uy… đã tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, làm cho trẻ sợ
hãi đối phó, luôn tìm mọi cách che đậy tội lỗi, nói dối để tránh sự trừng phạt và
thoát khỏi tâm lý căng thẳng, làm cho chúng tìm cách thoát khỏi sự ràng buộc
đó trên đường phố, ngoài xã hội và từ đó cái xấu dễ xâm nhập dẫn đến hư hỏng.
+ Gia đình không hoàn chỉnh.
Những gia đình thuộc loại này có thể do ly hôn, do bố hoặc mẹ chết hoặc
vì một lý do nào đó con cái phải ở cách xa bố mẹ… dẫn đến việc con cái bị bỏ
rơi, không được giáo dục đầy đủ. Con cái thiếu mẹ sẽ thiếu đi sự hiện thân của
lòng tốt, lòng thương cảm, tính dịu hiền và sự quan tâm chăm sóc. Con cái thiếu
bố sẽ thiếu hụt tính cứng rắn, tính nguyên tắc, tính nghiêm khắc, dũng cảm, có
tổ chức. Thiếu cha hoặc mẹ là thiếu sự hài hoà trong quá trình giáo dục con cái.
Thiếu cả cha lẫn mẹ tức là trẻ mất đi cả hai chỗ dựa vô cùng cần thiết. Trong gia
đình loại này, uy tín của bố mẹ suy giảm, những xung đột tâm lý, tình trạng
thiếu tôn trọng, thiếu tin tưởng lẫn nhau của những người trong gia đình luôn
luôn làm con cái bị ức chế, chán nản, bi quan, luôn sống trong tâm trạng bị thiếu
tình thương, mất lòng tin vào cuộc sống... dễ bị bạn bè xấu lôi kéo vào con
đường phạm tội.
11
- Nhà trường
Nhà trường là chiếc nôi, là nơi thỏa mãn ngày một tốt hơn những nhu cầu
muôn hình muôn vẻ của học sinh (hoạt động giao tiếp, khám phá, sáng tạo, sinh
hoạt tập thể...). Nhà trường trang bị phẩm chất, rèn luyện thể chất, các tri thức
và kỹ năng nghề nghiệp...cần thiết cho công dân tương lai. Do đó Nhà trường
đóng một vai trò không kém phần quan trọng đối với việc hình thành và phát
triển nhân cách.
Những thiếu sót trong công tác giáo dục của Nhà trường có ảnh hưởng lớn
tới việc hình thành những phẩm chất tâm lý tiêu cực ở học sinh. Cụ thể như:
+ Nhà trường chưa chủ động, tích cực trong việc phòng ngừa, giáo dục trẻ
chưa ngoan; chưa phát huy hết những cá tính của trẻ trong học tập, lao động và
sinh hoạt. Trẻ có biểu hiện nghịch ngợm, bướng bỉnh được xếp vào loại "cá
biệt" và cũng được hưởng sự giáo dục, quan tâm bình thường như những trẻ
khác, chưa có biện pháp để uốn nắn kịp thời. Trẻ phạm lỗi không được giúp đỡ
lại bị liệt vào loại "gây rắc rối", bị phê bình, kỷ luật, trở thành mục tiêu tấn công
trong các giờ sinh hoạt, tạo ra ở trẻ tâm trạng bi quan, chán nản và bỏ học.
+ Công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng ở nơi này nơi khác còn bị xem nhẹ,
giáo dục pháp luật chậm được đưa vào nội dung chính khoá. Các trường mới chỉ
dừng lại ở chỗ dạy kiến thức đơn thuần mà chưa tạo điều kiện để học sinh có
hứng thú học tập, xác định động cơ học tập đúng đắn.
+ Tình trạng thiếu sự kết hợp giáo dục giữa gia đình, Nhà trường tạo ra
những kẽ hở, thiếu sót trong giáo dục nhân cách của trẻ. Thực tế cho thấy, với
những trẻ trốn học, trong điều kiện nào đó, những tác động tiêu cực sẽ là nguồn
kích thích dẫn trẻ đến phạm lỗi, phạm tội.
+ Tổ chức Đoàn, Đội chưa thật sự thu hút các em bởi nội dung nghèo nàn,
hình thức đơn điệu đã ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định mục tiêu phấn đấu rèn
luyện của trẻ.
- Nhóm bạn bè
Nhóm cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hình thành nhân cách cá nhân.
Trong cùng một thời gian, mỗi người là thành viên của nhiều nhóm xã hội khác
nhau. Tất cả các nhóm đều ít nhiều chi phối hành động, những chuẩn mực hành
vi, ứng xử của cá nhân.
Nhóm được phân ra thành nhiều loại như nhóm lớn, nhóm nhỏ, nhóm
chính thức, nhóm không chính thức, nhóm quy chiếu. Hành vi phạm tội thường
chịu tác động rất lớn của nhóm không chính thức và nhóm quy chiếu.

