You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỐCGIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


MÔN HỌC:

HỌ VÀ TÊN: PHẠM THỊ XUÂN QUỲNH


MSSV: 2157051047
LỚP: 2B
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ THÙY DUYÊN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2021


NỘI DUNG THỰC HIỆN

1
CÂU HỎI:
1. Phân tích đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay trong việc
thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Cho ví dụ minh hoạ cụ thể
cho các đặc điểm này.
2. Việt Nam đã và đang làm gì để đảm bảo bình đẳng dân tộc trong tiến trình
xây dựng cnxh? (Bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam và bình đẳng giữa
dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới).
3. Chứng minh sự tồn tại và vai trò của các tôn giáo trong tiến trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?

BÀI LÀM:
Câu 1: Phân tích đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Cho ví dụ
minh hoạ cụ thể cho các đặc điểm này.
 Đặc điểm chung của giai cấp công nhân trên Thế giới:
- Giai cấp công nhân trước hết là giai cấp người lao động sản xuất ra
vật chất (khi trình độ dân trí nâng cao đồng thời xuất hiện ngày càng
nhiều những phát minh, sáng chế mang tính lý luận được áp dụng trực
tiếp trong sản xuất). Vì vậy, giai cấp công nhân có vai trò quyết định
nhất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
- Giai cấp công nhân là giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp
tư sản. Giai cấp công nhân góp phần xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp
bức bóc lột, giành chính quyền và làm chủ xã hội. Trong khi giai cấp
tư sản là giai cấp bóc lột và không bao giờ tự rời bỏ những vấn đề cơ
bản đó. Do vậy, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để.
- Giai cấp có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình. Hệ tư tưởng đó là
chủ nghĩa Mác-Lênin phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân, đồng thời hệ tư tưởng đó dẫn dắt quá trình giai cấp công nhân
thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng xã hội, giải
phóng con người. Giai cấp công nhân ở Đảng tiên phong của mình là
Đảng Cộng Sản (Đảng Mác-Lênin).
 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
- Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là những
nhiệm vụ mà giai cấp công nhân cần phải thực hiện với tư cách là giai
cấp tiên phong.
2
- Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là: xóa bỏ chế độ tư bản chủ
nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức bóc
lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa và xã
hội cộng sản văn minh trên phạm vi toàn thế giới.
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được thực hiện trên 2 giai
đoạn:
+ Giai đoạn 1: Giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của mình
tiến hành một cuộc đấu tranh giành chính quyền về tay mình, thiết lập
chuyên chính vô sản.
- + Giai đoạn 2: Giai cấp công nhân liên minh với nhân dân lao động để
cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng
sản.
=> Hai giai đoạn trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó giai
đoạn 2 là quan trọng để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch
sử của mình.
 Ta có thể thấy sứ mệnh ấy ở các đặc điểm của giai cấp công
nhân Việt Nam:
- Giai cấp công nhân Việt Nam tuy là một bộ phận của giai cấp công
nhân Thế giới nhưng vẫn có những đặc điểm riêng mình:
+ Thứ nhất: ra đời trong một nước thuộc địa nửa phong kiến và phải
chịu 3 tầng áp bức(phong kiến, thực dân, tư sản).
+ Thứ hai: phần lớn xuất thân từ nông dân, điều này tạo cơ sở thuận
lợi cho việc hình thành khối liên minh công nông.
+ Thứ ba: Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản
Việt Nam, thành phần thống nhất và thuần nhất nên không bị ảnh
hưởng của chủ nghĩa cải lương và chủnghĩa cơ hộ.
+ Thứ tư: Giai cấp công nhân Việt nam có truyền thống yêu nước ý
chí kiên cường bất khuất lại hình thành khi Cách Mạng Tháng 10 Nga
thành công nên đã tiếp thu ngay kinh nghiệm của Cách mạng Tháng
10 Nga và lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
+ Thứ năm: Giai cấp công nhân Việt Nam từ khi có chính Đảng của
mình giai cấp côngnhân đã trở thành lực lượng tiên phong đi đầu
trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và hoàn thành thắng lợi

