You are on page 1of 67

CHƯƠNG 5

NGUYÊN NHÂN CỦA


TỘI PHẠM

~NHÓM 12~
GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN NHÓM 12
TÊN THÀNH VIÊN MSSV
1. Trần Quốc Hưng (Nhóm trưởng) 3121430077

2. Nguyễn Thanh Hương 3121430080


3. Huỳnh Thị Yến Linh 3121430090
4. Nguyễn Ngọc Linh 3121430091
5. Nguyễn Ngọc Thùy Linh 3121430092
6. Nguyễn Thị Thúy Linh 3121430093
BỐ CỤC NỘI DUNG
I. Nguyên nhân của tội phạm - cách tiếp cận
II. Khái niệm & phân loại nguyên nhân của tội phạm
III. Nguyên nhân từ môi trường sống
IV. Nguyên nhân từ phía người phạm tội
V. Tình huống và vai trò của tình huống trong cơ chế hình
thành hành vi phạm tội
VI. Vai trò của nạn nhân của tội phạm trong cơ chế hình
thành hành vi phạm tội
 I. NGUYÊN NHÂN
CỦA TỘI PHẠM
I. NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM
- Tội phạm là hiện tượng có tính chất cá nhân và xã hội.
Do đó khi tìm hiểu về nguyên nhân của tội phạm phải
nghiên cứu cả nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã hội và
nguyên nhân xuất phát từ cá nhân dẫn đến sự hình thành
nhân cách lệch lạc của cá nhân người phạm tội, từ đó
phát sinh tội phạm.

- Nguyên nhân của tội phạm là tổng hợp các nhân tố


mà sự tác động qua lại giữa chúng đưa đến việc thực
hiện tội phạm của người phạm tội.
- Tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm đòi hỏi phải
tìm hiểu cả nguyên nhân từ phía người phạm tội
với những tố chất sinh học và đặc điểm tâm lí riêng
biệt cũng như quá trình hình thành nhân cách lệch
lạc của họ do chịu sự tác động của môi trường
sống.
- Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm phải
nghiên cứu nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã hội
và nguyên nhân xuất phát từ các nhân người phạm
tội, sự tác động qua lại giữa các nguyên nhân.
- Để làm rõ nguyên nhân của tội phạm,
người nghiên cứu thường sử dụng các
phương pháp: Thống kê, nghiên cứu mẫu
và nghiên cứu thực nghiệm. Khi nghiên
cứu về nguyên nhân của tội phạm, người
nghiên cứu thường đưa ra giả thuyết và sau
đó phải có số liệu cụ thể minh chứng cho giả
thuyết. Chỉ như vậy thì giả thuyết mới trở
thành nhận định có độ tin cậy, thuyết phục.
II. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NGUYÊN NHÂN
CỦA TỘI PHẠM
Chia nguyên nhân của tội phạm
làm 3 nhóm:
1.KHÁI NIỆM + Nhóm nguyên nhân từ môi
trường sống
+ Nhóm nguyên nhân xuất phát từ
- Nguyên nhân của tội phạm phía người phạm tội
là tổng hợp các nhân tố mà sự
tác động qua lại giữa chúng + Tình huống cụ thể (trong 1 số
đưa đến việc thực hiện phạm trường hợp được coi là nguyên
tội của người phạm tội. nhân đưa đến việc phát sinh tội
phạm).
Như vậy, có thể mô tả nguyên nhân của tội phạm
như sau:
Cá nhân chịu tác động từ môi trường sống tiêu
cực khi gặp những tình huống cụ thể sẽ hình
thành nên nhân cách sai lệch cá nhân từ đó nảy
sinh ý định phạm tội đồng thời tiếp tục gặp
những tình huống cụ thể từ đó dẫn đến việc thực
hiện tội phạm.
2. Phân loại nguyên nhân của tội phạm
- Căn cứ vào mức độ tác
động của nguyên nhân trong
việc làm phát sinh tội phạm, + Nguyên nhân thứ yếu
nên chia thành 2 loại là làm phát sinh tội phạm
nguyên nhân chủ yếu và là những nhân tố chỉ
nguyên nhân thứ yếu: đóng vai trò hạn chế
+ Nguyên nhân chủ yếu làm trong việc làm phát sinh
phát sinh tội phạm là những
nhân tố đóng vai trò chủ chốt tội phạm và những nhân
trong việc làm phát sinh tội tố này chiếm tỉ trọng
phạm và những nhân tố này không đáng kể trong
chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng số các nhân tố làm
tổng số các nhân tố làm phát phát sinh tội phạm.
sinh tội phạm
Thứ hai, căn cứ vào nguồn gốc xuất hiện, có thể chia nguyên
nhân của tội phạm thành nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường
sống và nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội.
+ Nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống
là tổng hợp các nhân tố tiêu cực được hình thành
từ môi trường sống của cá nhân có thể tác động,
ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ nhất định mà từ
đó làm phát sinh tội phạm. VD như các nhân tố:
môi trường gia đình không hoàn thiện, môi
trường nơi cư trú có nhiều tệ nạn xã hội.
+ Nguyên nhân xuất phát từ phía
người phạm tội là tổng hợp những
nhân tố tiêu cực thuộc về nhân thân
người phạm tội có thể tác động, ảnh
hưởng, dẫn đến việc làm phát sinh tội
phạm của người phạm tội. Những nhân
tố tiêu cực này có thể là các yếu tố
thuộc về sinh học, tâm lí, xã hội - nghề
nghiệp của người phạm tội.
2. Phân loại nguyên nhân của tội phạm