12
Đối với nhóm không chính thức, đặc điểm nổi bật của sự hình thành loại
nhóm này là "tính tự phát". Cơ sở để tập hợp các thành viên trong nhóm chủ yếu
là do các yếu tố cảm tính ("thích", "không thích"), còn tính chất hợp lý và vai
trò của ý thức không quan trọng. Đó là sự hòa hợp về mặt tâm lý giữa các cá
nhân. Việc cá nhân tham gia vào các nhóm này là nhằm thoả mãn nhu cầu giao
tiếp, giải toả những bức xúc tâm lý...trên cơ sở đó sẽ gần gũi với những người
có lối sống, nếp nghĩ, sinh hoạt giống mình.
Nếu là nhóm không chính thức tiêu cực (chưa thành băng nhóm tội phạm)
như nhóm chơi bời lêu lỏng, nghiện hút, rượu chè; nhóm có tâm tư bất mãn... sẽ
làm cho cá nhân tiêm nhiễm và hình thành những thói quen xấu, hứng thú, nhu
cầu thấp hèn... dần dần xuất hiện tư tưởng, ý đồ và hành động phạm tội.
Nếu là nhóm không chính thức mang sắc thái tội phạm (một số thành viên
đã có tiền án, tiền sự hoặc nhóm phạm tội): đây là môi trường hình thành động
cơ, thúc đẩy cá nhân thực hiện hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật.
Đối với nhóm quy chiếu, đây là cộng đồng xã hội có thực, trong đó cá
nhân quy các tiêu chuẩn và ý kiến của nhóm vào hành vi của mình. Nhóm quy
chiếu đề ra những chuẩn mực hành vi và định hướng giá trị cho mỗi cá nhân.
Trong đó, để giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhóm, cá nhân thường cố gắng để
hành vi của mình được nhóm chấp nhận và gắn lợi ích vào yêu cầu của nhóm,
giữ uy tín và thể diện cá nhân trong nhóm.
Tác động của nhóm quy chiếu đối với người chưa thành niên và thanh niên
là rất lớn. Ở lứa tuổi này, họ rất hiếu động, ưa hoạt động; ý thức pháp luật chưa
hình thành một cách đầy đủ, chính xác và có hệ thống. Nhiều người rất mơ hồ
về khái niệm tính đồng đội nhưng lại lấy tinh thần giúp đỡ bạn bè không điều
kiện, không phụ thuộc tính chất và mục đích hành động làm tiêu chuẩn đánh giá
quan hệ bạn bè.
Vì vậy ở lứa tuổi này, các em dễ bị lôi cuốn vào nhóm tiêu cực để thực
hiện hành động phạm tội mà chỉ vì lý do là nhằm đảm bảo "tính tập thể" của
nhóm bạn bè, chỉ vì không muốn bạn bè cho mình là hèn nhát, thiếu dũng cảm.
Trong số những người chưa thành niên phạm tội, không ít người bước vào con
đường tội tỗi chỉ vì "thán phục tài nghệ" của một số nhân vật trong các tổ chức
phạm tội, họ muốn lấy đó làm mẫu mực cho hành vi của mình.
Xét tương quan với yếu tố môi trường lớn trong mối quan hệ với sự hình
thành, phát triển tâm lý tội phạm và tình trạng phạm tội thì tiểu môi trường giữ
vị trí cực kỳ quan trọng, mặc dù nó không phải là nguồn gốc làm nảy sinh tâm
lý tội phạm ở cá nhân. Vai trò này thể hiện ở khả năng khuyếch đại, khúc xạ
13
những ảnh hưởng của môi trường lớn và kích thích, điều chỉnh cá nhân khi tiếp
thu những ảnh hưởng của môi trường lớn; giữ vai trò như một cánh cửa để
chuyển những tác động của môi trường lớn đến cá nhân; Những yếu tố tiêu cực
và những lệch lạc, thiếu sót trong sự vận động của tiểu môi trường đều có tác
động tiêu cực, trực tiếp đến sự hình thành, phát triển tâm lý tội phạm.
Yếu tố tiêu cực của môi trường lớn là nguồn gốc xâu xa làm nảy sinh tâm
lý tội phạm nhưng không tác động trực tiếp đến cá nhân. Yếu tố tiêu cực của
tiểu môi trường tuy không phải là yếu tố quyết định hành vi phạm tội nhưng lại
có vai trò, tác động trực tiếp đối với sự hình thành, phát triển tâm lý tội phạm.
Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, cần thấy rõ: Việc loại trừ, xóa
bỏ những nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh tội phạm là việc làm chiến lược, lâu
dài. Còn việc làm trong sạch tiểu môi trường để ngăn chặn ảnh hưởng xấu của
những yếu tố tiêu cực và phát huy những tác động tích cực của môi trường lớn
là biện pháp cụ thể, hiện thực và hữu hiệu.
