You are on page 1of 11

MỞ ĐẦU

Phòng ngừa tội phạm là việc sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính xã
hội và nhà nước nhằm khắc phục những nguyên nhân và điều kiện của tình hình
tội phạm, hạn chế và lọai trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.. Phòng ngừa tội
phạm là một đường đua dài, bền bỉ và kiên trì của cả xã hội. Đã có rất nhiều học
thuyết tâm lý về phòng ngừa tội phạm ra đời, trong đó có thuyết tâm lý học nhân
văn - một học thuyết được xem là thế lực thứ 3 khi thế giới lúc ấy mới chỉ đang
biết đến 2 trường phái tâm lý chính là Phân tâm học và chủ nghĩa hành vi. Tâm
lý học nhân văn được biết đến với hai nhà đại diện là Abrham Maslow (1908 –
1970) và C. Roger. Trường phái tâm lý này ra đời như là một khuynh hướng đối
lập với Phân tâm học và Tâm lý học hành vi. Để có thể hiểu rõ hơn về quan điểm
phòng ngừa tội phạm của thuyết tâm lý học nhân văn. Em quyết định chọn đề
tài: “ Phân tích nội dung của thuyết “ Phòng ngừa tội phạm từ quan điểm của
tâm lý học nhân văn”. Rút ra bài học thực tiễn” làm bài tập cuối kì của mình.

NỘI DUNG

I. Khái quát chung về phòng ngừa tội phạm


1. Khái niệm phòng ngừa tội phạm

Phòng ngừa tội phạm cần nói chung được hiểu là: hệ thống các quy định,
các biện pháp, các hành động của các nhân, tổ chức nhằm hạn chế, ngăn chặn
tội phạm xảy ra, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các tội phạm xảy ra và
giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội”

Dưới góc độ tâm lý học thì phòng ngừa tội phạm còn được hiểu là hệ
thống các biện pháp, các quy định, các hành vi của cá nhân, tổ chức:

1
- Hình thành ở con người những phẩm chất tâm lý tích cực, những thói
quen hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội;
- Ngăn chặn sự hình thành, loại bỏ, hạn chế những phẩm chất tâm lý tiêu
cực, nhưng thói quen hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội, giải
tỏa khuynh hướng gây hấn, xâm kích
- Đảm bảo cho các nhân không phạm tội trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Như vậy, có thể nói phòng ngừa tội phạm bằng cách phòng ngừa tâm lý là
một biện pháp phòng ngừa vĩ mô, ta có thể chúng minh bởi chính những đặc
trưng sau đây của phòng ngừa tâm lý biện pháp đã mang lại không ít tác động
tích cực trong công tác phòng ngừa tội phạm.

2. Đặc trưng của phòng ngừa tâm lý

- Thứ nhất: Cơ sở của phòng ngừa tâm lý là mối quan hệ giữa tâm lý và hành
vi: tâm lý là tiến trình âm trí ở con người: tình cảm, ý chí, nhận thức và hành vi
là những phản ứng, xử sự của con người trong tình huống cụ thể. Bởi vậy tâm lý
“ điều hành” hành vi và ngược lại hành vi “ tạo ra” tâm lý.

- Thứ hai: Phòng ngừa tâm lý thực chất là hệ thống các biện pháp tác động lên
tâm lý con người đó là sự tác động lên nhận thức, cảm xúc, ý chí, lĩnh vực ý
thức, lĩnh vực vô thức và còn đồng thời tác động lên nhiều lĩnh vực. Những tác
động đó có thể đưa đến những thay đổi lâu dài hoặc tạm thời.

- Thứ ba: Phòng ngừa tâm lý có tính đa dạng, có rất nhiều hoạt động được thực
hiện như vận động, tuyên truyền, thuyết phục, bắt buộc, cưỡng chế, thống qua lý
trí hoặc ngấm ngầm….

- Thứ tư: Phòng ngừa tâm lý còn mang tính phức tạp xuất phát từ chính sự phức
tạp, nhiều biến động của đời sống tâm lý, của các yếu tố quy định hành vi.