_ Thứ ba, căn cứ vào lĩnh + Nguyên nhân về văn hoá,


vực hình thành nguyên nhận giáo dục: Đây có thể là
có thể chia nguyên nhân của những nhân tố hạn chế trong
tội phạm thành các nguyên quá trình quản lí, triển khai
nhân sau: thực hiện các chính sách,
+ Nguyên nhân về kinh tế- chương trình về văn hoá,
xã hội: Đây là những nhân tố
thuộc về lĩnh vực kinh tế-xã giáo dục có thể tác động, ảnh
hội có thể tác động làm phát hưởng làm phát sinh tội
sinh tội phạm như tình trạng phạm. VD: Nhà trường chưa
thât nghiệp, đói nghèo, tác coi trọng việc giáo dục các
động của quá trình đô thị và em gái biết cách tự bảo vệ
công nghiệp hoá, tác động bản thân nhằm ngăn chặn
của quá trình di dân... hiệu quả tội phạm tình dục.
+ Nguyên nhân về tổ chức qụản lí có thể là do một số thiếu sót,
bât cập trong hoạt động của các cơ quan chức năng có thẩm quyền
quản lí trong lĩnh vực nhất định. Thuộc về nguyên nhân này có thể
là các nhân tố như: buông lỏng quản lí, đùn đẩy trách nhiệm,
không hợp tác trong giải quyết vụ việc),... 
+ Nguyên nhân về chính sách, pháp
luật: Đây có thể là một số thiếu sót, bất
cập của chính sách, pháp luật có thể tác
động, ảnh hưởng làm phát sinh tội phạm.
VD: Quy định về giải phóng mặt bằng,
đền bù đất nông nghiệp còn lỏng lẻo dẫn
đến một số cá nhân hoặc doanh nghiệp lợi
dụng sơ hở của pháp luật để đền bù không
thoả đáng cho một số hộ dân dẫn đến
những người này có phản ứng tiêu cực là
chống người thi hành công vụ..
III. NGUYÊN NHÂN TỪ MÔI TRƯỜNG SỐNG

Sự hình thành, phát triển nhân


Đây là những nhân tố không cách cá nhân với tính chất là
thuận lợi (tiêu cực) từ môi
trường sống có tác động, ảnh thực thể của xã hội bắt đầu từ
hưởng đến sự hình thành nhân khi con người được sinh ra và
cách lệch lạc của cá nhân. trải qua hàng loạt các giai đoạn
khác nhau, mỗi giai đoạn đều có
những nhân tố thuận lợi và
không thuận lợi từ môi trường
sống (với mức độ khác nhau tuỳ
từng trường hợp cụ thể).
Trong phạm vi của mục này, chỉ giới hạn những nhân tố (không thuận
lợi) từ môi trường sống có thể ảnh hưởng dẫn đến việc hình thành và
phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân.

