You are on page 1of 5

I.

Khái niệm, đối tượng và phân loại phòng ngừa tội phạm
1. Khái niệm phòng ngừa tội phạm:
- Phòng ngừa tội phạm là tổng thể các biện pháp can thiệp chung và riêng áp dụng
cho người phạm tội tiềm năng và nạn nhân tiềm năng, có xác định mục tiêu rõ ràng,
được tiến hành bởi các thiết chế nhà nước và cộng đồng, trong đó nhận mạnh vào
cách tiếp cận vấn đề có định hướng nhằm kiểm soát hành vi không phù hợp với xã
hội, những hành vi phạm tội, cũng như giải quyết những khía cạnh liên quan đến tội
phạm như nỗi sợ hãi, sự rối loạn về tâm lý, mất an ninh, trật tự.
- Đặc điểm của phòng ngừa tội phạm:
+ PNTP là tiến hành những biện pháp nhất định trong hiện tại để tội phạm
không xảy ra trong tương lai
+ PNTP bao hàm những nỗ lực của chính phủ và thành phần phi chính phủ (có
thể xuất phát từ sáng kiến của cá nhân/nhóm cá nhân). Phân biệt với “luật
hình sự” - hệ thống tư pháp hình sự
+ PNTP can thiệp vào cơ chế của hành vi phạm tội và loại bỏ một số hành vi
phạm tội, cũng như tìm cách giảm xác suất xảy ra của một số tội phạm khác.
+ PNTP coi trọng vào kết quả: ngăn ngừa tội phạm
+ PNTP được giới hạn trong các hành vi có mục đích phòng ngừa sự bắt đầu
hành vi tội phạm của cá nhân hoặc hành vi tội phạm xảy ra trong một địa
điểm cụ thể.
2. Đối tượng phòng ngừa tội phạm:
- Không chỉ là hành vi phạm tội mà còn cả những yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết
định phạm tội: sự sợ hãi phạm tội và sự hỗn loạn mất ổn định.
- Xử lý nỗi sợ hãi của tội phạm: cung cấp cho cá nhân và cộng đồng sự giáo dục, các
công cụ, quyền hạn và an ninh tập thể để giảm bớt nỗi sợ hãi
- Tình trạng mất trật tự và xử sự khiếm nhã có 2 loại: vật chất và xã hội.
+ Vật chất: suy giảm chất lượng các tòa nhà, xả rác, vẽ bậy,..
+ Xã hội: say rượu nơi công cộng, bụi đời, quấy rối, ăn xin, buôn bán ma túy,..
=> Huy động và tổ chức các tổ dân phố (hình thức kiểm soát XH không chính thức).
Đồng thời, ngăn chặn, nhanh chóng bắt giữ và trừng phạt hành vi khiếm nhã và các
vấn đề mất an ninh trật tự.
3. Phân loại phòng ngừa tội phạm
- Căn cứ vào chiến lược phòng ngừa
+ Chiến lược nuôi dưỡng: cải thiện kinh nghiệm sống từ sớm và hướng vào sự
phát triển của trẻ vị thành niên. Bao gồm: Tăng cường chăm sóc sức khỏe
cho trẻ sơ sinh và bà mẹ, chăm sóc trẻ em cho gia đình có thu nhập thấp,
đào tạo kỹ năng nuôi dạy con, nâng cao giáo dục cộng đồng và các chương
trình ở trường.
+ Chiến lược bảo vệ/phòng tránh: thay đổi các hoạt động thường lệ của mọi
người, tăng cường sự giám hộ hoặc làm mất khả năng tội phạm. Bao gồm:
vô hiệu hóa người phạm tội bị kết án thông qua giam giữ hoặc các thiết bị
giám sát điện tử, kiểm soát tuần tra trong khu phố
+ Chiến lược ngăn chặn: loại bỏ động cơ phạm tội bằng việc tăng cường phát
hiện và trừng phạt
II. Chủ thể và các thiết chế phòng ngừa tội phạm
1. Gia đình
- Nơi gần gũi nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, sức khỏe tâm thần, sự kiện
bao bọc hoặc bị bỏ rơi, vừa là nơi nuôi dưỡng vừa là nơi bảo vệ trẻ em khỏi tương lai
phạm pháp
- Giải pháp đầu tư vào phụ huynh, đầu tư hỗ trợ trẻ mặt giáo dục, y tế, hỗ trợ tâm lý,
tăng kỹ năng mềm
- 7 tác động:
+ Phòng ngừa mang thai khi còn nhỏ tuổi
+ Cung cấp sự hỗ trợ và tư vấn cho mẹ và trẻ sơ sinh
+ Hướng dẫn tăng chất lượng chăm sóc gia đình
+ Hỗ trợ giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
+ Giúp đỡ bậc cha mẹ nếu họ đang gặp khó khăn và căng thẳng
+ Tăng những biện pháp bảo vệ trẻ và thành viên khỏi bạo hành
+ Giảm tỷ lệ trẻ em vô gia cư
2. Trường học
- Là một tổ chức phòng ngừa tội phạm, giúp người trẻ được giáo dục nhận thức, cung
cấp môi trường quan trọng để giao lưu xã hội tích cực
- Giúp ngăn chặn tội phạm: là nơi đào tạo kĩ năng nhận thức, truyền tải kthuc ngăn
chặn tội phạm
3. Thị trường lao động
- Sự ảnh hưởng của nhóm người thất nghiệp cao, đặc biệt là nam giới
- Đào tạo công việc cũng là hthuc phục hồi chức năng người phạm tội
- Tiếp cận dựa vào lao động để phòng ngừa chủ yếu hướng tới đối tượng người lớn
có nguy cơ cao
+ Tìm việc cho thanh thiếu niên có nguy cơ thất nghiệp lâu năm, người phạm tội bị kết
án
+ Cung cấp đào tạo nghề hoặc kinh nghiệm cho nhóm này
4. Khu dân cư và cộng đồng
- Liên quan đến việc gắn kết xã hội, tăng cường hành vi cá nhân và tập thể cộng đồng
để hình thành môi trường xã hội tốt
5. Lực lượng công an và hệ thống tư pháp hình sự
- Đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát cộng đồng và ngăn ngừa tội phạm
- Thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ chuẩn mực, liên tục hoàn thiện
6. Nhân sự của chính phủ, dịch vụ công cộng
- Quỹ phúc lợi xã hội, giúp đỡ gia đình hoàn cảnh, khu vực nghèo, tỉ lệ phạm tội cao
7. Hệ thống chăm sóc sức khỏe (tâm lý và tâm thần)
- Kiểm soát các hành vi rối loạn tâm thần, sử dụng thuốc kích thích, bỏ nhà đi lang
thang, cần có chuẩn đoán kịp thời và điều trị; trung tâm trị liệu thanh thiếu niên

