You are on page 1of 51

TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC TẬP

KHÓA 47
MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

HỌC KỲ 01 - NĂM HỌC 2023 – 2024


(Lưu hành nội bộ)
MỤC LỤC

Nội dung Trang


PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ............................................................................... 1
1. Tên môn học ............................................................................................................... 1
2. Mục tiêu môn học ....................................................................................................... 1
3. Phương pháp giảng dạy .............................................................................................. 2
4. Phương pháp đánh giá ................................................................................................ 2 5.
Nội dung chi tiết môn học: ......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ ........................................ 4
CHƯƠNG 2: NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ .......................................................... 13
CHƯƠNG 3: DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ ................................................... 18
CHƯƠNG 4: LÃNH THỔ - BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG LUẬT QUỐC TẾ .... 21
CHƯƠNG 5: LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ ................................................... 26
CHƯƠNG 6: TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ .......... 29
PHẦN II CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ............................................................................ 31
PHẦN III DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 44
1
PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

1. Tên môn học: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ


2. Số tín chỉ: 03 gồm 36 tiết lý thuyết; 9 tiết thảo luận
3. Mục tiêu môn học 3.1. Mục tiêu nhận thức:
a. Về kiến thức
Sau khi học xong môn Công pháp quốc tế sinh viên sẽ:
* Về lý luận, sinh viên sẽ:
- Hiểu được những kiến thức lý luận cơ bản về luật quốc tế như: khái
niệm, đặc điểm, các nguyên tắc, nguồn luật, chủ thể của luật quốc tế; Các vấn
đề pháp lý về dân cư, lãnh thổ-biên giới quốc gia trong luật quốc tế; Luật ngoại
giao, lãnh sự và các vấn đề pháp lý về tranh chấp và giải quyết tranh chấp quốc
tế trong luật quốc tế; Hiểu được bản chất của Luật quốc tế;
- Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của Luật quốc tế trong bối cảnh
quốc tế ngày nay;
- Phân tích được việc tuân thủ, thực thi luật quốc tế của các chủ thể luật
quốc tế khi tam gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế;
- Phân biệt được hệ thống luật quốc tế với luật quốc gia cũng như giả
thích được mối quan hệ biện chứng giữa hai hệ thống pháp luật này; * Về thực
tiễn, sinh viên sẽ:
- Chỉ ra được các vấn đề lý luận về Luật quốc tế với thực tiễn quan hệ
quốc tế;
- Phân tích được thực tiễn thực thi Luật quốc tế trong bối cảnh quan hệ
quốc tế ngày nay;
- Bình luận và phân tích được các sự kiện quốc tế trong khuôn khổ luật
pháp quốc
tế;
- Liên hệ được thực tiễn thực thi Luật quốc tế ở Việt Nam trên các
phương diện của quan hệ quốc tế, đặc biệt là các vấn đề nội luật hóa Luật quốc
tế, thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cư, lãnh thổ, biên giới cũng như
thực tiễn thực hiện quan hệ ngoại giao, lãnh sự và các lĩnh vực hợp tác quốc tế
về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng, giữa Việt Nam với
các nước và các tổ chức quốc tế hiện nay;
- Liên hệ được thực tiễn về việc hoạch định biên giới giữa Việt Nam và
các nước láng giềng;
- Thể hiện được quan điểm đúng đắn của cá nhân đối với các vấn đề
pháp lý quốc tế mà Việt Nam có liên quan, đặc biệt là vấn đề liên quan đến
tranh chấp và giải quyết
tranh chấp quốc tế về lãnh thổ, biên giới quốc gia giữa nước ta với các nước trong khu
vực có liên quan trong khuôn khổ Luật quốc tế.
b. Về kỹ năng
Môn học sẽ giúp sinh viên:
- Có khả năng đọc, hiểu, chứng minh, phân tích và bình luận được các tài liệu,
thông tin liên quan đến luật quốc tế;
- Nâng cao khả năng tìm kiếm, chọn lọc và các nguồn tài liệu về Luật quốc tế,
đặc biệt là các tài liệu bằng tiếng nước ngoài;
- Nâng cao khả năng làm rõ các thông tin, sự kiện quốc tế dưới góc độ Luật quốc
tế;
- Rèn luyện và nâng cao khả năng thuyết trình, hùng biện trước công chúng
(thông qua các tiết thảo luận, seminar, làm bài tập nhóm, …); - Trau dồi, phát triển
năng lực đánh giá và tự đánh giá; c. Về thái độ
- Xây dựng được ý thức nghiên cứu nghiêm túc, tư duy logic của người học trong
việc phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của luật quốc tế;
- Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của luật quốc tế trong quan hệ quốc
tế ngày nay;
- Kiểm soát được các luận điệu sai trái từ các thế lực bên ngoài làm ảnh hưởng
đến uy tín của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ quốc tế;
- Sử dụng được các kiến thức và pháp luật quốc tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của quốc gia, góp phần đấu tranh chống những hành vi vi phạm pháp luật
quốc tế, nhằm góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế;
- Sử dụng được các kiến thức và pháp luật quốc tế trong việc tuyên truyền, giải
thích sâu rộng cho mọi đối tượng trong xã hội về lập trường quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập, hợp tác quốc tế. Đặc biệt, tích cực
tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế khu vực
và toàn cầu hiện nay.
4. Phương pháp giảng dạy
Vận dụng tổng hợp các phương pháp: Thuyết giảng; Thảo luận; Làm việc nhóm;
Tình huống; Seminar.
5. Phương pháp đánh giá
Kết quả học tập của sinh viên sẽ được đánh giá điểm bằng hình thức kiểm tra cá
nhân + bài tập nhóm + bài thi hết môn, cụ thể:

2
- 02 bài kiểm tra cá nhân/ 01 tín chỉ (kiểm tra tại lớp thông qua việc phát biểu của
cá nhân, làm bài cá nhân, bài kiểm tra theo nhóm); Điểm kiểm tra cá nhân và bài kiểm
tra nhóm sẽ được cộng lại bằng 50% tổng số điểm của môn học;
- 01 bài thi kết thúc môn học với tỷ lệ điểm được tính bằng 50%;
- Kết quả cuối cùng của môn học là điểm Trung bình chung của các bài kiểm tra
cá nhân + bài tập nhóm + bài thi hết môn.
6. Nội dung chi tiết môn học:

3
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ
(Thời lượng: 7 tiết lý thuyết và 2 tiết thảo luận)
1.1. Khái niệm luật quốc tế
1.1.1. Khái niệm luật quốc tế
Luật quốc tế hiện đại là một hệ thống pháp luật độc lập bao gồm tổng thể các
nguyên tắc và các quy phạm pháp lý được các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận và
xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông quan đấu tranh và thương lượng
nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể
của luật quốc tế với nhau (trước tiên và chủ yếu là quốc gia) trong những trường hợp
cần thiết được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập
thể do chính các chủ thể của luật quốc tế thực hiện kết hợp với sự đấu tranh của nhân
dân và dư luận tiến bộ thế giới.
1.1.2. Đặc điểm của luật quốc tế
a. Trình tự xây dựng các quy phạm luật quốc tế
- Trong quan hệ quốc tế, quốc gia là một chủ thể có chủ quyền. Yếu tố chủ
quyền là một thuộc tính chính trị - pháp lý gắn liền với sự tồn tại của một quốc gia, tạo
ra địa vị bình đẳng về mặt pháp lý giữa cac quốc gia khác nhau về thể chế chính trị,
kinh tế, quân sự, lãnh thổ dân cư...Vì vậy, không quốc gia nào có quyền được áp đặt ý
chí của mình đối với các quốc gia khác.
- Luật quốc tế không có cơ quan lập pháp chung, các quy phạm của luật
quốc tế chỉ có thể được hình thành thông qua con đường thỏa thuận giữa các chủ thể
của luật quốc tế (chủ yếu giữa các quốc gia) dưới hình thức: Ký kết những điều ước
song phương hoặc đa phương, Gia nhập những điều ước quốc tế đa phương, thừa nhận
những tập quán quốc tế.
b. Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế
- Luật quốc gia điều chỉnh những quan hệ hợp tác giữa thể nhân, pháp
nhân các nước với nhau hoặc quan hệ giữa một bên là thể nhân, pháp nhân với Nhà
nước.
- Đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế là những quan hệ hợp tác giữa các
quốc gia ở cấp độ chính phủ hoặc trong khuôn khổ của các tổ chức quốc tế liên quốc
gia.
Những quan hệ trên diễn ra giữa các chủ thể của Luật quốc tế.
c. Chủ thể của luật quốc tế
- Chủ thể quan hệ pháp luật quốc gia (cá nhân, pháp nhân, Nhà Nước)

4
- Chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế (quốc gia, các tổ chức quốc tế liên chính phủ,
các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết); - Giới thiệu các chủ thể của luật
quốc tế:
+ Quốc gia: chủ thể cơ bản và chủ yếu của Luật quốc tế
- Khái niệm và các yếu tố cấu thành quốc gia;
- Quyền năng chủ thể;
+ Các tổ chức quốc tế liên chính phủ: chủ thể hạn chế của luật quốc tế;
+ Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết và một số thực thể có quy chế
pháp lý – chính trị đặc biệt: chủ thể đặc biệt của luật quốc tế.
d. Đặc điểm về các biện pháp bảo đảm thi hành luật quốc tế
- Biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật quốc gia: do chính Nhà nước thực
hiện thông qua các cơ quan Nhà nước chuyên trách có chức năng cưỡng chế và đảm
bảo thi hành pháp luật như Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an,… theo các điều kiện và
trình tự luật định;
- Sự bảo đảm thi hành luật quốc tế: không có cơ quan cưỡng chế tập trung.
Luật quốc tế được đảm bảo thi hành bằng sự thỏa thuận, sự tự giác tuân thủ, cưỡng chế
cá thể, bao gồm: biện pháp cưỡng chế phi vũ trang (trả đũa, cắt đứt quan hệ ngoại
giao…) và biện pháp cưỡng chế vũ trang (Điều 42 Hiến chương Liên Hợp Quốc), do
các chủ thể của luật quốc tế đơn phương thực hiện hoặc thỏa thuận cùng thực hiện, phù
hợp với quy định của pháp luật quốc tế.

1.1.3. Bản chất và vai trò của luật quốc tế


Bản chất của luật quốc tế
- Là sự thỏa thuận ý chí giữa các chủ thể của luật quốc tế;
- Luôn phản ánh sự đấu tranh, thỏa hiệp và thương lượng giữa các chủ thể của
luật quốc tế.
Vai trò của luật quốc tế
- Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế;
- Là nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế;
- Có vai trò quan trọng đối với phát triển văn minh của nhân loại, thúc đẩy cộng
đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng tiến bộ hơn;
- Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế.
1.1.4. Các ngành luật của hệ thống luật quốc tế
- Luật điều ước quốc tế;
- Luật về các tổ chức quốc tế;
- Luật quốc tế về dân cư;

5
- Luật về lãnh thổ và biên giới quốc gia;
- Luật ngoại giao và lãnh sự;
- Luật biển quốc tế;
- Luật môi trường quốc tế;
- Luật hàng không dân dụng quốc tế,
-…
1.2. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
1.2.1. Khái niệm
Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là những quy phạm pháp luật mang tính
chỉ đạo, bao trùm và có giá trị bắt buộc chung đối với các chủ thể khi tham gia vào
quan hệ pháp luật quốc tế.
Đặc điểm
- Có tính bắt buộc chung (jus cogens);
- Là những quy phạm mang tính chất phổ biến;
- Có tính kế thừa khoa học;
- Có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất.
1.2.2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản
a. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực
* Các khái niệm có liên quan
- Khái niệm “vũ lực” o Vũ lực được hiểu là sức mạnh vũ trang; o Dùng vũ lực
là sử dụng lực lượng vũ trang để chống lại quốc gia độc lập có chủ quyền;
o Việc dùng các phương tiện khác như kinh tế, chính trị chỉ được coi là dùng
vũ lực nếu kết quả của nó dẫn đến việc sử dụng vũ lực;
- Khái niệm “đe dọa dùng vũ lực” o Đe dọa dùng vũ lực là hành động gây sức
ép, đe dọa quốc gia khác như tập trung quân đội (hải, lục, không quân) với số
lượng lớn ở biên giới giáp với các quốc gia khác; tập trận ở biên giới nhằm biểu
dương lực lượng đe dọa quốc gia láng giềng; gửi tối hậu thư đe dọa quốc gia
khác, …
- Khái niệm xâm lược o Dùng lực lượng vũ trang xâm nhập hoặc tấn công chiếm
đóng lãnh thổ lãnh thổ của quốc gia khác, hoặc thậm chí là cuộc bao vây quân
sự dù ngắn hay dài nếu nó là kết quả của việc dùng lực lượng vũ trang trong
chiếm đóng, thôn tính toàn bộ hay một phần lãnh thổ của quốc gia khác;
o Sự không kích bằng lực lượng vũ trang hoặc sử dụng bất kỳ vũ khí nào vào
lãnh thổ quốc gia khác; o Dùng lực lượng vũ trang phong tỏa hải cảng hoặc
bờ biển quốc gia khác;

6
o Dùng lực lượng quân sự tấn công vào các lực lượng vũ trang (hải, lục,
không quân) hoặc các tàu thuyền và phương tiện bay của các quốc gia khác
o Sử dụng lực lượng quân sự đóng trên lãnh thổ quốc gia khác theo thỏa
thuận, nhưng đã vi phạm các điều kiện nêu trong thỏa thuận cũng như kéo
dài thời hạn đóng quân tại nước ấy;
o Các hành động của quốc gia tạo điều kiện cho phép quốc gia khác sử dụng
lãnh thổ của mình để chuẩn bị một cuộc tấn công xâm lược chống lại quốc
gia thứ ba;
o Đưa các nhóm vũ trang hoặc lính đánh thuê vào lãnh thổ quốc gia khác để
thực hiện các hoạt động quân sự chống quốc gia này.
* Nội dung của nguyên tắc
- Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia hoặc dùng vũ lực vũ trang vượt qua biên giới
tiến vào lãnh thổ quốc gia khác;
- Cấm cho quân vượt qua giới tuyến quốc tế, trong đó có giới tuyến ngừng bắn
hoặc giới tuyến hòa giải;
- Cấm các hành vi đe dọa, trấn áp bằng vũ lực;
- Không cho phép các quốc gia khác dùng lãnh thổ của mình để tiến hành xâm
lược chống nước thứ ba;
- Cấm tổ chức, khuyến khích, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay
các hành vi khủng bố tại các quốc gia khác;
- Không tổ chức hoặc giúp đỡ các nhóm vũ trang, lính đánh thuê đột nhập vào
phá hoại trong lãnh thổ quốc gia khác.
* Các trường hợp ngoại lệ
- Quyền tự vệ của quốc gia khi quốc gia đó bị tấn công vũ trang (Điều 51 Hiến
chương Liên hợp quốc);
- Hội đồng bảo an Liên hợp quốc dùng vũ lực để duy trì hòa bình và an ninh quốc
tế (Điều 42 Hiến chương Liên hợp quốc);
- Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập được dùng vũ lực để tự giải phóng
mình. (Nội dung nguyên tắc các dân tộc bình đẳng và tự quyết).
b. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
* Các khái niệm có liên quan
- Tranh chấp quốc tế và tình thế o Tranh chấp quốc tế: một hoàn cảnh
thực tế, mà trong đó các chủ thể tham gia có những quan điểm pháp lý
và quyền lợi mâu thuẫn với nhau, dẫn đến việc họ có những yêu cầu
và đòi hỏi đối lập nhau về đối tượng trong vụ tranh chấp.