Cụ thể là:
- Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường
xuyên.
- Môi trường xã hội vĩ mô.

Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng cá nhân tuy chịu sự tác động của môi
trường sống (chứa đựng cả nhân tố thuận lợi và không thuận lợi) nhưng
tiếp thu và chịu sự tác động như thế nào là do từng cá nhân.
- Trong mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và môi trường sống,
vai trò của cá nhân có tính độc lập tương đối.
- Tuy cùng sống trong môi trường xấu nhưng có cá nhân dễ
dàng chịu sự tác động của môi trường xấu, tiêm nhiễm nhanh
chóng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nhưng ngược lại
cũng có những cá nhân bản lĩnh vững vàng trước mọi cám dỗ
tiêu cực của đời sống hoặc cũng có cá nhân chịu sự tác động
của môi trường sống ở mức độ hạn chế.
=> Chính vì vậy, chúng ta có thể hiểu được vì sao trong xã hội
có những người phạm tội tồn tại bên cạnh những người khác
không phạm tội.
1. Các tiểu môi trường mà
cá nhân đang sống và giao
tiếp thường xuyên
1.1. Môi trường gia đình

Gia đình có ảnh hưởng nhất trong việc


hình thành nhân cách cá nhân trong thời
kì thơ ấu. Trong gia đình, đứa trẻ bắt đầu
học hỏi, bắt chước hành vi (bao gồm cả
hành vi tốt cũng như hành vi xấu) từ các
thành viên trong gia đình mà nó có dịp
quan sát.
1.1. Môi trường gia đình
- Nếu đứa trẻ sống trong môi trường gia đình
an toàn, lành mạnh luôn chú trọng giáo dục
nhân cách cho trẻ, hướng trẻ sống thiện, trung
thực, nhân hậu, vươn lên trong học tập, công
việc thì sẽ hạn chế hiệu quả việc hình thành
nhân cách lệch lạc của cá nhân.
- Ngược lại, sống trong môi trường gia đình
không an toàn, không lành mạnh thì có thể tác
động, ảnh hưởng, dẫn đến việc hình thành nhân
cách lệch lạc của cá nhân.
1.1. Môi trường gia đình
- Có thể kể ra một số nhân tố có thể tác động đến việc hình thành
nhân cách lệch lạc của cá nhân:
+ Cha và (hoặc) mẹ buông lỏng việc giáo dục con cái, để mặc con
cái phát triển tự nhiên hoặc phó thác việc giáo dục trẻ cho nhà
trường và xã hội.
+ Cha và (hoặc) mẹ quá nuông chiều hoặc quá hà khắc trong giáo
dục con cái đều có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách
của trẻ.
+ Cha và (hoặc) mẹ không gương mẫu trong lối sống như có hành vi
phạm tội, sa đà vào tệ nạn xã hội như nghiện hút, cử bạc, mại dâm
hoặc có lối sống quá thực dụng chỉ biết coi trọng đồng tiền mà coi nhẹ
các giá trị đạo đức; hoặc đứa trẻ lớn lên trong gia đình mà bạo lực gia
đình luôn tồn tại ...
+ Cha và (hoặc) mẹ dạy con lối sống thực dụng, thậm chí xúi giục, dụ
dỗ, ép buộc con cái vào con đường phạm tội.
+ Các nhân tố khác như: Trong gia đình có nhiều thành viên phạm tội,
cha vả (hoặc) mẹ ngoại tình; đứa trẻ lớn lên trong môi trường thiếu cả
cha mẹ hoặc thiếu cha (thiếu mẹ), trong gia đình có nhiều thành viên
ưa lối hành xử bạo lực, côn đồ, ngang ngược.
1.2. Môi trường trường học
- Những nhân tố không lành mạnh đổ có thể kể đến như:

+ Kỉ luật nhà trường lỏng lẻo, không nghiêm, việc xử lí những


biểu hiện sai trái trong học sinh (hoặc sinh viên) còn chưa triệt để
dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong nhà trường có nguy cơ
lan rộng.
+ Kết bạn, giao du với bạn bè xấu (những đối tượng lười học, ham
ăn chơi, đua đòi, hay bỏ học, hỗn láo với thầy cô giáo và bố mẹ,
sa đà vào tệ nạn xã hội...
1.2. Môi trường trường học
+ Một số ít cán bộ, giáo viên trong nhà trường không
gương mẫu trong lối sống, thiếu đạo đức trong hành xử
với học sinh (hoặc sinh viên), thậm chí lôi kéo các em
vào lối sống không lành mạnh hoặc vào con đường
phạm tội như có hành vi dụ dỗ học sinh nữ vào quan
hệ tình dục khi các em còn nhỏ tuổi, dụ dỗ các em môi
giới mại dâm.…
1.3. Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú
- Nếu sống trong môi trường tập thể hoặc nơi
cư trú lãnh mạnh, an toàn, mọi người biết
quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, không có tệ nạn
xã hội và tội phạm hoành hành, mọi người
biết chí thú làm ăn, nghiêm chỉnh chấp
hành pháp luật thì có thể nói đây là môi
trường thuận lợi có tác động tích cực đến
việc hình thành nhân cách đúng đắn của cá
nhân và hạn chế sự phát triển nhân cách
lệch lạc của cá nhân
1.3. Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú
- Nếu sống trong môi trường có chứa dựng nhiều nhân tố tiêu cực
như có nhiều người sống bê tha, suốt ngày chỉ cờ bạc, rượu chè,
đánh lộn nhau thậm chí sa đà vào ma tuý, mại dâm, phạm tội thì
đây thực sự là môi trường xấu tiềm ẩn nguy cơ lôi kéo, tác động
đến những người thiểu bản lĩnh, không vững vàng dễ sa ngã
trước cái xấu, cái tiêu cực của đời sống xã hội, từ đó có thể ảnh
hướng, dẫn đến việc hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc
của cá nhân,
2. Môi trường xã
hội vĩ mô
2. Môi trường xã hội vĩ mô
- Có thể liệt kê một số nhân tố sau:
+ Tác động từ sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, vấn đề thất
nghiệp, đôi nghèo, bất bình đẳng xã hội...
+ Tác động của chính sách, pháp luật:
Nhân tố không thuận lợi từ chính sách, pháp luật được coi là
nguyên nhân phát sinh tội phạm có thể là do quy định của chính
sách, pháp luật còn lỏng lẻo, sơ hở, chưa chặt chẽ hoặc không
công bằng, thiếu thoả đáng...
VD: Quy định về quản lí tài sản công lỏng lẻo có thể làm cho cá
nhân này sinh lòng tham và có hành vi chiếm đoạt tài sản công.
2. Môi trường xã hội vĩ mô
+ Hoạt động của các cơ quan quản lí trong các lĩnh vực còn chưa
đồng bộ, lỏng lẻo, thiếu kiên quyết trong xử lí vi phạm Sự phối hợp
giữa các cơ quan chức năng trong xử lí vi phạm, tội phạm còn chưa
thực sự hiệu quả.
VD: Việc không kiểm soát chặt chẽ phim ảnh bạo lực, khiêu dâm
có thể ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành phát triển nhân
cách của những đối tượng thưởng xuyên xem những bộ phim kiểu
này, dẫn đến hình thành nhân cách lệch lạc cá nhân.
+ Các nhân tố khác như tác động từ phong tục, tập quán lạc hậu,
tác động từ trào lưu văn hoá ngoại lai không lành mạnh…
IV. NGUYÊN NHÂN TỪ
PHÍA NGƯỜI PHẠM TỘI
KHÁI NIỆM
Nguyên nhân xuất phát từ người phạm tội là
tổng hợp những nhân tố tiêu cực thuộc về
nhân thân người phạm tội có thể tác động, ảnh
hưởng, dẫn đến việc làm phát sinh tội phạm
của người phạm tội. Những nhân tố tiêu cực
này có thể là các yếu tố thuộc về sinh học, tâm
lý, xã hội nghề nghiệp của người phạm tội.
Lưu ý!
Trong các dấu hiệu thuộc về người phạm tội có thể ảnh hưởng đến
việc phát sinh tội phạm, có những dấu hiệu thuộc về người phạm
tội có tính bẩm sinh nhưng cũng có những dấu hiệu được hình
thành trong quá trình sống của người phạm tội.
• Việc làm rõ những dấu hiệu "tiêu cực" của người phạm tội
được hình thành trong quá trình sống - tác nhân phát sinh tội
phạm, có ý nghĩa rất quan trọng.
• Chính là cơ sở để người nghiên cứu làm rõ nguyên nhân của
tội phạm.
• Từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện môi trường sống có liên
quan đến việc phát sinh tội phạm.
3 NHÓM DẤU HIỆU
1 2 3
Nhóm dấu hiệu sinh Nhóm dấu hiệu tâm lý
của người phạm tội có Nhóm các dấu
học của người phạm
thể ảnh hưởng, tác hiệu về văn hóa
tội có thể ảnh hưởng
động nhất định đến việc - xã hội, nghề
đến việc phạm tội phạm tội: Tính ích kỷ; nghiệp có thể
như: tuổi, giới tính, Tính hám lợi; Tính ham ảnh hưởng đến
và một số đặc điểm ăn chơi, lười lao động
việc phạm tội .
sinh học khác. và học tập;...
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MẪU