2
- Và cuối cùng, Tính hiệu quả của phòng ngừa tâm lý chỉ mang tính tương đối
bởi bản chất của phòng ngừa tâm lý là hệ thống các biện pháp ảnh hưởng đến
tâm lý để từ đó đưa đến những thay đổi về hành vi và bởi tất cả những gì tồn tại
ở mức độ tư tưởng, tinh thần thì chỉ ở dạng tiềm năng cho nên không thể đòi hởi
hiệu quả tuyệt đối của phòng ngừa tâm lý. Hơn nữa, một biện pháp phòng ngừa
có thể tỏ ra hiệu quả trong tình huống này nhưng lại có thể không đem đến một
kết quả tương tự trong tình huống khác.

Từ những phân tích trên ta thấy tội phạm là một loại hành vi bất bình
thường, hành vi sai lệch của con người. Muốn phòng ngừa tội phạm hiệu quả thì
các biện pháp phòng ngừa phải xuất phát từ nguyên nhân, từ các yếu tố đích thực
quy định hành vi của con người

3. Phòng ngừa tội phạm từ quan điểm của Tâm lý học nhân văn.

Tâm lý học nhân văn được biết đến với hai nhà đại diện là Abrham Maslow
(1908 – 1970) và C. Roger. Trường phái tâm lý này ra đời như là một khuynh
hướng đối lập với Phân tâm học và Tâm lý học hành vi. Nếu phân tâm học lấy
điều kiện bên trong. Tâm lý học hành vi lấy điều kiện bên ngoài làm nguyên tắc
quyết định cho tâm lý con người thì Tâm lý học nhân văn là sự tổng hợp của
nhiều khuynh hướng mới và nhiều trường phái khác nhau. Nhưng các nhà tâm lý
học nhân văn đều có chung tư tưởng tôn trọng con người, tôn trọng giá trị sáng
tạo và trách nhiệm cũng như tôn trọng các phẩm giá cá nhân của một người.

Vậy ,để phòng ngừa tội phạm ta cần tìm ra căn nguyên của tội phạm và nếu
xuất phát từ thuyết tâm lý học nhân văn thì “ Bản tính con người là tốt, con
người là hiện thân của các đẹp, sinh ra con người đã có sẵn một khuynh hướng
phát triển và khuynh hướng này không mâu thuẫn với xã hội, nếu gặp điều kiện

3
thuận lợi khuynh hướng này sẽ được phát huy. Và con người không xấu, tuy
nhiên họ có thể có hành vi xấu, có thể phạm tội”

II. Thuyết tâm lý học nhân văn và hoạt động phòng ngừa tội phạm
1. Nguyên nhân của tội phạm theo tâm lý học nhân văn

Theo học thuyết về hệ thống bậc thang nhu cầu của con người mà A. Maslow
đưa ra vào năm 1943 thì nhu cầu của con người phát sinh theo một hệ thống trật
tự cấp bậc, trong đó các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu
cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.Và các nhu cầu đó được sắp
xếp theo 5 cấp bậc và tội phạm có thể nảy sinh nếu chặn đứng các nhu cầu đó.

Tổng quan về thuyết Thang bậc nhu cầu của A. Maslow

- Nhu cầu cơ bản: Các nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể, hoặc
nhu cầu sinh lý, nó bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống,
ngủ, không khí để thở, tính dục, các nhu cầu làm cho con người thấy thoải mái…
4
đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Những nhu cầu
cao hơn sẽ không xuất hiện từ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và
những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động
khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được.

Như vậy, nguyên nhân của tội phạm có thể xuất phát từ chính sự thiếu
thốn nhu cầu cơ bản này, đói ăn, đói mặc, không nhà cửa, không công việc sẽ
dồn con người ta đến đường cùng trở thành kẻ cướp, ăn cắp, ăn trộm…từ đây.