7
o Tình thế: một tình huống quan hệ quốc tế vào một thời điểm và địa điểm cụ
thể đã xác định; tình thế tranh chấp không kéo theo những yêu cầu và đòi
hỏi cụ thể của các Bên hữu quan, mặc dù sự xung đột quyền lợi giữa họ vẫn
tạo ra sự căng thẳng trong quan hệ quốc tế.
- Các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp o Đàm phán trực
tiếp o (Ủy ban) điều tra, môi giới/trung gian, (ủy ban) hòa giải o Các
biện pháp tư pháp: trọng tài, tòa án o Các tổ chức quốc tế và Hiệp
định khu vực o Các biện pháp hòa bình khác do các bên lựa chọn
* Nội dung của nguyên tắc
- Các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp chỉ bằng phương pháp hòa
bình;
- Các quốc gia có quyền lựa chọn những phương pháp hòa bình cụ thể như đàm
phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, thông qua các tổ chức hoặc hiệp
định khu vực hoặc bằng những phương pháp hòa bình khác mà các bên tự chọn;
- Các quốc gia giải quyết tranh chấp trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền, hiểu biết
và tôn trọng lẫn nhau
c. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
* Các khái niệm có liên quan
- Công việc nội bộ o Là công việc nằm trong thẩm quyền giải quyết của mỗi
quốc gia độc lập xuất phát từ chủ quyền của mình;
o Công việc nội bộ của quốc gia bao gồm cả công việc đối nội và công việc đối
ngoại.
- Can thiệp vào công việc nội bộ o Can thiệp trực tiếp: dùng áp lực quân sự,
chính trị, kinh tế,… và các biện pháp khác khống chế quốc gia khác trong việc thực
hiện các quyền thuộc chủ quyền để nhằm ép buộc quốc gia đó phải phụ thuộc vào
mình;
o Can thiệp gián tiếp: là các biện pháp quân sự, kinh tế - tài chính,… do quốc
gia tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm mục
đích lật đổ chính quyền hợp pháp của quốc gia đó hoặc gây mất ổn định cho
tình hình chính trị, kinh tế, xã hội nước này. * Nội dung của nguyên tắc
- Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác
nhằm chống lại quyền năng chủ thể hoặc nền tảng chính trị, kinh tế và văn hóa của
quốc gia khác;
- Cấm dùng những biện pháp kinh tế, chính trị, và các biện pháp khác để buộc
các quốc gia khác phải phụ thuộc vào mình;

8
- Cấm tổ chức hoặc khuyến khích, giúp đỡ các nhóm vũ trang vào hoạt động phá
hoại, khủng bố trên lãnh thổ nước khác nhằm lật đổ chính quyền của quốc gia đó;
- Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc gia khác;
- Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự chọn cho mình chế độ kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội không có sự can thiệp của các quốc gia khác.
* Trường hợp ngoại lệ
- Tại quốc gia nào đó nếu có xung đột vũ trang hoặc xung đột kéo dài có khả
năng dẫn đến xung đột vũ trang thì HĐBA Liên hợp quốc có quyền can thiệp (Điều 39
Hiến chương LHQ) bằng các biện pháp:
+ Cấm vận (Điều 41 Hiến chương LHQ)
+ Can thiệp quân sự (Điều 42 Hiến chương LHQ)
- Tại quốc gia nào đó có vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền (các tội ác diệt
chủng, tội ác chiến tranh, tội giết người hàng loạt) thì HĐBA có quyền can thiệp, bằng
cách:
+ Cấm vận (Điều 41 Hiến chương LHQ)
+ Can thiệp quân sự (Điều 42 Hiến chương LHQ)
+ Thành lập tòa hình sự đặc biệt xét xử công dân của quốc gia đó.
d. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ phải hợp tác với nhau
- Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau trong lĩnh vực duy trì hòa bình và an
ninh quốc tế;
- Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác trong việc thúc đẩy các vấn đề toàn cầu như
quyền con người và các quyền tự do cơ bản khác, và loại bỏ tất cả các hình thức phân
biệt chủng tộc và tôn giáo;
- Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
xã hội, kỹ thuật và thương mại phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và
không can thiệp vào công việc nội bộ;
- Các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc có nghĩa vụ liên kết và chia sẻ hành
động hợp tác với Liên hợp quốc phù hợp với Hiến chương.
e. Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc
- Được thành lập quốc gia độc lập;

9
-
Tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế - xã hội và văn hóa của dân tộc
mình;
- Tự giải quyết vấn đề đối nội và đối ngoại không có sự can thiệp từ bên ngoài;
- Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập có quyền sử dụng mọi biện pháp để
giành độc lập;
- Tự lựa chọn con đường phát triển.
f. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốcgia
* Khái niệm chủ quyền quốc gia
- Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị - pháp lý vốn có của quốc gia, thể
hiện quyền tối cao của quốc gia trong lãnh thổ của mình và quyền độc lập trong quan
hệ quốc tế;
- Trong lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền tối cao về lập pháp, hành pháp
và tư pháp, tự do lựa chọn cho mình phương thức thích hợp nhất để thực thi quyền
lực. Trong quan hệ quốc tế, mỗi quốc gia có quyền tự quyết định chính sách đối
ngoại mà không có sự can thiệp của quốc gia khác.
- Bình đẳng về chủ quyền quốc gia: Các quốc gia có địa vị pháp lý ngang nhau
trong quan hệ quốc tế, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào các quan hệ
quốc tế.
* Nội dung của nguyên tắc
- Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý;
- Mỗi quốc gia có các quyền đặc thù xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn và đầy
đủ.;
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của các quốc gia khác;
- Sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập về mặt chính trị là bất di bất dịch;
- Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội và văn hóa của mình;
- Mọi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghĩa vụ quốc tế của
mình và tồn tại hòa bình cùng các quốc gia khác.
g. Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế pacta sunt servanda
* Ý nghĩa của nguyên tắc
- Là cơ sở để xây dựng các quy phạm pháp luật của các quốc gia;
- Là cơ sở để thực hiện các quan hệ pháp luật quốc tế;
- Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp quốc tế; - Là qui phạm của Luật quốc tế
mang tính chủ đạo.

10
* Nội dung của nguyên tắc
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ phải thực hiện một cách tận tâm, thiện chí và đầy đủ
các nghĩa vụ của mình, đó là:
+ Các nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương Liên hợp quốc;
+ Các nghĩa vụ phát sinh từ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế;
+ Các nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên.
- Mọi quốc gia phải tuyệt đối tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ điều ước quốc tế,
tuân thủ một cách triệt để, không do dự. Các sự kiện khách quan như thay đổi chính
phủ, lãnh thổ, thiên tai,… không thể là lý do không thực hiện điều ước quốc tế;
- Các quốc gia thành viên điều ước quốc tế không được viện dẫn các qui định
của pháp luật trong nước để coi đó là nguyên nhân từ chối thực hiện nghĩa vụ của
mình;
- Các quốc gia không được ký kết điều ước quốc tế mâu thuẫn với nghĩa vụ của
mình trong điều ước quốc tế đã ký với các quốc gia khác;
- Các quốc gia không được phép đơn phương ngừng thực hiện và xem xét lại
điều ước quốc tế;
- Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hay lãnh sự không ảnh hưởng đến quan hệ
pháp luật phát sinh từ điều ước giữa các quốc gia này trừ khi nó là cần thiết cho việc
thực hiện điều ước quốc tế.
* Các trường hợp ngoại lệ
- Điều ước quốc tế được ký kết vi phạm những qui định của pháp luật quốc gia
của các quốc gia tham gia về thẩm quyền và thủ tục ký kết.
- Nội dung của điều ước trái với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên
hợp quốc hoặc những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
- Điều ước quốc tế được ký kết không trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng.
- Khi những điều kiện để thi hành cam kết quốc tế đã thay đổi một cách cơ bản
(resbus sic stantibus).
- Khi một bên không thực hiện nghĩa vụ điều ước của mình.
- Khi xảy ra chiến tranh (trừ các cam kết về lãnh thổ quốc gia, biên giới quốc
gia,...)
1.3. Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia
1.3.1. Các học thuyết về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia -
Thuyết nhất nguyên luận;
- Thuyết nhị nguyên luận;

11
-
- Quan điểm của luật quốc tế hiện đại: Luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ
thống pháp luật độc lập song song tồn tại. Giữa chúng có mối liên hệ qua lại tác động
lẫn nhau.
1.3.2. Sự tác động của luật quốc gia đối với luật quốc tế
- Luật quốc gia chi phối và thể hiện nội dung của luật quốc tế;
- Luật quốc gia là phương tiện thực hiện luật quốc tế;
Luật quốc gia là cơ sở đảm bảo cho các ngành luật truyền thống của luật quốc
tế tiếp tục phát triển;
- Luật quốc gia tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và phát triển của những
ngành luật mới.
1.3.3. Sự tác động của luật quốc tế đối với luật quốc gia
- Luật quốc tế thúc đẩy quá trình phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia; -
Làm luật quốc gia phát triển theo chiều hướng tiến bộ và nhân đạo.
Việc giải quyết mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia
Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của luật quốc tế và luật trong nước
khi giải quyết một lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của luật trong nước, khi đó các
quốc gia sẽ phải áp dụng các quy định ghi nhận trong các điều ước quốc tế và các tập
quán quốc tế. Các quốc gia không được viện dẫn pháp luật quốc gia, kể cả Hiến pháp
để từ chối thực hiện các cam kết quốc tế.
Quy định của pháp luật Việt Nam về việc giải quyết mối quan hệ giữa luật quốc
tế và luật quốc gia
Việt Nam thừa nhận ưu thế của các quy phạm điều ước quốc tế mà Việt Nam
ký kết hoặc tham gia bên cạnh quy phạm pháp luật trong nước. Sự thừa nhận này thể
hiện ở hầu hết các văn bản pháp luật mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã ban hành (như Bộ luật Hình sự, Luật hàng không dân dụng, Bộ luật Dân sự,
Luật quốc tịch…) . Cụ thể trong Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định:
“Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì
áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp”.

