You are on page 1of 5

1.

Khái quát về tâm lý học:


a. Tâm lý học là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường hay nghe được những câu nói như
“Chị A tâm lý vậy?”. Điều này có nghĩa là chị A là một người có thể  có những hiểu biết
về tính cách, tâm trạng, nguyện vọng, lòng người của con người. Đây là cách hiểu đơn
giản nhất về “tâm lý”, tức là tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con
người, nó gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người. Vậy, tâm lý học là
ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là
những cảm xúc, ý chí, hành động). Tâm lý học vừa được nghiên cứu một cách khoa học
lẫn phi khoa học. Tâm lý học chủ đạo ngày nay đa phần đặt nền tảng trên thuyết thực
chứng, thông qua những phân tích định lượng và sử dụng những phương pháp khoa học
để thử và bác bỏ những giả thuyết.

b. Các lĩnh vực của tâm lý học:


Hiện tại, tâm lý học đã đi sâu vào nghiên cứu mọi mặt của đời sống xã hội, đời
sống con người như tâm lý học sư phạm, tâm lý học lao động, tâm lý học kỹ sư, tâm lý
học thể thao, tâm lý học y học,... 

Đối với ngành Luật, việc ứng dụng tâm lý học là một điều thiết yếu. Trong số
những lĩnh vực tâm lý học, tâm lý học pháp lý, tâm lý học tư pháp và tâm lý học tội phạm
là quan trọng hơn cả.

2. Tâm lý học trong ngành luật: 


a. Ý nghĩa của tâm lý học đối với ngành luật: 
Đầu tiên, tâm lý học giúp cho các luật sư, thẩm phán, điều tra viên, giám định viên
hay bất cứ một nhà làm luật này định ra những quy tắc cho mình. Ví dụ như:
 Quy tắc không gây hại cho người khác;
1
 Quy tắc công bằng, trung thực, trách nhiệm;
 Quy tắc tôn trọng con người và phẩm giá của họ;
 …

Ngoài ra, tâm lý học cũng cung cấp cho những nhà làm luật một nền tri thức đầy
đủ nhằm hiểu biết và chẩn đoán tâm lý của đối phương. Đối phương ở đây có thể là
khách hàng hoặc tội phạm. Tâm lý học cũng nắm giữ một phần quan trọng, giúp các nhà
làm luật nắm bắt được tâm lý tội phạm và giải quyết vụ án thông qua phân tích thái độ và
phản ứng của đối phương. Việc nghiên cứu tâm lý học hành vi và tâm lý học phân tâm
mang một ý nghĩa lớn với công cuộc điều tra, xét xử vụ án. Họ sẽ tìm hiểu và phân tích
được động cơ, mục đích và trạng thái tâm lý của tội phạm.

b. Tâm lý học tư pháp:


Một trong những ví dụ điển hình của việc áp dụng ngành tâm lý học vào môn học
Luật là thông qua ngành tâm lý học tư pháp. Có thể hiểu tâm lý học tư pháp là tâm lý học
chuyên ngành về các hoạt động tư pháp, nghiên cứu các hiện tượng, các đặc điểm và các
quy luật tâm lý biểu hiện trong quá trình thực hiện tội phạm, trong điều tra, truy tố xét xử
và thi hành án, đồng thời soạn ra các phương pháp tâm lý để sử dụng trong hoạt động tư
pháp. Trong đó, tâm lý học tư pháp có những nhiệm vụ chung sau:

 Nghiên cứu tâm lý chủ thể tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự và cải tạo người
phạm tội.
 Nghiên cứu đặc điểm các hoạt động của chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án
hình sự và cải tạo người phạm tội.
 Nghiên cứu các phương pháp tác động tâm lý nhằm hỗ trợ cho hoạt động chứng
minh vụ án hình sự và thi hành án hình sự.

2
Về phía nhiệm vụ riêng, nó cần nghiên cứu cụ thể nhằm đáp ứng việc giải quyết các vụ
án hình sự trong từng giai đoạn tố tụng và cải tạo người phạm tội như: điều tra, xét xử,
bào chữa, cải tạo.  

Hoạt động hỏi cung với bị can:


Hỏi cung là hoạt động tố tụng do Điều tra viên tiến hành khi có quyết định khởi tố
bị can để lấy lời khai của người này ề các tình tiết của hành vi phạm tội. Thông qua việc
hỏi cung, các Điều tra viên dựa vào biểu cảm, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt,.. để thu thập
những chứng cứ nhằm khẳng định cho kết luận của mình.

Trong quá trình hỏi cung, các nhà điều tra cũng sử dụng một cài các phương pháp
nhất định để tác động tâm lý tới bị can như phương pháp truyền đạt thông tin, phương
pháp thuyết phục , phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy, phương pháp ám thị gián
tiếp, phương pháp giao tiếp tâm lý của điều khiển.