3.2.2 Thiếu sót trong quá trình xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhân là quá trình một con người cụ thể chuyển biến thành
một thành viên của xã hội hiện tại, là quá trình tiếp nhận, kế tục và phát triển
các giá trị văn hoá xã hội, các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ cũng như lĩnh hội
ngôn ngữ và các kỹ năng thiết yếu trong sự tác động giữa cá nhân và xã hội.
Thực chất quá trình xã hội hóa cá nhân chính là quá trình con người thích nghi
thường xuyên với điều kiện môi trường xã hội. Trong quá trình này, cá nhân
tiếp thu hệ thống nhu cầu và thế giới quan xã hội, những tri thức, kinh nghiệm
của cuộc sống và của nghề nghiệp, hệ thống chuẩn mực hành vi giao tiếp và ứng
xử cũng như phong cách, lối sống, thói quen... Từ đó hình thành những phẩm
chất tâm lý cần thiết cho cá nhân nhằm đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội.
Xã hội hóa cá nhân là một quá trình phức tạp, kéo dài cả đời người và
được biểu hiện qua các mặt cơ bản như thực hiện vai trò xã hội, tiếp thu kinh
nghiệm xã hội, thực hiện hệ thống giao tiếp, kiểm tra xã hội và thích nghi xã
hội. Quá trình xã hội hóa cá nhân luôn được Nhà nước, xã hội quan tâm, dự
đoán, điều chỉnh, kiểm tra. Song không phải vì thế mà tất cả các cá nhân trong
quá trình đó đều tốt mà vẫn tồn tại những thiếu sót, lệch lạc nhất định. Những
thiếu sót đó là nguyên nhân nảy sinh những phẩm chất tâm lý tiêu cực ở cá nhân
và là nguyên nhân dẫn cá nhân đến việc thực hiện hành vi phạm tội.
- Những thiếu sót khi thực hiện vai trò xã hội
Vai trò xã hội của con người là chức năng và địa vị xã hội của người đó.
Trong cuộc sống mỗi người thường đồng thời có nhiều vai trò khác nhau. Thực
14
tế cho thấy, con người thực hiện tốt vai trò xã hội của mình khi họ ý thức được
rằng vai trò của mình không những quan trọng đối với xã hội mà còn đảm bảo
đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của bản thân. Song trong cuộc sống, có
người thực hiện tốt, có người không thực hiện tốt vai trò xã hội của bản thân.
Có thể kể đến các nguyên nhân của những thiếu sót trong quá trình thực
hiện vai trò xã hội như cá nhân không có đủ phẩm chất tâm sinh lý cần thiết mà
vai trò xã hội đòi hỏi, không có đầy đủ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để
hoàn thành vai trò xã hội; cá nhân không ý thức được đầy đủ hoặc có thái độ
tiêu cực đối với vai trò xã hội của bản thân.
Từ những sai sót trong quá trình thực hiện vai trò xã hội dẫn đến hậu quả
tâm lý tiêu cực:
+ Làm giảm tính tích cực của cá nhân khi thực hiện vai trò xã hội, không
quan tâm, không chú ý đến công việc, không sáng tạo, cẩu thả, thờ ơ, chán nản
đối với công việc.
+ Coi nhẹ trách nhiệm của bản thân, làm nảy sinh tính vô kỷ luật, tự do tuỳ
tiện, thiếu ý thức lao động, làm bừa, làm ẩu, lười biếng, lơ là trong công việc,
không thiết tha với nghề nghiệp.
+ Làm thay đổi cấu trúc nhân cách, hạn chế hứng thú, làm hẹp hệ thống
nhu cầu, thiếu ý chí.
+ Làm nảy sinh những phẩm chất tâm lý tiêu cực khác như: thô lỗ, cộc
cằn, dễ bị kích động, hay cáu gắt, xa rời tập thể…
- Những thiếu sót trong hệ thống giao tiếp
Giao tiếp là yếu tố rất quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân. Giao tiếp
ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành, phát triển nhân cách. Thông qua giao tiếp
con người tiếp thu được kiến thức, kinh nghiệm, giá trị đạo đức, văn hóa, xã hội.
Thiếu sót về giao tiếp được chia làm 2 loại: Thiếu sót về hình thức giao
tiếp (Lúng túng, không đúng cách; giao tiếp trong gia đình không hoàn chỉnh);
thiếu sót về nội dung giao tiếp (Không có thông tin trao đổi).
Nguyên nhân của thiếu sót trong giao tiếp là do hệ thống giao tiếp không
thực hiện đầy đủ chức năng của mình và do giao tiếp trong nhóm có mục đích
chống đối xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu không lành mạnh, không phù
hợp chuẩn mực xã hội.
Từ những sai sót trong giao tiếp dẫn đến hậu quả tâm lý tiêu cực:
+ Làm đổ vỡ những quan hệ giao tiếp tốt đẹp sẵn có, làm sâu sắc thêm,
củng cố thêm những phẩm chất tâm lý tiêu cực như đề cao chủ nghĩa cá nhân,
bốc đồng, bất mãn với xã hội…
15
+ Đưa con người đến chỗ phủ nhận các chuẩn mực xã hội, làm tích cực
hóa các hành vi phạm tội.