CHƯƠNG 2: NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ


(Thời lượng: 6 tiết lý thuyết và 2 tiết thảo luận)

2.1. Khái niệm về nguồn của luật quốc tế

12
2.1.1. Khái niệm
Nguồn của luật quốc tế là hình thức biểu hiện sự tồn tại của những quy phạm
pháp luật quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận và xây dựng nên trên cơ
sở tự nguyện và bình đẳng.
Phân loại các loại nguồn và phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế -
Nguồn:
+ Điều ước quốc tế;
+ Tập quán quốc tế;
- Các phương tiện bổ trợ nguồn:
+ Những nguyên tắc pháp luật chung;
+ Phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế;
+ Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ;
+ Học thuyết, công trình nghiên cứu của các học giả luật quốc tế.
2.1.2. Về giá trị pháp lý
- Giá trị pháp lý như nhau của hai loại nguồn (điều ước quốc tế và tập quán quốc
tế);
- Trong thực tiễn, điều ước quốc tế thường được ưu tiên áp dụng khi điều chỉnh
một quan hệ pháp lý quốc tế cụ thể.
2.2. Những vấn đề pháp lý cơ bản về điều ước quốc tế
2.2.1. Khái niệm và điều kiện trở thành nguồn luật quốc tế của điều ước quốc
tế
- Khái niệm: Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật quốc tế do các chủ thể luật
quốc tế thỏa thuận ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm thiết lập những quy
tắc pháp lý bắt buộc để ấn định, thay đổi hoặc hủy bỏ những quyền và nghĩa vụ với
nhau.
- Điều kiện trở thành nguồn luật quốc tế của điều ước quốc tế:
+ Phải được ký kết phù hợp với quy định của pháp luật của các bên ký kết về
thẩm quyền và thủ tục ký kết;
+ Phải được ký kết trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ;
+ Phải có nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
2.2.2. Xây dựng văn bản điều ước quốc tế
- Đàm phán;
Soạn thảo;
- Thông qua văn bản điều ước quốc tế

13
-
2.2.3. Các phương thức làm phát sinh hiệu lực của điều ước quốc tế -
Ký điều ước quốc tế:
+ Ký tắt: Là việc các vị đại diện của các bên tham gia đàm phán, soạn thảo ký
xác nhận văn bản dự thảo là văn bản đã được thông qua. Sau khi ký tắt điều ước quốc
tế chưa phát sinh hiệu lực.
+ Ký ad referendum: Là việc ký của vị đại diện với điều kiện là có sự đồng ý
tiếp theo của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong nuớc thì điều
ước sẽ không phải ký chính thức nữa. Như vậy, hình thức ký này có thể làm phát sinh
hiệu lực cho điều ước nếu các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tỏ rõ sự chấp thuận
sau khi ký ad referendum.
+ Ký đầy đủ: Là việc ký của vị đại diện vào văn bản điều ước, nếu điều ước đó
không quy định các trình tự và thủ tục khác (như phê chuẩn, phê duyệt) thì điều ước
quốc tế đó sẽ phát sinh hiệu lực sau khi ký đầy đủ.
- Phê chuẩn/phê duyệt điều ước quốc tế: là hành vi pháp lý đơn phương (tuyên
bố đơn phương) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hiệu lực của một
điều ước quốc tế đối với quốc gia mình.
2.2.4. Bảo lưu điều ước quốc tế
- Khái niệm: Bảo lưu là hành vi đơn phương, bất kể cách viết hay tên gọi như thế
nào, của một quốc gia khi ký , phê chuẩn, phê duyệt, hoặc gia nhập điều ước đó, nhằm
qua đó loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một số quy định của điều ước
trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó.
- Trường hợp không được bảo lưu:
+ Bảo lưu không áp dụng cho điều ước song phương mà chỉ áp dụng cho điều
ước đa phương;
+ Đối với điều ước đa phương mà có điều khoản quy định “cấm bảo lưu” thì
quyền bảo lưu cũng không được thực hiện;
+ Đối với những điều ước đa phương chỉ cho phép bảo lưu một hoặc một vài
điều khoản cụ thể, thì quyền bảo lưu cũng không được thực hiện đối với những điều
khoản còn lại;
+ Trường hợp điều ước đa phương cho phép bảo lưu bất kỳ điều khoản nào thì
quyền bảo lưu cũng không được thực hiện đối với những điều khoản mà nếu bảo lưu
thì sẽ ảnh hưởng đến mục đích và đối tượng của điều ước; - Thủ tục bảo lưu:
+ Quốc gia có quyền bảo lưu và cũng có quyền huỷ bảo lưu trong bất kỳ thời
điểm nào xét thấy cần thiết

14
+ Việc tuyên bố bảo lưu, chấp thuận bảo lưu, rút bảo lưu, phản đối bảo lưu phải
được thực hiện bằng văn bản và gửi cho quốc gia hoặc cơ quan lưu chiểu, bảo quản
điều ước và các quốc gia thành viên khác (tùy theo quy định cụ thể của điều ước)
+ Bảo lưu sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ khi tuyên bố bảo lưu mà không có
thành viên nào phản đối.
- Hệ quả pháp lý của việc bảo lưu:
+ Chấp thuận công khai hoặc im lặng không phản đối: Đối với những quốc gia
này, quốc gia đưa ra tuyên bố bảo lưu sẽ không có nghĩa vụ thực hiện điều khoản đã bị
bảo lưu.
+ Phản đối: có thể vẫn phải thực hiện điều khoản bị bảo lưu và phần còn lại của
điều ước, trừ trường hợp điều ước quốc tế cho phép bảo lưu điều khoản đó thì sự phản
đối không có giá trị pháp lý và quốc gia đề ra bảo lưu không phải thực hiện điều khoản
đã tuyên bố bảo lưu.
+ Trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định rõ điều khoản nào được
phép bảo lưu thì sự bảo lưu sẽ được coi là có giá trị pháp lý sau thời hạn 12 tháng mà
không có sự phản đối bảo lưu từ phía các quốc gia hữu quan.
Câu hỏi thảo luận: Ý nghĩa của việc bảo lưu là gì? Tuyên bố bảo lưu có vi
phạm nguyên tắc pacta sunt servanda
2.2.5. Gia nhập điều ước quốc tế
- Khái niệm: là hành vi thể hiện mong muốn trở thành thành viên và đồng ý chịu
sự ràng buộc của điều ước quốc tế, thường được thực hiện bởi các quốc gia không kịp
tham gia quy trình ký kết điều ước hoặc sau khi điều ước đã có hiệu lực.
- Điều kiện gia nhập điều ước quốc tế: Quy trình, thủ tục và điều kiện gia nhập
được quy định cụ thể trong điều ước quốc tế tương ứng và pháp luật quốc gia. 2.2.6.
Áp dụng điều ước quốc tế - Nguyên tắc thực hiện:
+ Khi điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực, các quốc gia tham gia phải tuân thủ
nguyên tắt pacta sunt servanda (Điều 26 Công ước Viên 1969).
+ Việc thực hiện điều ước quốc tế trong phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia
thành viên do chính quốc gia đó tự quyết định.
+ Các quốc gia ban hành những văn bản pháp luật quy định việc thực hiện điều
ước quốc tế.

15
+ Trường hợp các quy định của pháp luật quốc gia trái với những quy định của
điều ước quốc tế mà quốc gia ký kết hoặc tham gia thì áp dụng các quy định của điều
ước.
- Cách thức thực hiện: áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp
- Giải thích điều ước quốc tế: là hành vi làm rõ các nội dung của điều ước quốc
tế, thường do có quan có thẩm quyền thực hiện và kết quả giải thích không làm thay
đổi nội dung cũng như hiệu lực của điều ước.
- Đăng ký và công bố điều ước quốc tế: thường được quy định trong các điều
ước cụ thể.
2.2.7. Chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế
- Tự động hết hiệu lực
+ Hết thời hạn có hiệu lực của điều ước.
+ Khi các bên đã thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ quy định trong điều
ước quốc tế trước thời hạn quy định.
Câu hỏi thảo luận: Khi có chiến tranh xảy ra, điều ước quốc tế có tự động hết
hiệu lực hay không?
- Hết hiệu lực theo ý muốn của các bên
+ Bãi bỏ điều ước quốc tế: Là hành vi đơn phương của một quốc gia tuyên bố
điều ước đã hết hiệu lực đối với mình (theo quy định của điều ước), với điều kiện điều
ước đó cho phép bãi bỏ là quyền của quốc gia, nó được ghi nhận trong điều ước.
+ Huỷ bỏ điều ước quốc tế: Là tuyên bố đơn phương của một quốc gia (của cơ
quan có thẩm quyền trong nước) nhằm chấm dứt hiệu lực của một điều ước quốc tế
đối với mình mà không cần điều ước quốc tế đó cho phép.
2.3. Những vấn đề pháp lý cơ bản về tập quán quốc tế
2.3.1. Khái niệm và điều kiện trở thành nguồn của tập quán quốc tế
*Khái niệm: Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự chung hình thành trong
thực tiễn quốc tế, được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thừa nhận
rộng rãi là những quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc.
*Điều kiện trở thành nguồn của tập quán quốc tế
- Được áp dụng qua một thời gian dài trong thực tiễn pháp lý quốc tế; - Thừa
nhận rộng rãi như những quy phạm pháp lý có tính chất bắt buộc.
- Nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.
2.3.2. Giá trị pháp lý và phương thức áp dụng tập quán quốc tế -
Tập quán quốc tế có giá trị pháp lý như điều ước quốc tế.

16
- Tập quán quốc tế có thể được áp dụng khi không có quy phạm điều ước quốc tế
điều chỉnh hoặc các chủ thể luật quốc tế chọn lựa tập quán quốc tế để điều
chỉnh.

2.3.3. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
- Tập quán quốc tế tác động đến sự hình thành và phát triển của điều ước quốc
tế; - Điều ước quốc tế tác động đến sự hình thành và phát triển của tập quán
quốc tế. 2.4. Các phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế
Phương tiện bổ trợ nguồn của Luật quốc tế bao gồm các phán quyết của Tòa án
công lý quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung, nghị quyết của tổ chức quốc tế liên
chính phủ, hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia, các học thuyết của các học
giả danh tiếng về Luật quốc tế
2.4.1. Phán quyết của Tòa án quốc tế và các thiết chế tài phán quốc tế
Phán quyết của Tòa án quốc tế và các thiết chế tài phán quốc tế được hiểu là
những phán quyết hoặc nghị quyết xét xử, quyết định… trong việc xét xử những vụ
việc tranh chấp giữa các chủ thể của pháp luật quốc tế, mà chủ yếu là giữa các quốc
gia.
2.4.2. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ
Các nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ gồm có các nghị quyết có
tính quy phạm và các nghị quyết có tính khuyến nghị.
2.4.3. Học thuyết, công trình nghiên cứu của các học giả luật quốc tế
Các học thuyết về Luật quốc tế là những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong các
công trình nghiên cứu, tác phẩm và kết luận của các tác giả về những vấn đề lý luận cơ
bản của luật quốc tế.

CHƯƠNG 3: DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ


(Thời lượng: 5 tiết lý thuyết và 1 tiết thảo luận)

3.1. Tổng quan về dân cư trong luật quốc tế


3.1.1. Khái niệm và phân loại dân cư
Khái niệm: Dân cư là tổng hợp những người sinh sống, cư trú trên lãnh thổ một
quốc gia nhất định và chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia đó.
Phân loại: Căn cứ tiêu chí quốc tịch, có thể phân loại dân cư thành 03 bộ phận:
- Công dân của quốc gia sở tại
- Người nước ngoài; - Người không quốc tịch.

17
3.1.2. Chủ quyền quốc gia đối với dân cư
- Mỗi quốc gia đều có thẩm quyền riêng biệt xác định địa vị pháp lý cho từng bộ
phận dân cư;
- Các quốc gia khác không có quyền can thiệp;
- Mỗi quốc gia phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, các cam
kết quốc tế trong các ĐƯQT liên quan;
- Các vấn đề pháp lý liên quan đến dân cư như quyền con người, địa vị pháp lý
của viên chức ngoại giao-lãnh sự, vấn đề cư trú, dẫn độ, … được giải quyết trên cơ sở
các ĐƯQT.
3.2. Những vấn đề pháp lý cơ bản về người nước ngoài
3.2.1. Khái niệm và phân loại người nước ngoài
Khái niệm: Người nước ngoài là người không có quốc tịch của quốc gia mà họ
đang cư trú.
Phân loại người nước ngoài:
- Căn cứ vào quốc tịch:
+ Người có quốc tịch nước ngoài; +
Người không có quốc tịch.
- Căn cứ vào thời gian cư trú trên lãnh thổ một quốc gia và mối liên hệ với quốc
gia đó:
+ Người nước ngoài thường trú;
+ Người nước ngoài tạm trú.
- Căn cứ nội dung của quy chế pháp lý dành cho người nước ngoài:
+ Người nước ngoài được hưởng quy chế ngoại giao và các quy chế tương
tự;
+ Những người nước ngoài hưởng quy chế theo các điều ước quốc tế.
3.2.2. Quy chế pháp lý của người nước ngoài
a. Chế độ đãi ngộ như công dân (NT – National Treatment)
- Người nước ngoài được hưởng các quyền và có các nghĩa vụ dân sự và lao
động cơ bản ngang bằng với công dân của nước sở tại trong những quan hệ xã hội
nhất định;
- Người nước ngoài không có một số quyền mà công dân nước sở tại có: quyền
bầu cử và ứng cử, quyền hoạt động trong một số ngành nghề.
b. Chế độ tối huệ quốc (MFN – Most Favoured Nation treatment)

18
- Thể nhân và pháp nhân nước ngoài ở quốc gia sở tại được hưởng các quyền và
ưu đãi mà các thể nhân và pháp nhân của bất kỳ một nước thứ ba nào đang được có và
sẽ được hưởng trong tương lai;
- Địa vị pháp lý của thể nhân và pháp nhân nước ngoài khác nhau ở nước sở tại;
- Áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và hàng hải quốc tế. c. Các chế độ
đặc biệt
- Một nhóm người nước ngoài được hưởng quy chế pháp lý riêng biệt mà ngay
cả công dân của nước sở tại cũng không được hưởng; - Những người nước ngoài này
bao gồm:
+ Những người có quy chế ngoại giao và lãnh sự;
+ Những người nước ngoài có quy chế theo các hiệp định riêng.
d. Nguyên tắc có đi có lại
- Một quốc gia dành một chế độ pháp lý nhất định cho những thể nhân và pháp
nhân nước ngoài tương ứng với chế độ pháp lý mà quốc gia kia đã và sẽ dành cho thể
nhân và pháp nhân mình;
- Áp dụng trực tiếp trong quan hệ song phương hoặc giữa những quốc gia có
cam kết dành cho nhau sự đối xử có đi có lại.
3.3. Vấn đề cư trú chính trị trong luật quốc tế
3.3.1. Khái niệm
Cư trú chính trị là việc quốc gia sở tại cho phép người nước ngoài đang bị truy
nã tại quốc gia mà họ mang quốc tịch do những hoạt động và quan điểm về chính trị,
khoa học và tôn giáo được quyền nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ quốc gia đó.
3.3.2. Hệ quả pháp lý của cư trú chính trị
- Người nước ngoài cư trú chính trị không bắt buộc phải nhập quốc tịch của nước
sở tại;
- Người nước ngoài cư trú chính trị có những quyền ngang với công dân của
nước
sở tại;
- Người nước ngoài cư trú chính trị sẽ được quốc gia cho phép mình cư trú chính
trị bảo hộ ngoại giao, tức là bảo vệ quyền lợi khi họ đang cư trú tại một nước thứ ba;
- Người nước ngoài cư trú chính trị được đảm bảo về an ninh, không bị dẫn độ
và trục xuất theo yêu cầu của nước mà họ là công dân;
- Quốc gia cho phép người nước ngoài cư trú chính trị chịu trách nhiệm về hành
vi của người đó đã gây ra trên quốc gia mà người đó là công dân.
3.4. Những vấn đề pháp lý cơ bản về bảo hộ công dân