III. Các mô hình phòng ngừa tội phạm điển hình


1. Mô hình phòng ngừa tình huống tội phạm và mô hình phòng ngừa tội phạm thông qua
môi trường vật chất
a) Mô hình phòng ngừa tình huống tội phạm
- Là biện pháp làm giảm cơ hội phạm tội liên quan đến việc quản lý, thiết kế, hoặc vận
hành các môi trường vật chất và tác động đến cư dân trong đó để giải quyết các loại
tội phạm cụ thể tại thời điểm nhất định trên địa bàn xác định => nhằm tạo cho việc
thực hiện tội phạm khó khăn hơn, khó tha thứ và chấp nhận hơn bởi cộng đồng XH,
pháp luật
- Gồm có 3 đặc điểm như sau:
+ BP tình huống được thiết lập và áp dụng cần phù hợp với đặc trưng riêng biệt của
mỗi tội phạm nhất định (thời điểm, nạn nhân, BP an ninh)
+ Phòng ngừa tình huống TP có liên quan đến sự thay đổi môi trường vật chất và con
người trong đó để giảm thiểu cơ ội cho TP xảy ra, không đòi hỏi giải pháp dài hạn =>
cải thiện nguyên nhân TP
+ Mục tiêu cuối cùng là ngăn chặn, cản trở, tác động đến suy nghĩ của người phạm tội
tiềm năng
- Điểm khác biệt PP này: tập trung vào giải quyết môi trường trực tiếp của tội phạm
hơn là người thực hiện hành vi phạm tội, chủ động hơn; làm cho việc TH hành vi
phạm tội kém hấp dẫn và thu hẹp xu hướng phạm tội tiềm năng; cơ hội phạm tội tại
TG địa điểm cụ thể
=> Giải pháp:
+ Tăng mức độ khó cho việc thực hiện TP
+ Tăng khả năng phát hiện nguy hiểm
+ Giảm hoặc loại bỏ kết quả đạt được của tội phạm
+ Loại bỏ lời bào chữa

- Tập trung làm giảm cơ hội phạm tội:


+ Quản lý, thiết kế môi trường vật chất trực tiếp để tăng cường an toàn, an ninh. Biện
pháp phổ biến là mục tiêu cứng (cửa khóa, ổ khóa, két,..) hoặc môi trường xây dựng
(công viên, cảnh quan, đường phố,...)
+ Môi trường con người trực tiếp, tổ chức ngăn ngừa tội phạm, đội tuần tra
- Dựa trên 3 học thuyết:
+ Thuyết chu kì hoạt động: giải thích hoàn cảnh cần thiết cho hành vi phạm tội xảy ra,
cho rằng được thực hiện bởi người phạm tội có động cơ chống lại mục tiêu, nạn nhân
tại thời điểm cụ thể
+ Thuyết lựa chọn hợp lý: giải thích về quyết định của người phạm tội
+ Thuyết tìm kiếm tội phạm: hành vi có nguyên nhân từ cơ hội của người phạm tội
được kích thích bởi tín hiệu phát ra từ môi trường vật chất

b) Mô hình phòng ngừa tội phạm thông qua môi trường vật chất
- Là chiến lược nhằm giảm thiểu cơ hội thực hiện tội phạm thông qua những thiết kế
kỹ càng và cách vận dụng môi trường vật chất (tự nhiên +nhân tạo); môi trường vật
chất đóng vai trò thúc đẩy, ngăn chặn hành vi tội phạm
- Chiến lược chủ chốt:
+ Kiểm soát lãnh thổ, không gian phòng thủ:
+ Trật tự của không gian
+ Giám sát tự nhiên
+ Hoạt động hỗ trợ
- Nguyên tắc phòng ngừa: kiểm soát (chiếu sáng tốt, lắp thiết bị an toàn) lối đi vào, trật
tự không gian, hoạt động hỗ trợ và giám sát, hạn chế sự đi lại không cần thiết, ngăn
cản người có ý định phạm tội đến gần khu liên hợp dân cư, công trình
- Hướng dẫn chung như: Tối đa hóa cơ hội giám sát nhà ở, không gian, xác định ranh
giới công cộng và KG tư nhân, tối đa hóa ánh sáng, tránh thiết kế XD có thể trốn, giữ
sạch sẽ,...
- Vai trò của cộng đồng: tích cực tuần tra, thông báo về HĐ đáng ngờ, thay đổi hành vi
bản thân, ủy quyền cho công an hành động vì lợi ích