3
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và đang tiến hành xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
 Ngày nay sau hơn 30 năm đổi mới thì giai cấp công nhân Việt
Nam đã tăng nhanh về số lượng và chất lượng, đa dạng cơ cấu về
ngành nghề, nắm vững tri thức về khoa học công nghệ tiên tiến
 Thực tế đặc điểm của giai cấp công nhân hiện nay với việc thực
hiện sứ mệnh lịch sử:
(1) Giai cấp công nhân nước ta phát triển nhanh về số lượng, đa dạng
về cơ cấu thành phần và ngành nghề.
+ Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác quốc tế cùng với
sự phát triển không ngừng của khoa học-công nghệ và kinh tế tri thức
đã xuất hiện nhiều ngành nghề mới trong xã hội. Sự xuất hiện của
những ngành nghề mới này thu hút một lực lượng lao động nhất định.
+ Số liệu thống kê cho thấy, nếu trước 1986, nước ta có khoảng 3,38
triệu công nhân, chiếm 16% lực lượng lao động xã hội; thì đến cuối
2015 tăng lên 12.856,9 nghìn người, chiếm 14,01% dân số và 23,81%
lực lượng lao động xã hội. Trong đó, có 1.371,6 nghìn công nhân làm
việc trong doanh nghiệp nhà nước (chiếm 10,67%); 7.712,2 nghìn
công nhân làm việc trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm
59,99%); 3.772,7 nghìn công nhân làm việc trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 29,34%)
(2) Giai cấp công nhân ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên
môn nghề nghiệp, hình thành tác phong và kỷ luật lao động theo
hướng hiện đại.
- Những tiến bộ của khoa học và công nghệ trong cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đồng nghĩa với việc lực lượng lao động công nghiệp
có lĩnh vực hoạt động phức tạp hơn. Nền kinh tế sáng tạo ngày càng
phát triển và đòi hỏi kỹ năng cơ bản cao hơn của những nhân viên
tham gia vào quá trình này.
- Thực tế con người đã phát minh ra được các hệ thống năng lực tập
trung vào, ví dụ: kỹ năng cứng (đặc biệt là kỹ năng số, trong tương lai
sẽ đáp ứng tiêu chuẩn năng lực CNTT cao hơn để thích ứng với công
nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo AI) và các kỹ năng mềm
(kỹ năng học tập suốt đời, tư duy phân tích và đổi mới, chiến lược học
tập và học tập tích cực, sáng tạo, độc đáo và chủ động, thiết kế và lập
4
trình công nghệ, tư duy phân tích và phản biện, giải quyết vấn đề phức
tạp, lãnh đạo và ảnh hưởng xã hội, trí tuệ cảm xúc, lý luận, giải quyết
vấn đề và ý tưởng, phân tích và đánh giá có hệ thống.
(3) Giai cấp công nhân nước ta có nhiều cơ hội việc làm, đời sống vật
chất và tinh thần ngày càng được cải thiện.
- Trong những năm gần đây, các tổ chức phi chính phủ và công ty nước
ngoài đã có những thay đổi mạnh mẽ nhờ cải cách thể chế nhằm hội
nhập với nền kinh tế toàn cầu, tạo ra nhiều việc làm cho người lao
động.
- Số lượng lao động của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tăng
mạnh. Nếu năm 1995 mới có gần 210 nghìn lao động thì đến năm
2015 đã có gần 3,8 triệu lao động, chiếm khoảng 29,3 % tổng số lao
động của doanh nghiệp.
- Hiện có khoảng hơn 600 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc tại
trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề các
loại. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn
lao động cùng ngành nghề trong nước.
 Thông qua những đặc điểm trên ta thấy được những đóng góp của
giai cấp công nhân đối với đất nước:
- Giai cấp công nhân là lực lượng bảo vệ vững chắc Đảng và chính
quyền xã hội chủ nghĩa, không chấp nhận đa đảng, đa nguyên chính
trị.
- Giai cấp công nhân tham gia vào nhiều thành phần kinh tế, phấn đấu
vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong trong đấu tranh chống tiêu
cực, tham nhũng và tệ nạn xã hội, là lực lượng chính trị - xã hội quan
trọng bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây
dựng nền quốc phòng toàn dân.