- Những sai sót trong tiếp thu kinh nghiệm xã hội
Kinh nghiệm xã hội là toàn bộ vốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết mà
cá nhân cần tiếp thu, lĩnh hội. Cá nhân có nhiều con đường tiếp thu kinh nghiệm
XH như qua giao lưu, học tập, qua hoạt động thực tiễn, qua phương tiện thông
tin đại chúng như sách báo, phim ảnh, báo đài, tivi.
Nguyên nhân của thiếu sót trong tiếp thu kinh nghiệm xã hội là do cá nhân
không tự giác tiếp thu kinh nghiệm xã hội; do tiếp thu những kinh nghiệm lệch
lạc; do chỉ quan tâm tiếp thu những kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của bản thân,
không quan tâm tiếp thu những kinh nghiệm có lợi cho xã hội, dẫn đến hình
thành hệ thống kinh nghiệm không đầy đủ, phiến diện.
Từ những sai sót trong tiếp thu kinh nghiệm xã hội dẫn đến hậu quả tâm lý
tiêu cực:
+ Cá nhân không thực hiện vai trò xã hội của mình. Mỗi vị trí đòi hỏi
những tiêu chí nhất định, nếu không đầy đủ kinh nghệm, kiến thức mà vị trí của
mình đòi hỏi thì không thể thực hiện tốt vai trò xã hội của mình. Khi vấp váp,
gặp khó khăn thì không đủ kinh nghiệm để giải quyết.
+ Không thể tham gia tích cực vào đời sống xã hội, làm hạn chế quan hệ
cá nhân - xã hội, nảy sinh tính ích kỷ, hẹp hòi.
- Những thiếu sót trong kiểm tra xã hội
Kiểm tra xã hội là tập hợp những quy định, những biện pháp của Nhà
nước nhằm định hướng, điều chỉnh hành vi của con người phù hợp với lợi ích
của tập thể, của xã hội.
Nguyên nhân của những thiếu sót trong kiểm tra xã hội bao gồm nguyên
nhân khách quan (Cá nhân rời khỏi sự kiểm tra xã hội trong một khoảng thời
gian nào đó) và nguyên nhân chủ quan (Cá nhân nhận thấy những kẻ hở nhất
định trong chế độ kiểm tra và lợi dụng những kẻ hở này).
Từ những sai sót trong kiểm tra xã hội dẫn đến hậu quả tâm lý tiêu cực:
+ Làm giảm khả năng tự ý thức của bản thân, giảm vai trò định hướng,
điều chỉnh của tập thể đối với cá nhân.
+ Dẫn đến cá nhân coi thường pháp luật, quy định, chuẩn mực xã hội.
- Những thiếu sót trong quá trình thích nghi xã hội
Thích nghi xã hội là quá trình cá nhân thay đổi những đặc điểm tâm lý của
mình cho phù hợp với sự thay đổi của điều kiện xã hội để đảm bảo sự tồn tại và

16
phát triển bình thường của cá nhân. Quá trình thích nghi xã hội phụ thuộc vào
những yếu tố như mức độ, tốc độ biến đổi xã hội; đặc điểm tâm lý của cá nhân.
Từ những sai sót trong quá trình thích nghi xã hội dẫn đến hậu quả tâm lý
tiêu cực:
+ Cá nhân không thể thích nghi với điều kiện mới.
+ Xuất hiện và làm sâu sắc thêm những bất đồng, mâu thuẫn giữa cá nhân
- xã hội.
+ Làm tích cực hóa hành vi chống đối xã hội của cá nhân.
Bên cạnh những yếu tố cơ bản trên, khoa học Tâm lý học tội phạm còn đề
cập đến yếu tố sinh lý thể chất với vai trò là tiền đề tác động đến sự hình thành
nhân cách người phạm tội. Thực tế cho thấy, đã có những đối tượng có những
đặc điểm về mặt sinh học như có hệ thần kinh đặc trưng, đặc điểm dị dạng về cơ
thể, thể trạng yếu thường có xu hướng bạo lực. Đây cũng là vấn đề khoa học
đang được nhiều nhà Tâm lý học tội phạm tiếp tục nghiên cứu.
3.3 Đặc điểm nhân cách người phạm tội
Nhân cách là một tổ hợp phức hợp của những yếu tố: xu hướng, tính cách,
khí chất, năng lực. Nghiên cứu đặc điểm nhân cách của người phạm tội chính là
nghiên cứu những yếu tố tâm lý cấu thành nên xu hướng, tính cách, khí chất,
năng lực của người phạm tội.
Trong xu hướng, người phạm tội thường có nhu cầu, hứng thú tiêu cực.
