You are on page 1of 3

Họ và tên: Trần Huyền Thảo Nguyên Mã số sinh viên: 2353801015137

Trường: Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Lớp: CLC48(A)

… ảnh hưởng của văn hoá truyền thống Việt Nam đến cách ứng xử với pháp luật ngày
nay đã được tác giả nghiên cứu và (trình bày) trong chương II của (công trình nghiên
cứu).
Văn hoá được hình thành thông qua cách ứng xử của con người đối với từng môi
trường tự nhiên và xã hội cụ thể. Bên cạnh những nét truyền thống, văn hoá tốt đẹp, trong
quá trình phát triển của văn hoá, truyền thống không thể tránh khỏi những tình huống khi
xã hội đã phát triển và thay đổi nhưng những giá trị truyền thống, văn hoá cũ không còn
phù hợp nữa nhưng vẫn còn tồn tại trong tư tưởng của người dân, trở thành lực cản đối
với sự phát triển của xã hội. Trong bối cảnh nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền
dựa trên nền tảng của ba yếu tố hạt nhân: văn hoá nông nghiệp lúa nước, Nho giáo và
Phật giáo, ta phải đối mặt với những hệ quả từ những truyền thống xấu vẫn đang ăn sâu
vào đời sống của người dân, ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ của người Việt nay đối với
pháp luật.
Sự tác động đầu tiên được tác giả phân tích đó là sự tác động của văn hoá nông
nghiệp lúa nước. Là yếu tố lớn nhất trong sự hình thành văn hoá Việt Nam và là nền tảng
để nhà nước ta xây dựng nhà nước pháp quyền, các tác động tiêu cực từ các đặc trưng của
nền văn hoá nông nghiệp lúc nước đối với cách ứng xử của người dân đối với pháp luật
được tác giả phân tích gồm có: tính cộng đồng; lối ứng xử trọng tình nhẹ lý; lối sống
trọng lệ hơn luật và ứng xử “phép vua thua lệ làng”; tư duy tiểu nông tuỳ tiện, chủ quan,
cảm tính.
Tính cộng đồng trong văn hoá Việt Nam được hình thành theo cơ sở của nghề
nông, một phương thức sản xuất mà cư dân phải định cư ổn định, không di chuyển nhiều
như nghề chăn nuôi du mục của văn hoá phương Tây, từ đó hình thành lối sống cộng
đồng, nơi mọi người tương trợ lẫn nhau. Lối sống cộng đồng tuy giúp nâng cao tinh thần
đoàn kết, tương thân tương ái giữa con người nhưng cũng làm cho tính cá nhân trở nên
mở nhạt khi ức chế, kìm hãm vai trò của cá nhân.
Tính cá nhân mờ nhạt dẫn đến việc con người không thể sử dụng tốt các quyền cá
nhân của họ, trái ngược lại với mục đích của nhà nước pháp quyền đó là để đảm bảo
quyền và tự do của cá nhân. Các cơ quan công quyền vẫn hành xử theo kiểu “ban ơn” khi
các cá nhân đối với quyền lợi của mình lại phải quỵ luỵ, khúm núm.