- Nhu cầu về an toàn, an ninh: Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ
bản, tức là các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ
nữa thì các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ được kích hoạt cả về thể chất lẫn tinh
thần. Con người muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy
hiểm, muốn có sự ổn định trong cuộc sống, muốn được sống trong các khu phố
an ninh, sống trong xã hội có pháp luật…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi
các niềm tin tôn giáo, triết học cũng do nhu cầu an toàn này, đây chính việc tìm
kiếm an toàn về mặt tinh thần..

Lật lại vấn đề, nếu nhu cầu về an toàn, an ninh không được đáp ứng thì
con người ta sẽ hình thành tâm lý lo sợ, stress, luôn cảm thấy bị đe doạn về mặt
tinh thần và thể xác, não người không thể hoạt động một cách tỉnh táo điều này
cũng có thể dẫn đến hành vi phạm tội vì như đã đề cập ở trên “ tâm lý điều hành
hành vi”. Một tâm lý bất ổn, sẽ kéo theo hành vi bất ổn.

- Nhu cầu về xã hội: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc
về một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương. Nhu
cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người
yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic,

5
tham gia câu lạc bộ, làm việc nhóm…Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất
sống theo bầy đàn của loài người chúng ta từ buổi bình minh của nhân loại.

Mặc dù nhu cầu này được xếp sau 2 nhu cầu phía trên, nhưng nếu như nhu
cầu này không được thỏa mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về
tinh thần, thần kinh. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy những người sống
độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp hơn những
người sống với gia đình. Chúng ta biết rõ rằng: sự cô đơn có thể dễ dàng giết
chết con người. Những đứa trẻ khi không thể hòa nhập với xã hội trở nên trầm
cảm, lạnh lùng và ít nói, chúng cảm thấy bị bỏ rơi và cả xã hội không ai cần
chúng, chúng sống tách biệt, cô lập, thậm chí là lang bạt, nhiễm thói hư tật xấu
và thù hằn với xã hội, chúng có thể gây ra bất kì tội phạm gì để trả thù xã hội.
Nhưng người không được đáp ứng nhu cầu về xã hội, họ sống khép kín và có cái
nhìn phiến diện, tiêu cực về cuộc sống, điều này là một trong những nguyên
nhân rất phổ biến của tội phạm.

- Nhu cầu về sự tôn trọng bản thân: nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự
trọng. Nó được thể hiện dưới 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể
trọng thông qua các thành quả của bản thân và nhu cầu cảm nhận, quý trọng
chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, tự tin vào khả năng của
bản thân. Sự đáp ứng nhu cầu này có thể thay đổi thành tích của một con người,
thậm chí có thể lập ra kì tích đối với thành quả lao động của một người khi họ
được khích lệ, tưởng thưởng.

Tuy nhiên, nếu đi ngược lại với nhu cầu này sẽ tạo ra tâm lý tiêu cực và
dẫn đến những hành động phạm tội. Khi cảm thấy bị đối xử bất bình đẳng,
không được quan tâm và chia sẻ sẽ kéo theo một chuỗi tâm lý như chán nản, tự
ti, mất niềm tin vào cuộc sống, sống một cách phó mặc và không ý nghĩa, sẵn

6
sàng vất bỏ lòng tự trọng, dẫn đến những hành động bẩn thỉu và trở thành tội
phạm là điều rất có thể.

- Nhu cầu được thể hiện mình: Phải hiểu đây là một nhu cầu tích cực và được
sắp đặt ở mức cao nhất chứ không phải là sự thể hiện bằng cách khoe khoang
tiền của, hút chích, nhuộm tóc, chơi bời, nói năng khệnh khạng… Nhu cầu này là
nhu cầu mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “ sinh ra
để làm”, mong muốn được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự
khẳng định mình, để làm việc và đạt thành quả trong xã hội. Đây là nhu cầu ở
bậc cao nhất là sự hướng đến của xã hội hiện đại. Nhưng để đạt được nhu cầu
này trước hết con người ta không còn phải ưu tư về cái ăn cái mặc nữa, họ không
còn phải quan tâm đến sự an nguy cũng như những nhu cầu tình cảm.

