You are on page 1of 2

1. Trình độ dân trí là gì?

- Nếu định nghĩa một cách thuần túy thì trình độ dân trí là khái niệm chỉ chung về trình
độ nhận thức hay mặt bằng văn hóa chung của một cộng đồng hay một nhóm dân cư ở
một phạm vi nhất định

- Về “lượng” thì trình độ dân trí là trình độ văn hóa chung của xã hội hoặc đơn giản hơn
là trình độ học vấn trung bình của người dân – bao nhiêu phần trăm biết đọc, biết viết,
bao nhiêu phần trăm có trình độ học vấn cao…

- Về “chất” thì trình độ dân trí là sự hiểu biết và ý thức về quyền và trách nhiệm của
người dân và từ đó là lợi ích có thể mong đợi được khi thực thi quyền và trách nhiệm đó.
Và giá trị cuối cùng của trình độ dân trí là ở mức độ quan tâm của người dân trước các
vấn đề xã hội, mức độ dân thân và khả năng hành xử trách nhiệm dân chủ của mình một
cách có hiệu quả.

2. Nguyên nhân tại sao trình độ dân trí lại ảnh hưởng đến tình hình tội phạm:

- Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, từ năm 1945 cho đến 1985, trình độ dân trí còn thấp:

+ Tồn tại phổ biến những phong tục tập quán lạc hậu, những tàn dư do chế độ cũ để lại
vẫn còn rất nặng nề  lợi ích của mỗi con người trong XH chưa được quan tâm đúng
mức.

+ Cách nghĩ, cách làm tiểu nông, thiển cận, lối sống vô tổ chức, chưa coi trọng pháp luật,
tự do vô chính phủ  là nguyên nhân chính làm phát sinh rất nhiều loại tội và nhóm tội
khác nhau trong XH như là các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
con người, các tội xâm phạm trật tự công cộng, các tội xâm phạm tự do, dân chủ của
công dân, các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính.

3. Điều kiện gì khiến trình độ dân trí lại ảnh hưởng đến tình hình tội phạm:

- Điều kiện không thể làm phát sinh tình hình tội phạm mà nó chỉ tạo ra những hoàn
cảnh, khả năng thuận lợi để nguyên nhân làm phát sinh tình hình tội phạm.

- Sự buông lỏng, mất cảnh giác, chủ quan của nhà quản lý có thể tạo ra cơ hội thuận lợi
cho nhiều loại tội phạm phát triển trong mỗi gia đoạn nhất định.

- Sự thiếu hiểu biết, không tiếp cận được thông tin đúng đắn mà Nhà nước, Pháp luật
tuyên truyền kịp thời, vẫn còn mang nặng những tư tưởng, thủ tục phong kiến lạc hậu 
đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, miền núi
- Chọn lọc thông tin không đúng, mù quáng chạy theo xu hướng, trào lưu tiêu cực. 
diễn ra khá phổ biến ở giới trẻ hiện nay.

- Sự thiếu đồng bộ và còn tồn tại nhiều khoảng trống chưa được luật hóa trong đời sống
xã hội  lợi dụng những khoảng trống đó để “lách luật”.

- Hoạt động phòng chống tội phạm, xử lý tội phạm chưa thật sự hiệu quả  hiệu quả răn
đe, phòng ngừa tội phạm xảy ra không mang tính lâu dài.

You might also like