19
3.4.1. Khái niệm và điều kiện bảo hộ công dân
- Khái niệm: Bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khi công dân của mình bị xâm phạm về quyền và lợi ích chính đáng ở nước ngoài, bao
gồm các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt mà nhà nước dành cho công dân nước mình
đang ở nước ngoài kể cả trong trường hợp không có hành vi xâm hại nào.
- Điều kiện bảo hộ công dân
+ Đối tượng bảo hộ là công dân của quốc gia tiến hành bảo hộ;
+ Khi quyền lợi hợp pháp của đối tượng bảo hộ bị xâm hại;
+ Đã áp dụng các biện pháp tự bảo vệ nhưng không mang lại kết quả
3.4.2. Thẩm quyền và biện pháp bảo hộ công dân
- Thẩm quyền
+ Cơ quan có thẩm quyền ở trong nước
+ Cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài
- Biện pháp bảo hộ công dân
+ Việc lựa chọn cách thức bảo hộ ở mức độ nào phụ thuộc vào các yếu tố
như quyền lợi nào bị vi phạm, mức độ vi phạm, thái độ của quốc gia sở tại;
+ Các biện pháp có tính chất hành chính–pháp lý: cấp hộ chiếu, giấy thông
hành, đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, hỗ trợ tiền, hiện vật, …
+ Các biện pháp tư pháp: thuê luật sư bào chữa cho công dân nước mình
trước tòa án quốc gia sở tại, bảo vệ quyền và lợi ích của người chưa thành niên, người
không đủ năng lực hành vi dân sự;
+ Các biện pháp ngoại giao: gửi công hàm đề nghị, phản đối hành vi của
quốc gia sở tại, đưa vụ việc ra trước hội nghị quốc tế, tổ chức quốc tế, …
+ Trừng phạt, cấm vận kinh tế, thương mại, …
3.4.3. Pháp luật Việt Nam về bảo hộ công dân
- Đối tượng bảo hộ là công dân Việt Nam;
- Khi quyền lợi hợp pháp của đối tượng bảo hộ bị xâm hại.

CHƯƠNG 4: LÃNH THỔ - BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG LUẬT


QUỐC TẾ
(Thời lượng: 7 tiết lý thuyết và 1 tiết thảo luận)

4.1. Những vấn đề pháp lý cơ bản về lãnh thổ quốc gia


4.1.1. Khái niệm, ý nghĩa chính trị-pháp lý, các bộ phận cấu thành lãnh thổ
quốc gia

20
4.1.1.1. Khái niệm
Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng
trời trên chúng và lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền của quốc gia.
4.1.1.2. Ý nghĩa chính trị-pháp lý của lãnh thổ quốc gia
- Lãnh thổ quốc gia là cơ sở vật chất cần thiết cho sự ra đời, tồn tại và phát triển
của một quốc gia;
- Lãnh thổ quốc gia là cơ sở pháp lý để xác định chủ quyền của mỗi quốc gia;
- Lãnh thổ quốc gia xác định một không gian quyền lực của quốc gia đối với một
cộng đồng dân cư ổn định.
4.1.1.3. Các bộ phận lãnh thổ quốc gia
a. Vùng đất
- Vùng đất của quốc gia bao gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo thuộc chủ
quyền của quốc gia (kể cả các đảo gần bờ và xa bờ);
- Vùng đất của quốc gia quần đảo là tập hợp các đảo thuộc chủ quyền của quốc
gia đó;
- Các quốc gia tiếp giáp với Bắc Cực có thêm phần hình rẻ quạt nằm trong khu
vực Bắc Cực được xác định bằng cách nối điểm cực bắc với hai điểm tận cùng của
đường biên giới nằm kề cận Bắc Cực;
- Vùng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia. Quốc gia
chủ nhà có quyền qui định chế độ pháp lý của vùng đất cũng như quyền quản lý, bảo
vệ và sử dụng, khai thác vùng đất thuộc lãnh thổ của mình.
b. Vùng nước
- Vùng nước là toàn bộ phần nước nằm trong biên giới quốc gia, bao gồm:
+ Vùng nước nội địa;
+ Vùng nước nội thủy;
+ Vùng nước biên giới; +
Vùng nước lãnh hải.
Tính chất chủ quyền của quốc gia là hoàn toàn và tuyệt đối ở vùng nước nội địa
và vùng nước nội thủy; hoàn toàn và đầy đủ ở vùng nước biên giới và vùng nước lãnh
hải.
c.Vùng lòng đất
- Vùng lòng đất là phần đất nằm dưới vùng đất và vùng nước của quốc gia;
- Vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia;
- Về nguyên tắc, Luật quốc tế mặc nhiên thừa nhận vùng lòng đất kéo dài tới tận
tâm của trái đất.

21
d. Vùng trời
- Vùng trời là vùng không gian bao trùm lên vùng đất và vùng nước của quốc
gia; - Vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia;
- Độ cao của vùng trời chưa được Luật quốc tế qui định trong các ĐƯQT mà áp
dụng tập quán quốc tế.
4.1.2. Xác lập, thay đổi chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
4.1.2.1. Xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
- Nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng
- Nguyên tắc chiếm hữu thực sự
4.1.2.2. Thay đổi chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
a. Do hợp nhất hai hay nhiều quốc gia thành một quốc gia mới;
b. Do phân chia quốc gia thành các quốc gia mới;
c. Do trao trả một bộ phận lãnh thổ quốc gia này cho quốc gia khác;
d. Do sáp nhập một bộ phận lãnh thổ của quốc gia này vào lãnh thổ của quốc
gia
khác
e. Do chuyển nhượng một bộ phận lãnh thổ của quốc gia này cho một quốc gia
khác;
4.1.3. Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia
4.1.3.1. Khái niệm về quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia
Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia bao gồm các quyền và nghĩa vụ của quốc
gia đối với lãnh thổ của mình.
4.1.3.2. Nguồn luật điều chỉnh quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc
gia - Luật quốc tế: các điều ước và tập quán quốc tế; - Pháp luật
quốc gia.
4.1.3.3. Nội dung quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia
- Quốc gia có quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù
hợp mà không có sự can thiệp từ bên ngoài;
- Quốc gia có quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện
cải cách kinh tế - xã hội phù hợp với các đặc điểm của quốc gia;
- Quốc gia có quyền tự qui định chế độ pháp lý cho từng vùng lãnh thổ quốc gia;
- Quốc gia có quyền sở hữu đối với tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi lãnh
thổ;
- Quốc gia thực hiện quyền tài phán của mình đối với mọi công dân, tổ chức, kể
cả các cá nhân, tổ chức nước ngoài ở trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, cư trú trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia;

22
- Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp, điều chỉnh,
kiểm soát các hoạt động của các pháp nhân và cá nhân nước ngoài, kể cả các trường
hợp quốc hữu hóa, tịch thu, trưng thu tài sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài có bồi
thường hoặc không bồi thường;
- Quốc gia có quyền và nghĩa vụ trong việc cải tạo môi trường trong phạm vi
lãnh thổ quốc gia theo những nguyên tắc chung của luật quốc tế;
- Quốc gia có quyền quyết định sử dụng, thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật
và lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó.
4.2. Những vấn đề pháp lý về biên giới quốc gia
4.2.1. Khái niệm về biên giới quốc gia
Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ
của quốc gia khác hoặc lãnh thổ của quốc gia với phần không phải là lãnh thổ của
quốc gia.
4.2.2. Ý nghĩa chính trị - pháp lý của biên giới quốc gia
- Biên giới quốc gia là cơ sở xác định ranh giới lãnh thổ quốc gia;
- Biên giới quốc gia là cơ sở pháp lý để xác định giới hạn không gian thực thi
chủ quyền của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của mình;
- Biên giới quốc gia xác định một không gian quyền lực tối cao của quốc gia đối
với lãnh thổ.
4.2.3. Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia
a. Biên giới trên bộ
- Biên giới quốc gia trên bộ là đường ranh giới được xác định trên đất liền, trên
đảo, trên sông, hồ, biển nội địa;
- Đường biên giới trên bộ phổ biến được qui định trong các điều ước quốc tế
song phương hoặc đa phương ký kết giữa các quốc gia hữu quan.
b. Biên giới trên biển
- Biên giới quốc gia trên biển là đường được vạch ra để phân định lãnh hải của
quốc gia ven biển với vùng tiếp liền tự nhiên của biển cả;
- Biên giới quốc gia trên biển chính là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải
do mỗi quốc gia qui định phù hợp với nguyên tắc chung của luật biển quốc tế.
c. Biên giới lòng đất
- Biên giới lòng đất của quốc gia là ranh giới được xác định dựa trên đường biên
giới trên bộ và đường biên giới trên biển của một quốc gia; - Biên giới lòng đất được
kéo dài tới tận tâm trái đất. d. Biên giới trên không

23
Biên giới của quốc gia trên không là ranh giới vùng trời của quốc gia, gồm hai
phần:
- Biên giới sườn được xác định trên cơ sở đường biên giới trên bộ và biên giới
trên biển bằng cách kéo dài vuông góc từ mặt đất và mặt biển lên khoảng không gian
đến một độ cao nhất định do pháp luật của chính quốc gia qui định.
- Biên giới trên cao được xác định bởi mặt cong song song với mặt trái đất để
phân định ranh giới vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia và
khoảng không gian vũ trụ phía bên trên.
4.2.4. Các kiểu biên giới quốc gia
- Biên giới thiên nhiên (biên giới địa hình)
- Biên giới nhân tạo
4.3. Hoạch định biên giới quốc gia
4.3.1. Các nguyên tắc hoạch định biên giới quốc gia
- Nguyên tắc thỏa thuận là nguyên tắc cao nhất trong xây dựng biên giới quốc
gia;
- Nguyên tắc Uti possidetis (sử dụng đường biên giới sẵn có)
4.3.2. Hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền
- Là quá trình phân định lãnh thổ vùng đất, vùng nước (vùng nước nội địa, vùng
nước biên giới), để từ đó làm cơ sở pháp lý cho việc xác định lãnh thổ vùng trời và
lãnh thổ vùng đất giữa các quốc gia.
- Quy trình phân định biên giới trên đất liền
+ Hoạch định biên giới
+ Phân giới thực địa
+ Cắm mốc
4.3.3. Hoạch định biên giới trên biển trong trường hợp quốc gia đối diện
hoặc tiếp giáp
Hoạch định biên giới quốc gia trên biển giữa các quốc gia nằm kề nhau hoặc đối
diện nhau có chung nội thủy hoặc lãnh hải: dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa các
quốc gia hữu quan bằng việc ký kết điều ước quốc tế về biên giới
4.3.4. Hoạch định biên giới quốc gia trên biển trong trường hợp không đối
diện hoặc tiếp giáp
Hoạch định biên giới trên biển của quốc gia mà không ảnh hưởng hay chồng lấn
với bất kỳ vùng biển của một quốc gia nào khác: Quốc qua ven biển phải công bố
chính thức và công khai đường cơ sở, chiều rộng lãnh hải; và đuờng biên giới trên
biển của quốc gia trên hải đồ tỷ lệ lớn.
4.4. Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia

24
4.4.1. Khái niệm về quy chế pháp lý của biên giới quốc gia
Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia bao gồm các quyền và nghĩa vụ của quốc
gia đối với biên giới của mình.
4.4.2. Nguồn luật điều chỉnh quy chế pháp lý của biên giới quốc gia - Luật
quốc tế: các điều ước và tập quán quốc tế; - Pháp luật quốc gia.
4.4.3. Nội dung quy chế pháp lý của biên giới quốc gia
- Các nguyên tắc chung về biên giới quốc gia;
- Quy chế qua lại, hoạt động ở khu vực biên giới, quy chế sử dụng nguồn nước,
sử dụng sông suối biên giới, khai thác tài nguyên, …
- Quy chế quản lý, bảo vệ biên giới;
- Quy chế giải quyết tranh chấp nảy sinh ở khu vực biên giới.

