You are on page 1of 5

Họ và tên: Trần Thị Huyền Trân BÀI KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC PHẦN

MSSV: 1917340101034 HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021


Lớp: K19QT Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

BÀI LÀM

Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích bản chất và định hướng xây dựng chế độ dân chủ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam? (3 điểm) Là một công dân trong thời đại mới, anh (chị) cần nhận
thức và tiếp cận thành tựu khoa học, công nghệ mới như thế nào để góp phần hoàn thiện
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? (2 điểm)
 Bản chất chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã
hội, là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ gắn liền với kỹ cương và phải thể
chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật đảm bảo,… Nội dung này được hiểu là:
- Dân chủ là mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa. (Chế độ xã hội chủ nghĩa mà
chúng ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Dân chủ và thực hành dân chủ trong quá trình phát triển xã hội là điều kiện tiên quyết, là
cơ sở thiết yếu để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh . Để đi lên Chủ nghĩa xã hội,
cùng với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hóa –
hiện đại hóa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhất thiết
phải xây dựng thành công nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh...).
- Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. (Do nhân dân làm chủ, tất cả các
công dân đều có quyền tham dự đời sống chính trị, quyền lực cao nhất của đất nước thuộc
về đại diện của nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức).
- Dân chủ là động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội. (Đảng phải quán triệt tư tưởng
“lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”, phát
huy sức mạnh của nhân dân, của toàn dân tộc).
- Dân chủ gắn liền với pháp luật. (Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải
được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm, mọi công dân đều có quyền
bình đẳng trước pháp luật).
VD: Nhà nước và công chức chỉ được làm những điều luật pháp cho phép, còn người dân
thì được phép làm tất cả những gì mà luật pháp không cấm.
- Dân chủ phải được thực hiện trong đời sống thực tiễn ở tất cả các cấp, mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội về lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
- Bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được thực hiện thông qua các hình
thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
 Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo
luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng nhà nước.
1
VD: Tất cả công dân đủ điều kiện trực tiếp đi bỏ phiếu bầu ra những người mình tin
tưởng, đủ đức đủ tài vào trong Hội đồng nhân dân các cấp và các đại biểu quốc hội.
 Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân
dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của
cộng đồng, đất nước.
VD: Đại biểu quốc hội là người đại diện cho nhân dân, được sự ủy thác của nhân dân,
thay mặt nhân dân tham gia xây dựng các đạo luật để quản lí xã hội.
 Định hướng xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất thiết phải xây dựng và không ngừng phát huy dân
chủ xã hội chủ nghĩa.
- Nền dân chủ ấy phải được xác lập và hoàn thiện thể chế kinh tế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa tạo ra cơ sở kinh tế vững chắc cho xây dựng dân chủ xã hội
chủ nghĩa. (Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng trưởng kinh tế
luôn gắn với bảo đảm công bằng, thực hiện tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa, phát triển
con người, nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Quá trình
dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế ngày càng mở rộng. Phát triển đa dạng các hình thức
sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp...)
- Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh với tư cách điều kiện
tiên quyết để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Đảng vừa là bộ phận cấu
thành của hệ thống chính trị vừa là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị và Đảng cũng
phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng phải vững mạnh về chính
trị. Đảng phải dân chủ hóa trong sinh hoạt, thực hiện nguyên tác tập trung dân chủ. Có
như vậy, Đảng mới lãnh đạo trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa).
VD: Một người đảng viên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, hành vi, nhận thức,…
- Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều phải xuất phát từ nhân dân,
vì lợi ích của nhân dân. (Đảng là người đầy tớ trung thành của nhân dân”, “Việc gì có lợi
cho dân thì phải làm cho bằng được”, “Việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”)
VD: Chính sách và cơ chế để mọi người dân có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
như giáo dục, đào tạo, y tế, nước sạch, giảm nghèo... phát triển hệ thống mạng lưới an
sinh xã hội, cần nghiên cứu sửa đổi chính sách và cơ chế trợ giúp xã hội.
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh với tư cách điều kiện
để thực thi dân chủ xã hội chủ nghĩa. (Bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam là nhà nước đặt dưới sự điều chỉnh tối cao của pháp luật. Do đó, pháp luật trong nhà
nước pháp quyền phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, khả thi và hiệu quả, bảo đảm
nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và bảo vệ quyền con người).
- Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa. (Tổ chức, phương thức hoạt động của Đảng và của hệ thống chính trị
không ngừng được đổi mới, chỉnh đốn, nhờ đó dân chủ trong Đảng ngày càng được nâng