Và sở dĩ chúng ta có những vấn nạn xã hội xảy ra vì chúng ta có quá ít


những con người đạt được nhu cầu thể hiện, con số này chỉ là 2% trong chúng ta,
không phải vì chúng ta có nhiều người xấu mà thực tế là chúng ta còn có quá
nhiều những con người phải quan tâm đến nhu cầu vật chất, nhưng nhu cầu cơ
bản nhất. Đặc biệt là trong xã hội mà sự phân hóa giầu nghèo ngày càng rõ rệt
như hiện nay.

Vậy nếu theo thuyết tâm lý học nhân văn, theo học thuyết về 5 bậc thang nhu
cầu của A. Maslow thì phải làm thế nào để phòng ngừa tội phạm?

2. Phòng ngừa tội phạm từ quan điểm của tâm lý học nhân văn – bài học
thực tiễn

Bốn nhu cầu đầu tiên mà trong học thuyết bậc thang nhu cầu của A. Maslow
được coi là những nhu cầu thiết yếu cho sự sinh tồn, nếu không được thỏa mãn
những nhu cầu đó, một cá nhân sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt, mất cân bằng.

7
Đặc biệt nhu cầu tình cảm và được tôn trọng là rất cần thiết để duy trì một cơ thể
lành mạnh.

Tất cả nhúng nhu cầu này được cài đặt sẵn bên trong qua ngả di truyền học
giống như bản năng vậy. Nói theo mô hình phát triển, chúng ta trả qua từng cấp
độ nhu cầu tương tự như chúng ta trải qua những giai đoạn phát triển. Khi còn là
trẻ sơ sinh chúng ra cần đêan nhu cầu sinh lý qua những chăm sóc từ bên cha
mẹ. Rồi sau đó các em bé cần có nhu cầu được an toàn. Rồi lớn hơn một chút ta
muốn được người khác chú ý và quan tâm. Lớn hơn nữa, ta có nhu cầu cần được
tôn trọng và tự trọng. Những nhu cầu này cso thể phát triển trước khi trẻ biết nói.
Dưới những điều kiện đầy áp lực, hoặc khi những nhu cầu sinh tồn bị đe dọa
chúng ta có thể có xu hướng quay ngược lại với quá khứ với các nấc nhu cầu
thấp hơn. Nếu mộ cá nhân có vấn đề khó xử hoặc không có những điều kiện
phát triển thuận lợi - nhất là trong những lúc cô đơn, bị hắt hủi, bị lạm dụng và
ngược đãi, đói khát, lo lắng, sợ hãi, cha mẹ li dị, chứng kiến cảnh người thân
chết...những điều này làm cho một cá nhân bị kẹt/ khựng lại trong một nhu cầu
suốt cả cuộc đời mình.

Vậy, để phòng ngừa tội phạm chúng ta cần có những giải pháp tích cực như:

Thứ nhất: chung tay loại bỏ đói ngèo, xây dựng một môi trường sống trong
sạch và lành mạnh, hướng tới một xã hội không còn những mảnh đời thiếu ăn,
thiếu mặc và thiếu ngủ, trẻ em được đến trường, được sống trong vòng tay của
gia đình bè bạn. Tránh tình trạng như Lê Văn Luyện – người ta chỉ biết đến
Luyện là một tên sát thủ máu lạnh nhưng đằng sau những tội lỗi đó có một phần
trách nhiệm của gia đình, trường học và xã hội khi mà bố mẹ thì mải mê làm ăn,
thiếu sự quan tâm đến con cái. Bản thân Luyện chỉ học đến lớp 9 thì bỏ học vì
không thi đỗ THPT, trong thời gian đi học Luyện đã là một kẻ ham chơi, lêu
lổng và thường xuyên bị điểm kém. Vấn đề đặt ra là sự giáo dục của nhà trường,
8
sự quản lý của các cơ quan ban ngành địa phương còn quá nhiều lỏng lẻo và
thiếu sót.