Nhu cầu và việc thỏa mãn nhu cầu là đông lực thúc đẩy hoạt động. Nhu cầu của
con người rất phong phú và đa dạng. Nó gắn liền với điều kiện lịch sử, sự phát
triển sản xuất và sự phân phối các giá trị vật chất, tinh thần. Nhu cầu không có
giới hạn, vô tận, không kết thúc. Khi nhu cầu được nhận thức và so sánh nó với
những điều kiện, công cụ, biện pháp thực hiện nhu cầu thì đó là lợi ích. Con
người chỉ thực sự hành động khi có lợi ích. Người phạm tội đem đối lập lợi ích
cá nhân với lợi ích xã hội, xâm phạm đến lợi ích chính đáng của người khác.
Hứng thú có vai trò quan trong đối với hoạt động của cá nhân, làm nảy
sinh khát vọng hành động. Một khi hứng thú phát triển sâu sắc, tạo ra nhu cầu
cần thỏa mãn gay gắt, cá nhân thấy phải hành động để được thỏa mãn. Ở người
phạm tội, chính những hứng thú tiêu cực đã thúc đẩy con người thực hiện hoạt
động phạm tội, lựa chọn phương thức thõa mãn trái pháp luật.
Ở người phạm tội, nhu cầu và hứng thú về vật chất cao hơn, chiếm ưu thế
hơn so với nhu cầu, hứng thú tinh thần, vượt quá mức trung bình ngoài khả
năng cho phép, chọn phương thức thỏa mãn nhu cầu, hứng thú bằng con đường
phi pháp, trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội, xâm hại đến các lợi ích chung
17
của xã hội và các thành viên khác trong xã hội, thậm chí một số nhu cầu, hứng
thú suy đồi tới mức bệnh hoạn.
Ở người phạm tội hình thành nhiều quan điểm sai lầm lạc hậu, chống lại
tiến bộ xã hội, không phù hợp với đạo đức, pháp luật, có lý tưởng sống thấp
hèn, ích kỷ, tôn thờ chủ nghĩa vật chất, tôn thờ lợi ích cá nhân, đề cao giá trị cá
nhân, quan tâm đến lợi ích trước mắt, thậm chí sống không có lý tưởng.
Trong tính cách của người phạm thường thể hiện tính lười biếng, vô trách
nhiệm, thiếu tôn trọng mọi người, thậm chí rất nhẫn tâm, tàn bạo, sống ích kỷ,
vô kỷ luật, tham lam, hám danh, hám lợi.
Về năng lực, ở người phạm tội rất phát triển năng lực với các kỹ năng, kỹ
xảo hoạt động phạm tội, đặc biệt là năng lực quan sát, năng lực đóng vai ngụy
trang, năng lực giao tiếp. Ngày nay, kẻ phạm tội tiến hành hoạt động phạm tội
đang có xu hướng chuyên môn hóa cao, cho nên ngày càng có kỹ năng, kỹ xảo
hết sức tinh vi, điêu luyện.
4 TÂM LÝ NHÓM TỘI PHẠM
4.1 Nhóm tội phạm
Hoạt động phạm tội diễn trong thực tế không phải bao giờ cũng do từng cá
nhân riêng lẻ thực hiện, mà trong nhiều trường hợp còn do nhóm tội phạm tiến
hành. Khác với các nhóm xã hội khác, nhóm tội phạm được hình thành một
cách bất hợp pháp, có tính chất nguy hiểm cho xã hội và được hình thành vì
mục đích phạm tội. Các thành viên trong nhóm thường có sự phối hợp chặt chẽ
với nhau trong quá trình tiến hành hoạt động phạm tội.
Như vậy, có thể xác định, nhóm tội phạm là một tập hợp người được hình
thành một cách bất hợp pháp, giữa các thành viên có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, cùng liên kết, phối hợp với nhau để tiến hành hoạt động phạm tội.
Nhóm tội phạm không phải ngẫu nhiên được hình thành mà phải có những
điều kiện nhất định, mà nếu như không thỏa mãn các điều kiện này thì nhóm tội
phạm không thể hình thành.
Nhóm tội phạm chỉ được hình thành một khi các thành viên ý thức được
sự cần thiết phải thành lập nhóm để tiến hành hoạt động phạm tội. Có nghĩa là,
các thành viên trong nhóm ý thức được rằng nếu không thành lập nhóm, không
có sự phối hợp liên kết giữa các thành viên với nhau thì không thể thực hiện
được mục đích hành động phạm tội mà chúng đề ra. Đây là điều kiện cơ bản
đầu tiên để thành lập nhóm tội phạm. Tuy nhiên, không phải tất cả các thành
viên trong nhóm tội phạm đều có ý thức đầy đủ về vấn đề đó, trong nhiều

18
trường hợp cá nhân tham gia vào nhóm tội phạm là do bạn bè rủ rê, do bị lôi
kéo, mua chuộc…
Cùng với điều kiện trên, một điều kiện không thể thiếu để hình thành
nhóm tội phạm là các thành viên trong nhóm phải có sự gặp gỡ nhau trong quan
niệm, quan điểm sống, trong nhu cầu và tình cảm, trong thói quen hành vi và
tính cách, trong ý thức đạo đức, pháp luật… Đó chính là sự dung hòa giữa
những phẩm chất tâm lý tiêu cực của các cá nhân. Nếu thiếu điều kiện này thì
nhóm tội phạm không thể hình thành, hoặc dù cho có được hình thành thì cũng
nhanh chóng đi đến tan rã.