Câu 2. Việt Nam đã và đang làm gì để đảm bảo bình đẳng dân tộc trong
tiến trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội? (Bình đẳng giữa các dân tộc ở
Việt Nam và bình đẳng giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác trên
thế giới).

5
 Bình đằng dân tộc: là quyền của các dân tộc trong một quốc gia không
bị phân biệt theo trình độ phát triển, màu da, thiểu số, ….tất cả đều có
quyền và nghĩa vụ như nhau. Trong một quốc gia đa dân tộc, bình đẳng
dân tộc vừa là quyền vừa là một trong những nguyên tắc cơ bản trong
quan hệ giữa các dân tộc, đảm bảo cho sự đoàn kết giữa các dân tộc và sự
phát triển bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc.
- Việt Nam là một quốc gia thống nhất với 54 dân tộc cùng chung
sống, trong đó có 53 dân tộc ít người. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa
riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa của Việt Nam. Vì
vậy mà nhà nước ta đặc biệt coi trọng chính sách dân tộc, bảo đảm
quyền bình đẳng giữa các dân tộc, coi đó là một trong những nhân tố
quyết định cho sự phát triển của quốc gia. Ta thấy được quyết định này
của nhà nước ta là vô cùng sáng suốt và phù hợp với tình hình đất nước
ta hiện nay.
- Quyền bình đẳng sau khi được thực tế phải đưa vào pháp luật và
buộc phải thực hiện một cách chặt chẽ:
Theo V.I.Lê-nin luôn tuyên bố và khẳng định việc bảo đảm nguyên tắc
bình đẳng giữa các dân tộc trong nước trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh
nào. Bình đẳng dân tộc là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, V.I. Lê-nin
nhấn mạnh việc bảo đảm bình đẳng về lợi ích cho các dân tộc, nhất là các
dân tộc thiểu số. Ông cho rằng: “Không có một đặc quyền nào cho bất cứ
dân tộc nào, mà là quyền bình đẳng hoàn toàn của các dân tộc”; “Tất cả
các dân tộc trong nước đều tuyệt đối bình đẳng và mọi đặc quyền của bất
cứ dân tộc nào hoặc ngôn ngữ nào đều bị coi là không thể dung thứ và
trái với hiến pháp”. Luật pháp là một và được giải quyết bởi các quốc gia
dân chủ, không xa nguyên tắc bình đẳng. ). Pháp luật là cơ sở an toàn và
hiệu quả nhất để bảo vệ quyền của các nhóm thiểu số. Vì vậy, việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật trong nước, thừa nhận sự bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ giữa các dân tộc trên các lĩnh vực là điều kiện đầu tiên để bảo
đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc.
Quán triệt tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng dân tộc, Đảng
ta đặc biệt quan tâm thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam. Đồng bào
dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở miền núi, đời sống sản xuất và đời sống
còn nhiều khó khăn. Vì vậy, trước hết, Đảng ta nhắc lại vấn đề có ý nghĩa
quyết định, quan trọng nhất để thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam
6
hiện nay là giảm khoảng cách chênh lệch giữa các dân tộc. Chính sách
dân tộc của Đảng quán triệt thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc
về mọi mặt, xóa bỏ sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các
dân tộc thiểu số, biến miền núi thành miền xuôi, miền cao, tạo mọi điều
kiện cần thiết để mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho các dân tộc
đoàn kết, cùng phát triển về mọi mặt, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ,
cùng xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cùng cai trị.
 Việt Nam đã có nhiều chính sách để xóa đói giảm nghèo, phát triển
vùng sâu vùng xa:
(1) Trước tiên phải kể đến các chính sách về kinh tế như:
+ Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo ở nông thôn theo Quyết định
số 33/2015/QĐ-TTg ngày 18/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
+Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó
khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg.
+ Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
+Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ nghèo
đồng bào DTTS và hộ nghèo ở thôn, xã đặc biệt khó khăn theo Quyết
định số 1592/QĐ-TTg và Quyết định 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ.
+ Chính sách hỗ trợ giáo dục: Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày
02/10/2015, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính
phủ.
(2) Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục
+ Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục là mục tiêu cơ bản trong chính sách
phát triển của Việt Nam. Pháp luật Việt Nam quy định Nhà nước ưu tiên
phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và vùng có
điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
+ Hiện nay có 5.766 trường mầm non và 100% số trường, nhóm lớp
thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.
+ Các tỉnh vùng dân tộc thiểu số và miền núi đều được công nhận đạt
chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo
dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở.
Năm 2019, tại Việt Nam, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 96,9%;
cấp trung học cơ sở là 81,6%; cấp trung học phổ thông là 47%.

