You are on page 1of 5

Họ và tên: LƯU HÀ KIM NGỌC

Lớp: HS46B1

CÁC CÂU HỎI PHẢN BIỆN THUYẾT TRÌNH


1. Tại sao lại dẫn dắt thiệt hại về tinh thần của người thực hiện tội phạm?

Đầu tiên phải tìm hiểu về Thiệt hại tinh thần là gì? Thiệt hại về tinh thần (tổn thất về
tinh thần) được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người
bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn
nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín,
bị xa lánh, bị hiểu nhầm…Đồng thời phải nắm cả vấn đề bồi thường thiệt hại về tinh thần
là dạng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do bị xâm phạm về tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín. Thông thường là khoản tiền mà người bị xâm phạm hoặc
người thân thích của người bị xâm phạm được hưởng theo quy định của BLDS.
=> Qua đó tại Điều 590, 591, 592 BLDS 2015, thiệt hại tinh thần được xác định khi
phát sinh các thiệt hại sau:
- Do sức khỏe bị xâm phạm
- Do tính mạng bị xâm phạm
- Do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Đồng thời theo Điều 604 BLDS 2015 quy định:
- Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy
tín, tài sản của pháp nhân hoặc của chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong
trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
=> Như vậy, khi tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì
thiệt hại tinh thần sẽ được xác định và người bị thiệt hại được một khoản tiền khác để bù
đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

2. Giải thích tính tiêu cực nguy hiểm thể hiện ở mức độ nhận thức của con
người?
Đầu tiên, tình hình tội phạm là 1 hiện tượng tồn tại trong XH, do con người thực
hiện dưới sự tác động của điều kiện XH nhất định. tình hình tội phạm không phải hiện
tượng bất biến ổn định mà nó luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của XH. Hay xu hướng
tồn tại, vận động của tình hình tội phạm chịu sự chi phối chủ yếu từ sự thay đổi của XH.
+ Chúng ta không nghiên cứu tình hình tội phạm 1 cách riêng rẽ mà cần đặt tình hình
tội phạm trong mối quan hệ chặt chẽ với các hiện tượng XH có liên quan: tệ nạn XH,
tình trạng di dân, hiện tượng thần tượng hóa trong giới trẻ…
Trong hoạt động đấu tranh phòng chống TP cần ưu tiên tác động vào các yếu tố XH,
hiện tượng xã hội làm phát sinh TP: tình trạng thất nghiệp, gia tang dân số không kiểm
soát, tình trạng lấy lan tâm lý tiêu cực…
Mối liên hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm với nhân thân
người phạm tội thể hiện ở chỗ không thể nhận thức được nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm nếu thiếu việc cân nhắc bản chất, các đặc điểm và quá trình hình thành
nhân thân người phạm tội. Vì vậy, có quan điểm cho rằng “Nguyên nhân của tình hình
tội phạm phải là sự tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống và
các yếu tố tâm - sinh lý tiêu cực thuộc cá nhân con người trong những hoàn cảnh tình
huống nhất định đó dẫn tới việc thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà pháp
luật hình sự đó quy định là tội phạm”. Những đặc điểm nhân thân người phạm tội, nhất là
các đặc điểm tâm lý - đạo đức của nhân thân người phạm tội được quyết định bởi nhu
cầu, lợi ích, nhận thức nhu cầu và định hướng giá trị của cá nhân (người phạm tội) giữ vai
trò quan trọng trong sự hình thành động cơ và trong sự lựa chọn phương án hành vi phạm
tội trong những tình huống phạm tội cụ thể, cho phép nhận diện nguyên nhân và điều
kiện của tội cụ thể.

3. Vì sao XH ngày càng phát triển, con người ngày càng văn minh lại làm cho
tình hình tội phạm có nhiều hành vi phi nhân tính hơn?