Bên cạnh đó, nhóm tội phạm chỉ được hình thành khi có sự thống nhất
giữa các thành viên về quyền lợi sẽ có được qua hoạt động phạm tội, trong đó
bao gồm cả quyền lợi chung của nhóm và quyền lợi riêng của mỗi thành viên.
Sự thống nhất giữa các thành viên về quyền lợi không chỉ là điều kiện để hình
thành nhóm tội phạm mà còn là điều kiện để tồn tại nhóm tội phạm. Nếu có mâu
thuẫn trong việc phân chia quyền lợi tất yếu sẽ làm cho nhóm tội phạm đi đến
chỗ tan rã.
Cuối cùng, một điều kiện khác để hình thành nhóm tội phạm là giữa các
thành viên trong nhóm phải có sự thống nhất về khuynh hướng tư tưởng phạm
tội và ý đồ phạm tội. Chỉ khi nào có sự thống nhất nhất về khuynh hướng tư
tưởng phạm tội và ý đồ phạm tội thì các thành viên trong nhóm mới có thể phối
hợp, liên kết được với nhau và phối hợp liên kết một cách hiệu quả. Khi chưa có
sự thống nhất về khuynh hướng tư tưởng phạm tội, ý đồ phạm tội, các thành
viên sẽ bàn bạc, thảo luận để đi đến sự thống nhất. Trong trường hợp không
thống nhất được với nhau thì nhóm tội phạm tất yếu sẽ tan rã.
Trong thực tế, nhóm tội phạm được hình thành bằng con đường tự giác
hoặc tự phát. Tương ứng với sự hình thành nhóm tội phạm bằng hai con đường
như trên hình thành nên hai loại nhóm tội phạm là nhóm tội phạm chính thức và
nhóm tội phạm không chính thức.
Nhóm tội phạm chính thức là nhóm mà trong đó tất cả vị trí, vai trò của
các thành viên được xác định một cách cụ thể, rõ ràng bởi các chuẩn mực của
nhóm. Đồng thời cấu trúc quyền lực của thành viên nhóm cũng được xác định
rõ. Sự hình thành nhóm tội phạm chính thức thường mang tính áp đặt, mệnh
lệnh xuất phát từ nhu cầu thành lập nhóm của một tổ chức tội phạm nào đó. Các
thành viên trong nhóm buộc phải tham gia vào nhóm và hoạt động theo sự chỉ
đạo thống nhất của cấp trên. Việc giới hạn số lượng thành viên, chỉ định thủ lĩnh
của nhóm, phân công chức năng nhiệm vụ cơ bản, phân chia quyền lợi… đều
19
được thực hiện theo mệnh lệnh, các thành viên phải có nghĩa vụ tuân theo mệnh
lệnh đó. Chẳng hạn, nhóm biệt kích, nhóm xâm nhập là những nhóm tội phạm
chính thức được hình thành theo sự chỉ đạo của trung tâm địch, vị trí, vai trò của
từng thành viên trong nhóm là rất rõ ràng, trong nhóm có toán trưởng, toán phó,
hiệu thính viên và các thành viên khác. Và, các thành viên có hệ thống mối quan
hệ theo chiều dọc.
Nhóm tội phạm không chính thức là nhóm tội phạm được hình thành một
cách tình cờ, ngẫu nhiên, trong đó không xác định rõ vai trò, vị trí của các thành
viên, cũng không có hệ thống mối quan hệ theo chiều dọc. Nhóm tội phạm
không chính thức thường được hình thành ở địa bàn cư trú của các thành viên
trong nhóm, nhất là các địa bàn phức tạp về an ninh trật tự. Lúc đầu là sự tự
phát hình thành nhóm mang tính chất trung tính bề ngoài hoặc là nhóm bị tổn
thất các mối quan hệ xã hội tích cực. Dưới ảnh hưởng của những tác động xấu,
tiêu cực, nhóm dần dần chuyển hóa thành nhóm phạm tội. Các thành viên trong
nhóm luôn có ý thức về sự cần thiết hình thành nhóm. Giữa các thành viên có sự
gặp gỡ, phù hợp với nhau trong quan niệm, quan điểm sống, trong nhu cầu và
tình cảm, trong thói quen hành vi và tính cách, trong ý thức đạo đức, pháp
luật… Để tồn tại, các thành viên trong nhóm phải có sự thống nhất về quyền lợi
và nghĩa vụ. Ngoài ra, phải có sự thống nhất cơ bản về khuynh hướng, tư tưởng
phạm tội và ý đồ phạm tội.