Để làm sáng tỏ ba nhóm dấu hiệu trên của người


pham tội, người nghiên cứu thường sử dụng
phương pháp nghiên cứu mẫu, đặc biệt là nghiên
cứu tuổi thơ và thời kì bắt đầu trưởng thành của
người phạm tội.
Nghiên cứu nguyên nhân từ phía người phạm
tội sẽ giúp cho người nghiên cứu thấy được
dấu hiệu nào của người phạm tội là dấu hiệu
đặc trưng có thể ảnh hưởng đến việc thực
hiện tội phạm.
Từ đó có thể dự đoán được việc tội phạm
xảy ra trong tương lai, trên cơ sở đó đề xuất
biện pháp phòng ngừa phù hợp.
V TÌNH HUỐNG VÀ
VAI TRÒ CỦA TÌNH
HUỐNG TRONG CƠ
CHẾ HÌNH THÀNH
HÀNH VI PHẠM TỘI
1.KHÁI NIỆM TÌNH HUỐNG
Tình huống là cơ hội hoặc hoàn cảnh cụ thể đã
trực tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm của
người phạm tội vào thời điểm nhất định. Trong một
số trường hợp phạm tội, tình huống cụ thể có vai trò
là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng nhất
định đến việc phát sinh tội phạm.
2. PHÂN LOẠI
TÌNH HUỐNG
Căn cứ vào mức độ phức tạp của tình huống và
khả năng giải quyết của chủ thể có thể chia thành

Tình huống
căng thẳng,
Tình huống Tình huống
phức tạp kéo
diễn ra nhanh dễ dàng,
dài làm chủ
chóng, chớp thuận lợi.
thể cảm thấy
nhoáng.
bế tắc, không
lối thoát.
Theo nguồn gốc xuất hiện thì có thể chia tình huống thành