CHƯƠNG 5: LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ


(Thời lượng: 5 tiết lý thuyết và 1 tiết thảo luận)

5.1. Khái niệm, nguyên tắc và nguồn của luật ngoại giao và lãnh sự
5.1.1. Khái niệm, nguyên tắc của luật ngoại giao và lãnh sự
- Khái niệm: Luật ngoại giao và lãnh sự là một ngành luật độc lập trong hệ
thống pháp luật quốc tế bao gồm tổng thể các nguyên tắc và qui phạm điều chỉnh quan
hệ về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quan hệ đối ngoại của Nhà nước cùng
thành viên của các cơ quan này; quan hệ ngoại giao và lãnh sự giữa các quốc gia và
các chủ thể khác của Luật quốc tế.
- Các nguyên tắc của luật ngoại giao và lãnh sự
+ Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử;
+ Nguyên tắc tôn trọng quyền ưu đãi miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại
giao, lãnh sự và thành viên của các cơ quan này;
+ Nguyên tắc tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của quốc gia sở tại;
+ Nguyên tắc có đi có lại; + Nguyên tắc thỏa thuận.
5.1.2. Nguồn của luật ngoại giao và lãnh sự
- Điều ước quốc tế: Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao 1961 Công ước
Vienna về quan hệ lãnh sự 1963…
- Tập quán quốc tế
- Pháp luật quốc gia
5.2. Cơ quan đại diện ngoại giao
5.2.1. Khái niệm, chức năng và cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện ngoại
giao

25
- Khái niệm: Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan của một quốc gia đóng trên
lãnh thổ quốc gia khác để thực hiện quan hệ ngoại giao với quốc gia sở tại và với các
cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia khác ở quốc gia sở tại.
- Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao
+ Chức năng đại diện
+ Chức năng bảo vệ
+ Chức năng đàm phán
+ Chức năng tìm hiểu
+ Chức năng thúc đẩy phát triển quan hệ
- Các cấp của cơ quan đại diện ngoại giao: +
Đại sứ quán
+ Công sứ quán
+ Đại biện quán
5.2.2. Các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao
- Các quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao
+ Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở
+ Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ và tài liệu
+ Quyền miễn thuế và lệ phí
+ Quyền tự do thông tin liên lạc
+ Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm, thư tín ngoại giao, vali ngoại
giao +Quyền treo quốc kỳ và quốc huy
- Các quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao
+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
+ Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, tài liệu, thư tín và phương tiện đi lại;
+ Quyền miễn trừ xét xử, nghĩa vụ làm chứng và các biện pháp thi hành án
+ Quyền được miễn thuế và lệ phí
+ Quyền ưu đãi hải quan
- Các quyền ưu đãi, miễn trừ của của nhân viên hành chính – kỹ thuật và nhân
viên phục vụ
+ Nhân viên hành chính - kỹ thuật và các thành viên trong gia đình họ, nếu
không phải là công dân nước sở tại hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở nước
này, được hưởng các quyền ưu đãi tương đương với viên chức ngoại giao, bao gồm:
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nơi ở; quyền miễn trừ xét xử về hình sự; quyền
được miễn thuế và lệ phí đối với thu nhập cá nhân nhưng hẹp hơn so với viên chức
ngoại giao;

26
+ Nhân viên phục vụ, nếu không phải là công dân nước sở tại hoặc không

nơi cư trú thường xuyên ở nước sở tại, được hưởng các quyền miễn trừ đối với hành vi
thực hiện khi thừa hành công vụ của mình, được miễn trừ các thứ thuế và lệ phí về
tiền công thu được từ công vụ.
Câu hỏi: Thành viên gia đình của viên chức ngoại giao có được hưởng các
quyền ưu đãi và miễn trừ không?
5.3. Cơ quan lãnh sự
5.3.1. Khái niệm, chức năng và cơ cấu tổ chức của cơ quan lãnh sự
- Khái niệm: Cơ quan lãnh sự là cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước tại
nước ngoài, nhằm thực hiện chức năng lãnh sự trong một khu vực lãnh thổ nhất định
của quốc gia tiếp nhận, trên cơ sở thỏa thuận giữa hai quốc gia hữu quan; - Chức năng
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia, công dân và pháp nhân
quốc gia mình tại quốc gia tiếp nhận;
+ Khuyến khích việc phát triển buôn bán và thúc đẩy các quan hệ kinh tế,
khoa học - kỹ thuật và văn hóa giữa quốc gia mình với quốc gia sở tại;
+ Tìm hiểu tình hình đời sống, thương mại, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ
thuật của quốc gia sở tại và thông báo cho chính phủ nuớc mình biết;
+ Cấp hộ chiếu, giấy thông hành cho công dân nước mình, cấp thị thực
nhập cảnh cho những người muốn đến nước mình;
+ Chứng nhận, đăng ký hộ tịch: sinh, tử, kết hôn,... xử lý tài sản của công
dân nước mình ở khu vực lãnh sự khi không có người thừa kế
- Các cấp của cơ quan lãnh sự
+ Tổng lãnh sự quán
+ Lãnh sự quán
+ Phó lãnh sự quán
+ Đại lý lãnh sự
5.3.2. Các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự
- Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan lãnh sự
+ Trụ sở cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm;
+ Hồ sơ lưu trữ và tài liệu, thư tín lãnh sự là bất khả xâm phạm. Vali lãnh
sự không bị mở ra hoặc giữ lại, trừ trường hợp có lý do chính đáng;
+ Cơ quan lãnh sự có quyền tự do thông tin liên lạc với chính phủ, các cơ
quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự khác của quốc gia mình tại bất
cứ đâu;

27
+ Trụ sở của cơ quan và nhà riêng của người đứng đầu cơ quan lãnh sự
được miễn các thứ thuế và lệ phí, trừ tiền trả cho các dịch vụ cụ thể;
+ Trụ sở của cơ quan và nhà riêng của người đứng đầu cơ quan lãnh sự
được treo quốc kỳ, quốc huy.
- Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho thành viên của cơ quan lãnh sự
+ Thành viên cơ quan lãnh sự bao gồm: viên chức lãnh sự, nhân viên lãnh
sự và nhân viên phục vụ
+ Các quyền ưu đãi và miễn trừ : quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
quyền
miễn thuế và lệ phí, quyền được miễn trừ hải quan, quyền được miễn trừ xét xử và
nghĩa vụ làm chứng,…
Câu hỏi: so sánh các quyền ưu đãi và miễn trừ của thành viên cơ quan lãnh
sự với thành viên cơ quan ngoại giao

CHƯƠNG 6: TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ


(Thời lượng: 6 tiết lý thuyết và 2 tiết thảo luận)

6.1. Khái niệm, phân loại và các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế
6.1.1. Khái niệm
Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế, trong đó các chủ thể tham gia có những
quan điểm, đòi hỏi trái ngược nhau về những vấn đề liên quan tới lợi ích của họ.
6.1.2. Phân loại tranh chấp quốc tế
- Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia tranh chấp có tranh chấp song phương và
tranh chấp đa phương.
- Căn cứ vào mức độ nguy hại của tranh chấp quốc tế có tranh chấp quốc tế
nghiêm trọng và tranh chấp quốc tế thông thường.
- Căn cứ vào tính chất của vụ tranh chấp, tranh chấp được phân loại thành tranh
chấp có tính chất chính trị và tranh chấp có tính chất pháp lý.
- Căn cứ vào nội dung vụ tranh chấp có tranh chấp về thương mại, môi trường,
tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế, tranh chấp lãnh thổ và
biên giới quốc gia…
- Căn cứ vào quyền năng chủ thể luật quốc tế của các bên tranh chấp, có tranh
chấp giữa các quốc gia, giữa các tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc các chủ thể khác
của luật quốc tế.
6.1.3. Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế

28
+ Nhóm 1: Các biện pháp mang tính ngoại giao, gồm: đàm phán, trung gian, điều
tra và hòa giải. Biện pháp đàm phán chỉ liên quan đến các bên tham gia tranh chấp.
Các biện pháp ngoại giao còn lại có sự tham gia (ở mức độ khác nhau) của bên thứ ba
vào quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế, nhưng có đặc điểm chung là bên thứ ba
không có quyền đưa ra quyết định giải quyết có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các
bên tranh chấp.
+ Nhóm 2: Là các biện pháp tư pháp, gồm: trọng tài quốc tế và tòa án quốc tế.
Các biện pháp này cũng có sự tham gia của bên thứ ba, nhưng khác với vai trò của bên
thứ ba ở nhóm 1, ở nhóm này, bên thứ ba có quyền đưa ra các quyết định có hiệu lực
ràng buộc các bên tranh chấp phải chấp hành nghiêm chỉnh.
+ Nhóm 3: Các biện pháp được quy định về trình tự giải quyết tranh chấp trong
khuôn khổ các tổ chức quốc tế hoặc thỏa thuận khu vực. Ví dụ: Công ước Châu Âu
năm 1957 về giải quyết hòa bình các tranh chấp; Nghị định thư ASEAN về tăng cường
cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2004…
6.2. Nguồn luật giải quyết tranh chấp quốc tế
6.2.1. Nguồn luật nội dung giải quyết tranh chấp quốc tế
- Hiến chương Liên Hợp quốc;
- Điều ước đa phương hoặc song phương giữa các bên tranh chấp.
6.2.2. Nguồn luật tố tụng giải quyết tranh chấp quốc tế
- Công ước về giải quyết hòa bình các xung đột quốc tế được thông qua tại hội
nghị La hay lần thứ nhất vào năm 1899 và được bổ sung vào năm 1907 tại Hội nghị
Lahay lần thứ hai.
- Tuyên bố chung về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được Hội quốc
liên thông qua ngày 26 tháng 9 năm 1928, sau đó được Liên hợp quốc chấp nhận bằng
một nghị quyết của Đại hội đồng ngày 28 tháng 4 năm 1949 (có bổ sung và chỉnh lý).
6.3. Giải quyết tranh chấp theo Hiến chương Liên Hợp quốc
6.3.1. Vai trò của ĐHĐ, HĐBA và Tổng thư ký trong giải quyết tranh chấp
quốc
tế
6.3.2. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án công lý quốc tế

29
PHẦN II
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
A. CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
- CHƯƠNG 1
+ Câu hỏi kiến thức
1. Khái niệm Luật quốc tế hiện đại? Phân tích nguyên nhân dẫn đến luật
quốc tế?
2. Phân tích các đặc điểm của luật quốc tế?
3. Phân biệt hệ thống pháp luật quốc tế với hệ thống pháp luật quốc gia?
4. So sánh biện pháp thực thi luật quốc tế với biện pháp thực thi luật quốc
gia.
5. Chứng minh sự hình thành các quy phạm pháp luật quốc tế là kết quả
của sự thỏa thuận của các quốc gia.
6. Phân tích, cho các ví dụ thực tế để chứng minh giữa hệ thống luật quốc
tế và pháp luật quốc gia có sự tác động qua lại tương hỗ lẫn nhau.
7. Phân tích đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế?
8. Phân tích nội dung của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế?
9. Trong các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nguyên tắc nào không
được ghi nhận tại Điều 2 Hiến chương Liên Hợp quốc?
+ Câu hỏi nâng cao
1. Có quan điểm cho rằng: “luật quốc tế là luật của các cường quốc có tiềm
lực về kinh tế và quân sự vững mạnh”, hãy bình luận quan điểm này.
2. Nhận định cho rằng: “luật quốc tế là một ngành luật đặc biệt trong hệ
thống pháp luật quốc gia”, hãy cho biết nhận định này đúng hay sai? Chứng minh?
3. Hãy cho biết: Đài Loan, Palestine, Vatican có phải là quốc gia không?
Tại sao? 4. Các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên có phải là chủ thể của Luật quốc tế
không? Tại sao?
5. Có quan điểm cho rằng: “Việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
luôn là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế”, hãy cho biết quan điểm trên đúng hay sai?
Bình luận?
6. Có quan điểm cho rằng: “Việc can thiệp vào công việc nội bộ của các
quốc gia luôn là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế”, hãy cho biết quan điểm trên đúng
hay sai? Bình luận?

30
7. Có quan điểm cho rằng: “Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia luôn phải
tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế”, hãy cho biết quan điểm trên đúng
hay sai? Bình luận?
8. Phân tích bản chất và vai trò của Luật quốc tế, liên hệ với tình hình quốc
tế hiện nay
9. Vì sao hệ thống pháp luật quốc tế không có cơ quan lập pháp và cơ quan
cưỡng chế thi hành?
10. Bình luận về vai trò hiện nay của Việt Nam tại Hội đồng bảo an Liên
Hợp quốc.

- CHƯƠNG 2
+ Câu hỏi kiến thức
1. Khái niệm nguồn của Luật quốc tế? Nguồn của Luật quốc tế có những
điểm gì khác với nguồn của pháp luật Việt nam?
2. Các loại nguồn của Luật quốc tế? Điều kiện để được coi là nguồn của
Luật quốc tế?
3. Phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa điều ước quốc tế và
tập quán quốc tế.
4. Phân tích và làm sáng tỏ vai trò của các phương tiện bổ trợ nguồn đối
với nguồn cơ bản của luật quốc tế.
5. Trong vụ North Sea Continental Shelf (Đức với Đan Mạch và Hà Lan)
1969, Tòa án Công lý quốc tế đã công nhận rằng “một quy định trong một điều ước
quốc tế có thể tạo ra một tập quán quốc tế nếu như nó tiềm tàng một đặc tính tạo ra
quy phạm (norm creating character)”. Liên hệ vấn đề trên với quá trình hình thành
quy phạm tập quán quốc tế.
6. Hoà ước Nhâm Tuất 1862 có phải là nguồn của Luật quốc tế không? Vì
sao?
7. Trình bày những vấn đề liên quan đến áp dụng điều ước quốc tế và việc
thực thi các nghĩa vụ quốc tế trong trường hợp Việt Nam tham gia vào một điều ước
quốc tế cụ thể nào đó.
+ Câu hỏi nâng cao
1. Phân biệt nguồn của luật quốc tế với nguồn của luật quốc gia?
2. Phân biệt điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế?
3. So sánh phê chuẩn, phê duyệt và gia nhập điều ước quốc tế?

31
4. Có ý kiến cho rằng: “bảo lưu điều ước quốc tế là một quyền nhưng không
tuyệt đối”, anh chị hãy cho biết quan điểm về vấn đề trên?
5. Phân tích điều kiện và hệ quả pháp lý của tuyên bố bảo lưu.
6. Quy trình ký kết điều ước quốc tế theo pháp luật Việt Nam.
7. Phân tích ưu điểm và nhược điểm của các biện pháp áp dụng và thực thi điều
ước quốc tế.
8. Bình luận về quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế năm 2016.
9. Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có phải là nguồn của
luật quốc tế không? Vì sao?