Một số tội phạm trong giai đoạn hiện nay trong giai đoạn văn minh, hiện đại, công
nghệ tiên tiến dù chiếm tỉ trọng không lớn trong cơ cấu tình hình tội phạm nhưng lại báo
động về tính chất nguy hiểm như các tội xâm hại trẻ em, mua bán phụ nữ, trẻ em, các tội
phạm do trẻ chưa thành niên thực hiện, các tội phạm có tổ chức.
- Hoạt động sản xuất tang trữ, lưu hành tiền giả, séc giả diễn biến phức tạp và có
chiều hướng tăng. Các tội xâm phạm trật tự xã hội gần đây xảy ra nhiều vụ án với tính
chất đặc biệt nghiêm trọng, đặc biệt là ở các bang nhóm tội phạm hoạt động liên minh,
liên tuyến, có sự móc nối với tội phạm xuyên quốc gia.
- Tội phạm ma túy diễn biến ngày càng phức tạp, ma túy được buôn bán vận chuyển
từ nước ngoài vào nội địa có thể lên đên vài kg.
- Tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hang giả, trốn thuế diễn biến
phức tạp. Tập trung chủ yếu ở các tuyến biên giới, các tỉnh và các thành phố lớn.
- Tội phạm kinh tế hiện nay phổ biến ở các tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, xảy ra ở
nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, xuất khẩu lao động.
- Tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn ra trên nhiều lĩnh vực
địa bàn, chủ yếu là vi phạm quy định về xử lý chất thải, nhập phế liệu từ nước ngoài, vi
phạm giải pháp đảm bảo môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển làng
nghề. Tình trạng phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ xảy ra ở nhiều địa phương gây hậu
quả nghiêm trọng về môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Các tội phạm về ma túy vẫn mở rộng về tuyến, địa bàn và diện đối tượng; nguồn
ma túy được vận chuyển vào các nước có nhu cầu lớn từ khu vực Đông Nam Á, các nước
Nam Mỹ, Châu Phi và Nam Á.
- Hoạt động của tội phạm có tổ chức có chiều hướng phức tạp, chủ yếu liên quan
đến các hoạt động đâm thuê, chém mướn, bảo kê nhà hang, bến bãi, đòi nợ thuê, tổ chức
các hoạt động cờ bạc, cá độ bóng đá, cho vay nặng lãi.
Về địa bàn: Nhìn chung tình hình tội phạm ở hiện nay có sự gia tăng về số vụ phạm
tội, số người phạm tội trong hầu hết các địa phương. Tội phạm tập trung nhiều nhất ở các
thành phố lớn và các địa phương vừa được đô thị hóa, các vùng giáp ranh các vùng biên
giới.
Nguyên nhân dẫn tới tình hình tội phạm có nhiều hành vi phi nhân tính hơn
Sống trong môi trường thiếu lành mạnh, bị lôi kéo bởi bạn bè xấu:
Các chương trình trên internet không được chọn lọc dẫn đến việc tiếp thu nhiều
thông tin độc hại khiến tâm lý, nhân cách trẻ bị ảnh hưởng. Trong các môi trường tác
động hình thành đến nhân cách của đứa trẻ thì môi trường gia đình là quan trọng nhất,
đặc biệt là cách sống, lối sống, suy nghĩ của cha mẹ. Những đứa trẻ như tấm gương phản
chiếu của cha mẹ chúng. Bởi vậy để giáo dục được trẻ tốt thì trước hết cha mẹ phải biết
sửa mình, phải biết làm gương và tạo ra một môi trường văn minh, lành mạnh

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa đạt kết quả cao. Chính vì
những nguyên nhân này mà ảnh hưởng rất lớn đến lối sống, nhận thức và ý thức chấp
hành pháp luật của trẻ em; trẻ em thường dễ bị kích động dẫn đến các hành vi bạo lực,
nhất là tầng lớp thanh, thiếu niên với lối sống thực dụng, ích kỷ, coi thường pháp luật...

4. Trong vụ án Đăk Lăk phần đối ngoại có ghi Vụ án không thể không kể đến sự
thiếu sót của nền KT nước nhà. Vậy câu nói trên có ảnh hưởng gì đến uy tín của NN
đối với quan hệ đối nội - đối ngoại mà để tại phần đối ngoại ảnh hưởng đến uy tín
của NN và liên quan gì đến tính tiêu cực, nguy hiểm của tình hình tội phạm.

