You are on page 1of 4

Trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do

nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn hiện nay theo TTHCM cần chú ý
những vấn đề gì? Vị trí, vai trò và trách nhiệm của anh chị trong nhà
nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay?

* Trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn hiện nay theo TTHCM cần
chú ý những vấn đề:
1. Xây dựng bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước phải tuân thủ,
thượng tôn và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật:
- Nêu cao tính nghiêm minh của pháp luật. Người tuyên bố:“Pháp
luật Việt Nam tuy khoan hồng với những người biết cải tà quy
chính, nhưng sẽ thẳng tay trừng trị những tên Việt gian đầu sỏ đã
bán nước buôn dân”.
- Hồ Chí Minh luôn luôn khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát
công việc của Nhà nước, giám sát quá trình Nhà nước thực thi
pháp luật, đồng thời không ngừng nhắc nhở cán bộ các cấp, các
ngành phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, trước hết là
các cán bộ thuộc ngành hành pháp và tư pháp. Người viết: “Các
bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các
bạn cần phải nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp, chí công,
vô tư” cho nhân dân noi theo”.
- Pháp luật là công cụ quyền lực của nhân dân, vì thế điều quan
trọng là phải “làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ,
biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”. Các cơ
quan pháp quyền có trách nhiệm và nhiệm vụ phải làm sao cho
nhân dân được hiểu biết về pháp luật từ đó nâng cao trình độ dân
trí góp phần vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền.

2. Tăng cường quyền lợi và vai trò của nhân dân:


- Điều này được thể hiện rõ nhất qua cuộc Tổng tuyển cử trong mỗi
nhiệm kì của Nhà nước. Việc bỏ phiếu bầu cử thể hiện được quyền
lợi rất rõ ràng và bình đẳng của nhân dân trong việc góp phần vào
xây dựng bộ máy nhà nước luôn được nắm giữ bởi những cá nhân
xuất sắc nhất để lãnh đạo đất nước ta.
- Mỗi người dân hay mỗi cá nhân trong xã hội đều có quyền được
góp ý kiến của mình vào trong những điều lệ, điều luật của Hiến
pháp và luật pháp nước nhà, từ đó góp phần làm cho những chính
sách của đất nước trở nên công bằng, văn minh hơn.

3. Phát triển kinh tế gắn liền với mục tiêu XHCN:


Đảm bảo sự phát triển kinh tế trong CNXH phải không gây ra sự
chênh lệch quá lớn giữa các tầng lớp xã hội, điều này sẽ gây ra
nhiều vấn đề trong xã hội:
- Gây ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
- Là tiền đề tác động đến tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội.
- Người dân suy giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước, vào chế độ.
- Là điều kiện làm cho sự lãnh đạo của Đảng suy yếu.
- Ảnh hướng đến vấn đề anh ninh môi trường.
 Vì vậy vấn đề là phải giải quyết được sự chênh lệch tầng lớp quá
lớn đang diễn ra trong xã hội VN hiện nay.

4. Chống lại nạn “Tự diễn biến, tự chuyển hóa”:


Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang có rất nhiều những cuộc thanh
lọc diễn ra trong bộ máy Nhà nước, điều đó góp phần giữ cho Đảng ta
ngày càng trong sạch, minh bạch, vững mạnh và đặc biệt là có được
lòng tin tưởng của nhân dân vào Đảng trong việc giao phó quyền
hành cho những cá nhân trong nhà nước.
5. Phát triển toàn diện về giáo dục:
Đầu tư vào giáo dục cho tầng lớp thế hệ trẻ là việc hết sức quan
trọng vào thời kì hiện nay, do lớp trẻ là tầng lớp tương lai tầng lớp
quyết định sự phát triển của đất nước sao này, như câu mà Hồ Chủ
Tịch đã nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân
tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công
học tập của các em”. Do đó vận mệnh của tổ quốc đang được đặt
trong tay những tầng lớp trẻ.

* Vị trí, vai trò và trách nhiệm của anh chị trong nhà nước
pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay:

1. Vị trí:
- Là một phần quan trọng của xã hội và hệ thống giáo dục.
- Được coi là những người trẻ tuổi, tiềm năng của đất nước, và được
đầu tư vào để phát triển và góp phần vào sự phát triển bền vững
của đất nước.
2. Vai trò:
- Được coi là lực lượng nền tảng trong các hoạt động xã hội, đặc biệt
là trong việc thúc đẩy các giá trị nhân văn, dân chủ và phát triển
bền vững.
- Đóng vai trò là người học, nắm bắt kiến thức và kỹ năng để phát
triển bản thân.
- Là một phần quan trọng của cộng đồng, tham gia vào các hoạt
động xã hội như tình nguyện, vận động cộng đồng và các hoạt
động tình nguyện khác.
- Là những nhà lãnh đạo tiềm năng, có khả năng tạo ra sự thay đổi
tích cực trong xã hội thông qua việc đề xuất và thực hiện các dự án
và ý tưởng mới, góp phần vào định hướng cho sự phát của đất
nước trong tương lai.
3. Trách nhiệm:
- Về bản thân:
+ Phải tự chủ trong học tập, rèn luyện và phát triển bản thân. Cần
đặt ra mục tiêu học tập và nghề nghiệp rõ ràng, cố gắng hoàn thành
chương trình học và nắm vững kiến thức chuyên môn.
+ Ngoài ra, cũng cần phát triển những kiến thức và kỹ năng cần
thiết cho sự phát triển cá nhân trong cộng đồng và xã hội.
+ Thể hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của một người công dân là
tuân thủ và không làm trái với pháp luật nhà nước.
- Về cộng đồng và xã hội:
+ Tham gia vào các hoạt động xã hội, văn hóa và tình nguyện để
góp phần vào việc xây dựng một xã hội hòa bình, công bằng và
phồn thịnh.
+ Giữ một thái độ ôn hòa, thân thiện với những người xung quanh
để trách mâu thuẫn cá nhân dẫn đến những mâu thuẫn xã hội
không cần thiết.
- Về xây dựng chính trị và xã hội:
+ Được khuyến khích tham gia vào các hoạt động chính trị và xã
hội, nhằm thể hiện quan điểm và ảnh hưởng đến quá trình ra quyết
định.
+ Tham gia vào các tổ chức đại hội, các hoạt động biểu tình, hay
các tổ chức xã hội để thúc đẩy những giá trị và mục tiêu mà họ tin
tưởng mà không làm trái với pháp luật Việt Nam.
+ Tham gia vào việc đề xuất ý kiến, tham gia tranh luận và góp
phần vào quá trình xây dựng và hoàn thiện các chính sách của nhà
nước.

You might also like