1
Ngoài ra, lối sống đề cao tính cộng đồng còn sinh ra tính dựa dẫm, ỉ lại, con người
trở nên thụ động và không dám làm, dám chịu trách nhiệm. Tâm lý dựa dẫm, ỉ lại tạo
thành hiện tượng lợi dụng các mối quan hệ thân quen để giúp đỡ cho các nhu cầu, lợi ích
cá nhân. Sự phát triển của pháp luật bị cản trở bởi các hành vi tiêu cực, và các hành vi
tiêu cực cũng thường được che chắn để tránh việc “rút dây động rừng”. Bên cạnh đó, tính
cộng đồng còn tạo thành những hành vi ứng xử như sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm, lãng phí
của công.
Ảnh hưởng tiếp theo của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước là lối ứng xử nặng
tình nhẹ lý. Cuộc sống cộng đồng tạo thành nếp sống “trọng tình”, tuy tạo thành lối sống
giàu tình cảm, hoà thuận trong văn hoá người Việt nhưng cũng hình thành lối sống cả nể,
ngại va chạm, thiếu quyết đoán, việc này khiến cho pháp luật không thể đạt hiệu quả khi
con người thường cảm tính, thiếu nguyên tắc và tuỳ tiện, ưu tiên giải quyết vấn đề bằng
tình cảm và niềm tin thay vì pháp luật. Người Việt ít sử dụng đến pháp luật để bảo vệ
quyền lợi của mình, ngại việc kiện tụng. Hiện nay, có rất ít doanh nghiệp có các bộ phận
chuyên trách đối với các vấn đề pháp lý và giới doanh nhân Việt Nam có thói quen hối lộ
để giải quyết vấn đề phát sinh. Những điều này hoàn toàn không phù hợp đối với tinh
thần “thượng tôn pháp luật”.
Lối sống trọng lệ hơn luật và thói quen ứng xử ‘phép vua thua lệ làng’ cũng ảnh
hưởng tiêu cực đến văn hóa pháp luật của người Việt trong thời hiện đại. Với phương
thức sản xuất nông nghiệp lúa nước, người Việt tập trung sinh sống thành các làng, mỗi
làng có các luật lệ, tục quán riêng, có bộ máy hành chính riêng, hình thành lối sống tự trị,
khép kín của văn hoá làng Việt Nam, lệ làng được người dân am hiểu hơn là pháp luật và
truyền qua nhiều thế hệ.
Qua việc sống theo lệ làng qua nhiều thế hệ, cư dân nông thôn Việt Nam quen với
các nghĩa vụ, trách nhiệm của lệ làng mà trở nên coi thường pháp luật, chỉ đề cao lợi ích
của làng mình và ít quan tâm đến lợi ích quốc gia, sinh ra tư tưởng cục bộ địa phương,
chỉ quan tâm lợi ích trong cộng đồng của mình, sinh ra những hành vi tiêu cực.
Cuối cùng đó là tư duy tiểu nông tuỳ tiện, chủ quan, cảm tính được sinh ra từ văn
hoá nông nghiệp lúa nước, do đặc thù của nghề nông, con người phải ứng phó linh hoạt
và cư xử khéo léo trong các mối quan hệ cộng đồng, nghề nông không có tính ổn định,
quy củ, từ những yếu tố đó hình thành lối sống tuỳ tiện, chủ quan, cảm tính.
Lối sống này dẫn đến sự tuỳ tiện trong nhận thức và hành động, trong đó tạo ra
thói quen “lách luật” dưới các hình thức như: hối lộ, chạy chức, chạy án,… Với tư duy

2
kinh nghiệm chủ quan, các nhà quản lý ở nước ta hiện nay thiếu tính chiến lược và tầm
nhìn xa, thiếu sự đồng bộ và nhất quán trong việc soạn thảo, ban hành các văn bản pháp
luật. Việc này làm trì trệ, kìm hãm sự phát triển của quá trình xây dựng nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam.
Bên cạnh sự tác động của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, tư tưởng Nho giáo
cũng ảnh hưởng không ít đối với văn hoá truyền thống Việt Nam sau thời gian hơn 1.000
năm du nhập vào nước ta. Nho giáo coi trọng đạo lý hơn pháp lý, tư tưởng này đã ăn sâu
vào cộng đồng sau ngàn năm phong kiến, khiến vai trò của pháp luật ít được coi trọng.
Nho giáo còn đặt ra một hệ thống mà trong đó các quan hệ quyền lực được sắp xếp
theo tôn ti trật tự, từ gia đình cho đến làng xã, quốc gia, là công cụ của hệ thống này đã
triệu tiêu quyền cá nhân và ý thức phản kháng của con người, pháp luật thời phong kiến
hà khắc, bảo vệ chủ yếu là quyền lợi của giai cấp cầm quyền, do đó hình thành tâm lí
khiến cho người dân lo ngại pháp luật, né tránh pháp đình. Cho đến hiện nay vẫn còn tình
trạng “thượng tôn quan quyền” tồn tại trong mối quan hệ ứng xử giữa cơ quan công
quyền và người dân, pháp luật chưa thật sự hướng lợi ích về người dân, chưa bảo vệ
quyền con người, người dân chưa có thói quen tìm đến toà án để bảo vệ quyền lợi của
mình. Hiện tượng này đã tạo thành trở ngại cho nước ta trong quá trình xây dựng nhà
nước pháp quyền.
Yếu tố cuối cùng trong ba yếu tố hạt nhân hình thành nên văn hoá truyền thống
Việt Nam đó là Phật giáo, người Việt ta sớm tiếp xúc với Phật giáo từ thời Bắc thuộc

You might also like