7
(3) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng vùng dân tộc thiểu số và miền núi:
Mạng lưới y tế ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục phát
triển, hệ thống bệnh viện tỉnh - huyện và trạm y tế xã đã được quan
tâm đầu tư. Nhờ đó, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em dưới 6
tuổi, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo... ngày càng có nhiều cơ hội được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ cơ bản.
(4) Chống phân biệt đối xử, bất bình đẳng giữa các dân tộc trong
lĩnh vực tôn giáo
+ Theo thống kê của Hội đồng Tôn giáo Nhà nước và Ban Tôn giáo Nhà
nước, hiện có khoảng 2,8 triệu dân tộc, tôn giáo thiểu số (khoảng 20%
tôn giáo thiểu số) ở nước ta dân số là người dân tộc thiểu số), 16 quốc
giáo và 10.239 điểm dân cư.
+ Trong thời gian qua, chính quyền địa phương vùng dân tộc thiểu số và
miền núi đã nhất quán thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín
ngưỡng và quyền không theo tôn giáo của công dân. . sự tự do tôn giáo,
quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo hoạt động hợp
pháp.
(5) Đảm bảo sự bình đẳng với việc người dân tộc thiểu số cũng có thể
đảm nhiệm các vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước:
- Quyền tham gia bầu cử, ứng cử được hiến pháp quy định là quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong nhiều nhiệm kỳ bầu cử vừa qua, tỷ
lệ cử tri đi bỏ phiếu ở vùng đồng bào dân tộc thường chiếm tỷ lệ rất cao.
- Đây là minh chứng rõ nét cho việc thực hiện và bảo đảm quyền chính trị
của công dân nói chung. Việc tham gia bộ máy nhà nước, tổ chức chính
trị đại diện cho nhân dân cũng đạt thành tựu đáng kể, tăng cả về số
lượng, chất lượng qua từng nhiệm kỳ.
- Số lượng đại biểu Quốc hội người DTTS đã tăng theo các khóa: Khóa I
(1946) chiếm 10,2%, khóa XIII chiếm 15,6%, cao hơn tỷ lệ dân số
DTTS, khóa XII đạt cao nhất là 17,7%, khóa XIV có 86 đại biểu Quốc
hội là người DTTS thuộc 32 dân tộc khác nhau (chiếm tỷ lệ 17,3%).

8
 Trên thực tế Việt Nam đã và đang cho các nước trên Thế giới thấy
được việc Việt Nam làm tốt các công tác bảo đảm việc bình đẳng
giữa các dân tộc:
- Trước tiên là công tác về người Việt Nam ở nước ngoài đạt nhiều kết
quả quan trọng, thể hiện rõ chủ trương đại đoàn kết dân tộc cũng như
tình cảm, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng
đồng và phát huy mạnh mẽ nguồn lực của kiều bào. Công tác bảo hộ
công dân được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Ví dụ như 5 năm qua,
chúng ta đã triển khai công tác bảo hộ đối với trên 50.000 công dân, trên
600 vụ việc/1000 tàu/với gần 10.000 ngư dân; tổ chức gần 800 chuyến
bay đưa trên 200.000 công dân về nước an toàn trong đại dịch COVID-
19.
- Ngoài ra Việt Nam cũng có những chính sách hỗ trợ cho những cư dân
nước ngoài đang định cư tại Việt Nam như: trong đại dịch COVID 19,
Chính phủ đã Thực hiện Kế hoạch số 312/KH-BCĐ về tiêm vaccine
phòng Covid-19 (Đợt 5) trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo
Chỉ thị 16/CT-TTg trên địa bàn TP Thủ Đức, người nước ngoài có nhu
cầu tiêm vaccine phòng Covid-19 cũng được đăng ký. Sau khi công an
khu vực xác minh lý lịch, người nước ngoài nhận được lịch tiêm vaccine
do UBND phường cung cấp.
- Việt Nam cũng tham gia việc chống phân biệt chủng tộc, màu da:
+ Ngày 9/6/1981, Việt Nam chính thức gia nhập Công ước quốc tế về xoá
bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD), với bốn lần đệ trình Báo cáo
quốc gia về thực hiện Công ước CERD vào các năm 1983, 1993, 2000 và
2012. Đặc biệt, Ủy ban Dân tộc đảm nhận là cơ quan đầu mối phụ trách
Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc và chuẩn bị
Báo cáo quốc gia về thực hiện Công ước CERD.
+ Những năm qua Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện Công
ước CERD và các nguyên tắc và quy định về bình đẳng và không phân biệt
chủng tộc liên quan đến thành phần dân tộc không những được ghi trong
Hiến pháp, mà còn được cụ thể hóa trong các luật và văn bản dưới luật
khác có liên quan