- CHƯƠNG 3
+ Câu hỏi kiến thức
1. Nêu các phương thức thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cư.
2. Nêu và phân tích các phương thức xác lập quốc tịch.
3. Chứng minh mối quan hệ quốc tịch giữa nhà nước và cá nhân là bền
vững về không gian và thời gian.
4. Nêu bản chất pháp lý của hoạt động bảo hộ công dân.
5. Nêu và phân tích bản chất pháp lý của chế định cư trú chính trị trong
luật quốc tế.
+ Câu hỏi nâng cao
1. Tổng thống bị lật đổ của Ukraine Viktor Yanukovych có được hưởng
quy chế tị nạn chính trị hay không?
2. Cơ sở pháp lý và Việt Nam đã bảo hộ công dân như thế nào khi
Indonesia thi hành bản án tử hình công dân Việt Nam Trần Thị Bích Hạnh ngày
18/01/2015 về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
3. So sánh các chế độ đối xử dành cho người nước ngoài theo pháp luật
quốc tế.
4. Các trường hợp xác lập quốc tịch theo pháp luật Việt Nam
5. Phân tích về biện pháp tước quốc tịch theo góc độ quy định của pháp
luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
6. Phân tích ý nghĩa và vai trò của nguyên tắc “quốc tịch hữu hiệu” khi tiến
hành bảo hộ công dân
7. Bình luận về các trường hợp phải từ chối cho cư trú chính trị theo quy
định của luật quốc tế

32
- CHƯƠNG 4
+ Câu hỏi kiến thức
1. Phân tích tính chất chủ quyền quốc gia trên từng vùng lãnh thổ.
2. Bộ phận nào của lãnh thổ quốc gia, quốc gia có chỉ có chủ quyền hoàn
toàn và đầy đủ? Cơ sở pháp lý?
3. Phân tích phương thức xác lập và thay đổi chủ quyền quốc gia đối với
lãnh thổ?
4. Trình bày nội dung quyền tối cao đối với lãnh thổ?
5. Trình bày nguyên tắc xác lập chủ quyền quốc gia với lãnh thổ?
6. Nêu và phân tích các chức năng của biên giới quốc gia.
7. Nêu và phân tích qui trình hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền và
trên biển đồng thời chỉ rõ những khác biệt trong việc hoạch định hai loại đường biên
giới này.
8. Phân tích chế độ pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia.
+ Câu hỏi nâng cao
1. Phân tích nguyên tắc chiếm hữu thật sự và vận dụng vào tình hình vụ tranh
chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
2. Phân tích thực trạng về việc phân định biên giới quốc gia trên bộ của Việt
Nam với các quốc gia láng giềng?
3. Phân tích thực trạng về việc phân định biên giới quốc gia trên biển của Việt
Nam với các quốc gia láng giềng?
4. Phân tích về tính chất chủ quyền của quốc gia ở vùng nước biên giới và lãnh
hải
5. Căn cứ tình hình quốc tế hiện nay và các kiến thức đã được học, anh chị hãy
cho biết các biện pháp phù hợp để xác lập chủ quyền đối với lãnh thổ.
6. Phân tích nguyên tắc uti posidetis và đánh giá khả năng áp dụng ngyên tắc
này vào thực tiễn phân định biên giới giữa Việt Nam và các quốc gia hữu
quan

- CHƯƠNG 5
+ Câu hỏi kiến thức
1. Hệ thống các cơ quan quan hệ đối ngoại theo quy định của pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam?
2. Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự?
3. Phân biệt cấp bậc ngoại giao, hàm ngoại giao, chức vụ ngoại giao?

33
4. Thời điểm khởi đầu và chấm dứt chức vụ ngoại giao?
5. Phân biệt quan hệ ngoại giao với quan hệ lãnh sự?
6. So sánh quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao với quyền ưu đãi và miễn
trừ lãnh sự?
+ Câu hỏi nâng cao
1. “Trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao là lãnh thổ của một quốc gia trên
một quốc gia khác” Quan điểm của anh/chị về ý kiến trên.
2. Bình luận ý nghĩa và vai trò của tuyên bố personna non grata
3. Khái niệm đoàn ngoại giao và các quyền ưu đãi, miễn trừ của đoàn
ngoại giao
4. Bình luận về thời điểm khởi đầu và chấm dứt các quyền ưu đãi và miễn
trừ
5. Quy trình bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao theo
pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

- CHƯƠNG 6
+ Câu hỏi kiến thức
1. Khái niệm tranh chấp quốc tế, các biện pháp hòa bình để giải quyết
tranh chấp quốc tế.
2. Căn cứ vào điều 33.1 của Hiến chương Liên hợp quốc và thực tiễn giải
quyết tranh chấp quốc tế, phân nhóm các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp
quốc tế.
3. So sánh hai loại biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế: ngoại giao và
tư pháp.
4. So sánh hai biện pháp tư pháp về giải quyết tranh chấp quốc tế: tòa án
quốc tế và trọng tài quốc tế.
5. Phân biệt được cơ chế giải quyết tranh chấp tại Hội đồng bảo an với
biện pháp trừng phạt của Hội đồng bảo an.
6. Nhận xét chức năng của Tòa án quốc tế Liên hợp quốc và chức năng của
Tòa án trong nước.
+ Câu hỏi nâng cao
1. Bình luận về ưu điểm và nhược điểm của biện pháp giải quyết tranh
chấp tại Tòa án quốc tế và Trọng tài quốc tế.

34
2. Phân biệt tranh chấp quốc tế và tình thế quốc tế. Cho biết quan điểm của
anh chị về tình hình hiện nay trên Biển Đông giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu
vực.
3. Theo anh chị, biện pháp nào là phù hợp nhất để giải quyết tình hình hiện
nay trên Biển Đông? Vì sao?
4. Phân tích ưu điểm và nhược điểm của các biện pháp: đàm phán, trung
gian và hòa giải

B. VỤ VIỆC
1. Vụ eo biển Corfu (Vương Quốc Anh/Anbani) – hướng dẫn sinh viên
bình luận;
2. Vụ công ty dầu khí Anh – Iran (Vương Quốc Anh kiện Iran – hướng dẫn
sinh viên bình luận;
3. Vụ ngư trường Nauy (Anh kiện Nauy) – hướng dẫn sinh viên bình luận;
4. Đền Préah – Vihéar (Campuchia kiện Thái Lan) – hướng dẫn sinh viên
bình luận;
5. Thềm lục địa biển Bắc (Cộng Hòa Liên Bang Đức/Đan Mạch, Hà Lan) –
hướng dẫn sinh viên bình luận – hướng dẫn sinh viên bình luận;
6. Các điều kiện để kết nạp một quốc gia vào Liên hợp quốc (điều 4 Hiến
Chương Liên hợp quốc), kết luận tư vấn ngày 04/05/1948– hướng dẫn sinh viên bình
luận;
7. Tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân (kết luận tư
vấn ngày 08/07/1996 – hướng dẫn sinh viên bình luận;
8. Tranh chấp quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc – định
hướng sinh viên bình luận;
9. Vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc đã được Tòa Trọng tài thành
lập theo Phụ lục VII UNCLOS thụ lý và giải quyết

C. BÀI TẬP
- Bài tập 1:
Năm 1884 Tây Ban Nha nắm quyền kiểm soát trên vùng Tây Sahara và tuyên bố
khu vực này là thuộc địa của Tây Ban Nha. Cuối năm 1950, các nước lân cận là
Morocco và Mauritania sau đó cũng tuyên bố chủ quyền của mình trên lãnh thổ Tây
Sahara dẫn đến sự tranh chấp về chủ quyền giữa các nước liên quan. Trong trào lưu

35
đấu tranh giải phóng thuộc địa và nỗ lực kêu gọi các nước trao trả độc lập cho các
thuộc địa của LHQ nêu ra kể từ sau khi Tổ chức này ra đời, Tây Ban Nha cuối cùng đã
đồng ý giải phóng đối với thuộc lãnh thổ địa Tây Sahara bằng cách tổ chức trưng cầu
dân ý. Khi Morocco vẫn tuyên bố lãnh thổ ở khu vực Tây Sahara, giữa các bên đã phát
sinh tranh chấp. Vấn đề tranh chấp đã được chuyển đến cho Tòa án Công lý quốc tế
(Tây Ban Nha từ chối đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý quốc tế ICJ) theo thủ tục xin ý
kiến tư vấn, nộp tại cơ quan đăng ký vào ngày 21 tháng 12 năm 1974, chiểu theo Nghị
quyết 3292 (XXIX) ngày 13 tháng 12 năm 1974 của Đại hội đồng LHQ (UNGA).
UNGA căn cứ vào “Nghị quyết số 1514 (XV) ngày 14 tháng 12 năm 1960 về Tuyên
bố việc thừa nhận nền độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa” và “tái khẳng
định quyền tự quyết của người dân Tây Ban Nha ở sa mạc Sahara”, khẳng định mục
đích của việc xin ý kiến tư vấn là nhằm đẩy nhanh quá trình phi thực dân hóa và xử lý
những tranh cãi gây cản trở đối với việc giải quyết tình trạng của lãnh thổ nói trên.
Anh (chị) hãy cho biết:
1. Tại thời điểm bị thực dân bởi Tây Ban Nha, lãnh thổ Tây Sahara (Rio de
Oro và Sakiet El Hamra) có phải là một lãnh thổ vô chủ (terra nullius) không?
2. Nếu câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên là không, đề nghị Tòa cho biết các
mối quan hệ pháp lý của lãnh thổ này với Vương quốc Morocco và Mauritania?
- Bài tập 2:
Ngày 17 tháng 9 năm 1948 một nhóm cực hữu người Israel có tên là Nhóm Stern
(Stern Group) đã ám sát Huân tước Folke Bernadotte người Thụy Điển, lúc đó đang
giữ vai trò là trung gian của LHQ và đại tá Andre Serot, một quan sát viên của LHQ
người Pháp. Tuy nhiên, những thành viên của nhóm này đã không bị bắt giữ và truy tố
bởi Israel. Vụ việc này xảy ra sau ngày Israel được chấp nhận là thành viên của LHQ
vào ngày 11 tháng 5 năm 1949. Anh (chị) hãy cho biết:
1. Tổ chức quốc tế LHQ có quyền kiện Israel đòi bồi thường thiệt hại do
những thiệt hại gây ra cho chính tổ chức và các nhân viên của tổ chức LHQ?
2. Nêu rõ các điều kiện để đệ trình những đơn kiện đó và trong trường hợp
đơn kiện chống lại một nước là thành viên LHQ?
- Bài tập 3:
Ngày 15 tháng 5 năm 1946, hai chiến hạm của Anh vượt qua eo biển Corfu
nhưng không có sự đồng ý của chính phủ Albania và bị tấn công từ phía Albania. Phía
Anh sau đó đã yêu cầu Albania đưa ra lời xin lỗi nhưng đề nghị này đã bị Albania đã
từ chối. Theo thông điệp ngoại giao trao đổi giữa hai nước, phía Anh cho rằng họ có

36
quyền cho chiến hạm đi qua eo biển mà không cần sự đồng ý từ Albania. Tuy nhiên,
Albania cương quyết cho cho rằng việc này cần có sự cho phép của họ.
Vào ngày 22 tháng 10 năm 1946, 3 chiến hạm của Anh tiếp tục vượt qua eo biển
Corfu cùng với mục đích xem thử phản ứng của Albania về quyền qua lại không gây
hại của tàu thuyền. Phía Anh cho rằng eo biển không có mìn vì trước đó eo biển đã
được quét và tháo dỡ mìn vào năm 1944 và sau đó 1 lần nữa vào năm 1945. Tuy
nhiên, 2 tàu của Anh đã bị vướng mìn ở eo biển và tổn hại nặng nề, tổng cộng có 44
thủy thủ Anh thiệt mạng và bị thương. Trong vụ việc này phía Albania không nổ súng,
thậm chí nước này gửi ra một chiếc tàu treo cờ trắng.
Sau đó vào ngày 13 tháng 11 năm 1946, hải quân Anh đã đơn phương tiến hành
một cuộc dò mìn và thu thập được chứng cứ trong vùng biển thuộc về lãnh hải của
Albania. Cần nói thêm rằng trước đó khi Anh đề nghị thực hiện hoạt động này,
Albania đã từ chối và phản đối một cách mạnh mẽ đề nghị này.
1. Hành động của hải quân Anh ngày 13 tháng 11 năm 1946 có bị xem là vi
phạm chủ quyền Albania không? Vi phạm các nguyên tắc cơ bản nào của luật quốc tế?
2. Hoạt động rà phá mìn của các tàu chiến Anh trong eo biển Corfu có thể
biện hộ như việc thực hiện quyền qua lại không gây hại trong lãnh hải không?
3. Lập luận của Anh cho rằng việc phá mìn của tàu chiến Anh trên eo biển
Corfu ngày 12 và 13 tháng 11 năm 1946 có được xem là quyền tự vệ hợp pháp theo
quy định của luật pháp quốc tế hay không?
4. Việc Albania gửi các bức thư thừa nhận thẩm quyền của tòa trong khi
Anh đơn phương gửi đơn kiện đến tòa chính là sự thể hiện rõ hai bên đã thỏa thuận
đồng ý chấp nhận thẩm quyền của tòa hay không?
5. Albania có phải bồi thường thiệt hai cho Anh hay không?
- Bài tập 4:
Căng thẳng và đối đầu giữa Nicaragua và Hoa Kỳ bắt đầu vào tháng 1 năm 1979
khi chính quyền đương thời của Nicaragua bị thay thế bởi chính quyền Sandinista. Sự
kiện nói trên diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ đang nghi ngờ Liên bang Xô viết ủng hộ
Sandinistas, làm gia tăng nỗi lo lắng về sự tồn tại và thách thức đối với quan hệ ngoại
giao và kinh tế vốn ràng buộc Hoa Kỳ với các nước ở Trung Hoa Kỳ. Để đáp trả,
chính quyền Reagan bắt đầu công khai ủng hộ nhóm chống lại chính quyền
Sandinista, hay còn được biết đến rộng rãi với cái tên Contras. Trong diễn biến của sự
việc kể trên, chính quyền Reagan nhận thấy rằng Nicaragua đang viện trợ cho một
nhóm vũ trang ở El Salvador bằng cách cung cấp vũ khí của Xô viết thông qua các
cảng biển và trên khắp lãnh thổ của nước này, bên cạnh đó còn đe dọa chính quyền El