Tình huống phát sinh Tình huống do con


do thảm họa tự nhiên người tạo ra
(bão, lũ lụt, động đất,
núi lửa, sóng thần…)
3. VAI TRÒ CỦA
TÌNH HUỐNG
TRONG CƠ CHẾ
HÌNH THÀNH HÀNH
VI PHẠM TỘI
- Trong 1 số trường hợp phạm tội tình huống cụ thể
có vai trò là một trong những nguyên nhân có ảnh
hưởng nhất định đến việc phát sinh tội phạm.
- 1 số tình huống đã trực tiếp tác động đến chủ thể
làm chủ thể hình thành động cơ, từ đó quyết định
thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
- Có tình huống chỉ là tạo điều kiện thuận lợi cho người
phạm tội (đã có sẵn động cơ) thực hiện tội phạm được dễ
dàng, nhanh chóng và không có ảnh hưởng gì đến việc
xuất hiện và hình thành động cơ phạm tội. Trong trường
hợp này, tình huống đóng vai trò như là cơ hội phạm
tội.
Tình huống trên thực tế xảy ra rất đa dạng. Việc tìm hiểu kỹ
về loại tình huống có vai trò rất quan trọng trong phòng
ngừa tội phạm, nhất là trong việc cảnh báo người dân về
những nguy cơ có thể xảy ra.
=> Làm cho người dân có ý thức bảo vệ tài sản công, tự bảo
vệ bản thân và tài sản của chính mình cũng như những
quyền lợi chính đáng khác.
VI.
VAI TRÒ CỦA NẠN NHÂN
CỦA TỘI PHẠM TRONG
CƠ CHẾ HÌNH THÀNH
HÀNH VI PHẠM TỘI
Vai trò của nạn nhân của tội phạm (gọi tắt là nạn
nhân) được thể hiện qua xử sự của họ trong từng
tình huống phạm tội cụ thể,ở quá trình người phạm
tội đánh giá tình huống đó cũng như cân nhắc các
đặc điểm nhân thân của nạn nhân trước khi quyết
định thực hiện hành vi phạm tội của thể.
Khi đánh giá về vai trò của nạn nhân trong cơ chế
hành vi phạm tội, không nên quan niệm sai lầm cho
rằng trong các vụ án hình sự, do nạn nhân có lỗi, nên
mới xảy ra hành vi phạm tội.
Trong một số trường hợp, vai trò của nạn nhân
được xác định là một trong các nguyên nhân làm
phát sinh hoặc thúc đẩy tội phạm được thực hiện.
Một số trường hợp làm phát sinh, thúc đẩy tội phạm
được thực hiện có liên quan đến nạn nhân như
+ Nạn nhân thiếu hiểu biết, nhận thức hạn chế;
+ Nạn nhân phô trương tài sản hoặc mất cảnh giác, sơ hở
trong bảo vệ tài sản;
+ Nạn nhân có tính hám lợi hoặc tính phản trắc; bội bạc;
+ Khả năng tự bảo vệ bản thân của nạn nhân còn hạn chế;
+ Nạn nhân có lối sống dễ dãi, buông thả hoặc nạn nhân
quá tự tin với an ninh của bản thân;
+ Nạn nhân có lối sống vô đạo đức, độc ác hoặc có hành vi
trái pháp luật.
Ở một khía cạnh khác, vai trò của nạn nhân
của tội phạm có thể là hạn chế được phần được
phần nào tội phạm xảy ra trên thực tế.
Cụ thể là nếu nạn nhân nâng cao ý thức cảnh
giác, có ý thức bảo vệ tài sản của mình cũng
như bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm của bản thân thì điều này có thể đưa đến
việc từ bỏ ý định phạm tội cũng như từ bỏ việc
thực hiện hành vi phạm tội của người phạm tội.
Ví dụ
• Hành vi luôn khóa kĩ nhà trước khi ra khỏi nhà sẽ
hạn chế nguy cơ của tội trộm cắp tài sản.
• Hành vi không đi một mình đến những nơi vắng vẻ
sẽ hạn chế nguy cơ của một số tội như cướp tài sản,
cưỡng đoạt tài sản, tội hiếp dâm.
Trong 1 số trường hợp ngay cả khi 1 người luôn có ý
thức bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản... nhưng họ
vẫn có thể trở thành nạn nhân nếu người phạm tội quá
ranh ma, xảo quyệt, ngoan cố, cố tình thực hiện tội
phạm đến cùng hoặc trong trường hợp khác khi người
phạm tội không quan tâm đến nạn nhân của tội phạm
là ai mà chỉ muốn đạt được mục đích, sẵn sàng bất
chấp tất cả, trường hợp này, nạn nhân của tội phạm
vẫn xảy ra (trường hợp ngẫu nhiên trở thành nạn
nhân của tội phạm).
BÀI TẬP
NHẬN ĐỊNH
Nguyên nhân của tội phạm chỉ bao gồm
1 nguyên nhân từ môi trường sống và nguyên
nhân xuất phát từ người phạm tội