9
Câu 3:Chứng minh sự tồn tại và vai trò của các tôn giáo trong tiến trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?
 Tôn giáo: Tôn giáo là hệ thống những quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một
hay nhiều vị thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.
- Về bản chất, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội.
- Về mặt hình thức biểu hiện, mõi tôn giáo bao gồm hệ thống các quan
niệm tín ngưỡng (giáo lý), các quy định về kiêng cữ, cấm kỵ (giáo luật),
các hình thức về thờ cúng, lễ bái (giáo lễ) và những cơ sở vật chất để
thực hiện các nghi lễ tôn giáo (giáo đường - cơ sở thờ tự.
 Các tôn giáo vẫn tồn tại cho tới ngày nay là do xuất phát từ các
nguyên nhân sau:
- Vào buổi bình minh của lịch sử, tôn giáo hình thành như là một nhu
cầu khách quan của con người, đáp ứng được những nhu cầu đó và bù
đắp (hư ảo) những bất lực hiện thực của họ.
- Con người trong thế giới đời thường luôn bị sức ép của những sức
mạnh tự nhiên cũng như xã hội (sự bóc lột giai cấp) không tìm được
lời giải đáp chính xác về nguyên nhân của những bất bình đẳng xã hội
và biện pháp khắc phục nó, cũng như bất lực trong cuộc đấu tranh giai
cấp, phải sống trong nỗi lo sự khốn cùng, bất hạnh, trong khi chưa
được soi sáng bởi một chân lý – chân lý cách mạng – có thể tìm thấy
trong tôn giáo những giải đáp làm nguôi ngoai đi những khổ đau và ấp
ủ một hi vọng hư ảo. Sự đền bù hư ảo của tôn giáo, nhưng lại có tác
dụng hiện thực, bởi nhờ có nó mà con người trong những lúc khổ đau
tuyệt vọng nhất vẫn được an ủi và vẫn nuôi hy vọng vượt qua, hạn chế
được những hành vi vô nghĩa hoặc tai hại cho đồng loại.
- Sự sợ hãi, bất lực và bất hạnh trong cuộc đời của mỗi cá nhân khiến
con người ta tìm đến tôn giáo như một chỗ dựa tinh thần hay như một
sự “đền bù hư ảo” trước cái gọi là số phận”
- Trong tiến trình phát triển văn hoá truyền thống của các dân tộc, các
tộc người, tôn giáo, tín ngưỡng đã trở thành một thành tố của sự phát
triển văn hoá, nó hoà đồng và bám rễ sâu chắc vào các sinh hoạt đó và
đồng hành cùng sự phát triển văn hoá của các cộng đồng người trong
lịch sử.