37
Salvador. Với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, chính quyền Sandinista ở Nicaragua phải đối
mặt với một cuộc nội chiến với nhóm Contra. Như vậy, cốt lõi của vấn đề bắt đầu từ
những hoạt động của Contra chống đối chính phủ Sandinista (chính phủ Nicaragua).
Với sự tài trợ và giúp đỡ của CIA bao gồm cung cấp máy bay, vũ khí, tình báo, đào tạo
và hỗ trợ hậu cần, lực lượng Contra đã thực hiện các cuộc tấn công vũ trang thông qua
các hoạt động khủng bố như phá hủy cầu cống, tấn công nhà máy, tàu thuyền đánh cá,
bệnh viện, trường học, bể chứa dầu....
1. Hành động của Hoa Kỳ có được xem là việc thực hiện quyền tự vệ tập
thể liên quan đến các hoạt động bán quân sự và quân sự tại Nicaragua hay không?
2. Việc Hoa Kỳ trang bị vũ trang, tài chính và viện trợ cho lực lượng
Contras hoặc khuyến khích, hỗ trợ và giúp đỡ các hoạt động quân sự và bán quân sự
tại Nicaragua có bị xem là có hành vi phạm nghĩa vụ của mình theo tập quán pháp
quốc tế không? Nếu có, Hoa Kỳ đã vi phạm vào những nguyên tắc nào của luật quốc
tế?
- Bài tập 5:
Ngày 16 tháng 9 năm 1977 Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc
(Czechoslovak Socialist Republic) và Cộng hoà Nhân dân Hungary (People's Republic
of Hungary) đã ký Hiệp ước Budapest 1977. Hiệp ước bao gồm một thỏa thuận giữa
hai nước, theo đó, hai nước sẽ cùng nhau hợp tác xây dựng và vận hành một hệ thống
đập thủy lợi chung ở khu vực sông Danube chảy qua lãnh thổ hai nước (thường được
gọi là Dự án Gabcikovo – Nagymaros). Dự án này nhằm mục đích sử dụng một cách
rộng rãi nguồn tài nguyên thiên nhiên trên khu vực Bratislava – Budapest của sông
Danube, tạo điều kiện phát triển nguồn nước, năng lượng, vận tải, nông nghiệp, sản
xuất thủy điện, phòng tránh lụt…Trong đó phía Hungary sẽ trực tiếp thực hiện tại khu
vực Nagymaros (thuộc Hungary) và một khu vực khác tại Dunalikiti thuộc vùng
Gabcikovo nằm trên cả phần lãnh thổ của hai nước; phía Tiệp Khắc sẽ đảm nhận thực
hiện việc xây dựng tại khu vực Gabcikovo (thuộc Tiệp Khắc). Hiệp ước 1977 và các
văn bản đính kèm theo Hiệp ước khẳng định việc áp dụng nguyên tắc ngang bằng;
theo đó, đóng góp của mỗi quốc gia sẽ tương đương với phần việc của mình trong các
lĩnh vực tài chính, xây dựng, và vận hành dự án. Hiệp ước chính thức có hiệu lực từ
ngày 30 tháng 6 năm 1978.
Tuy nhiên, việc thực hiện bị đình hoãn vào tháng 10 năm 1983 theo thỏa thuận
giữa hai nước và sau đó vào ngày 13 tháng 5 năm 1989, phía chính phủ Hungary tuyên
bố tạm ngừng thực hiện phần việc của mình tại khu vực Nagymaros với lý do đã có
nhiều chỉ trích về dự án này và chờ tới khi các nhà chức trách có thẩm quyền hoàn

38
thành bản nghiên cứu trước ngày 31 tháng 7 năm 1989. Đến ngày 21 tháng 7 năm
1989, việc tạm thời đình chỉ công việc tại Nagymaros đã được Hungary gia hạn, đồng
thời nước này cũng đình chỉ phần công việc của mình tại khu vực Dunakiliti theo như
phân công giữa hai nước theo Hiệp ước 1977. Cuối cùng, vào ngày 31 tháng 10 năm
1989, Hungary quyết định ngừng hẳn công việc tại Nagymaros nhưng vẫn tiếp tục tạm
thời đình chỉ công việc tại Dunakiliti. Cùng thời gian này, hai nước cũng đã tiến hành
một số cuộc đàm phán nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này. Phía Tiệp Khắc đã
đưa ra một Phương án tạm thời có tên gọi là Phương án C (Variant C), trong đó sẽ bao
gồm việc xây dựng ở Cunovo một con đập tràn và một con đê nối với con đập đó cách
khu vực Dunakiliti 10km về phía thượng nguồn và quyết định sẽ xây dựng và triển
khai Phương án C này. Việc xây dựng đã gặp phải sự phản ứng và tranh luận giữa hai
nước nhưng không đi đến một giải pháp cụ thể nào.
Vào ngày 19 tháng 5 năm 1992, phía Hungary đã gửi Công hàm chính thức đến
Tiệp Khắc thông báo việc nước này sẽ chấm dứt hiệu lực của Hiệp ước 1977 kể từ
ngày 25 tháng 5 năm 1992. Trong khi đó, Phương án C đã được phía Tiệp khắc hoàn
tất và đưa vào vận hành kể từ ngày 23 tháng 10 năm 1992 bằng việc đóng hệ thống
đập trên sông Danube. Trong khi các nỗ lực nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này
đang được triển khai thì vào ngày 01 tháng 01 năm 1993, Liên bang Tiệp Khắc chấm
dứt sự tồn tại của mình và tách thành hai quốc gia độc lập là Cộng hòa Séc và Cộng
hòa Slovakia. Theo đó, phần lãnh thổ liên quan đến Dự án Gabcikovo – Nagymaros
thuộc về Slovakia.
Để đi đến giải quyết vấn đề tranh chấp, Anh (chị) hãy cho biết:
1. Cộng hoà Hungary có quyền dừng việc xây dựng và tiếp sau đó từ bỏ
những nghĩa vụ của nước này trong Dự án đối với khu vực Nagymaros và một phần
của Gabcikovo vào năm 1989 theo như quy định trong Hiệp ước 1977 hay không?
2. Liên bang Tiệp Khắc có quyền sự dụng giải pháp thay thế (Phương án
C) vào tháng 11 năm 1989 và đưa vào hoạt động bắt đầu từ tháng 10 năm 1992 hệ
thống này hay không?
3. Hãy xác định hậu quả pháp lý của tuyên bố ngày 19 tháng 05/1992 về
việc từ bỏ điều ước của Cộng hòa Hungary.
- Bài tập 6:
Sau khi Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ kết thúc với thắng lợi thuộc về Hoa
Kỳ, Hiệp ước Paris 1898 giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha được ký kết, Tây Ban Nha
phải chuyển giao quyền cai trị Philippines cho Hoa Kỳ, căn cứ vào các tọa độ ghi
trong Hiệp định Paris thì đảo Palmas nằm trong phạm vi lãnh thổ của Philippines.

39
Ngày 21 tháng 01 năm 1906, Tướng Hoa Kỳ -Leonard Wood đã lần đầu tiên đặt chân
lên đảo, sau đó gửi báo cáo tới Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ và đây là cơ sở của
Tuyên bố rằng đảo Palmas (hay Miangas) nằm trong quần đảo Philippines, được phân
định tại Điều III của Hiệp ước hòa bình (Hiệp ước Paris) giữa Hoa Kỳ và Tây Ban
Nha ngày 10 tháng 12 năm 1898. Tuy nhiên, tại thời điểm này đảo Palmas (Miangas)
đang được Hà Lan coi như một phần lãnh thổ thuộc sở hữu của họ, trên đảo đã cắm cờ
Hà Lan và được tuyên bố thuộc về lãnh thổ Đông Ấn – Hà Lan. Sau đó, tranh chấp
phát sinh giữa Hoa Kỳ và Hà Lan. Bằng những kiến thức pháp luật quốc tế, anh (chị)
hãy cho biết: Đảo Palmas thuộc chủ quyền của Hà Lan hay Hoa Kỳ? Cơ sở pháp lý?
- Bài tập 7:
Ông Friedrich Nottebohm sinh ngày 16/9/1881 tại Hamburg, Đức và là công dân
Đức theo sự sinh đẻ. Tuy nhiên, ông sống và hoạt động kinh doanh ở Guatemala 1905
- 1943. Mặc dù sinh sống ở Guatemala trong một thời gian dài nhưng ông Nottebohm
chưa trở thành công dân Guatemala. Tháng 3/1939 ông trở về quê hương là thành phố
Hamburg, Đức và sau đó đến thành phố Vaduz, thủ đô của Liechstentein. Vào tháng
10/1939 sau sự kiện chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ sau khi Đức xâm lược Ba
Lan, lúc này Guatemala vẫn còn đang là một quốc gia trung lập, Nottebohm đã nộp
đơn xin gia nhập quốc tịch Liechstenstein. Theo Luật quốc tịch năm 1934 của nước
này thì người muốn nhập quốc tịch phải thường trú tại đây trong khoảng thời gian ít
nhất là 03 năm. Luật này cũng quy định rằng, quy định về thời gian thường trú 3 năm
nói trên có thể được miễn trong những trường hợp đặc biệt có thể được xem xét và
được coi là trường hợp ngoại lệ. Nottebohm đã được phép nhập quốc tịch vào ngày
13/10/1939 sau khi ông đã trả 25,000 francs Thụy Sỹ cho quận Mauren nơi ông nộp
đơn với tư cách là cá nhân cư trú tại đây và 12,500 francs Thụy Sỹ cho Liechstenstein.
Nottebohm đã tuyên thệ trung thành với Liechstenstein vào ngày 20/10/1939 và nhận
được giấy chứng nhận quốc tịch theo cho lệnh tối cao của Thái tử Liechstenstein. Tuy
nhiên, theo Luật Quốc tịch Đức, Nottebohm đồng thời bị coi là mất quốc tịch Đức
theo quy định của pháp luật (ex lege). Sau khi nhận được visa từ Tổng Lãnh sự
Guatemala tại Zurich cho hộ chiếu Liechstenstein của mình, Nottebohm trở về
Guatemala vào đầu năm 1940 để tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh doanh của
mình tại đây.
Vào đầu năm 1941, Guatemala tham gia chiến tranh thế giới lần thứ hai chống
lại nước Đức. Vì lý do này mà Nottebohm bị bắt giữ vì được coi là kẻ thù nước ngoài
vào năm 1943, sau đó bị trục xuất đến Hoa Kỳ và định cư tại đây. Được trả lại tự do
vào năm 1946, Nottebohm đã định cư lâu dài tại Liechstenstein sau khi Guatemala từ

40
chối nhận ông này trở lại Guatemala bởi chính quyền Guatemala không công nhận
quốc tịch Leichtenstein của Nottebohm mà vẫn coi ông là công dân Đức, lúc này được
coi là nước thù địch với Guatemala trong thế giới lần thứ II. Bằng Đạo luật ngày
25/5/1949, Guatemala đã tiến hành quốc hữu hóa toàn bộ tài sản của những cá nhân và
pháp nhân nào có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào mà đã có chiến tranh với nhà nước
Guatemala hoặc có quốc tịch vào ngày 7 /10/1938, thậm chí là sau đó họ đã có quốc
tịch của một quốc gia khác. Trên cơ sở đó, tài sản của Nottebohm tại Guatemala bị
tịch thu.
Nhà nước Liechtenstein đã tiến hành thủ tục tố tụng chống lại Guatemala tại Tòa
án Công lý Quốc tế vào ngày 17/12/1951, yêu cầu tòa án tuyên bố rằng Gutemala đã
vi phạm luật pháp quốc tế “trong việc bắt, giam giữ, trục xuất và từ chối nhận và thu
giữ cũng như giữ lại tài sản của ông Nottebohm – một công dân của Liechtenstein”.
Theo Anh (chị) Tòa có chấp nhận đơn kiện bảo hộ công dân của Liechtenstein không?
Hãy cho biết các điều kiện bảo hộ?
- Bài tập 8:
Víctor Raúl Haya de la Torre là một nhà lãnh đạo chính trị của Peru, người sáng
lập phong trào chính trị Liên minh cách mạng nhân dân châu Hoa Kỳ (APRA). Vào
năm 1948, Haya de la Torre phát động một cuộc cách mạng ở Peru nhưng không thành
công. Chính quyền Peru sau đó đã ban hành một lệnh bắt giam ông về tội hình sự liên
quan đến cuộc nổi dậy chính trị nói trên. Haya de la Torre chạy trốn đến đại sứ quán
Colombia tại thủ đô Lima. Sau đó ông yêu cầu và đã được chấp thuận cho tị nạn chính
trị tại đại sứ quán của Colombia bởi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước này tại
Peru. Đại sứ Colombia khẳng định rằng Haya de la Torre đã được cấp tị nạn ngoại
giao chiểu theo quy định của Điều 2 (2) của Công ước Havana về tị nạn năm 1928, sau
đó còn khẳng định rằng Colombia đã coi ông Torre đã đáp ứng các tiêu chí của một
người tị nạn chính trị phù hợp với Điều 2 Công ước Montevideo về tị nạn chính trị
năm 1933.
Colombia sau đó yêu cầu Peru cho phép Raúl Haya de la Torre từ Peru đi tới
Colombia một cách an và bị phía Peru từ chối.
Colombia sau đó đã khởi kiện chống lại Peru trước Tòa án Công lý quốc tế, yêu
cầu Tòa tuyên bố rằng nước này có quyền cho phép tị nạn chính trị và do đó đã quy
chế tị nạn hợp pháp. Điều này theo Colombia là chiểu theo tập quán quốc tế khu vực
áp dụng cho các trường hợp tương tự. Phía Peru phản đối rằng, phía Colombia không
thể tự mình cho phép tị nạn chính trị khi mà có sự phản đối của Peru. Peru cho rằng,
Raúl Haya de la Torre đã phạm một tội phạm hình sự thông thường và vì thế ông ta