• Nhận định SAI. Ở mức độ tổng quan có


thể chia nguyên nhân của tội phạm thành:
nhóm nguyên nhân từ môi trường sống,
nhóm nguyên nhân xuất phát từ người
phạm tội và tình huống cụ thể.
Luôn luôn tồn tại lỗi của nạn nhân khi tội
2 phạm được thực hiện
• Nhận định SAI. Không phải nạn nhân nào cũng có lỗi khi
tội phạm được thực hiện, vì trong nhiều trường hợp hành
vi của nạn nhân là hành vi tích cực, như truy đuổi tội
phạm, tố giác tội phạm, thi hành công vụ hợp pháp,...
những hành vi dạng này là nguyên nhân và điều kiện từ
phía nạn nhân làm hình thành tội phạm, tuy nhiên nó
không hàm chứa những mâu thuẫn trực tiếp giữa nạn
nhân và người phạm tội, vậy nên nạn nhân không có lỗi
khi tội phạm được thực hiện
3 Kết bạn giao du với bạn bè xấu là một trong
những nguyên nhân từ môi trường sống gây ảnh
hưởng dẫn đến sự hình thành nhân cách lệch lạc
của cá nhân.
• Nhận định ĐÚNG. Khi tiếp xúc với bạn bè
xấu , đứa trẻ dần bị ảnh hưởng, bị tiêm nhiễm
và bắt chước hành vi xấu của đám bạn này
như bỏ học, tụ tập ăn chơi, hỗn lão,... và dần
dần đi và con đường phạm tội.
Ý thức pháp luật của người phạm tội có vai trò
4 quyết định đối với quá trình hình thành động cơ
phạm tội.

• Nhận định ĐÚNG. Động cơ phải thông qua


sự kiểm soát của ý thức cá nhân trong đó có
ý thức pháp luật ở những mức độ khác nhau.
Chính sự tự đánh giá của cá nhân, sự cân
nhắc và tính toán mang tính lí trí của cá
nhân sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến việc lựa
chọn xử sự của cá nhân trên thực tế.
5 Bất kỳ tội phạm nào được thực hiện cũng có quá
trình hình thành động cơ phạm tội.

• Nhận định SAI. Các tội phạm được


thực hiện với lỗi vô ý là loại tội phạm
chỉ có khâu thực hiện được biểu hiện
trong tế, không có khâu hình thành
động cơ và kế hoạch hóa việc thực
hiện tội phạm
BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 6: Nguyên nhân của tội phạm gồm:
A. Nguyên nhân từ môi trường sống
B. Nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội
C. Tình huống cụ thể ( trong một số trường hợp được
coi là nguyên nhân đưa đến việc phát sinh tội phạm )
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7 : Để làm sáng tỏ các nhóm dấu hiệu khi
nghiên cứu nguyên nhân từ phía người phạm tội
người nghiên cứu thường sử dụng phương pháp nào
A.Phân tích
B. Tổng hợp
C. Nghiên cứu mẫu
D. So sánh
Câu 8: Nhận định nào đúng?
A. Nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm là những nhân tố
chỉ đóng vai trò hạn chế trong việc làm phát sinh tội phạm
B. Nguyên nhân thứ yếu làm phát sinh tội phạm là những nhân tố
đóng vai trò chủ chốt trong việc làm phát sinh tội phạm
C. Nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm là những nhân tố
đóng vai trò chủ chốt trong việc làm phát sinh tội phạm
D. Nguyên nhân thứ yếu làm phát sinh tội phạm là những nhân tố
đóng vai trò quyết định trong việc làm phát sinh tội phạm
Câu 9. Nguyên nhân của tội phạm là:
A. Các nhân tố mà sự tác động qua lại giữa chúng đưa đến
việc thực hiện tội phạm của người phạm tội.
B. Tổng hợp các nhân tố mà sự tác động qua lại giữa chúng
đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội
C. Các nhân tố mà sự tác động của chúng đưa đến việc thực
hiện tội phạm của người phạm tội
D. Tổng hợp các nhân tố mà sự tác động giữa chúng đưa đến
việc thực hiện tội phạm của người phạm tội
Câu 10: Căn cứ vào mức độ tác động của nguyên
nhân trong việc làm phát sinh tội phạm, có thể chia
nguyên nhân thành:

A. nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu


B. nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân khách quan
C. nguyên nhân thứ yếu và nguyên nhân khách quan
D. Nguyên nhân từ môi trường sống và nguyên nhân từ
phía người phạm tội
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thank
you!

You might also like