2
cao. Sự tham gia của các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên vào việc hoạch định, triển khai
thực hiện chủ trương của Đảng ngày càng rộng rãi, có hiệu quả).
- Xây dựng và từng bước hoàn thiện các hệ thống giám sát, phản biện xã hội để phát
huy quyền làm chủ của nhân dân. (Cần tiếp tục hoàn thiện hơn các quy định về quyền
giám sát của nhân dân, cơ chế pháp lý bảo đảm cho nhân dân trực tiếp giám sát hoạt động
của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức, cơ quan Đảng, Nhà nước).
 Là một công dân trong thời đại mới, cần nhận thức và tiếp cận thành tựu khoa học,
công nghệ để góp phần hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam bằng
cách:
- Giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Cập nhật, nắm bắt thông tin về các công trình khoa học, công nghệ mới trên toàn
cầu.
- Nhận thức đúng, đầy đủ những thành tựu khoa học, kỹ thuật của loài người từ
trước tới nay nhất là của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra.
- Học tập, lao động, rèn luyện và cống hiến trí tuệ, nhiệt huyết để tiếp tục kế cận sự
nghiệp xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Xây dựng, hình thành mục tiêu theo đuổi sự nghiệp và khoa học - công nghệ.
- Nâng cao trình độ hiểu biết cao trong các lĩnh vực có liên quan.
- Trau dồi kiến thức, nâng cao nhận thức và lý luận và thực tiễn.
- Thi đua học tập, nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật tiên tiến
vào học tập, công việc,…
- Không ngừng tự tu dưỡng rèn luyện và hình thành cho mình bản lĩnh sống, bản
lĩnh chính trị vững vàng, bản lĩnh nghề nghiệp vững chắc.
- Không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng động
và sáng tạo, không ngừng rèn luyện nhân cách và lối sống.
- Tiếp thu, sử dụng, phát triển những thành tựu khoa học, kỹ thuật của cuộc Cách
mạng khoa học công nghệ nhưng vẫn chắt lọc về mặt tư tưởng chính trị, sáng tạo vào linh
hoạt trong hoạt động thực tiễn.
- Vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
vào các ngành khoa học xã hội và nhân vǎn, khoa học tự nhiên và công nghệ.
Câu 2: Anh (chị) hãy phân tích mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam. (3
điểm) Trách nhiệm của thanh niên, sinh viên trong giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và
tôn giáo nhằm góp phần giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước, độc lập, chủ
quyền của Tổ quốc? (2 điểm)
 Mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam
Quan hệ dân tộc và tôn giáo là sự liên kết, tác động qua lại, chi phối lẫn nhau giữa các
dân tộc và tôn giáo trong nội bộ quốc gia, hoặc giữa các quốc gia với nhau trên mọi
lĩnh vực của đời sống. Quan hệ dân tộc và tôn giáo được thể hiện ở nhiều cấp độ, hình
thức và phạm vi khác nhau. Ở nước ta, mối quan hệ này mang những đặc điểm sau:

3
- Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ dân tộc và tôn giáo
được thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia – dân tộc thống nhất. (Việt Nam
có 54 dân tộc anh em và có 13 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân. Trong lịch sử
cũng như hiện tại, các tôn giáo ở Việt Nam có truyền thống gắn bó chặt chẽ với dân tộc,
đồng hành cùng dân tộc, gắn đạo với đời. Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân
tộc, tín ngưỡng và tôn giáo nhìn chung đều đoàn kết ý thức rõ về cội nguồn, về một quốc
gia – dân tộc thống nhất cùng chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc).
VD: Chính sách xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đối với đồng
bào dân tộc thiểu số vùng sau vùng xa, biên giới, hải đảo,..
- Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tín ngưỡng
truyền thống. (Ở Việt Nam, tín ngưỡng truyền thống biểu hiện ở nhiều cấp độ, trên phạm
vi cả nước, diễn ra trong mọi gia đình, dòng họ không phân biệt dân tộc, tôn giáo. Trong
đó tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, những người có công với dân, với
nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt. Chính tín ngưỡng
truyền thống đã làm nên nét đặc thù trong quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam, chi
phối mạnh mẽ làm biến đổi các nền văn hóa, tôn giáo bên ngoài du nhập vào Việt Nam.
Các nền văn hóa hay tôn giáo từ bên ngoài đều phải biến đổi ít nhiều để phù hợp với
truyền thống dân tộc, với nền văn hóa bản địa và sự chi phối của tín ngưỡng truyền thống,
nhất là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Ví dụ điển hình chính là Nho giáo, Phật giáo, Đạo
giáo và Công giáo).
VD: Tất cả các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều thờ cúng tổ tiên, ông bà,…
- Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh tác động đến đời sống
cộng đồng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. (Từ khi đất nước thực hiện đường lối đổi
mới toàn diện, kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng thì đời sống
tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Nam phát triển. Một số hiện tượng tôn giáo mới lợi
dụng niềm tin tôn giáo thực hiện các nghi lễ phản văn hóa, truyền đạo trái phép, phát tán
các tài liệu có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước làm ảnh
hưởng xấu đến đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, tiêu cực đến chính trị, anh ninh xã hội.
Vì vậy, nước ta cần phải quản lý tốt các hiện tượng tôn giáo mới nhằm đảm bảo sự ổn
định chính trị quốc gia và giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo).
VD: Hội Đức thánh chúa trời đã lợi dụng niềm tin tôn giáo để thực hiện dụ dỗ, lôi kéo
người khác, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và làm những điều trái với thuần phong mỹ
tục. Tuy nhiên đã nhanh chóng được phá bỏ.
 Trong bối cảnh hiện nay, dân tộc và tôn giáo ngày càng có mối quan hệ khăng khít,
chặt chẽ với nhau. Đoàn kết giữa tôn giáo và dân tộc vẫn trở thành xu thế nổi trội, các tôn
giáo tham gia tích cực vào khối đại đoàn kết dân tộc. Sự gắn kết giữa tôn giáo và dân tộc
tạo bản sắc văn hoá của Việt Nam. Song có điều trong quá trình phát triển các tôn giáo
cũng tự phải biến đổi mình để thích nghi, để tồn tại, thậm chí phát triển theo yêu cầu xã
hội tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

4
 Là sinh viên, trong giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo nhằm góp phần
giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước, độc lập, chủ quyền của Tổ quốc
cần phải:
- Tự rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của một sinh viên
theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
- Giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tỉnh táo, sáng suốt, cảnh giác trước âm mưu chống phá, chia rẽ dân tộc, tôn giáo
của thế lực thù địch.
- Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo
và giải quyết vấn đề tôn giáo.
- Giao lưu, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các tôn giáo, các dân tộc có trong lớp,
trường, địa bàn.
- Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân,
giúp đỡ lẫn nhau giữa các sinh viên thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau.
- Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng
tôn giáo.
- Nhận thức đúng cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề
dân tộc, tôn giáo chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Góp phần giữ trật tự an toàn xã hội ở các vùng dân tộc, tôn giáo.
- Sống hòa đồng, không phân biệt vùng miền, dân tộc, tôn giáo với các bạn cùng
trang lứa cũng như mọi người xung quanh, nhằm giúp vững mạnh khối đoàn kết dân tộc.
- Tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về tôn giáo và công tác tôn
giáo.
- Cần tự đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật,
không chia bè kéo cánh để làm rối loạn gây mất đoàn kết nội bộ, mất đoàn kết dân tộc,
tôn giáo.
- Phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân làm ảnh hưởng đến
mối quan hệ dân tộc, tôn giáo.
- Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết trong tập thể.
- Thẳng thắn, trung thực bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng,
chân thành, khiêm tốn, không bao che khuyết điểm.
- Quan tâm, nắm rõ tình hình thời thế của Đất nước cũng như Thế giới về nhiều mặt
đời sống kinh tế, chính trị - xã hội.
- Cổ vũ và ủng hộ các tổ chức tôn giáo phát huy truyền thống tốt đẹp yêu nước, yêu
tôn giáo, đoàn kết tiến bộ, phục vụ xã hội, cống hiến vì sự nghiệp đoàn kết, phát triển kinh
tế, chính trị - xã hội.
- Kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, dân tộc Việt Nam.
- Tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

You might also like