Về ảnh hưởng của Nhà nước đối với quan hệ đối nội và đối ngoại: Bạn bè quốc tế
dù ủng hộ việc tìm ra tổ chức khủng bố đứng đằng sau băng nhóm này nhưng họ vẫn chỉ
ra điểm yếu của Việt Nam với nền kinh tế đang phát triển và còn nhiều yếu tố chưa đạt
được như về trình độ văn hóa, nạn thất nghiệp vẫn chưa thực sự giải quyết được nhu cầu
của người dân dẫn đến tình trạng trên. Do sinh sống ở nơi không đảm bảo được điều kiện
vật chất nên thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật, lòng tham và sự bất nhân nghĩa đã đưa
các đối tượng này phạm tội. Qua đó, có thể thấy được Nhà nước ta còn nhiều thiếu sót và
chưa kịp thời khắc phục cả về chất lượng đời sống của người dân.
Liên quan đến tính tiêu cực, nguy hiểm của tình hình tội phạm:
- Tính tiêu cực, nguy hiểm của tình hình tội phạm nếu không được nhận
thức và phòng ngừa kịp thời thì đối tượng phạm tội gây thiệt hại nặng nề về vật chất, tỉnh
thần nói riêng và thiệt hại cho mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Qua đó, nếu
không hạn chế được tính tiêu cực, nguy hiểm thì tình hình tội phạm diễn ra phức tạp gây
ảnh hưởng đến hình ảnh nước ta trong mắt bạn bè quốc tế vì chưa đủ năng lực để kiểm
soát đc tình hình tội phạm hiệu quả.

5. Sự ảnh hưởng đến uy tín NN đối với quan hệ đối ngoại đối nội là như thế
nào?

Sự phát triển MXH là một phần nào gây ảnh hưởng đến nền kinh tế ở VN nhưng
cũng chính nó mà cũng gây ra nhiều mâu thuẫn giữa những cá nhân, cá nhân với một tổ
chức nào đó dẫn đến nhiều người phạm tội: Tội giết người, buôn bán người,…
Công tác quản lý Nhà nước còn sơ hở để phát sinh tội phạm như lĩnh vực ngân hàng,
chứng khoán, đất đai, nhà cửa,… công tác phòng ngừa xã hội hiệu quả khá thấp; sự phối
hợp giữa nhà trường, xã hội và gia đình trong giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho giới trẻ
còn hạn chế.
Cấp ủy, chính quyền cơ sở ở một số nơi chưa thực sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ
đạo công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật và TP; trách nhiệm của người
đứng đầu một số cơ quan chưa được đề cao; sự tham gia của các ngành, đoàn thể còn ít.
Sự chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền
kinh tế thị trường trong khi công tác quản lý chưa theo kịp, có nhiều lỗ hổng trong quản
lý nhà nước và chính sách pháp luật chưa hoàn thiện nhất là trong lĩnh vực quản lý đất
đai, tài nguyên khoáng sản. Đất đai, khoáng sản trở thành 1 loại hàng hóa đặc biệt có khả
năng sinh lời cao làm cho một số người giàu lên nhanh chóng nhưng đây cũng là cơ hội
để loại tội phạm tham nhũng, lừa đảo phát triển. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế, xã hội
còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp phá sản, thu hẹp sản xuất, lao động mất việc tăng cao
tạo áp lực lớn đến các vấn đề xã hội; ảnh hưởng của văn hóa phẩm đồi trụy, các trò chơi
bạo lực trên mạng và sự xuống cấp về lối sống, đạo đức của một phận trong xã hội nhất là
lứa tuổi thanh, thiếu niên; tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng nhất là
trong thanh niên.
6. Tình hình TP rằng mang tính tiêu cực như đề cập trên thì có nên triệt tiêu
không?
Tình hình tội phạm là những hiện tượng mang tính tiêu cực vì
- Thể hiện ở xu thế chống đối, đi ngược lại những quá trình vận động và phát triển
của đời sống XH.
- Nguyên nhân và điều kiện luôn thể hiện sự đối lập, sự cản trở khuynh hướng phát
triển chung của toàn XH trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Xác định hiện tượng XH tích cực hay tiêu cực cần dựa vào những quan điểm, tư
tưởng chỉ đạo của giai cấp thống trị XH trong những giai đoạn khác nhau của sự phát
triển.
- Còn thể hiện thông qua tác động từ mặt trái của 1 số hiện tượng và quá trình XH coi
là tích cực và phù hợp với sự phát triển đi lên của XH.
Ví dụ: tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự hội nhập kinh tế toàn cầu,
xu hướng hiện đại hóa…

You might also like