You are on page 1of 2

MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

Có thể nói, thành công của mô hình Bắc Âu có nhiều giá trị tham khảo
gợi mở cần thiết đối với quá trình xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay, đặc biệt
ở những giá trị tiêu biểu của mô hình Bắc Âu như: Đối thoại xã hội, lòng tin xã
hội, giáo dục và nhà nước thúc đẩy phát triển.

1. Gợi mở trong đối thoại xã hội


Ở Việt Nam, dân chủ là một mục tiêu quan trọng trong hệ mục tiêu mà
chúng ta xây dựng. Vì vậy, kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo từ mô
hình Bắc Âu là:
Trong quan hệ giữa công dân - nhà nước: Để phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó chặt chẽ
giữa Nhà nước với nhân dân. Sự gần dân, hiểu dân, không ngừng đối thoại với
nhân dân phải là một nguyên tắc quan trọng. Sự đối thoại dân chủ cần phải thực
chất, tránh hình thức và phải thực hành thường xuyên. Trong đó, sự tiếp cận và
minh bạch thông tin cho nhân dân là một kênh quan trọng cho sự tin tưởng để
cùng đối thoại có hiệu quả.
Trong mối quan hệ công dân - công dân: Đối với Việt Nam, chúng ta hiện
có MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội. Tuy nhiên, hoạt động của Mặt trận tổ
quốc và các tổ chức chính trị xã hội còn nhiều bất cập. Vấn đề đặt ra hiện nay là
đổi mới hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận và
các đoàn thể chính trị - xã hội, mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng về công
tác cán bộ Mặt trận, các tổ chức thành viên và tính đại diện lợi ích của các thành
viên Mặt trận, các thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội. Phát huy đầy đủ
môi trường cho các tổ chức xã hội khác nhau, tôn trọng sinh hoạt dân chủ của
nhân dân, tạo hành lang pháp lý vững chắc để đảm bảo nhu cầu đối thoại dân
chủ cho nhân dân, vừa tránh được việc lợi dụng tự do dân chủ cho những mục
đích chính trị khác.
Trong lĩnh vực lao động, mặc dù giai cấp công nhân của nước ta được coi
là có sứ mệnh lịch sử lớn lao nhưng cuộc sống của công nhân hiện nay còn
nhiều khó khăn, còn nhiều cuộc đình công xảy ra. Ở đây đặt ra vấn đề cần gia
tăng đối thoại xã hội trong lao động, tăng cường vai trò của công đoàn cũng như
sự vai trò của nhà nước để giảm thiểu các tranh chấp trong quan hệ lao động.
Đặc biệt, vai trò của công đoàn cần được phát huy thực chất, tránh hình thức.
Công đoàn phải có sự độc lập, có tiếng nói của mình, nhất là ở những doanh
nghiệp ngoài nhà nước.
2. Gợi mở trong tạo dựng lòng tin xã hội
Ở Việt Nam hiện nay, lòng tin cần được xây dựng trên nhiều lĩnh vực,
nhưng dưới góc nhìn chính trị học, cần chú trọng xây dựng sự tin tưởng chính
trị, lòng tin của công dân với thể chế, cụ thể là với chế độ XHCN, với Đảng
Cộng sản Việt Nam. Trước hết, vấn đề cốt lõi trong xây dựng lòng tin xã hội
hiện nay ở nước ta là xây dựng lòng tin chính trị của nhân dân đối với Đảng, với
nhà nước và với chế độ XHCN. Muốn gia tăng lòng tin trong nhân dân nói
chung và trong chính trị nói riêng, rất cần khợi gợi các yếu tố truyền thống,
đồng thời chú trọng đến các yếu tố thể chế. Ở Việt Nam, cần khai thác các yếu
tố truyền thống như: văn hóa trọng Tình, Dân là gốc - tư tưởng chính trị xuyên
suốt trong lịch sử dân tộc Việt Nam, tinh thần đoàn kết…
3. Gợi mở trong xây dựng nhà nước
Đối với Việt Nam, thực chất Nhà nước xã hội chủ nghĩa là chính quyền
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và vì thế, trong nhà nước này, nền dân
chủ phải là nền dân chủ đầy đủ nhất, rộng rãi nhất và thực chất nhất. Đại hội XII
của Đảng khẳng định kinh tế tư nhân là “một động lực quan trọng của nền kinh
tế”. Dưới góc độ quản lý, quản trị quốc gia, nhà nước tiếp tục sử dụng chính
sách công như một công cụ quan trọng tác động vào các lĩnh vực đời sống xã
hội để đạt được mục tiêu định hướng của nhà nước. Bên cạnh đó còn định
hướng mục tiêu cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, tạo động
lực cho các đối tượng tham gia hoạt động kinh tế - xã hội theo mục tiêu chung,
phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị
trường.
4. Gợi mở trong giáo dục
Giáo dục Việt Nam thời gian qua đã có sự nâng cao hơn về chất lượng.
Tuy nhiên Việt Nam hiện vẫn còn nhiều rào cản, lạc hậu trong giáo dục… trong
đó, rào cản từ nhiều tư duy khác biệt cùng sự thiếu vắng về một triết lý giáo dục
chung là quan trọng. Trong thời đại công nghệ 4.0, giáo dục 4.0 là một mô hình
giáo dục thông minh, liên kết chủ yếu giữa các yếu tố Nhà trường - Nhà quản lý
- Nhà doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc đổi mới, sáng tạo và tăng năng suất
lao động trong xã hội tri thức. Do đó, cần phải có một nền giáo dục đào tạo ra
nguồn nhân lực có tầm nhìn rộng, khả năng sáng tạo phong phú, nền tảng kiến
thức liên ngành vững chắc để chế ngự lại những trí tuệ nhân tạo ấy. kinh
nghiệm Nhà trường - Nhà quản lý - Nhà doanh nghiệp của Bắc Âu mà tiêu biểu
là Phần Lan và Thụy Điển cần được tham khảo nghiên cứu nghiêm túc để chúng
ta có thể bắt kịp với trình độ giáo dục, khoa học với thế giới.

You might also like