41
phải bị truy tố bởi Peru cũng như bất kỳ các tội phạm hình sự khác. Colombia không
có quyền sử dụng tị nạn như là một phương tiện nhằm lẩn tránh luật hình sự của Peru.
1. Colombia có thẩm quyền, với tư cách là nước đã cấp tị nạn, đơn phương
xem xét để có thể cho tị nạn chính trị căn cứ theo luật điều ước và luật pháp quốc tế?
2. Peru, với tư cách là nhà nước mà đương sự cư trú, có bị ràng buộc bởi
nghĩa vụ đảm bảo sự an toàn đi qua lãnh thổ nước mình cho mục đích tị nạn?
3. Colombia có vi phạm Điều 1 và 2 của Công ước về tị nạn năm 1928 khi
nước này cấp quy chế tị nạn?
- Bài tập 9:
Ngày 04 tháng 11 năm 1979, cuộc biểu tình của khoảng 3,000 người tại thủ đô
Tehran đang diễn ra, một nhóm khoảng vài trăm sinh viên Hồi giao Iran - vốn là lực
lượng hậu thuẫn chủ yếu cho phong trào cách mạng Hồi giáo đã bao vây Tòa Đại sứ
quán Hoa Kỳ. Nhân viên bảo vệ Tòa Đại sứ được báo cáo là đã không có mặt khi sự
việc xảy ra; bên cạnh đó, đã không thấy có bất kì sự nỗ lực nào trong việc ngăn chặn
việc Tòa Đại sứ quán Hoa Kỳ bị chiếm giữ, mặc dù Đại sứ Hoa Kỳ đã nhiều lần gửi
yêu cầu giúp đỡ tới nhà chức trách Iran. Kết quả là những sinh viên tham gia biểu tình
và bao vây này đã đột nhập và phong tỏa hoàn toàn Đại sứ quán Hoa Kỳ. Tất cả nhà
ngoại giao, nhân viên lãnh sự và những người có mặt trong Đại sứ quán đều bị bắt làm
con tin. Những người này bị giam giữ ngay tại Tòa Đại sứ quán Hoa Kỳ. Tiếp theo,
ngày 05 tháng 9 năm 1979, các Tòa Lãnh sự khác của Hoa Kỳ ở hai thành phố Tabriz
and Shiraz cũng bị tấn công. Sau cuộc tấn công, một nhân viên và một công dân Hoa
Kỳ bị bắt giữ tại địa điểm khác ở Tehran đã được đưa tới Đại sứ quán Hoa Kỳ, nâng
tổng số con tin lên con số 66. Từ ngày 18 đến 20 tháng 9 năm 1979, 13 người đã được
trả tự do. Trong hai ngày 24 và 25 tháng 4 năm 1980, phía Hoa Kỳ đã nỗ lực giải cứu
con tin bằng biện pháp can thiệp quân sự, tuy nhiên do những khó khăn về kĩ thuật,
chiến dịch giải cứu này đã bị hủy bỏ. Trong suốt quá trình này, phía Iran đã tỏ ra bất
hợp tác đối với việc trả tự do cho các con tin. Anh (chị) hãy cho biết:
1. Iran có vi phạm Công ước Vienna về Ngoại giao 1961, Công ước Vienna
về Lãnh sự 1963, Hiệp ước Hữu nghị song phương giữa Hoa Kỳ và Iran năm 1955
hay không? Iran có phải chịu trách nhiệm do việc tấn công của các nhóm binh sĩ, sinh
viên Hồi giáo vào Đại sứ quán Hoa Kỳ hay không?
2. Iran có phải chấm dứt việc chiếm đóng, trao trả lại Tòa Đại sứ cho Hoa
Kỳ đồng thời trả tự do cho các con tin hay không?
3. Cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào Iran ngày 24 và 25 tháng 4 năm 1980 có
bị xem là hành vi vi phạm pháp luật quốc té hay không?

42
- Bài tập 10:
Hai quốc gia A và B đều là thành viên của Liên hợp quốc, tổ chức thương mại
thế giới và Công ước Luật biển 1982. Đầu năm 2007, quan hệ giữa 2 nước trở nên
căng thẳng do liên quan đến việc thăm dò dầu khí tại khu vực thềm lục địa chồng lấn
giữa 2 nước. Hãy cho biết:
1. Tranh chấp kể trên có phải là tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của
Luật quốc tế không? Tại sao?
2. Những phương thức nào có thể được áp dụng để giải quyết hòa bình
tranh chấp trên?
3. Nếu cả 2 nước đều chấp thuận đưa vụ việc yêu cầu Tòa án công lý quốc
tế giải quyết thì Tòa án này có thẩm quyền giải quyết không? Cơ sở pháp lý.

PHẦN III
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn kiện, điều ước quốc tế
- Tài liệu bắt buộc đọc
1. Hiến chương Liên hợp quốc 1945;
2. Quy chế Tòa án Công lý quốc tế 1945;
3. Hiến chương của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2007;
4. Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao các nước Đông Nam Á -
Tuyên bố Băng cốc 1967;
5. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982;
6. Hiệp định Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc 1999;
7. Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ và hợp tác nghề cá giữa Việt Nam-
Trung quốc 2000;
8. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Nam Trung Hoa – Tuyên bố
DOC 2002;
9. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á 1976;
10. Công ước Viên về quan hệ ngoại giao 1961;
11. Công ước Viên về quan hệ lãnh sự 1963;
12. Công ước Viên về luật điều ước quốc tế 1969;
- Tài liệu tham khảo
1. Công ước Montenvideo 1933 về các quyền và nghĩa vụ của quốc gia;

43
2. Tuyên bố năm 1970 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc của
Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với
Hiến chương Liên hợp quốc;
3. Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN 1992;
4. Qui chế Tòa án hình sự quốc tế (ICC) - Qui chế Roma 1998;
5. Qui tắc thủ tục của hội đồng cấp cao ASEAN 23–10–2001 (văn bản tiếng
anh); 6. Nghị định thư Manila về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế giữa
các nước
ASEAN 1996;
7. Nghị định thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp
2004;
8. Nghị định thư của Hiến chương ASEAN về cơ chế giải quyết tranh chấp
ngày 08–04–2010;
9. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948;
10. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966;
11. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966;
12. Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại
phụ nữ
1979;
13. Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1965;
14. Công ước quốc tế về người không quốc tịch 1954;
15. Công ước về giảm tình trạng người không quốc tịch 1961;
16. Công ước về quy chế người tị nạn 1951;
17. Nghị định thư về quy chế người tị nạn 1967;
B. Văn bản pháp luật Việt Nam
- Tài liệu bắt buộc đọc
1. Hiến pháp 2013;
2. Luật Biển Việt Nam 2012;
3. Luật Điều ước quốc tế 2016;
4. Luật Thỏa thuận quốc tế 2020;
5. Luật cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài 2009;
6. Luật số 19/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ở nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

44
7. Luật Quốc tịch 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014;
8. Nghị định số 78/2009/NĐ/CP ngày 22/9/2009 qui định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của luật quốc tịch Việt Nam;
9. Luật số 56/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 6
năm 2014.
10. Luật biên giới quốc gia 2003;
11. Nghị định số 140/2004/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật
biên giới quốc gia;
12. Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng
tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 12-5-1977;
13. Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12-11-1982;
14. Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về vùng trời Việt
Nam ngày 5-6-1984;
- Tài liệu tham khảo
1. Pháp lệnh hàm, cấp ngoại giao 1995;
2. Nghị định số 73/CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh về quyền ưu
đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ
quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
3. Nghị định số 82/NĐ-CP về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước
ngoài;
4. Quyết định số 119/2007/QĐ-TTg về việc thành lập quỹ bảo hộ công dân
và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài;
5. Quy chế tổ chức và hoạt động quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt
Nam ở nước ngoài;
6. Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt
Nam (2000);
7. Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc
tế (2002);
8. Nghị định của Chính phủ số 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên
giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam;
9. Nghị định của Chính phủ số 161/2003/NĐ-CP ngày 18-12-2003 về Quy
chế khu vực biên giới biển;

45
C. Giáo trình – Sách tiếng Việt
- Tài liệu bắt buộc đọc
1. Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Giáo trình Công pháp quốc tế, Tập 1, 2, NXB
Hồng Đức, 2012;
2. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, NXB Công an Nhân dân, 2007;
- Tài liệu tham khảo
1. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế: Dùng trong các trường
Đại học chuyên ngành luật, ngoại giao, NXB Giáo dục, 2010;
2. Nguyễn Trung Tín, Tìm hiểu Luật quốc tế, NXB Đồng Nai, 2000;
3. Trần Văn Thắng, Lê Mai Anh, Hoàng Ly Anh, Luật quốc tế: Lý luận và
thực tiễn, NXB Giáo dục, 2001;
4. Nguyễn Thị Yên, Ngô Hữu Phước, Tập bài giảng khái luận chung về
luật quốc tế, Trường Đại học Luật TP.HCM, 2008;
5. Ngô Hữu Phước, Luật Quốc tế: Sách chuyên khảo, NXB Chính trị quốc
gia, 2010;
6. Nguyễn Hồng Thao, Tòa án công lý quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2000;
7. Nguyễn Hồng Thao, Tòa án quốc tế về luật biển, NXB Tư pháp, Hà Nội,
2006;
8. Nguyễn Thị Thuận (chủ biên), Nguyễn Thị Yên, Đỗ Mạnh Hồng, Công
Phương Vũ, Luật hình sự quốc tế, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2007;
9. Trần Văn Thắng, Lê Mai Anh, Luật quốc tế lý luận và thực tiễn, NXB
Giáo dục, Hà Nội, 2001;
10. Trường đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Giải quyết tranh chấp thương
mại
WTO, tóm tắt 1 số vụ kiện và phán quyết quan trọng của WTO, NXB Lao động, Hà
Nội;
11. Võ Anh Tuấn, Hệ thống Liên hợp quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2004;
12. Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Một số vấn đề lý luận cơ bản về
luật quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994;
13. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện luật học, Liên hợp quốc tổ chức
những vấn đề pháp lý cơ bản, NXB khoa học – xã hội, Hà Nội, 1985;
14. Lưu Văn Bình, Định chế quốc tế, Luật khoa Sài Gòn, 1970–1971;

46
15. Tăng Kim Đông, Quốc tế công pháp, xã hội quốc tế, Sài Gòn, 1975,
quyển 2;
16. Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, 1994;
17. Học viện quan hệ quốc tế, Giáo trình luật quốc tế, 1995.
D. Bài viết tạp chí khoa học Tham
khảo:
1. Đoàn Năng, Vấn đề quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc
gia trong pháp luật và thực tiễn của Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 1998
số 118;
2. Nguyễn Đức Lam, Cá nhân - Chủ thể của Luật quốc tế: vấn đề đang
tranh cãi, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, 2000 số 7;
3. Đinh Ngọc Vượng, Bàn về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, 2000 số 8;
4. Thái Vĩnh Thắng, Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật
quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá, Tạp chí Luật học, 2003 số 2;
5. Lê Văn Bính, Chế định kế thừa trong luật Quốc tế hiện đại, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, 2006 số 1;
6. Nguyễn Trung Tín, Về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Luật Quốc tế và Luật
Quốc gia trong bối cảnh hội nhập Quốc tế hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
2006 số 10;
7. Trần Phú Vinh, Cơ chế ra quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc, Tạp chí Khoa học Pháp lý trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 2008 số 4;
8. Lê Đức Hạnh, Về các toà án do Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thành
lập, Tạp chí Luật học, 2009, số 5;
9. Ngô Hữu Phước, Những vấn đề pháp lý cơ bản về đường cơ sở trong
luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa học Pháp lý trường Đại học Luật
TP. Hồ Chí Minh, 2005, số 5);
10. Ngô Hữu Phước, Các biện pháp giải quyết tranh chấp theo qui định của
hiến chương Liên hiệp quốc, Tạp chí Khoa học Pháp lý trường Đại học Luật TP. Hồ
Chí Minh, 2009, số 4 (53);
11. Ngô Hữu Phước (Chủ biên), Cẩm nang về giải quyết tranh chấp theo
công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, NXB Hồng Đức, 2017;
12. Ngô Hữu Phước, Giải quyết tranh chấp bằng thủ tục trọng tài theo phụ
lục VII - Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Viện nghiên
cứu Lập pháp, 2015, Số 17;

47
13. Ngô Hữu Phước, Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo công ước
quốc tế của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982, Tạp chí Khoa học pháp lý, Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh, 2013;
14. Trần Thăng Long, Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc, Tạp chí
Khoa học pháp lý trường Đại hoc Luật Tp.HCM, 2006;
15. Trần Thăng Long, Bàn về vấn đề thực hiện điều ước quốc tế theo Luật
Điều ước quốc tế năm 2016, Tạp chí Khoa học pháp lý trường Đại hoc Luật Tp.HCM,
2017;
16. Phan Út Hiền, Tìm hiểu cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN, Tạp
chí khoa học pháp lý trường Đại hoc Luật Tp.HCM, 2010;

BỘ MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ Người biên soạn


PT. BỘ MÔN

ThS. Hà Thị Hạnh ThS. Hà Thị Hạnh


ThS. Nguyễn Phượng An

48

You might also like