Thứ hai: Để phòng ngừa tội phạm cần tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân
phát triển mọi tiềm năng của mình, đó là sự tôn trọng giá trị của con người, tạo
điều kiện để cá nhân được thể hiện và tìm được chỗ đứng trong xã hội. Phát triển
nhiều hoạt động tập thể, thúc đẩy tinh thần làm việc theo nhóm, theo đoàn thể.
Một số khoa học đã chứng minh được rằng, giáo dục Việt Nam quá nặng về mặt
lý thuyết, 1/3 kiến thức lý thuyết cần được cắt bớt và cần thay vào đó những
hoạt động ngoại khóa, những buổi dã ngoại hay những buổi học về tâm lý.

Thứ ba: Chúng ta cần một xây dựng một xã hội công bằng, có tình yêu
thương quan tâm trong mối quan hệ giữa người với người, sự thờ ơ, lãnh cảm
trước khó khăn hoạn nạn của người khác sẽ là chất xúc tác cho tội phạm nảy
sinh. Một xã hội nếu chứa đầy những bất công, bị chèn ép thì sẽ dẫn đến hiện
tượng “ con giun xéo lắm cũng quằn”. Vụ án Đoàn Văn Vươn là một ví dụ điển
hình cho tình trạng này.

Thứ tư: Trong giáo dục người phạm tội, cần hiểu, gần gũi, quan tâm để cảm
hóa họ. Đưa một người từ vũng bùn lên không phải là một điều đơn giản. Nó là
sự phối hợp của rất nhiều biện pháp và từ nhiều phía. Cán bộ trại giam, gia đình,
xã hội cần đặt mình vào vị trí của người phạm tội, nắm bắt những khó khăn và
gỡ bỏ những rào cản tâm lý cho người phạm tội, đưa họ trở lại hòa nhập cùng xã
hội. Giúp họ tìm việc làm và tái tạo niềm tin cho họ vào cuộc sống.

Như vậy nhìn chung lại, để phòng ngừa tội phạm thì theo thuyết tâm lý học
nhân văn chúng ta cần tạo ra được một môi trường sống thiết yếu với các đặc
tính sau đây:

 Sự thật – thay vì giả dối


9
 Tính thiện – thay vì độc ác
 Cái đẹp – thay vì xấu xa và dung tục
 Hợp nhất, tổng thể, vượt qua định kiến – thay vì chia rẽ và áp lực
 Sống động – thay vì chết choc, tù túng hoặc quá máy móc
 Đặc biệt, độc đáo – thay vì rập khuôn và bắt chước
 Công bằng trật tự - thay vì bất công và vô luật lệ, vô tổ chức
 Sự phong phú, đầy đủ - thay vì sự thiếu hụt, đói khổ đến từ môi trường
 Có ý nghĩa – thay vì vô nghĩa và trống trải.

Chúng ta hiểu rằng, mỗi cá nhân tồn tại với tư cách là một “ con người tổng
thể” tham gia vào quá trình phát triển, biến đổi liên tục và đang trở hành chính
bản thân họ. Sở dĩ, một cá nhân nào đó mắc những rối nhiễu hay những hành vi
kém thích nghi là do sự tập nhiệm những mấu ứng xử sai lệch. Do vậy, việc tạo
một môi trường sống lành mạnh, đáp ứng được các nhu cầu của con người là rất
cần thiết để phòng ngừa tội phạm.

KẾT LUẬN

Bài viết trên đã một phần nào giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về quan điểm
phòng ngừa tội phạm của thuyết tâm lý học nhân văn. Bên cạnh những đóng góp
lớn lao và tích cực học thuyết vẫn tồn tại những điểm bất cập và hạn chế. Mặc dù
đã có rất nhiều cố gắng nhưng bài viết của em vẫn không thể nào tránh khỏi
được những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô
để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Em xin trân thành cảm ơn thầy cô!

10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lí học tư pháp, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2009.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tâm lí học đại cương, Nxb. CAND, Hà Nội,
2010

3. Tập bài giảng Tâm lí học tội phạm


4. http://vi.wikipedia.org
5. http://luanvan.co

11

You might also like