10
- Kể từ khi xuất hiện, tôn giáo luôn biến động, phản ánh sự thay đổi của
lịch sử hiện thực. Hiện nay tôn giáo đang được phục hồi và tiếp tục
phát triển do:
+ Những mâu thuẫn kinh tế, chính trị gay gắt, đẩy người ta đến với tôn
giáo
+ Trật tự thế giới đang có sự xáo trộn khó định trước
+ Khủng hoảng niềm tin về mô hình xã hội tương lai
+ Những ảnh hưởng tiêu cực của phát triển khoa học kĩ thuật và công
nghệ mới.
+ Sự lợi dụng tôn giáo của chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng đen tối
trên thế giới.
Do những lý do được nêu trên mà ta thấy được vì sao tôn giáo vẫn
tồn tại và tiếp tục phát triển song song với quá trình đi lên của xã hội.
 Vai trò của tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
hiện nay:
(1) Tôn giáo có vai trò trong việc liên kết, tập hợp cộng đồng.
- Tôn giáo góp phần hình thành và củng cố các giá trị đạo đức, phẩm
chất đạo đức ở mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, đồng thời khắc phục
những giới hạn của sự suy thoái đạo đức do những tác động tiêu cực
của xã hội, giúp trấn an tinh thần cho một số người.
- Tôn giáo là một bộ phận của đạo đức xã hội và gắn kết chặt chẽ với
đạo đức xã hội. Đạo đức tôn giáo và đạo đức xã hội đều hướng con
người tới cái thiện, loại trừ cái ác, đề cao tính cộng đồng, bình đẳng
giữa người với người.
+ Giáo lý các tôn giáo còn đưa ra những chuẩn mực đạo đức ràng buộc
trong cuộc sống gia đình. Ví dụ, không được ham muốn vợ/chồng
người khác và phải thảo kính cha mẹ. Ai thảo kính cha mẹ sẽ được
phần thưởng sống lâu trên trần thế, ngược lại sẽ bị quạ mổ xác, kền
kền xẻ thịt (Công giáo); Phải hiếu kính với cha mẹ, cấm các hành vi tội
lỗi trong quan hệ hôn nhân (Phật giáo); Không theo bóng sắc, không
quan hệ tình dục ngoài hôn nhân (đạo Cao Đài)

(2) Ngoài ra Dù đặt niềm tin tuyệt đối vào thực thể Thiêng nhưng tôn
giáo vẫn luôn hướng về cội nguồn, dân tộc, Tổ quốc theo cách riêng
của mình, trong quá trình hình thành, du nhập và phát triển ở Việt
11
Nam. Các tôn giáo đều có những đóng góp ở những mức độ khác
nhau vào sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây và công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Sự đóng góp đó, trước hết,
thể hiện ở đường hướng hành đạo của mỗi tôn giáo, với Phật giáo là:
“Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”; Công giáo: “Sống Phúc âm
giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”; Tin Lành:
“Sống Phúc âm, phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc”;
Phật giáo Hòa Hảo: “Chấn hưng nền đạo, gắn bó với dân tộc, phù hợp
với chính sách và luật pháp của nhà nước, góp phần tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”; đạo Cao Đài là “Nước vinh, đạo sáng”,
v.v.. Đường hướng hành đạo của các tôn giáo tuy có những điểm khác
nhau, nhưng nhìn chung đều nói lên sự gắn bó với dân tộc, với đất
nước. Do đó, một trong những nhiệm vụ của công tác tôn giáo là
“Giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệđộc lập và thống nhất
Tổ quốc, làm cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước và chủ
nghĩa xã hội, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