4.2 Đặc điểm tâm lý nhóm tội phạm
Nhóm tội phạm thường nảy sinh những hiện tượng tâm lý sau:
- Chuẩn mực nhóm
Chuẩn mực nhóm là hệ thống những qui định thành văn hoặc bất thành
văn thể hiện nguyện vọng, ý chí của nhóm, buộc các thành viên phải thực hiện
nhằm đảm bảo cho nhóm tồn tại và phát triển.
Chuẩn mực nhóm có vai trò rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của
nhóm, là cơ sở để thống nhất thái độ, hành vi của thành viên nhằm thực hiện
mục tiêu, tôn chỉ của nhóm. Chuẩn mực nhóm giúp cho nhóm tránh được sự
hỗn tạp, xung đột, làm chuẩn mực hóa thái độ và hành vi của các thành viên.
Đối với nhóm tội phạm, chuẩn mực nhóm thường là hệ thống những qui
định thành văn như: cương lĩnh, điều lệ của tổ chức phản động; qui định về
nguyên tắc, phương thức hoạt động của nhóm gián điệp… Hoặc, đơn giản chỉ là
những qui định bất thành văn thể hiện bằng qui ước miệng giữa các thành viên
trong nhóm tội phạm về mục đích, phương thức hoạt động, nguyên tắc phân
chia quyền lợi, chế tài xử lý vi phạm...
20
Chuẩn mực nhóm, thực hiện chuẩn mực nhóm là một trong những điều
kiện quan trọng để nhóm tội phạm tồn tại và phát triển. Chuẩn mực của nhóm
tội phạm thường được xây dựng, hình thành trước sự hình thành của nhóm tội
phạm, định hướng hoạt động cho các thành viên của nhóm và cả nhóm, là tấm
gương phản chiếu để thành viên tự đánh giá và điều chỉnh thái độ, hành vi nhằm
thực hiện mục tiêu, tôn chỉ của nhóm tội phạm.
Theo đó, nghiên cứu, đấu tranh với nhóm tội phạm, cần phải nghiên cứu,
đánh giá chuẩn mực nhóm tội phạm và mức độ thực hiện chuẩn mực nhóm của
từng thành viên trong nhóm tội phạm, từ đó định hướng đấu tranh, xử lý nhóm
tội phạm hiệu quả.
- Thủ lĩnh nhóm
Bất kỳ nhóm tội phạm nào, cho dù là nhóm chính thức hay không chính
thức đều nảy sinh hiện tượng thủ lĩnh nhóm. Ngay từ khi mới hình thành và
hoạt động, trong nhóm tội phạm sẽ có một hoặc một số đối tượng có xu hướng
chỉ đạo, điều hành một hoặc một số mặt hoạt động của nhóm, đó chính là thủ
lĩnh nhóm. Thủ lĩnh nhóm và lãnh đạo nhóm là hai khái niệm khác nhau. Tuy
nhiên, cũng có trường hợp lãnh đạo đồng thời cũng là thủ lĩnh của nhóm tội
phạm.
Thủ lĩnh nhóm thường là những đối tượng có uy tín với các thành viên,
được các thành viên tin tưởng, tôn sùng, có năng lực đặc biệt trên một số lĩnh
vực hoạt động. Lãnh đạo nhóm tội phạm thường được tổ chức chỉ định, bổ
nhiệm ở những nhóm tội phạm chính thức, chẳng hạn như: nhóm gián điệp,
nhóm xâm nhập của các tổ chức phản động lưu vong…
Thủ lĩnh nhóm tội phạm thường có hai dạng: thủ lĩnh tinh thần và thủ lĩnh
công việc. Thủ lĩnh có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của nhóm tội
phạm, là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành, tham gia hoạt động cùng với thành
viên của nhóm tội phạm hoặc là chỗ dựa về mặt tinh thần cho các thành viên
khác. Vì vậy, trong đấu tranh với nhóm tội phạm cần phải xác định được các đối
tượng là thủ lĩnh, đặc điểm tâm lý của thủ lĩnh từ đó định hướng tác động, đấu
tranh một cách hiệu quả.
- Áp lực nhóm
Áp lực nhóm là sức ép được tạo ra từ chuẩn mực nhóm và ý thức trách
nhiệm của thành viên nhóm, buộc thành viên phải điều chỉnh thái độ, hành vi
theo chuẩn mực nhóm hoặc theo số đông thanh viên nhóm. Áp lực nhóm chính
là cơ chế bảo đảm thành viên thực hiện chuẩn mực nhóm.