2. Mô hình phòng ngừa tội phạm dựa trên sự phát triển xã hội hướng tới thanh
thiếu niên
- Gồm những sự can thiệp, tham gia để giải quyết những vấn đề gốc rễ của tội phạm,
đặc biệt đối với những nguy cơ của trẻ em và thanh thiếu niên.
- Hướng tới một trong hai mục tiêu:
+ Nguy cơ đối với đứa trẻ trong môi trường xã hội, hầu hết là yếu tố nguy cơ ở
cấp độ gia đình và cấp độ cộng đồng (kỹ năng dạy dỗ của cha mẹ, băng
nhóm,...)
+ Nguy cơ của chính đứa trẻ (khả năng kiềm chế, tư vấn,..)
- Trung tâm của chiến lược PNTP thông qua sự phát triển xã hội có mục tiêu là trẻ em
và thanh thiếu niên có khả năng tự phục hồi: thúc đẩy sự tự hồi phục những rủi ro
của đứa trẻ chống lại những mặt tiêu cực trong cuộc sống, thúc đẩy phát triển tiền xã
hội của các kỹ năng và nhận thức tích cực cho năm tháng thanh thiếu niên và thanh
niên.
- Sự tự phục hồi của một đứa trẻ là tổng thể những phẩm chất thúc đẩy cho quá trình
thích nghi với xã hội được thành công. Tất cả mọi người sinh ra với khả năng tự
phục hồi bẩm sinh, từ đó ta có khả năng phát triển các năng lực xã hội, kỹ năng giải
quyết vấn đề xã hội, sự cảm biết, tự kiểm soát.
- Đây là chương trình nhân văn và có hiệu quả cao nhất, không chỉ ngăn ngừa tương
lai phạm tội mà còn ngăn ngừa hành vi lệch chuẩn.
- Biện pháp này tập trung vào việc loại bỏ yếu tố nguy hiểm và thay thế chúng bằng
những yếu tố mang tính bảo vệ
+ Giải quyết một cách trực tiếp các vấn đề (cung cấp chế độ ăn lành mạnh,
luyện tập, phát triển trong môi trường tích cực,...)
+ Cải thiện môi trường sống của trẻ
=> Hai phương thức trên có mối liên hệ chặt chẽ, không tách biệt
- Nguyên nhân của tội phạm do sự kết hợp của những yếu tố xã hội và yếu tố chủ
quan. Biện pháp này cung cấp cho trẻ em biện pháp để giảm thiểu hoặc loại bỏ
những yếu tố khách quan và chủ quan một cách gián tiếp hoặc trực tiếp.
- Ngoài ra mô hình này cũng hướng tới đối tượng thanh thiếu niên và người trưởng
thành. Đó là việc nuôi dưỡng nhân cách thông qua một xã hội tích cực và sự hòa
nhập của họ vào cộng đồng: cung cấp sự giáo dục tích cực, cơ hội việc làm, khiến
người trẻ cảm thấy có ích, được trân trọng và hiểu rõ việc họ làm có thể gây ra
những gì.
- Cách tiếp cận dựa trên sự phát triển hướng tới PNTP (4 nhóm)
+ Thông lệ và các tổ chức xã hội: công cụ quan trọng trong phòng ngừa tội
phạm là gia đình, trường học, cộng đồng, trung tâm chăm sóc sức khỏe, thị
trường lao động và nền kinh tế.
+ Những chính sách phúc lợi và các dịch vụ chung: cung cấp những sự phát
triển dài hạn, xã hội hóa và sự sung túc cho trẻ em, thanh thiếu niên và người
lớn để họ ổn định, thành công và đóng góp cho xã hội
+ Những chương trình và sự trợ giúp hướng tới các gia đình có nguy cơ: gồm
các chương trình và trợ giúp cho các gia đình và nhóm dân cư có hoàn cảnh
khó khăn cũng như cung cấp miễn phí hay trợ giúp chăm sóc sức khỏe, các
chương trình trước khi đến trường, thức ăn, các chương trình học tập ngoại
khóa, tư vấn cách sửa chữa, khắc phục, đào tạo nghề ở các cơ sở xã hội tư
nhân hoặc có trợ cấp chính phủ
+ Những sự can thiệp có mục đích của phòng ngừa tội phạm thông qua phát
triển xã hội: bao gồm những chiến lược và chương trình được phát triển đặc
biệt dành cho những người (từ trẻ em đến người lớn) có nguy cơ trong tương
lai vi phạm pháp luật, hành vi phạm tội hay tái phạm tội.
- Học thuyết làm nền tảng cho chiến lược:
+ Thuyết về tình trạng vô tổ chức (rối loạn tổ chức XH) và sự căng thẳng
+ Thuyết về nhóm khác biệt
+ Thuyết về học hỏi, bắt chước theo xã hội
+ Thuyết về các yếu tố kiểm soát, các yếu tố liên kết xã hội
- Xác định các yếu tố nguy cơ giữa trẻ em và thanh thiếu niên
+ Môi trường xã hội
+ Cá nhân
3. Mô hình phòng ngừa tội phạm trên nền tảng cộng đồng
- Là sự kết hợp của hai cách tiếp cận phòng ngừa tình huống phạm tội và phòng ngừa
tội phạm trên cơ sở phát triển XH, tập trung vào nhóm phòng thủ tại cộng đồng và mô
hình phát triển cộng đồng
+ theo nghĩa truyền thống với nội hàm nghĩa là khong gian thì nó thể hiện khu vực dân
cư theo địa lý
+ với tư cách là một tế bào trong cấu trúc XH thì hàm nghĩa là một nhóm người có
cùng chung đặc điểm về văn hóa, XH, tôn giáo
- Điểm khác biệt: chỉ rõ gốc rễ nguyên nhân nhân tố làm gia tặng cách xử sự phạm tội
=> sự tồn tại của tập thể XH gắn kết của các cư dân cùng nhau tham gia ngăn ngừa
và kiểm soát tội phạm
- Cộng đồng phải được xem như tổ chức mà TP được kiểm soát và ngăn chặn ở cấp
địa phương, sự hợp nhất của mọi người, mô hình này hoạt động theo phương thức
tổ chức cho các cư dân địa phương cảnh giác với những hành vi hoặc cá nhận có
biểu hiện đáng nghi ngờ, ví dụ:
+ giải quyết sự xuống cấp các cơ sở vật chất, hạ tầng
+ thông qua việc phát triển sự gắn kết XH tại địa phương
+ thông qua biện pháp phát triển XH và kinh tế để giải quyết tận gốc rễ vấn đề, nhân
tố có tiềm tàng phạm tội
- Khu vực liền kề và cộng đồng trở thành trọng tâm phòng ngừa tội phạm vì:
+ Ngăn ngừa TP là giả thiết trên một quá trình định hướng công dân, dựa vào cộng
đồng, với việc cá nhân đóng vai trò duy trì trong XH tự do
+ Khu vực lân cận là nơi TP diễn ra
+ Sự quan trọng của khu vực liền kề và cộng đòng, quản lý môi trường vật chất, tính
gắn kết cộng đồng
- Mô hình phòng thủ cộng đồng
- Hướng tiếp cận toàn diện trên nền tảng CĐ nhằm phòng ngừa TP
- - Sự quản lý
- CS nhận và thu hồi nhà ở
- - Hiệp hội ng thuê nhà
- Thiết tkế vật lý
- Ý thức cộng đồng
- Nhận thức ng dân
- Chính sách
-

You might also like