Phương pháp truyền đạt thông tin là phương pháp người sử dụng nó cung cấp cho
người tiếp nhận thông tin những thông tin cần thiết, làm cho người đó nhận thức được sự
việc, đồng thời hình thành những tâm lý tích cực phù hợp với mục đích của hoạt động
giải quyết vụ án hình sự và cải tạo người phạm tội. Đối với bị can, họ thường có những
tâm lý chung sau: Trạng thái tâm lý rất căng thẳng và phức tạp, thường xuyên có những
mâu thuẫn, xung đột gay gắt về mặt nội tâm,  thường tự xây dựng cho mình nhiều mô
hình tư duy khác nhau về vụ án hình sự để đối phó với Cơ quan điều tra. Lý do của
những trạng thái này có thể là do họ sợ hãi việc mất uy tín của bản thân, bối rối khi đứng
trước cái thiện và cái ác, tìm cách để bao che và giảm tội của mình xuống mức tối thiểu,..
Đối với những người phạm tội lần đầu và đối với tội phạm ít nghiêm trọng thông thường
họ tỏ ra ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, xúc động và mong muốn vụ án sớm được
giải quyết còn với những bị can đã phạm tội nhiều lần, họ sẽ chối tội và bất hợp tác, im
lặng,.. Đối với những người chưa tuổi thành niên thì họ sẽ Thiếu sự tự tin, rất dễ bị xúc
động, tổn thương: nên hỏi trước, khai thác thông tin trước, bản lĩnh chưa vững vàng nên

3
sự sợ sệt có thể hiện ra trước mặt, thường bị ảnh hưởng bởi các đồng phạm khác và lo sợ
sự trả thù từ phía đối phương. Bởi vậy, việc truyền dạt thông tin sẽ giúp bị can tăng hiểu
biết nhằm thay đổi tâm lý, hướng tới sự hợp tác và tự giác đầu thú; làm thay đổi hướng tư
duy của bị can khi họ không nói đúng sự thật bằng cách khi đang nói vấn đề này thì
chuyển sang vấn đề khác một cách nhanh chóng để họ không có đủ thời gian để nghĩ ra
một câu chuyện bào chữa và phù hợp với tư duy thông thường, qua đó sẽ thấy lỗ hổng
trong lời khai của bị can; làm thay đổi tư duy cảm xúc, tình cản và tâm lý của bị can đồng
thời kết hợp với phương pháp thuyết phục làm cho bị can chấp nhận lỗi sai của mình;
khôi phục lại những ký ức mà bị cam lãng quên hoặc nhầm lẫn. Ví dụ trong những buổi
hỏi cung, các nhà điều tra sử dụng đòn đánh tâm lý bằng cách nói các đồng phạm của bị
can đã khai hết rồi và tích cực khuyến khích bị can khai ra để được giảm án hình sự.

Phương pháp thuyết phục là phương pháp sử dụng lý lẽ, kiến thức, cảm xúc, tình
cảm nhằng thuyết phục bị can thay đổi nhận thức. Phương pháp này có thể nhận thấy khi
các nhà điều tra viên sử dụng pháp luật, chính sách của Nhà nước, thông tin, chứng cứ về
vụ án hay cả tình cảm, đạo đức mà chúng liên quan tới vấn đề cần thuyết phục. Trong
phương pháp này, các nhà điều tra cần phải nắm bắt tâm lý của bị can nhằm đưa ra những
tình tiết phù hợp, làm dậy lên những tính cách tích cực để bị can chấp nhận. Mỗi bị can
đều có những màu sắc tính cách tâm lý khác nhau, có những người có khả năng giấu
giếm cảm xúc, có những người dễ dàng bộc lộ, bởi vậy các nhà điều tra cần phải xem xét
và đưa ra những biện pháp thích hợp với từng cá nhân. Phương pháp thuyết phục sẽ đạt
hiệu quả cao khi nó đồng thời tác động đến cảm xúc của bị can. Ví dụ trong mỗi vụ án,
các nhà điều tra trước khi hỏi cung sẽ phải đến hiện trường vụ án để lấy chứng cứ, sau đó
họ có thể sử dụng những chứng cứ này nhằm tác động đến bị can.

Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển là việc sử dụng hoặc thiết lập các quan
hệ giao tiếp, định hướng và điều khiển các giao tiếp này diễn ra theo hướng nhằm đạt
được mục đích của người điều khiển. Phương pháp ám thị trực tiếp là phương pháp cung

4
cấp thông tin, hình ảnh, việc làm của cản bộ hoặc những người có gương tốt để tác động
đến bị can

3. Kết luận:
Có thể thấy, việc phân tích các lời khai của các đương sự trong một vụ án cần áp
dụng ngành tâm lý học rất nhiều. Môn học này trợ giúp cho quá trình chẩn đoán một sự
việc và kết án một sự việc trở nên chính xác và dễ dàng hơn.

You might also like