21
Đối với nhóm tội phạm, áp lực nhóm cũng là một trong những hiện tượng
tâm lý phổ biến. Áp lực nhóm nảy sinh khi bất kỳ thành viên nào của nhóm tội
phạm không tuân thủ chuẩn mực nhóm hoặc thiếu ý thức, trách nhiệm trong
việc thực hiện nhiệm vụ của nhóm tội phạm. Áp lực nhóm được biểu hiện hữu
hình bằng thái độ, hành vi của các thành viên khác hoặc được biểu hiện bằng
sức ép vô hình do chính thành viên bị áp lực ý thức được. Vì vậy, khi tham gia
vào nhóm tội phạm, tiến hành hoạt động phạm tội, thành viên của nhóm tội
phạm thường bị tác động, chịu sức ép từ chuẩn mực nhóm, thái độ và hành vi
của các thành viên khác từ đó không kiểm soát được bản thân, buộc phải thực
hiện hành vi phạm tội theo sự chỉ đạo của thủ lĩnh, theo yêu cầu, sự kỳ vọng của
số đông.
- Xung đột nhóm
Xung đột nhóm là mâu thuẫn phát sinh giữa các thành viên trong nhóm,
giữa thành viên với thủ lĩnh nhóm, giữa xu hướng hoạt động, quan điểm, tư
tưởng của các nhóm thứ cấp trong nhóm tội phạm.
Xung đột nhóm ảnh hưởng đến nhóm tội phạm theo hai hướng: nếu nhóm
tội phạm giải quyết được hoặc dung hòa được mâu thuẫn, xung đột phát sinh,
nhóm tội phạm sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển. Ngược lại, một khi không giải
quyết, không dung hòa được các mâu thuẫn, xung đột, sẽ dẫn đến nguy cơ tan rã
hoặc làm suy yếu nhóm tội phạm.
Theo đó, để đấu tranh hiệu quả với nhóm tội phạm, cần phải nghiên cứu về
hiện tượng xung đột nhóm của nhóm tội phạm, trên cơ sở đó khai thác, tác
động, khoét sâu các mâu thuẫn, xung đột trong nhóm tội phạm làm suy yếu, tan
ra nhóm tội phạm.
5. NGUYÊN NHÂN TÂM LÝ – XÃ HỘI CỦA TÌNH TRẠNG PHẠM
TỘI Ở VIỆT NAM
5.1 Khái niệm
nguyên nhân tâm lý - xã hội của tình trạng phạm tội là tổng thể những
nhân tố xã hội và tâm lý, mang tính vật chất và tư tưởng, do tự bản thân của nó
mâu thuẫn với các mối quan hệ có tính chất nhân đạo của xã hội đã làm phát
sinh, phát triển tội phạm. Đây là những yếu tố tâm lý - xã hội làm phát sinh,
phát triển tình trạng phạm tội. Những yếu tố này đóng vai trò là nguồn gốc của
tội phạm.
Điều kiện tâm lý - xã hội của tình trạng phạm tội là tổng thể những nhân tố
cùng tồn tại với nguyên nhân của tình trạng phạm tội nhưng tự bản thân nó

22
không làm nảy sinh hành vi phạm tội mà có tác động tới hành vi phạm tội, tạo
điều kiện nảy sinh ra chúng.
Đây là những yếu tố tâm lý - xã hội tuy không chi phối, không quyết định,
không làm nảy sinh tội phạm nhưng tác động tạo điều kiện thuận lợi nảy sinh tội
phạm. Điều kiện được xem như là chất xúc tác, ảnh hưởng đến động thái, trạng
thái phạm tội, không có tính chất quyết định làm nảy sinh tội phạm).
Nguyên nhân và điều kiện tâm lý - xã hội của tình trạng phạm tội có quan
hệ mật thiết, khăng khít với nhau và cùng ảnh hưởng đến kết quả của tình trạng
phạm tội. Việc phân định đâu là nguyên nhân, đâu là điều kiện là hết sức khó
khăn, phức tạp, mang tính chất tương đối.
5.2 Nguyên nhân, điều kiện tâm lý - xã hội của tình trạng phạm tội
Tình trạng phạm tội xảy ra trong xã hội bao giờ cũng có nguyên nhân và
điều kiện nhất định tác động. Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, xã hội Việt Nam vẫn tồn tại những nguyên nhân, điều kiên tâm lý
- xã hội làm phát sinh, phát triển tình trạng phạm tội, cụ thể là những nguyên
nhân, điều kiện tâm lý xã hội sau:
- Do những tàn dư của chế độ cũ để lại tạo thành nguyên nhân, điều kiện
dẫn đến nảy sinh phát triển tội phạm.
- Do tác động của các thế lực thù địch nhằm chống phá Việt Nam làm phát
sinh, phát triển tội phạm, đặc biệt là tình trạng phạm tội xâm phạm ANQG.
- Nguyên nhân, điều kiện tâm lý xã hội của tình trạng phạm tội còn xuất
phát từ những khiếm khuyết trong quản lý vĩ mô, biểu hiện ở các mặt lập pháp,
hành pháp và tư pháp mà cụ thể là do hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành
pháp, tư pháp còn nhiều bất cập, hạn chế có thể trở thành nguyên nhân, điều
kiện nảy sinh tội phạm.
- Ảnh hưởng của những nhân tố tiêu cực trong môi trường vi mô (hay còn
gọi là tiểu môi trường).

23

You might also like