(3) Tôn giáo đã đóng góp nguồn lực vào việc phát triển đất nước:
- Với tỷ lệ đồng bào tôn giáo chiếm 27% dân số cả nước, tín đồ các
tôn giáo là lực lượng sản xuất đông đảo, đã và đang tạo ra của cải
vật chất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của
đất nước.
- Tôn giáo đã góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng
bào có đạo có thể vươn lên thoát nghèo, đời sống vật chất ngày
càng được cải thiện.
- Tôn giáo cổ vũ tinh thần nhân văn, hài hòa trong cộng đồng:
- Những luân lý đạo đức này được các tín đồ tôn giáo tiếp nhận một
cách tự giác và phản ảnh trông xã hội. Có một số ví dụ như:
+ Phật giáo đề cao tinh thần lục hòa, khuyến khích học cách quan
tâm giúp đỡ và tinh thần hi sinh, phụng hiến, học cách lắng nghe
quan điểm người khác và học tập cho mình thái độ chân thành trong
giao tiếp.
+ Kito giáo có 7 điều khuyên răn về đạo đức làm người như: không
tham lấ của người khác, không được làm chứng dối, che giấu sự
gian trá, không ham muốn của cải trái lẽ.
12
+ Hồi giáo cũng đưa ra mười lời khuyên trong chuẩn mực đạo đức,
tôn trọng quền của người khác; bố thí rộng tãi cho người nghèo;
bảo vệ và chu cấp cho trẻ mồ côi, cư xử công bằng với mọi người
khiêm tốn..
(4) Tôn giáo đã có những đóng góp khá lớn đối với các di sản văn hóa
của nhân loại và góp phần chuyển tải các giá trị văn hóa, văn minh
trong quá trình giao lưu với nhau trên thế giới.
Ví dụ có thể kể đến ở đây là Phật giáo:
- Tôn giáo với hệ thống các chùa chiền cổ kính, đồ sộ thuộc về
Phật giáo ở một số nơi đã phát triển lên thành những khu du lịch
nổi tiếng như Chùa Một Cột, Chùa Thiên Mụ… Điều này không
chỉ góp phần quảng bá các nét văn hóa truyền thống của Việt Nam
đối với du khách trong nước và nước ngoài. Ngoài ra điều này
cũng mang lại nhiều đóng góp cho nền kinh tế.
- Tôn giáo Phật giáo giúp gìn giữ nền văn hóa cổ truyền. Một trong
những điều đặc biệt là đất nước bị xâm chiếm nhưng làng xã Việt
Nam không mất, các sinh hoạt trong cộng đồng làng xã, trong đó
có ngôi chùa vẫn cơ bản giữ được truyền thống, ít bị đồng hóa
Ngôi chùa là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị lịch sử, văn hóa nghệ
thuật, là sản phẩm văn hóa vật thể và là không gian văn hóa truyền
thống gắn bó với đời sống người dân.
+ Các tổ chức tôn giáo góp phần thực hiện chính sách đối ngoại
rộng mở của Đảng và Nhà nước:
- Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn đã được tổ chức trọng thể, thành
công ở nước ta và dư luận thế giới đánh giá cao như:
+Giáo hội Phật giáo Việt Nam 03 lần đăng cai và tổ chức thành công
Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp quốc.
+Giáo hội Công giáo tổ chức Tổng hội Dòng Đa minh thế giới.
+ Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức hội nghị Giám mục Á châu. -
Ngoài ra, các sự kiện tôn giáo lớn thu hút sự quan tâm, tham dự của
chức sắc, tín đồ tôn giáo ở trong và ngoài nước như:
+Hội yến Diêu trì cung của Cao Đài tổ chức hàng năm.
+Đại hội La Vang của Công giáo.
Những hoạt động trên đã góp phần giới thiệu, quảng bá về đất nước, con
người Việt Nam; về các tôn giáo, lịch sử, văn hóa của Việt Nam đến với
13
bạn bè quốc tế, góp phần đáng kể vào công tác đối ngoại của Đảng, Nhà
nước và đối ngoại nhân dân, giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về đời sống
tôn giáo Việt Nam, chính sách nhất quán tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Như vậy Mỗi tôn giáo ở Việt Nam tuy có tín ngưỡng, giáo lý, giáo luật
khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng về tinh thần dân tộc, phương
châm “tốt đời, đẹp đạo”. Các tổ chức tôn giáo không chỉ bảo tồn, nuôi
dưỡng và làm giàu thêm các giá trị văn hóa, nhân văn, đạo đức truyền
thống có tác động tích cực đến đời sống xã hội; mà còn là hiện thực hóa
những giá trị đó thành những hành động thiết thực cứu đời, giúp người;
phát huy sự phong phú, độc đáo của văn hóa truyền thống dân tộc. Tôn
giáo ở Việt Nam không chỉ là một bộ phận của văn hóa, mà còn là
nguồn lực quan trọng góp phần phát triển đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. (Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế, 2018)
2. (Những nhận thức mới về giai cấp công nhân hiện nay, 2020)
3. (Vai trò, đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, 2021)
4. (Việt nam đề cao quyền bình đẳng của dân tộc thiểu số trên tinh thần "lá lành đùm lá
rách", 2021)
5. (Việt Nam nỗ lực thực hiện công ước quốc tế " Chống phân biệt chủng tộc", 2021)
6. (Vai trò của tổ chức tôn giáo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, 2022)

14

You might also like